Sinh học thế kỷ 21 sẽ đi đến đâu?

Đinh Văn Khương

Senior Member
Thế kỷ 21, theo nhận định của nhiều nhà khoa học sẽ là thế kỷ của Công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Vậy, theo bạn trong thế kỷ này sinh học sẽ đi đến đâu hay phải chăng với những thành tựu đã đạt được thì sinh học đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và không còn gì để có thể tiến xa hơn hay đó mới chỉ là sự bắt đầu?
 
Câu hỏi này thì quá khó để trả lời

Ở lĩnh vực của mình tôi thấy sinh học phân tử hiện đang được chia thành 4 khu vực:

1. Genomics: Những nghiên cứu ở mức độ genome.
2. Transcriptomics: Những nghiên cứu ở mức độ phiên mã gen. Đây là một thuật ngữ mới ra đời
3. Protemics: Nghiên cứu genome có ý nghĩa gì nếu không liên hệ sang protein?? Proteomics ra đời để trả lời câu hỏi này. Người ta đang nói nhiều đến cái gọi là "Hoàng hôn của genomics và bình minh của Proteomics". Theo quan điểm cá nhân của tôi, bình minh cho proteomics có thể là hợp lý, nhưng hoàng hôn cho Genomics có lẽ chưa đến lúc. Những hiểu biết của chúng ta về DNA, RNA chưa phải là đã đủ.
4. Metabolomics: Hix, cái này tôi cũng mới nghe lần đầu tiên. Chưa có khái niệm gì về nó hết.

Trong thế kỷ 21, ở lĩnh vực Sinh học phân tử có lẽ sẽ phát triển theo 4 hướng này.
 
Đấy là trên bình diện lý thuyết, thế còn theo các bạn thì mảng ứng dụng sẽ đi đến đâu? Và ở Việt Nam thì nên phát triển những ứng dụng CNSH gì trong thời điểm hiện nay?
 
Theo mình nghĩ (chưa có dẫn chứng) thì ở Việt Nam có thể phát triển ứng dụng CNSH về các mảng sau:
* Sinh dược học: Với lợi thế về đa dạng thực vật rất lớn, trong đó có rất nhiều cây thuốc mà trong dân gian đã sử dụng rất có hiệu quả. Vậy, nếu không đi vào hướng này thì sẽ rất lãng phí....
* Sinh y học, trên thế giới có lẽ cũng đã phát triển rất mạnh, những nghiên cứu về bệnh di truyền, điều trị ung thư, bệnh virus.... Chúng ta nhập cuộc lúc này có lẽ cũng đã là muộn, nhưng theo mình nghĩ thì cái đích mới là quan trọng?!?
* Nghiên cứu những ứng dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp.... cái này đã bắt đầu từ lâu rồi, nhưng mà những thành tựu thì có lẽ vẫn còn khiêm tốn. Với một đất nước hơn 80 triệu dân thì vai trò của CNSH trong ngành này không nhỏ.
 
Trong các thành tựu CNSH ứng dụng trên thế giới thì trên 90% liên quan đến VSV nên VN ta chắc cũng không nên nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều không hiểu sao, VN là nước có đa dạng SH hàng đầu thế giới, rất nhiều chủng VSV hữu ích đã được phân lập nhưng hiện chủ yếu nằm trong ... tủ lạnh của các viện nghiên cứu, trường đại học. Đơn cử như các chủng sinh kháng sinh của VN có hoạt tính rất cao mà chả thấy VN phát triển sản xuất kháng sinh gì cả, toàn nhập nguyên liệu từ nước ngoài về đóng viên hoặc mua nguyên vỉ kháng sinh, chỉ khổ bà con thôi. Còn các chủng quý hiểm thì cứ để mốc ra hoặc mang ra nước ngoài cho bọn Tư Bản nó khai thác hộ ặc ặc. Ai có các chủng này cho em mấy con để em ứng dụng với. :oops:
Còn một vấn đề nữa là theo tôi nghĩ có thể phát triển mạnh Bioinformatics vì
1. Người VN vốn thông minh, khả năng viết phần mềm của các nhà lập trình VN đứng hàng đầu thế giới.
2. Đầu tư vào cái này rất rẻ, chỉ cần cái đầu và cái máy tính (cái máy ngon lành lắm cũng chưa đến chục triệu) trong khi các lính vực khác chỉ cần mua cái box cấy, cái máy ly tâm... cũng mất khá bộn tiền.
 
