Vài câu hỏi về di truyền

Võ Bích Trâm94

Senior Member
Giúp em vài câu, anh chị nhé:please:
Câu 1:
1 cặp vợ chồng sinh 2 người con. Đứa I: bình thường. Đứa II: biểu hiện bệnh Down. Cặp vợ chồng này có những băn khoăn:
- Tại sao đứa II bị bệnh mà đứa đầu bình thường? Do vợ hay do chồng?
- Bếu sanh thêm đứa thứ III thì nó có biểu hiện bệnh Down hay ko?

Câu 2:
Mối quá hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện như thế nào?

Câu 3:
Cấu tạo cũa hồng cầu người so với các động vật có xương sống khác có những đặc điểm thuận lợi nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu?

Câu 4: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự vận chuyển máu về tim?
 
Câu 2: Gen (1 đoạn ADN) sao mã -> mARN dịch mã -> Protein biểu hiện -> Tính trạng

Câu 3:
Hồng cầu người có hình đĩa lõm 2 mặt, so với hồng cầu hình cầu của ĐV có xương sống khác thì có những thuận lợi sau:
+ Khuếc tán nhanh khí O2 và CO2 (do lõm 2 mặt)
+ Có thể len lỏi vào những mao mạch nhỏ, thậm chí nhỏ hơn 3 lần kích thước hồng cầu.
=> tăng hiệu quả hô hấp
Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu là :giới tính, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi, nơi ở (vùng cao hay vùng đồng bằng, lạnh hay nóng..)

Câu 4:
các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu về tim :
+sức đẩy khi tâm thất co
+sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
+ tính đàn hồi của thành mạch
+ sự co cơ bắp quanh thành tĩnh mạch
+ sự hoạt động của các van
+ cấu trúc thành mạch máu
.....
Câu 1: anh ko rõ lắm, xin lỗi em.

(P.s: thấy mấy câu này quen quen. :mrgreen: sao anh thấy nó hao hao đề trường PTNK quá.cái câu hồng cầu ấy )
 
Bệnh Down hay hội chứng Down là hiện tượng có 3 nst số 21 ở người bệnh. Nguyên nhân là do sự không phân li của cặp nst sows 21 trong quá trình giảm phân của bố hoặc me dẫn đến tạo ra giao tử có 2 nst số 21. Giao tử này kết hợp với giao tử binhg thường sẽ tạo ra hợp tử có 3 nst số 21---> Hội chứng Down.
untitled-2.jpg

Nguyên nhân có thể do giảm phân ở bố hoặc mẹ. CÒn đứa con bình thường là vì quá trình giảm phân ở bố và mẹ diễn ra bình thường. Đứa thứ 3 có thể bị bệnh cũng có thể không vì đây là rối loạn trên nst thường nên ở bố và mẹ là như nhau. Tuy nhiên nếu người mẹ tuổi đã cao thì không nên sinh con vì xác suất sinh con mắc bệnh Down ở phụ nữ có tuổi thì rất cao.
 
Câu 2:
Mối quá hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện như thế nào?
Câu 2: Gen (1 đoạn ADN) sao mã -> mARN dịch mã -> Protein biểu hiện -> Tính trạng
Xin được nói rõ hơn về sơ đồ trên: Thông tin về cấu trúc của phân tử pr (thành phần số lượng và trình tự sắp xếp axit minh) được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó mạch này đươc dùng làm mẫu để thổng hợp ra mạch mARN diễn ra trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở chất tế bào :)
 
Câu 2: Gen (1 đoạn ADN) sao mã -> mARN dịch mã -> Protein biểu hiện -> Tính trạng
=> Cái sơ đồ này thì em biết rồi, nhưng em thấy đề nó kêu là biểu hiện cơ mà anh. Em nghĩ là phải lấy VD thực tế gì đó chứ

Câu 3:

Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu là :giới tính, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi, nơi ở (vùng cao hay vùng đồng bằng, lạnh hay nóng..)
(P.s: thấy mấy câu này quen quen. :mrgreen: sao anh thấy nó hao hao đề trường PTNK quá.cái câu hồng cầu ấy )
=> ủa anh, anh có thể giải thích rõ cho em biết tại sao số lượng hồng cầu lại phụ thuộc vào giới tính, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi ko ạ?(y) Câu này em chưa hiểu lắm

