Giới thiệu sách "Công nghệ Tế bào gốc"

Ngo Tat Trung said:
GS Brure Albert, tac gia quan sach kinh dien the cell, hien nay dang lam Chef editor for the Science,
GS David Batimore Nguoi nhan giai nobel cho viec phan loi retrovirus va cac cong trinh ve transcription factor, sau nay ong la tac gia quan Molecular cell Biology,
Toi nghi rang trung chung ta rat nhieu nguoi co tranh tay 3 quon sach toi de cap o tren,
Ban than toi biet 3 quon sach noi tren duoc dich sang it nhat la 3 thu tieng Duc, Nga Phap, tuy nhien cau noi dung sach khong he thay doi tu hinh ve den mau sac va tai lieu tham khao goc boi vi o nhung nuoc co nen tu phap phat trien dac biet la da tham ra cong uoc sach Bern, Neu chua nam ro ve cong uoc Bern thin en vao day:

Kéo áo bạn Trung cái. Ở SHVN rất nhiều anh em đang ở Đức và họ đều tuân thủ quy định viết tiếng Việt có dấu. Thứ 2 nữa là bạn viết sai chính tả hơi nhiều.

Trung có nhiều ý đúng, mình ủng hộ, tuy nhiên cũng cần linh động 1 chút chứ cứ thẳng băng mà làm thì khó đấy.

Mình ủng hộ ý kiến bác Lương cho rằng nên tự hiểu nước mình đang ở giai đoạn nào để mà có chính sách phù hợp. Vấn đề bản quyền mình khoái chơi kiểu các cơ quan có trách nhiệm cứ tham gia công ước, hô hào chống vi phạm bản quyền, bắt tay bắt chân niềm nở với tụi nước ngoài ra vẻ chúng tao cũng muốn chống vi phạm bản quyền lắm... tuy nhiên trên thực tế đừng có chặn rapidshare, torrent... Công sở nhà nước có thể cài Win bản quyền nhưng nếu bắt toàn bộ máy tính cá nhân của nhân dân mua bản quyền Win, Office và Photoshop thì lúa gạo, dầu mỏ, than đá... có bán hết đi cũng không đủ tiền.

Bên Korea nó hơn mình mấy thập kỷ mà dân nó vẫn load movies softwares chùa ầm ầm, dùng computer trên lab hẳn hoi nhá. Bên EU, US theo mình được biết qua bạn bè thì cũng thế cả, nhưng giấy tờ luật pháp thì lúc nào cũng như đúng rồi, cấm đoán đe nẹt kinh lắm.

Còn về chuyện dịch / viết sách thì nên tham khảo bài viết trên của Hưng vì đó là lý lẽ của người trong cuộc. Đứng ở đẩu ở đâu rồi phán xét theo tinh thần Công ước Bern thì dĩ nhiên là VN sai lè.
 
Xin hỏi bạn đã đọc quyển sách đang đề cập chưa vậy ?

Câu hỏi này của Đại đối với Trung là rất chuẩn đấy. Đề nghị Trung trả lời câu hỏi này trước rồi mới bàn tiếp về cuốn sách cụ thể ở đây là "Công nghệ Tế bào gốc" do thầy Phan Kim Ngọc chủ biên.

Bàn những vấn đề chung chung khác thì OK, nhưng cụ thể cuốn sách mà topic này đề cập thì nên dừng lại nếu chưa thực sự đọc nó.

Thanks!
 
1.Đọc tài liệu nước ngoài ngay cả đối với người thông thạo tiếng, muốn hiểu trọn vẹn nội dung là điều không thể, đâu đó vẫn có chỗ mù mờ, có chỗ chưa thông. Còn đối với người chưa thông thạo thì lại càng chật vật.

2.Đọc sách dịch, cũng là 1 nguồn tài liệu rất quý nhưng do tính chất của ngôn ngữ khác nhau nên sách dịch thường có nhược điểm là câu cú rườm rà, dịch không thoát ý.

3.Sách viết, nhước điểm là tùy thuộc trình độ người viết sách mà có chỗ chưa chính xác, chưa đầy đủ, nhưng ưu điểm là ngôn ngữ thuần Việt, dễ nhập tâm.

Quyển sách này em mua từ lúc nó mới ra lò cơ. Sách viết rất hay, dễ hiểu, lại có in màu (2,3 màu thôi nhưng thế là tốt lắm rồi :oops:), viết rất tâm huyết.
Bạn nào hứng thú về Tế bào gốc thì đây là 1 tài liệu quý không thể bỏ qua.
Các bạn có thể đến hiệu sách nhỏ cạnh cổng trường đại học KHTN để mua, sách ở đó rất rẻ. Như quyển "Công nghệ Tế Bào gốc" này giá trên bìa là 130k mà chỉ bán 100k thôi. :mygod:
 
Nhân tiện nói về cái gọi là "fair play", "cao thượng", "tôn trọng luật"... của nơi tạm coi là văn minh nhất quả đất hiện nay là EU, trong lĩnh vực mà tinh thần fair play rất được coi trọng là bóng đá.

Tuần trước đồng chí Henry dùng tay chơi bóng loại Ireland. Mấy hôm sau 2 bác tổng thống 2 nước gặp nhau, tổng thống Ireland bảo tổng thống Pháp "Ông xem thế nào anh em mình thiết kế đá lại trận ý cái nhở". Tổng thống Pháp bảo "Ấy chết, chuyện này tớ không có trách nhiệm". Dân tình Ireland thì tức nổ đom đóm mắt còn dân Pháp thì chả thấy ai biểu tình phản đối vụ này. Chả may năm nay Pháp nhợn được cô thương lại vô địch thì Henry có khi được tạc tượng cũng nên.

Bây giờ hỏi 6 tỉ người trên trái đất là Henry đúng hay sai? Câu trả lời thế nào?

Chỉ là 1 ví dụ, 1 hiện tượng thôi, mình không có bình luận gì nhá :cool:
 
Nhân tiện nói về cái gọi là "fair play", "cao thượng", "tôn trọng luật"... của nơi tạm coi là văn minh nhất quả đất hiện nay là EU, trong lĩnh vực mà tinh thần fair play rất được coi trọng là bóng đá.

Tuần trước đồng chí Henry dùng tay chơi bóng loại Ireland. Mấy hôm sau 2 bác tổng thống 2 nước gặp nhau, tổng thống Ireland bảo tổng thống Pháp "Ông xem thế nào anh em mình thiết kế đá lại trận ý cái nhở". Tổng thống Pháp bảo "Ấy chết, chuyện này tớ không có trách nhiệm". Dân tình Ireland thì tức nổ đom đóm mắt còn dân Pháp thì chả thấy ai biểu tình phản đối vụ này. Chả may năm nay Pháp nhợn được cô thương lại vô địch thì Henry có khi được tạc tượng cũng nên.

Bây giờ hỏi 6 tỉ người trên trái đất là Henry đúng hay sai? Câu trả lời thế nào?

Chỉ là 1 ví dụ, 1 hiện tượng thôi, mình không có bình luận gì nhá :cool:

Đúng hay sai ở trong lòng người.
 