casper said:
Còn một vấn đề nữa là theo tôi nghĩ có thể phát triển mạnh Bioinformatics vì
1. Người VN vốn thông minh, khả năng viết phần mềm của các nhà lập trình VN đứng hàng đầu thế giới.
2. Đầu tư vào cái này rất rẻ, chỉ cần cái đầu và cái máy tính (cái máy ngon lành lắm cũng chưa đến chục triệu) trong khi các lính vực khác chỉ cần mua cái box cấy, cái máy ly tâm... cũng mất khá bộn tiền.
Việc phát triển Tin sinh học có một cái rất quan trọng để có thể leo lên một trong các vị trí dẫn đầu, đó là Cơ sở dữ liệu. Theo tôi thấy hiện giờ chỉ có 2 trung tâm là Mỹ và Tây Âu là có Hệ thống cơ sở dữ liệu Tin sinh cho toàn thế giới dùng ké. Mỹ có NCBI (National Center for Biotechnology Information), còn Châu Âu có EBI (European Bioinformatics Institute). Các bạn thấy đấy, để làm đối trọng với NCBI thì cả Châu Âu phải liên thủ lại.

Ở Việt Nam chúng ta khi giải được một trình tự chẳng có cách nào khác là phải đưa lên một trong 2 trung tâm này. Chẳng ai bắt bạn đưa lên cả, nhưng nếu không đưa lên thì bạn cứ việc cất giữ trong tủ lạnh và mỗi ngày mở máy tính ra mà ngắm cái trình tự thân yêu của mình.
Hoặc bạn có thể đưa lên nhưng chỉ đưa lên cái thông tin rằng tôi có trình tự đó, ai khoái thì please contact. Nhưng chả mấy khi thấy có chuyện đó xảy ra.

Như vậy, vô hình chung các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang ngày đêm vun đắp cho hệ thống Cơ sở dữ liệu của 2 đại gia này.

Hiểu biết của tôi còn vô cùng hạn hẹp, ai có kiến thức sâu hơn về vấn đề này xin chỉ giáo.
 
Theo tôi thấy hiện giờ chỉ có 2 trung tâm là Mỹ và Tây Âu là có Hệ thống cơ sở dữ liệu Tin sinh cho toàn thế giới dùng ké

Trong lĩnh vực này, nếu chỉ tính đến Mỹ và Tây Âu thì vẫn chưa đủ bởi ngoài 2 ông nhớn này ra thì Japan cũng có một hệ thống cơ sở dữ liệu đồ sộ không kém (DDBJ), đây cũng chính là niềm tự hào của Châu Á chúng ta
 
Mình đồng ý với một phần ý kiến của Casper ở bài trước là vấn đề trước mắt của CNSH Việt Nam là chuyển những kết quả của nhà khoa học ra nhà máy. Làm được điều này đã là thành công rồi. :)
 