=> Mấy câu này chính là đề PTNK đó anh. Mà anh cũng học trường này nữa à? :oEm thấy, năm nay NK tuyển sinh phải thi 4 môn: Toán+ Văn+ Anh ( ko chuyện) và môn chuyên.:mygod:
 
=> ủa anh, anh có thể giải thích rõ cho em biết tại sao số lượng hồng cầu lại phụ thuộc vào giới tính, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi ko ạ? Câu này em chưa hiểu lắm
Cơ chế điều hòa quá trình sinh hồng cầu được thực hiện như sau :bất cứ một nguyên nhân nào làm giảm lượng oxy đến các mô đều làm tăng q/trình sinh sản hồng cầu.
1.Ở vùng cao , nồng độ oxy trong kk rất thấp , lượng oxy cung cấp cho các mô không đủ ,sự sản xuất hồng cầu tăng nhanh đến mức số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng lên rất nhiều .
2.Người ta khi về già thì bộ máy sinh học đương nhiên sẽ hoạt động giảm đi so với người trẻ tuổi rồi.
 
1 quần thể người có khả năng cuộn lưỡi. Khả năng này do gen trội qui định. 1 người đàn ông khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này.Biết xác suất gặp người cuộn lưỡi là 64%
Tính xác suất khả năng xuất hiện đứa con cuộn lưỡi?(nguồn http://diendan.hocmai.vn)
 
gọi A là kiểu gen cuộn lưỡi, a là không cuộn lưỡi=> kểu gen của người đàn ông này có thể là
* AA:
trong trường hợp này người đàn ông lấy người phụ nữ không có khả năng cuộn lưỡi nên có kiểu gen là aa
=> xác suất để đứa con sinh ra cuộn lưỡi là 1(viết sơ đồ lai AA x aa là thấy ngay)
* Aa:
trong trường hợp này, ta có sơ đồ lai:
Aa x aa => 1AA: 2Aa : 1aa => xác xuất có đứa con cuộn lưỡi là 0,75
Tổng hợp hai trường hợp, ta có thể tính xác suất chung là:
0,5x0,75 + 0,5x1=0,875(lí do là mỗi trường hợp lớn xác xuất là 0,5 )

Bài giải này chỉ áp dụng nếu kiểu hình đó được qui định bởi một cặp gen và không có gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính hoặc nếu có nằm thì cũng có đoạn tương ứng trên mỗi nst
 
mình không nghĩ giống như phoenix202. phoenix202 cho rằng xác suất người đàn ông cuộn lưỡi mang kiểu gen Aa hay AA là 0.5 là không ổn. theo mình bài này giải như sau:

- Đề cho xác suất người cuộn lưỡi là 64% không nói nam hay nữ vậy có thể cho là tỷ lệ phân bố của tính trạng giữa hai giới là đồng điều, suy ra gen quy định tính trạng này nằm trên NST thường.
- Quy ước gen A quy định tính trạng cuộn lưỡi trội hoàn toàn gen a quy định tính trạng bình thường.
- Có thể xem quần thể người này một quần thể giao phối tuân theo định luật Hacdi-Vanbec và đã đạt trạng thái cân bằng.
- Xác suất người cuộn lưỡi (AA, Aa) là 0,64 suy ra xác suất người bình thường (aa) là 1-0,64 = 0,36.
- Quần thể đạt trạng thái cân bằng thì có tỷ lệ: pp AA : 2pq Aa : qq aa. suy ra tần số tương đối mỗi alen là: qq=0,36 suy ra q=0,6 ; p=1-0,6=0,4
- Như vậy tỷ lệ mỗi kiểu gen trong quần thể là:pp AA : 2pq Aa : qq aa = 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
- Vậy xác suất một người cuộn lưỡi (0,64) có kiểu gen AA là: 0,16/0,64=0,25; có kiểu gen Aa là: 0,48/0,64= 0,75
- Người phụ nữ bình thường (aa) lấy người đàn ông cuộn lưỡi (AA hoặc Aa) có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1 : Người đàn ông cuộn lưỡi có kiểu gen AA xác suất 0,25 => xác suất kiểu giao phối AA x aa là 0,25.
AA x aa => 100% Aa (100% con cuộn lưỡi)
+ TH2 : Người đàn ông cuộn lưỡi có kiểu gen Aa xác suất 0,75 => xác suất kiểu giao phối Aa x aa là 0,75.
Aa x aa => 1 Aa : 1 aa ( 50% con cuộn lưỡi)
- Tổng hợp hai trường hợp với hai kiểu giao phối trên, xác suất xuất hiện người con cuộn lưỡi là: 1x0,25 + 0,5x0,75 = 0,625