1. Chat luong va noi dung cuon sach ma chung ta dang thao luon a day toi chua bao gio de cap den ma toi phan tich tinh legal cua cuon sach do va toi khong nghi rang cuon sach do la nguon duy nhat (neu can) toi phai mua de tranh bi kien thuc ve stem cell va nhu da phan tich tu cac comment truoc neu toi can doc ve stem cell ngoai nhung books viet boi nhung tac giả co ten tuoi va duoc peer-viewed boi nhung nha xuat ban co ten tuoi,
Neu ai do chu y phan bia ngoai cua cac cuon sach kinh dien nhu Molecular Cell Biology (Baltimore ….) hay Janways Immunobiology.. se that rang sau khi viet xong ban thao sach do duoc gui di danh gia boi rat nhieu Prof va sinh vien tu nhieu noi tren the gioi roi ho moi cho ra ban cuoi cung, thu hoi khi ban tim doc ve mot linh vuc nao do vi du stem cell thi ban se doc mot cuon sach duoc lam cong phu boi nhieu ten tuoi lon hay lua chon mot cuon sach duoc dich ra va gop tu mot hoac nhieu cuon sach khac boi mot nhom “pseudo tac gia” nao do o vn. Co the ban se hoi toi ve gia tien de mua cuon sach gốc do, toi thay the nay cac nuoc co thu nhap khong qua cao hon chung ta nhu Thai Lan, China.. ho mua han license tu nha xuat ban goc va in cuon sach bang chinh tieng Anh (nhu ban goc tai nuoc cua ho) tai nuoc minh nhu vay vua re ma cung gay ap luc voi sinh vien ve viec phai hoc tieng Anh thi moi doc duoc sach, va co doc duoc sach thi moi co kien thuc ma thi qua. Co the ban se noi voi toi sv vn chua co mat ban tieng Anh nhu nuoc ngoai, toi cho rang biet minh kem ma khong chiu co gang chap nhan kem chap nhan dot nan hon nguoi khac de muon doi phai di copy di xin xo thi do khong phai cach de dua dat nuoc di len!
2. Ngoai ra chung ta con co rat nhieu cac kenh tua chon khac vi du nhu: Nature stem cell report (http://www.nature.com/stemcells/index.html) day la free online resource trang bi kien thuc tu co ban den advanced moi doi tuong deu co the doc va hieu duoc hoac o muc do chuyen sau hon cung co cell stem cell (http://www.cell.com/cell-stem-cell/archive?year=2008) journal nay khong hoan toan free cho nhung fresh issue nhung cac issue xuat ban tu nam truoc thi hoan toan free tren toan the gioi vay nen khong nhat thiet phai bam vao nhung nguon illegal va dac biet kien thuc cua “tac gia chua duoc international confirmed” va chua bao gio xuat hien tren mot minestone report nao!
3. Neu ai do nghi nhat dinh phai doc cuon sach do thi moi chu trinh de thao luan hay moi du hieu biet ve stem cell thi toi cung predict duoc kien thuc cua nguoi do o muc nao!
4. Mot dieu nua dong luc de cho ra doi cuon sach nay, dac biet khi nguoi bien tap no tu nhan la tac gia va nhu toi da de cap o cac commet truoc gia tac gia va dich da co su khac biet rat lon, thu hoi neu trong van hoc dich gia nha tho Thuy Toan mac du rat thanh cong trong viec chuyen the cac bai tho cua Puskin sang tieng viet nhung co dam phong minh la tac gia cua nhung ban dich do khong,
5. Co mot dieu ma nhung ai di hoc co chau Au neu de y se thay ho khong day tieng Anh cho sinh vien dai hoc (dac biet oo nhieu bang cua Duc) ma sinh vien chi duoc hoc ngoai ngu tu bac hoc pho thong, tai sao mat do sinh vien biet tieng Anh va dung duoc tieng Anh o Duc lai cao nhu vay, ro rang la o khau danh gia va sàng loc, neu lam tot va cong bang se tao duoc doc luc trong hoc tap. Con nuoc ta mot su than dang buon la ngay ca nhieu sv sau dai hoc còn chả đọc nổi tài liệu chuyên ngành minh bằng tieng Anh thậm chi trong thành vien của chúng ta có người còn viện có tiếng Anh ngành mình kho hoc!
6. Co y kien cho rang chung ta can bat chap thu doan, cai nay phai phan tich cho no ky keo hau qua nguy hiem lam: nhin ra lich su the gioi truoc khi nhung nuoc lon nhu Anh, Phap, Tay ban nha ho nỏ mồn truyen ba tu tuong tu do bac ai, hay gui quan doi toi chau Phi de chong cuop biển thi ho da tung la nhung vua cuop bien, trong thoi ky mong muoi do ho cung bat chap thu doan tra dap len nhan pham van hoa va cac gia tri nhan van cua dan toc khac trong do co vn, gan chung ta hon nguoi Han vao nam 1974 cung cung bat chap cac thu doan tra dap len cac gia tri bac giao truoc do giua 2 nuoc de cuop đảo Hoang sa cua chung ta khi chung ta dang ban ron o phia nam, do vay ve mat nay toi dong y nha nuoc can khon kheo de lam sao van bat tay voi cac nuoc phan trien de tao dieu kien cho cong dong khoa hoc nhanh chong du nhap duoc cac gia tri tien tien vao nuoc minh voi gia cang re,cang nhan cang tot, tuy nhien mat khac phai co chinh sach ro rang khong the chap nhan dich sach hoac cop nhat sach ma coi la mot trong nhung dieu kien len su duoc, vi rang neu lam vay se khich le nha nha khoa hoc thay vi lam khoa hoc chan chinh se dung suc luc va “tri tue” cua minh cho viec dich sach ma nhu vay thi chung ta muon doi phai nhap khau chi thuc phai le thuoc vao nuoc ngoai
Y kien cua toi do la can thiet dich sach va phai dich nguyen ban khong cop nhan sao chep tu nhieu cuon sach de goc de tao thanh mot cuon moi, doi thoi can de do dich gia va tac gia, ( nhu truong hop Thuy Toan-Puskin), khi dich sach nhu vay thi nguoi dich chi duoc huong cac loi ich ve kinh te nhu quy dinh trong bo luan dan su cua chung ta chu khong duoc tinh nhu la mot cong trinh “len su”, xau xa hon nua neu trong xa hoi ma chung ta cu bat chap thu doan voi nhau thi nguyen hiem lam, cha the ma hơn trục hoc sinh Cao Bang bi chinh thay giao cua minh mua dam hay co chuyen 7 diem 3 mon ma van vao duoc dai hoc ….. cai nay toi khong cite nhieu, nhung phap luat cua nuoc ta chua du suc ran de nhung ke bat chap thu doan do!
7. Quay lai voi y kien cua Hung cho rang “đa phần các cuốn sách VN mà em đã xem qua thì hình vẽ đều do tác giả tự vẽ (hoặc nhờ người có trình độ máy tính vẽ), mặc dù có dựa nhiều vào hình vẽ của sách nước ngoài. Và điều này là chấp nhận được”: Anh thay nhu the nay cac hinh anh trong bat cu mot sach ky thuat nao dac biet trong linh vuc life science cua chung ta thi cang ro do la can phai phân lam 2 loai A) neu do la hinh anh co tinh mo hinh (model) gia thich cho mot qua trinh nao do … thi co the ve (draw) được và bat cu ai deu co the mo hinh quá trinh đó tuy kien thuc cua minh đieu nay cung hien nhien legal, va nguoi ve có thể đề tên minh nhu la tac gia cua hinh anh do (anh nghi cai nay khong quan trong lam), B)Nhom nhinh anh thu 2 do la hinh anh mang tinh so lieu (Data) cai nay thi khong the ve hay chỉnh sua duoc neu lam bat cu dieu gi doi voi nhung nhom data nay deu la vi pham ban quyen hoac nang hon la data manipulation! Vi nhung hinh anh mang tinh so lieu nay khi duoc dua vao textbook thuong gan voi nhung phat minh rat lon. O Duc ho tham chi con dua vao bao tang! Va hon nua nhung hinh anh kieu nhu fluorescent microscope images hoac protein crystallographic, nucleosome crystal, RNA Polymerase II structure hoac ligand-receptor interaction structure, nhung cai do mầu đen trắng khong phan anh het tinh chat va gia tri cua so lieu vì vạy ngoai việc copy lai, xin ban quyen tac gia khong co cach thu hai de hop phap hoa hanh vi cua minh!
8. Mot dieu nua toi nghi rang trong cac thanh vien cua forum nay, se co rat nhieu nguoi o dang oversea studies o cac muc do khac nhau va co the o cac muc do thanh cong khac nhau nua, toi cho rang nhung nguoi di hoc o cac nuoc phat trien ngoai viec nang cao duoc chuyen mon sau cua minh, can nhin rong ra mot chut la tai sao (dong luc nao ngoai viec tu chung ta thay can hoc va can thu gom kien thuc chuyen mon cho chinh minh) khien chung ta ra nuoc ngoai phai hoc, ca nhan toi thay rang GS o day ho give rat it lecture nhung ho gay ap luc rat lon buoc chung ta phai hoc va nua muc dich rat ro rang la phai den het khoa PhD phai lam ra duoc mot cai gi do ( da so la first Author cua mot peer viewed paper hoac patent …share…) nhung do chua phai la cai dich cuoi cung ma xa hon chung ta can hoc cach ho lam chinh sach ho make transperancies, cac tieu chuan ho dua ra de vinh danh va phong hoc ham hoc vi…, neu chung ta chuyen ba duoc nhung thu do ve nuoc se giup ich cho dat nuoc rat nhieu so voi viec chi dich hoac bien soan lai mot vai cuon sach ( ma toi nghi ai di hoc nuoc ngoai cung deu lam duoc, co dieu co muon lam hay co chiu suc ep phai lam hay khong thoi)
Ro rang viec quy dinh hien thoi la phai co sach thi moil en su lam cho nhieu nguoi chiu suc ep dich sach de len su, nhung toi nghi do la nhung the he nhieu tuoi chu con tre con co suc ma da nghi va toan tinh nhu vay no qua la mot su lang phi.
9. Nhung y kien toi neu ra mot vain gay gan day toi biet rat kho duoc cham nhan dac biet khi no khac voi nhung loi mon trong suy nghi cua dai da so nhieu nguoi, nhung toi thiet nghi gio nuoc ta dang hoa nhap dan voi TG va nhu vay chung ta dang phai chap nhan cuoc choi chap nhan nhung chuan muc cua the gioi dieu nay that su co loi vi no khich le cac nha khoa hoc chan chinh hang say lao dong chua khong tap chung vao cop sach de lay tieu chuan len su!
 