Theo tôi, đó chỉ là sự bắt đầu cho một tiến trình mới. Hook tìm ra kính hiển vi mở ra con đường mới cho sinh vật học: Tiến vào thế giới vi kích thước. Darwin hoàn chỉnh về cơ bản thuyết tiến hoá, mở ra thời kì mà sinh học mang tầm nhìn vĩ mô và hoàn thiện hơn về thế giới. Và công nghệ nhân bản gen sẽ lặp lại lịch sử, đưa Sinh học thế giới bước về giai đoạn vi mô nhưng với một tư cách khác: không chỉ quan sát mà làm xiếc, thao tác, áp đặt và điều khiển nó. Sinh học tương lai sẽ là Sinh học của thao tác trên vật chất di truyền. Và dĩ nhiên, sau thời đại đó nữa thì còn phải chờ xem. Có lẽ chúng ta không được biết đến thời kì đó đâu. Nên nhớ rằng: triết học Biện chứng Duy vật không coi một sự vật hiện tượng nào là đứng yên cả. Nó luôn vận động và biến đổi không ngừng.
 
dontcry said:
Câu hỏi này thì quá khó để trả lời

Ở lĩnh vực của mình tôi thấy sinh học phân tử hiện đang được chia thành 4 khu vực:

1. Genomics: Những nghiên cứu ở mức độ genome.
2. Transcriptomics: Những nghiên cứu ở mức độ phiên mã gen. Đây là một thuật ngữ mới ra đời
3. Protemics: Nghiên cứu genome có ý nghĩa gì nếu không liên hệ sang protein?? Proteomics ra đời để trả lời câu hỏi này. Người ta đang nói nhiều đến cái gọi là "Hoàng hôn của genomics và bình minh của Proteomics". Theo quan điểm cá nhân của tôi, bình minh cho proteomics có thể là hợp lý, nhưng hoàng hôn cho Genomics có lẽ chưa đến lúc. Những hiểu biết của chúng ta về DNA, RNA chưa phải là đã đủ.
4. Metabolomics: Hix, cái này tôi cũng mới nghe lần đầu tiên. Chưa có khái niệm gì về nó hết.

Trong thế kỷ 21, ở lĩnh vực Sinh học phân tử có lẽ sẽ phát triển theo 4 hướng này.

Metabolomics:
The general aim of metabolomics is to identify, measure and interpret
the complex time-related concentration, activity and flux of endogenous
metabolites in cells, tissues, and other biosamples such as blood,
urine, and saliva.
Metabolites include small molecules that are the products and intermediates of
metabolism, but also carbohydrates, peptides, and lipids.

I think kind it's of measuring and quantifying metabolites
involved in cellular pathways and networks.

reference: NIH website
 
Em chỉ hỏi một câu thế này thôi: Bao giờ Việt Nam chúng ta tự hào về những cái như NCBI, EBI, DDBJ của họ, tự hào về người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt của các thế hệ khoa học Việt Nam để xây dựng điều đó, chứ ngồi và tự hào với những thành tựu của người khác, công sức của người khác thì hãy quên đi.

Chúng ta nên đề xuất và thực hiện các giải pháp như thế nào để có thể đứng ngang hàng với họ, chứ ko phải ngửa cổ hết mức mà nhìn họ ở trên cao xa tít mù tắp, hay ngồi chăm chăm theo dõi cái cơ sở dữ liệu của họ có cái gì xin được thì xin. (em ko phủ nhận việc học hỏi họ, việc chia sẻ thông tin khoa học, nhưng mình phải có cái gì cho họ chia sẻ với chứ, chứ ko đi xin mãi thông tin như vậy có thấy nhục ko?)

Em hiểu biết nông cạn, tầm nhìn thiển cận có thể ko ý thức được họ mạnh đến đâu, giỏi đến đâu, và đi trước chúng ta bao lâu, bao xa nhưng đầu tiên phải có chí khí, có ý chí ko chịu nỗi nhục này trước đã. Khi đã có điều đó rồi thì mới có thể nói đến chuyện khác được, mới có những hành động cụ thể được. Muốn vậy chúng ta đầu tiên phải bảo được nhau đã, phải đoàn kết đã chứ ko phải kiểu mỗi người một vương quốc một ý kiến riêng, thích làm gì thì làm, ko ai nghe ai để rồi sức mạnh đã nhỏ yếu lại phân tán.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top