:mrgreen: lâu rồi không giải bài tập sinh không biết còn đúng không nữa!
 
cau 3: so voi dong vat,cau tao hong cau nguoi co nhung diem thuan loi hon:
* Hinh Dang:
+ Lom hai matgiup tang dien tich trao doi khi->tang hieu qua trao doi khi
+ kich thuoc nho->len loi qua cac mao mach
+ mang co tinh dan hoi cao-> giam ma sat trong qua trinhn hoat dong
* Thanh Phan
+ sac to Ho hap la Hemoglobin cung lam tang nhieu qua ho hap...
CAC yeu to anh huong:giong ban Le Hoang Thach thoi,noi ro hon ti la, do tuoi anh huong nhu,khi con trong bung me,luong hong cau it hon,hong cau la loai HbE,HbF.do cac qua trinh sinh li dien ra manh,...con moi truong song thi anh huong la noi co nong do O2 thap thi so luong hong cau cao hon de dap ung du nhu cau O2 cua co the...tat ca su thay doi so luong Hong cau deu co ban chat la qua trinh tang sinh hong cau....Chu Yeu do than va gan dam nhiem dieu khien////
 
Bổ sung bạn MrHanU 1 chút.

Khi mới sinh, em bé vẫn còn máu của mẹ trong cơ thể (do khi còn trong bụng mẹ máu truyền sang cuốn rốn để nuôi dưỡng thai nhi) Sau vài ngày, hồng cầu tiêu huỷ, gây nên chứng vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau 1 thời gian, em bé tự sản sinh ra hồng cầu nên lượng hồng cầu tăng dần.

@MrHanU: tại sao quá trình sinh hồng cầu lại do gan đảm nhiệm và điều khiển ? Hồng cầu sinh ở tuỷ xương kia mà.:???:
 
gọi A là kiểu gen cuộn lưỡi, a là không cuộn lưỡi=> kểu gen của người đàn ông này có thể là
* AA:
trong trường hợp này người đàn ông lấy người phụ nữ không có khả năng cuộn lưỡi nên có kiểu gen là aa
=> xác suất để đứa con sinh ra cuộn lưỡi là 1(viết sơ đồ lai AA x aa là thấy ngay)
* Aa:
trong trường hợp này, ta có sơ đồ lai:
Aa x aa => 1AA: 2Aa : 1aa => xác xuất có đứa con cuộn lưỡi là 0,75
Tổng hợp hai trường hợp, ta có thể tính xác suất chung là:
0,5x0,75 + 0,5x1=0,875(lí do là mỗi trường hợp lớn xác xuất là 0,5 )

Bài giải này chỉ áp dụng nếu kiểu hình đó được qui định bởi một cặp gen và không có gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính hoặc nếu có nằm thì cũng có đoạn tương ứng trên mỗi nst
mình không hiểu chỗ này:botay:
 
Bổ sung bạn MrHanU 1 chút.

@MrHanU: tại sao quá trình sinh hồng cầu lại do gan đảm nhiệm và điều khiển ? Hồng cầu sinh ở tuỷ xương kia mà.:???:
Em thấy trong SGK lớp 8 có nói, HC do tuỷ đỏ, tuỷ vàng, và gan tạo ra đó anh. Còn lí do thì em ko biết:hum:
 
Cơ quan sản xuất hồng cầu

Trong những tuần lễ đầu tiên của phôi, những tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra trong túi noãn hoàng.
Ba tháng giữa thai kì, gan (chủ yếu), lách và các hạch lympho là những cơ quan tạo hồng cầu.
Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có tủy xương là nơi tạo hồng cầu.

Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa.
Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu). Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm.
 
Túi noãn hoàng (yolk sac): là cấu trúc đầu tiên có nguồn gốc phôi, nằm phía bụng của phôi , có thể nhìn thấy từ tuần thứ năm trở đi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top