Tất cả những điều bạn nói bạn nghĩ chúng tôi không hiểu sao ? Bạn nghĩ bạn đang nói chuyện với những con người năm 90,91 ah? Nhầm! Nhưng chẳng có ích gì khi nói như thế cả. Bạn cứ làm đi rồi muốn nói gì thì nói. Bạn viết sách hoặc dịch sách sang tiếng Việt được cuốn nào đáng để đọc đã nhé. Quan trọng là kết quả, không phải là quá trình...
 
Có một loại sách thứ 4 ở VN khác với sách giáo khoa, sách chuyên khảo hay sách phổ biến kiến thức. Tôi nghĩ bạn Trung nên kiềm chế và chấp nhận nó tại thời điểm hiện tại đi.
Lấy ví dụ đơn giản nhé: tại sao cái gene bank nó vẫn redundancy nhiều thế? Đó là vì không thể một sớm một chiều mà curate và reannotate tất cả các entries được. Mà một thuật toán để tự động làm điều đó thì không thể.
Quay lại việc viết sách: rõ ràng trên diễn đàn này có một bộ phận lớn sinh viên giáo viên họ không biết cách/không đủ trình độ tiếng Anh/trình độ chuyên môn để đọc một cái ở ngoài ngành của họ. Vậy thì cũng nên chào đón những cuốn sách cóp nhặt này vì ít nhất thì nó cũng có sức hấp dẫn đối với một nhóm nhất định (khác với những cuốn copy nhặt làm cho có mà chả ai thèm mua và đọc).
Bạn Trung đừng lấy GS Mỹ Đức ra dọa anh em. Tôi thấy GS ở Hàn này kể cả đi học ở Mỹ về, so với anh em sinh viên mình hiện tại thì khả năng tìm kiếm đọc tài liệu thua xa. Họ chỉ biết pubmed chứ đâu biết những database khác nữa (ví dụ các bài báo cũ về virus). Họ chỉ biết lấy những bài free/subscribed chứ đâu biết xài account chùa lấy các bài mới hoặc backfile. Họ đâu biết kho sách duansci.com hay gigapedia. Họ cũng không biết xài endnote (làm tay), Vector NTI (GS mình dò trình tự bằng mắt thường :mrgreen:). Thế nên việc tìm đọc tài liệu mà bạn chỉ ra, đối với sinh viên cũng như giáo viên ở VN không dễ như bạn nghĩ đâu.
 
Với lại đề nghị bạn Trung viết Tiếng Việt cho đúng chính tả và có dấu nữa. Bạn viết ko dấu,sai chính tả tùm lum. Làm gì có chuyện bạn chơi kiểu riêng trong khi mọi người tuân theo luật chug trong diễn đàn được.
Qua cách nói cuả bạn,mình thấy kiến thức xã hội cuả bạn quá hạn hẹp,cái nhìn của bạn ko bao quát được toàn bộ lớp người...có chăng nó bi giới hạn trong 4 bức tường ptn với chuyên ngành của bạn. Điều này cũng chứng tỏ bạn tiếp xúc rất hạn chế,may thay được một vài hạng người..:xinkieu:
 
Xin mời mọi người đọc bài báo vừa đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần, giới thiệu về các nhóm nghiên cứu Tế bào gốc ở Việt Nam. Qua đây có thể thấy ThS Phan Kim Ngọc (tác giả của cuốn sách khởi đầu cho cuốc tranh luận trong chủ đề này) đã nghiên cứu Tế bào gốc từ năm 1999, mặc dù thầy rất khiêm tốn khi nhận định công việc của mình nhưng có lẽ mọi người đã thấy rõ công sức và năng lực của thầy trong lĩnh vực này. Điều này càng tăng giá trị của cuốn sách được giới thiệu phải không? Rất tiếc là mình chưa mua sách được, ai có thể mua giúp mình không? Cảm ơn nhiều.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368059&ChannelID=119
 
Với lại đề nghị bạn Trung viết Tiếng Việt cho đúng chính tả và có dấu nữa. Bạn viết ko dấu,sai chính tả tùm lum. Làm gì có chuyện bạn chơi kiểu riêng trong khi mọi người tuân theo luật chug trong diễn đàn được.
Quy định viết tiếng Việt có dấu sẽ giúp mọi người trong diễn đàn dễ dàng theo dõi sự trao đổi, nhưng cũng có những hoàn cảnh bất khả kháng mà nhất thời thành viên chưa khắc phục được, nên thiết nghĩ cũng không nên quá khắt khe. Hơn nữa, điều quý giá nhất trong diễn đàn là ý tứ rõ ràng, chứ không phải là ngôn từ trau chuốt, nên chúng ta càng không nên vì thế mà làm nhụt ý chí của những người tâm huyết với khoa học nước nhà.

Qua cách nói cuả bạn,mình thấy kiến thức xã hội cuả bạn quá hạn hẹp,cái nhìn của bạn ko bao quát được toàn bộ lớp người...có chăng nó bi giới hạn trong 4 bức tường ptn với chuyên ngành của bạn. Điều này cũng chứng tỏ bạn tiếp xúc rất hạn chế,may thay được một vài hạng người..:xinkieu:
Nickname ngoalong của bạn làm mình liên hệ tới Ngoạ Long tiên sinh thời Tam quốc. Lại biết bạn có tầm nhìn rộng rãi, bao quát mọi lớp người, … thật giống với Gia Cát Khổng Minh ngày xưa. Nay xin được ngoalong chỉ giáo cho một lĩnh vực hạn hẹp là chuyên ngành Y Sinh học của Việt Nam đang ở đâu và sẽ đi về đâu? Đặc biệt tôi thích được bạn chia sẽ về những thứ còn tồn tại và giải pháp để khắc phục. Liệu trong bao lâu nữa chúng ta sẽ tiến kịp các nước láng giềng (tất nhiên là không phải Lào và Campuchia!) với những giải pháp của bạn? Xin cảm ơn trước.
 
Xin mời mọi người đọc bài báo vừa đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần, giới thiệu về các nhóm nghiên cứu Tế bào gốc ở Việt Nam. Qua đây có thể thấy ThS Phan Kim Ngọc (tác giả của cuốn sách khởi đầu cho cuốc tranh luận trong chủ đề này) đã nghiên cứu Tế bào gốc từ năm 1999, mặc dù thầy rất khiêm tốn khi nhận định công việc của mình nhưng có lẽ mọi người đã thấy rõ công sức và năng lực của thầy trong lĩnh vực này. Điều này càng tăng giá trị của cuốn sách được giới thiệu phải không? Rất tiếc là mình chưa mua sách được, ai có thể mua giúp mình không? Cảm ơn nhiều.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368059&ChannelID=119
Mình xin trích một đoạn trong bài báo:

“Chúng tôi chưa có nghiên cứu riêng gì mới, tất cả còn đang học những quy trình mà thế giới họ đã làm và xem mình có thực hiện được hay không”, ông Ngọc nói.

Thật tiếc là sau 10 năm nghiên cứu mà chưa làm được gì mới, mình thật sự rất là không hiểu ý của tác giả cho lắm. Chắc tác giả cũng có một số công bố quốc tế về đề tài nghiên cứu này chứ nhỉ? Có ai biết về những bài báo quốc tế của tác giả xin cho diễn đàn biết được không? Thiết nghĩ điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về năng lực của tác giả, cũng như phấn khởi về khoa học tế bào gốc và sinh học hiện đại của nước mình.
 
Mình xin trích một đoạn trong bài báo:

“Chúng tôi chưa có nghiên cứu riêng gì mới, tất cả còn đang học những quy trình mà thế giới họ đã làm và xem mình có thực hiện được hay không”, ông Ngọc nói.

Thật tiếc là sau 10 năm nghiên cứu mà chưa làm được gì mới, mình thật sự rất là không hiểu ý của tác giả cho lắm. Chắc tác giả cũng có một số công bố quốc tế về đề tài nghiên cứu này chứ nhỉ? Có ai biết về những bài báo quốc tế của tác giả xin cho diễn đàn biết được không? Thiết nghĩ điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về năng lực của tác giả, cũng như phấn khởi về khoa học tế bào gốc và sinh học hiện đại của nước mình.
Đừng đòi hỏi cao quá, trong nghiên cứu khoa học thì 10 năm chưa là gì cả. Có những người làm được rất nhiều và rất có năng lực nhưng chưa chắc đã có bài đăng quốc tế, ngược lại cũng có khối kẻ không giỏi mấy nhưng cũng có tên trong bài đăng quốc tế đấy thôi, vì vậy đừng lấy đó làm thước đo một cách cứng nhắc. Tôi chưa tiếp xúc tác giả nhưng thiết nghĩ khi ông đi học nước ngoài về đã triển khai được một công nghệ mới trong nước từ năm 1999, áp dụng được quy trình của nước ngoài (cho dù chỉ là bước đầu) vào trong nước là giỏi lắm rồi, nhất là những gì liên quan đến con người (không đơn giản như khi nghiên cứu trên cây cỏ và động vật đâu). Rõ ràng, đây là một trong những nhóm tiên phong ở nước ta. Khi bạn đi du học về bạn cũng sẽ có nhiều hoài bão, nhưng rồi bạn sẽ thấy đưa một cái gì mới vào triển khai ứng dụng ở tại phòng thí nghiệm trong nước khó lắm, vì chúng ta thiếu quá nhiều thứ, từ trang thiết bị đến nhân lực và cả cơ chế nữa.
Theo tôi, tất cả chúng ta, những người chưa làm gì được cho khoa học nước nhà thì trước tiên mình phải có thái độ nghiêng mình kính phục những người đã cống hiến được gì đó (dù ít hay nhiều), chưa nên phán xét hay đòi hỏi phải thế này phải thế nọ. Đất nước ta hiện nay không thiếu người tài nhưng thiếu người vừa tài vừa khiêm tốn. Qua diễn đàn này thấy người tài quá nhiều những người khiêm tốn hình như quá ít.
 
Đừng đòi hỏi cao quá, trong nghiên cứu khoa học thì 10 năm chưa là gì cả. Có những người làm được rất nhiều và rất có năng lực nhưng chưa chắc đã có bài đăng quốc tế, ngược lại cũng có khối kẻ không giỏi mấy nhưng cũng có tên trong bài đăng quốc tế đấy thôi, vì vậy đừng lấy đó làm thước đo một cách cứng nhắc.
Mình ủng hộ quan điểm cần tiêu chuẩn hoá trong khoa học nhưng bạn lại cho đó là cứng nhắc, có lẽ bạn đúng. Nhưng nếu bạn có thời gian rỗi, xin bạn đọc qua và nếu thuận tiện xin để lại vài dòng bình luận trên diễn đàn để mọi người có thể chia sẽ những suy nghĩ của bạn.
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/03/vai-phan-tich-ve-nghien-cuu-khoa-hoc-o.html
Tác giả là nhà khoa học gốc Việt, hiện đang công tác ở Úc mà tôi có may mắn được đôi lần liên lạc nhưng chưa gặp mặt.

Tôi chưa tiếp xúc tác giả nhưng thiết nghĩ khi ông đi học nước ngoài về đã triển khai được một công nghệ mới trong nước từ năm 1999, áp dụng được quy trình của nước ngoài (cho dù chỉ là bước đầu) vào trong nước là giỏi lắm rồi, nhất là những gì liên quan đến con người (không đơn giản như khi nghiên cứu trên cây cỏ và động vật đâu). Rõ ràng, đây là một trong những nhóm tiên phong ở nước ta.
Những khó khăn của việc nghiên cứu khoa học ở trong nước chắc ai cũng đã từng gặp và ít nhiều biết đến. Trong điều kiện khó khăn như vậy, bất cứ người nào dấn thân vào khoa học và đóng góp cho đất nước đều đáng được ghi nhận và khuyến khích. Nhưng khen chê mà chỉ chung chung thì trắng đen lẫn lộn, thật giả không rõ ràng, như vậy chẳng có tác dụng gì. E rằng với cách bình xét của bạn thì sẽ không sử dụng được người có tài, có hại tới việc chung.

Khi bạn đi du học về bạn cũng sẽ có nhiều hoài bão, nhưng rồi bạn sẽ thấy đưa một cái gì mới vào triển khai ứng dụng ở tại phòng thí nghiệm trong nước khó lắm, vì chúng ta thiếu quá nhiều thứ, từ trang thiết bị đến nhân lực và cả cơ chế nữa.
Cảm ơn bạn đã dự liệu giúp, mình thấy trang thiết bị và nhân lực bây giờ có vẻ ổn hơn, còn về cơ chế mình cũng không rõ lắm. Bạn có thể bàn chi tiết hơn cho mọi người học hỏi được không, để có thể hiểu rõ về những khó khăn sẽ phải đương đầu.

Theo tôi, tất cả chúng ta, những người chưa làm gì được cho khoa học nước nhà thì trước tiên mình phải có thái độ nghiêng mình kính phục những người đã cống hiến được gì đó (dù ít hay nhiều), chưa nên phán xét hay đòi hỏi phải thế này phải thế nọ.
Việc phán xét là thấy được mặt hạn chế của họ, chứ đâu có phủ nhận công lao và đóng góp của họ đâu bạn. Giả dụ đặt bạn vào vị trí của tác giả Phan Kim Ngọc, chắc bạn cũng không lấy làm phiền lòng về những phán xét ở trên đúng không? Chẳng phải là tác giả cũng thẳng thắn thừa nhận là chưa làm được gì mới đó sao? Theo tôi những phán xét đó phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn, đánh gia đúng hơn những cống hiến thực sự của tác giả, và là điều cần thiết, ích lợi.

Đất nước ta hiện nay không thiếu người tài nhưng thiếu người vừa tài vừa khiêm tốn. Qua diễn đàn này thấy người tài quá nhiều những người khiêm tốn hình như quá ít.
Tôi thì có suy nghĩ hơi khác với bạn. Theo tôi phần đông những người tham gia diễn đàn này mong muốn được học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ, để mong có thể làm được điều gì đó để khỏi phải xấu hổ phải làm trí thức của một nền khoa học tụt hậu. Tôi không biết như vậy thì những người tham gia diễn đàn tài ở chỗ nào, và không khiêm tốn ở chỗ nào?
 

Mình khâm phục bác Kim Ngọc vì những gì bác làm được. Tuy nhiên chất lượng của slide trên không cao, xét về cả hàm lượng tri thức cũng như tiếng Anh.

Mong các bạn khi nhận xét về một nhà khoa học cụ thể nào thì nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu thông tin từ nhiều chiều. Vì mình thấy rất khó đánh giá về trình độ chuyên môn của các nhà khoa học làm việc tại Việt Nam do một số lý do sau:

1. Thiếu thông tin. Thường ở nước ngoài thì mỗi nhà khoa học đều có 1 trang thông tin cá nhân tại nơi mà họ nghiên cứu, ở đó đề cập đến hướng nghiên cứu, công bố của họ. Tuy nhiên ở Việt Nam điều này rất hiếm.

2. Nhiều nhà khoa học Việt Nam có những cống hiến đáng nể nhưng do trước đây đa phần họ học tập và làm việc ở Nga, công bố ở các báo tiếng Nga (vào thời đó thì các báo tiếng Nga này có chất lượng cao). Vì vậy việc tìm thông tin công bố của họ trên Pubmed hay Google Scholar cho kết quả không xác thực.

3. Công bố ISI không phải là chỉ tiêu tuyệt đối để nói một nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao hay thấp. Ngay cả trên quốc tế thì đội ngũ nghiên cứu trong các công ty có trình độ chuyên môn rất cao, nhưng số công bố của họ lại rất thấp. Vì vậy theo mình hiển nhiên những ai có nhiều công bố ISI thì thường là họ có trình độ chuyên môn cao và năng suất khoa học đáng nể. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, một nhà khoa học không có công bố ISI, thì cần thận trọng khi nhận xét về trình độ chuyên môn của họ, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam.

4. Văn hóa publish ở Việt Nam rất kém (cái này do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan, dịp khác sẽ phân tích). Mình có thể khẳng định nếu tuyển 1 đội ngũ khoảng 20 chuyên gia viết báo, và tổng hợp hết các đề tài các cấp trong quá khứ của Việt Nam lại để viết và công bố trên các tạp chí ISI thì số lượng bài báo của Việt Nam sẽ tăng gấp nhiều lần.

Điều này cũng có thể thấy một phần qua một topic khác mới đây về nhóm của cô Thúy. Có thể thấy qua hai bài báo mà Chi tìm được thì toàn bộ mẫu và thí nghiệm được nhóm của cô Thúy tiến hành. Tuy nhiên tên đầu và tên cuối trong cả 2 bài báo lại đều không phải là các tác giả Việt Nam. Mình chưa đọc nhưng mình đoán nguyên nhân là do họ design thí nghiệm, bỏ tiền tài trợ cho nghiên cứu, phân tích dữ liệu và viết báo. Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất nằm ở viết và phân tích dữ liệu. Về phân tích dữ liệu thì Việt Nam vốn rất tự hào về giỏi toán, nên nếu biết kết hợp với các nhà toán học, thống kê thì hoàn toàn nhóm cô Thúy có thể làm được. Chỉ còn lại phần viết, vấn đề này cũng có thể cải thiện không mấy khó khăn.
 
4. Văn hóa publish ở Việt Nam rất kém (cái này do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan, dịp khác sẽ phân tích). Mình có thể khẳng định nếu tuyển 1 đội ngũ khoảng 20 chuyên gia viết báo, và tổng hợp hết các đề tài các cấp trong quá khứ của Việt Nam lại để viết và công bố trên các tạp chí ISI thì số lượng bài báo của Việt Nam sẽ tăng gấp nhiều lần.
Thấy bạn lạc quan như vậy, mình cũng thấy vui lây. Dù không biết có tăng gấp nhiều lần hay không nhưng mình cũng thấy đây có thể là ý kiến thú vị. Hy vọng bạn sẽ góp phần làm được điều này trong tương lai cho khoa học nước nhà. À, nhưng mà không biết có nhiều nhà khoa học nước mình chịu áp lực và có động lực muốn publish quốc tế không nhỉ? Thực tế mình thấy một số khoa học gia về nước rồi là hình như không quan tâm đến publish quốc tế nữa.
 
Nên trân trọng những người làm việc nghiêm túc...(chữ tử tế của bác Võ Văn Hoàng cũng rất đắt).
Tuy nhiên có một thực tế của lĩnh vực tế bào gốc hiện nay là Hype nhiều hơn Hope.
 
Thông báo:
Bộ Y tế phối hợp Bộ Khoa học Công nghệ sẽ tổ chức Hội thảo "Nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học" tại Hà Nội, dự kiến vào 2 ngày 23 và 24 tháng 4 năm nay. Hạn cuối nộp bài là 25/3, liên hệ ThS. Lê Thanh Hải 0913216351, haik2dt@yahoo.com.vn
@Lương ơi, hình như có lần Lương nói với chị là Lương thích lĩnh vực này. Có tìm cách về dự được không? Ớn kim chi chưa rứa?
 
Bằng chứng đạo văn của GSTS Trần Ngọc Thơ

from http://www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36&t=658

Bằng chứng đạo văn trong giáo trình của “Giáo Sư Tiến Sĩ” Trần Ngọc Thơ và sự hủy hoại nền quốc học Việt Nam

Bài viết do tác giả ẩn danh gửi cho vneconomist. Bạn đọc có thể xem một số bằng chứng đạo văn cụ thể trong phần trả lời bài viết này.

Mấy tháng nay, báo chí và công luận trong và ngoài nước xôn xao về hành vi của PGS. TS. Phan Thị Cúc đã “luộc” giáo trình “Tài chính quốc tế” của “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ. PGS. Phan Thị Cúc thì cam chịu và không chối cãi gì được. Còn cuốn sách của GS. Thơ thì “luộc” của ai? Đó là một nghi án trên “văn đàn” trong và ngoài nước. Bài viết này đã thu thập và đưa ra bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ và sự hủy hoại nền quốc học nước nhà. Kết cấu của bài viết gồm các phần: (1) Vấn đề đạo văn trong giáo trình của “giáo sư” Thơ và các tác hại; (2) Bằng chứng đạo văn của “Giáo sư” Trần Ngọc Thơ; (3) Đạo đức của người làm khoa học và sự bảo vệ nền quốc học của Việt Nam.

1) Vấn đề đạo văn trong các giáo trình của GS. Thơ và các tác hại

“Luộc” giáo trình trong nước, thì được phân xử công bằng. Bằng chứng là bà Phan Thị Cúc bị tước học hàm phó giáo sư, sách bà Cúc bị tiêu hủy và các kỷ luật khác nữa. Nhưng ghê gớm nhất là bà Cúc bị công luận chê cười.

Còn “luộc” giáo trình nước ngoài thì như thế nào? Tôi cho rằng tội này phải lớn hơn chứ, đúng không? Thật khó để biết được sự thật. Vì trong nước có sách của ông Thơ, lại không có đủ sách nước ngoài để tham chiếu và ngược lại. Nhưng giới khoa học cứ buộc tôi phải trả lời. Đi tìm sự thật trong câu chuyện, thì mới biết được câu chuyện của “thằng đi ăn cắp bị người khác ăn cắp lại”. Tôi hỏi “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ: “Có biết GS. Jeff Madura, Trường Đại học Florida Atlantic là ai không?”. Ông Thơ cũng đi “luộc sách” người nước ngoài, GS. Jeff Madura, chứ hay ho gì? Ông đã trực tiếp làm nhục quốc thể và phá hủy nền quốc học nước nhà. Tội của PGS. TS. Phan Thị Cúc thì có thể mang ra “dạy bảo trong nhà”, nhưng tội của ông thì nặng hơn rồi đấy, đúng không?

Thứ nhất, làm hủy hoại nền quốc học nước nhà. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, người học khi đặt bút xuống viết, thì luôn trích dẫn: Câu nói này hay ý tưởng này của ai vậy và ra đời ngày tháng năm nào, trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Hơn nữa, cũng phải làm rõ trên thế giới người ta đã đi đến đâu rồi? Bằng cách nào? Còn những vùng đất nào trong nghiên cứu khoa học mà chưa đặt ai chân đến? Chúng ta không làm như vậy, thì sẽ đến lúc không biết ý tưởng hay công trình này của ai, chẳng hạn như công trình này của Jeff Madura hay của ông Trần Ngọc Thơ? Và cứ như thế thì đừng bao giờ nói đến chuyện hội nhập quốc tế. Chúng ta đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ rồi, đúng không?

Thứ hai, không có một lời tri ân đến những người mở đường và khai sáng. Các bạn thử nghĩ xem, khi chúng ta tham khảo một cuốn sách để viết, chúng ta phải ghi tên tác giả đó vào trong bài viết hay giáo trình của mình, như là một lời biết ơn đến với họ. Bên cạnh đó, cũng là thông tin cho người đọc có thể truy xuất đến ý tưởng gốc của các tác giả. Đằng này, “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ “luộc” gần hết cuốn giáo trình của GS. Jeff Madura, mà không hề đề tên tác giả! (Bạn đọc xem phụ lục 1 để có thể biết GS. Jeff Madura là ai). Thậm chí ngay trong danh mục tài liệu tham khảo cũng không thấy tên tác giả Jeff Madura. Tệ hại thật. “Giáo sư Tiến sĩ” Thơ đã chép các tái bản trước đây của GS. Jeff Madura, vì tôi có trên tay cuốn International Financial Management của GS. Jeff Madura xuất bản năm 2010 và cuốn Tài chính quốc tế của ông Thơ, phần lớn giống như in. Chỉ có khác nhau về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Người ta cả một đời cho khoa học, thế mà lấy hết công trình “tim óc” của người ta mà không chút ghi tên tác giả. Đây là một tội ác và tàn nhẫn nhất trong nghiên cứu và viết giáo trình. Những con người như vậy có cần thiết để trong cộng đồng nghiên cứu hay không? Bài học chính danh là gì quá xa xỉ ở đây! Hơn thế nữa, còn lên báo chí và công luận giả danh, giả nghĩa và có hành động của kẻ ngụy quân tử.

Thứ ba, tạo trạng thái tâm lý ỷ lại hay rủi ro về mặt đạo đức (moral harzard). Bây giờ, chuyện của ông “Giáo sư Tiến sĩ” Thơ mà cho qua hay giấu nhẹm luôn, thì sẽ tạo một trạng thái tâm lý ỷ lại là: Bây giờ ông ấy làm như vậy, mà không bị trừng phạt gì, thì bất kể ai cũng có thể làm. Cứ tống tên tác giả vào sọt rác, dịch lại toàn phần (không tinh vi) và từng phần (tinh vi), rồi để tên mình vào. Trong hoạt động nghiên cứu, thì hành động này còn hơn hành động của tụi côn đồ xã hội đen nữa. Nếu phân tích theo kinh tế học, thì hình như ông Thơ không chỉ gây ra tác động tâm lý ỷ lại mà còn chịu tác động tâm lý ỷ lại, như là một hệ nhân quả. Bên cạnh các cuốn sách “luộc” của nước ngoài, mà chẳng ai lên tiếng, chẳng hạn như cuốn sách của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Đại học kinh tế TP HCM đã từng làm, thì ông Thơ phải làm theo. Thiên hạ ngu hết rồi chắc hay là thời buổi loạn lạc? Hãy dịch hết sách nước ngoài ra đi, tống tên các tác giả vào sọt rác và xào nấu lại, để có được một nền quốc học thuần Việt chắc? Đạo đức của nhà làm nghiên cứu là cái gì đó còn quá xa xỉ đối với cái xứ sở này! Còn các cơ quan chức năng thì làm ngơ vì không thể đọc được sách tiếng Anh để đối chiếu hay là chịu tác động của văn hóa “cả nể”?

Thứ tư, làm nhục quốc thể. Chúng ta có thể xin phép tác giả để có thể dịch lại từng phần hay toàn phần, như một số sách ở Việt Nam từng làm. Còn nếu tác giả không đồng ý, thì không được phép dịch. Đó là sản phẩm sở hữu trí tuệ của người ta, người ta có toàn quyền quyết định. Việt Nam đã từng nhập bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” của Hàn Quốc về rồi mời diễn viên đóng lại. Làm như ở Việt Nam đã cạn kiệt hết kịch bản rồi! Chúng ta đã hoàn toàn mất khả năng chiết suất từ kho tàng lịch sử, văn hóa và xã hội mà cha ông ta đã để lại rồi chắc? Hành động trên tuy chẳng hay ho gì, nhưng chẳng thấm vào đâu so với hành động của ông Thơ. Vì sao? Vì hành vi của ông Thơ là ăn cắp mà, chứ đâu phải mua bản quyền đâu? Còn cái nhục nào tệ hại hơn cái nhục: “Giáo sư” Việt Nam đạo văn giáo trình của giáo sư nước ngoài?

Thứ năm, động cơ ăn cắp và kiếm tiền của “Giáo sư” Thơ. Cuốn sách của ông Thơ bán tới 168.000 đồng (thời giá năm 1997), thu nhập bình quân của người dân Việt Nam năm 1997 là 4.220.644 đồng (GSO, 2010). Trong khi đó cuốn sách của GS. Jeff Madura là 85 đô la năm 1997, thu nhập bình quân của người Hoa Kỳ là 30.084 đô la năm 1997 (IMF, 2010). Như vậy, cuốn sách của ông Thơ chiếm 3,98% trong thu nhập người Việt Nam, mà sách của GS. Jeff Madura chiếm 0,28% trong thu nhập của người Hoa Kỳ! Như vậy, rõ ràng động cơ của ông Thơ là kiếm tiền, bán sách cho sinh viên, lại là đối tượng ít khả năng kiếm ra tiền, bán cao tương đối hơn so với tác giả Jeff Madura (thông thường thì hàng giả giá rẻ hơn hàng thật, điều này ngược lại ở đây!) và bán cả nhân cách của mình qua hành vi ăn cắp. Mình ăn cắp của người ta, thì nên bán rẻ lại để còn để đức cho con cháu!

Nếu một người mà với động cơ kiếm tiền, không được học bài học chính danh, làm hủy hoại nền quốc học nước nhà, tạo trạng thái tâm lý ỷ lại mà tác hại của nó không lường hết được và làm nhục quốc thể, mà được xã hội tôn vinh và kính trọng, thì có thể nói giá trị của xã hội đã hoàn toàn bị đảo ngược và tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra.

2) Bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ

Kính thưa các độc giả, đây là công việc chẳng những có liên quan đến danh dự và đạo đức của một con người, khuyến cáo cho những ai đã và đang có hành động đạo văn bằng bất cứ hình thức nào, hiệu chỉnh lại hành vi rủi ro về mặt đạo đức hay tâm lý ỷ lại, chấn hưng lại nền quốc học Việt Nam và bằng chứng cho các cơ quan chức năng theo dõi và quan sát, cho nên tôi xin phép trích dẫn chi tiết những phần giống nhau giữa sách của “giáo sư tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ và sách của GS. Jeff Madura.

Tôi cũng sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để có thể đưa ra công luận sự thật này, thậm chí mời cả GS. Jeff Madura ra đối chứng. Chuyện mà hai vị, một “Giáo sư” Việt Nam và một Giáo sư ở bên Hoa Kỳ, ở hai phương trời cách biệt, ngôn ngữ cách biệt, mà sản xuất ra một sản phẩm giống nhau như đúc đến như vậy à? Đến tận ký hiệu? Nhạc sĩ Bảo Chấn, ủy viên hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã từng chối là bài “Tình thôi xót xa” là do trùng khớp với bài hát bên Nhật! Trong văn học và nghệ thuật, nhất là âm nhạc thì chuyện trùng khớp với nhau, là chuyện không thể xảy ra được. Xác suất xảy ra hầu như bằng không. Nếu Trịnh Công Sơn không sáng tác bài “Diễm Xưa”, thì trên thế giới này không ai có thể nghe được bài hát này.


sosanh-sachGSTho.jpg (1009.17 KiB) Đã xem 8466 lần.

Bạn đọc có thể xem một số bằng chứng cụ thể trong phần trả lời bài viết này.

Có thể có một số bình luận về tình trạng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ:

(1) Đảo lộn hết trật tự của cuốn sách gốc do GS. Jeff Madura viết. Phải công nhận con vịt trời này rất khôn! Chứ không như cuốn sách mà PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa dịch ra nguyên văn. Nhưng cả hai cuốn sách này giống nhau ở chỗ là ném tên tất cả tác giả vào trong sọt rác, ngay trong danh mục tài liệu tham khảo cũng không thấy tên tác giả. Có thể xem hành vi này là bỉ ổi nhất và vô đạo đức nhất trong lịch sử nghiên cứu và viết giáo trình của Việt Nam. Họ hành xử theo phương châm: Xa hơn nửa vòng trái đất mà, hơn nữa tụi bay đâu có biết tiếng Việt đâu, mà có đến đây đi nữa tụi tao cũng có cả một hệ thống để bảo vệ cho tụi tao, cùng lắm là nói tiếng xin lỗi là xong chứ gì! Tôi rất trân trọng các cuốn sách dịch ở Hà Nội, có ghi tên tác giả đàng hoàn, dù không biết là có sự đồng ý của tác giả chưa.

(2) Bóc tách các bảng biểu và hình vẽ thành những phần nhỏ để đánh lừa những con cừu non. Ông Thơ thật tinh vi, chẳng những đảo lộn trật tự cuốn sách gốc, mà còn xé lẻ bảng biểu và hình vẽ của người ta thành những phần nhỏ để không thể nhận ra. Hành xử này theo cái lối là: Tên cướp nào cũng phải ngụy trang bên ngoài thật hoành tráng và có mặt nạ để đeo vào lấy cớ là để che khói bụi nhưng lại để cho người ta không thể nhận ra. Bạn ở nước ngoài, thì không thể có được sách của “Giáo sư” Thơ và ngược lại ở trong nước thì khó có thể có được sách của Jeff Madura và nếu có cả hai thì cũng khó nhận ra. Mà nếu có nhận ra, thì làm gì được nhau nào? Ông cũng có ý định thách đố cả công luận chắc? Trình độ xào nấu tinh vi này đáng bậc “giáo sư”, vì làm cho người ta không thể phân biệt được nguyên liệu chế biến thô ban đầu.

(3) Dịch không nổi và không đủ sức để hiểu hết nên lược bỏ khá nhiều. Tôi biết “Giáo sư” Thơ từ thuở hàn vi, từ khi mà học xong cái phó tiến sĩ, ngủ một đêm thành tiến sĩ. Ông Thơ này học trong nước, tiếng Anh đâu rành, dịch không nổi nên bỏ qua luôn một số phần của cuốn sách. Nếu mình không biết hay nằm ngoài tri thức của mình, thì mình sử dụng kỹ thuật cắt đi là xong (censor technique). Xem qua hai cuốn sách thì mới thấy trình độ giáo sư này tệ hại như thế nào! Nhiều thuật ngữ dịch sai, nhất là Chương 13.

Trên đây là các bằng chứng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ. Tôi không đưa điều này ra ánh sáng thì tôi sẽ có tội như sau: (1) Tội thấy và biết mà không nói hay còn gọi là tội đồng lõa; (2) Tội không truy tố những kẻ làm hủy hoại nền quốc học Việt Nam; (3) Nếu không nói, thì tội ác sẽ không chỉ dừng lại ở đây, mà nó vẫn tiếp diễn và hậu quả của nó rất là khôn lường; (4) Chặn đứng lại tình trạng ăn cắp bản quyền và thương mại hóa giáo dục; (5) Tội đối với các anh chị em bỏ gia đình, bỏ quê hương, bỏ tất cả và dùi mài kinh sử bạc đầu ở nơi đất khách quê người, để về xây dựng lại nền quốc học dù nhỏ nhoi, nhưng đàng hoàng hơn và chỉ cho Việt Nam. Tôi thương các em lắm; (6) Tội với các cơ quan hữu quan, nhất nơi quản lý ông Thơ và hội đồng chức danh nhà nước.

3) Đạo đức của người làm khoa học và nền quốc học của nước nhà

Sau cùng, không gì hơn tôi xin phép đưa ra một số nghịch lý, để tiện cho các độc giả gần xa suy ngẫm và bình luận:

(1) Có khi nào có chuyện này xảy ra không: PGS. TS. Phan Thị Cúc thì bị lên án và bị mất học hàm PGS còn GS. Trần Ngọc Thơ thì không bị gì cả sao? Khác nhau giữa họ là đạo văn tiếng Việt và đạo văn tiếng Anh? Tôi viết bài này không hề có ý ủng hộ gì PGS. TS. Phan Thị Cúc, vì tất cả đều ăn cắp. Tôi được học ở đâu đó câu nói nổi tiếng là: Nếu ông chưa thực sự nếm trải đau khổ của việc nghiên cứu khoa học chân chính, thì sẽ có lúc ông nếm trải bằng cách đau đớn hơn bội phần.

(2) Trước khi có bài này, PGS. TS. Phan Thị Cúc thì cam chịu, không chối cãi; GS. Trần Ngọc Thơ thì huênh hoang, khoác lác, giả nhân, giả nghĩa, đạo đức giả, ngụy quân tử, cả vú lấp miệng em trên công luận. Sau khi có bài này, hành vi của “Giáo sư” Thơ như thế nào nhỉ? Ăn năn hối hận; một lời xin lỗi (dù là muộn màng); hay chống chế một cách vô vọng, hay tìm lời giải thích như nhạc sĩ Bảo chấn từng giải thích, hay là lời giải thích ấp úng của bà Đào Kim Hoa, ủy viên hội nhà văn VN, đạo thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh để dự thi ở Đài Loan; hay là ông Thơ im lặng không nói gì cả, khả năng này khá cao vì đã xuất hiện trên công luận nhiều quá rồi, giờ nói sao đây? Hành vi của giáo sư Thơ sau sự kiện này là gì, tôi có thể đoán ra được (tùy vào bản thân đương sự, cơ quan quản lý, hội đồng chức danh nhà nước và công luận). Nhưng tôi để cho bạn đọc dự báo thử xem, sự việc sẽ diễn ra như thế nào?

(3) Thật ra đây là câu chuyện giữa 3 người: Người mất đồ mà không hay biết, vẫn hạnh phúc và mỉm cười vui vẻ ở Florida (Jeff Madura), kẻ cắp tinh vi (Trần Ngọc Thơ) vì đảo lộn trật tự bản gốc của Jeff Madura và xé lẻ bảng biểu và hình vẽ người ta ra đến mức khó nhận diện hung thủ là ai (câu chuyện này giống như chuyện tên giết người xóa dấu chân, dấu tay, vết máu, hay tạo ra hiện trường giả) và kẻ cắp không tinh vi hay ăn cắp của kẻ cắp (Phan Thị Cúc). PGS. Cúc dù gì đi nữa cũng bán sách “luộc” của mình rẻ hơn giá của ông Thơ, vì có lẽ không tốn tiền “chuyển ngữ” . Nếu nhà chức trách không xử lý gì cả, hay xử lý cục bộ, chỉ dừng lại chỗ PGS. Cúc không thôi, thì những kẻ cắp trong đó có ông Thơ cũng bị bia miệng của người đời. Nhiều khi cũng ảnh hưởng đến hình ảnh, tiếng tăm, thanh thế của hội đồng chức danh nhà nước, nếu xử lý không rốt ráo. Tình huống này cũng đưa hội đồng chức danh nhà nước vào thế kẹt quá: Không xử lý ông Thơ, thì chịu tiếng xấu muôn đời, mà xử lý ông Thơ thì xử lý như thế nào đây!

(4) Có khi nào nhà xuất bản Thống kê, nơi mà ông Thơ in sách, viết thư xin lỗi nhà xuất bản South–Western Cengage Learning, địa chỉ (5191 Natorp Boulevard, Mason, OH 45040, USA) vì tình trạng vi phạm tác quyền hay không? Chuyện không thể xảy ra, nhưng vì danh dự của một quốc gia, thì cũng có thể xảy ra.

(5) Đây cũng là bài học kinh nghiệm của giới báo chí và truyền thông. Phải tìm hiểu ngọn ngành trước khi viết. Đã lỡ đưa ông Thơ lên đến “tận mây xanh” rồi, giờ biết nói sao với công luận đây? Không nói, thì coi như nói dối. Mà hễ nói ra, thì sau này có đưa ai “lên mây xanh” nữa, thì liệu bạn đọc còn tin nữa không?

(6) Tôi cứ ngồi suy nghĩ mãi, không biết ai là người hưởng lợi từ bài viết này? Tôi biết bài viết của tôi sẽ đánh tan tâm lý ỷ lại và góp phần xây dựng nền quốc học nước nhà trong cân bằng dài hạn, mà tôi có lẽ không phải là người thụ hưởng. Thế hệ con cháu hay con cháu của con cháu tôi sẽ thụ hưởng. Tôi sẽ tôn vinh người viết sách chân chính, là công trình tim óc cả đời, góp một viên đá nhỏ vào nền quốc học của Việt Nam.

Cho tôi được kết bài bằng một câu nói của đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới: “Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”. Chúng ta không thể che dấu mãi sự thật.

Phụ lục
Jeff Madura là giáo sư tài chính Ngân hàng SunTrust ở Trường đại học Florida Atlantic. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Trường đại học bang Florida và đã viết nhiều sách giáo trình về thị trường và các thể chế tài chính, được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Nghiên cứu của ông về tài chính quốc tế đã được xuất bản trên nhiều tạp chí, bao gồm Journal of Financial and Quantitative Analysis, Financial Management, Journal of Financial Research, và Financial Review. Ông đã nhận nhiều giải thưởng về tính ưu việt trong giảng dạy và nghiên cứu và làm tư vấn cho các ngân hàng quốc tế, các công ty chứng khoán và các công ty đa quốc gia khác. Ông cũng là giám đốc của hiệp hội tài chính Southern và hiệp hội tài chính Eastern. (Jeff Madura, 2010:xxxi)

Danh mục tài liệu tham khảo
Government Statistical Office (2010).
International Monetary Funds (2010).
Jeff Madura (2010). International Financial Management, Tái bản lần thứ 10, Sounth – Western Cengage Learning, Mason, OH 45040, USA.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2008). Tài chính quốc tế, Tái bản lần thứ tư, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại Học Kinh Tế, Nhà xuất bản Thống Kê.




Lời bàn: Không biết nếu kiểm tra kỹ text book hay các giáo trình thuộc lĩnh vực biomedicine thì có bao nhiêu vị GS sẽ trở thành đồng đẳng như ông Trần Ngọc Thơ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top