Du học?? Chia sẻ một chút!

Pretender

Senior Member
Trong forum nhà mình có nhiều người đang học hay làm việc ở nước ngoài, nên tôi mở topic này hy vọng mọi người chia sẻ những kinh nghiệm, những suy nghĩ của mình về cuộc sống và "cái sự học" ở xứ người. Trước đây chắc đã có vài topic về đề tài này rồi, nhưng có lẽ tập trung lại một chỗ sẽ thuận lợi hơn cho những bạn đang có ý định du học hay muốn tìm hiểu về du học.
Hy vọng mọi người nhiệt tình ý kiến ý cò. Tôi rất hy vọng mọi người sẽ tập trung giải thích những ngộ nhận về du học, để những bạn có ý định du học có được cái nhìn chính xác hơn và có được quyết định hợp lý với hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
(y)
Những người đang làm việc ở nước ngoài cũng có dịp kể lể & qua đó giúp nhau giải quyết những vấn đề bất cập, khó chịu, bực mình... trong cuộc sống (nếu có :mrgreen:)
 
Mở màn nào: Đây là một số ý kiến của cá nhân tôi sau 1 thời gian học ở Đức.

1. Các trường Đại Học ở Đức được đánh giá là có chất lượng tương đối đồng đều, ít xảy ra tình trạng "thượng vàng hạ cám" và chênh lệch trình độ quá lớn. Hệ thống bằng cấp ở Đức hơi khác với các nước khác. Theo truyền thống, nước Đức đào tạo theo hệ Diplom, học liền một mạch 5 năm. Sau khi tốt nghiệp Diplom, sinh viên có thể xin làm thẳng lên PhD. Vì thế ở nhiều nơi bằng Diplom được đánh giá tương đương với bằng Master. Tuy nhiên người Đức không muốn coi 2 loại bằng cấp này là giống nhau và rất hay "phủ nhận" sự so sánh này. Trong một số trường hợp cụ thể và phải có đơn từ xin xỏ đàng hoàng, sinh viên Diplom có thể xin đổi được thành bằng Master, nhưng việc này không phải lúc nào cũng thành công và phụ thuộc nhiều vào quan điểm của từng giáo sư, từng khoa, từng trường. Thời gian gần đây, nước Đức đang cải tổ lại hệ thống đại học này và chuyển dần hệ Diplom 5 năm sang hệ Bachelor 3 năm + Master 2 năm. Giải thích dài dòng 1 chút để các bạn học sinh sinh viên không hiểu nhầm là "ở Đức cứ vào học Đại học xong ra trường sẽ có bằng Master đấy!" (rất nhiều người đã khẳng định với tôi như thế trước khi tôi sang Đức học)

2. Học ở nước ngoài tất nhiên là vất vả hơn ở VN (ngành Bio) Ngoài việc phải học tiếng bản xứ, học tiếng Anh, ngay cả khối lượng học cũng rất nhiều và nặng. Các bạn đừng nghĩ ở VN suốt ngày phải gạo bài, phải học thuộc mà không cho sinh viên cơ hội sáng tạo. Ở đâu cũng phải học bài, phải học thuộc, và sinh viên ở những năm đầu thì cứ theo chỉ dẫn mà làm thôi chứ chẳng phải muốn là sáng tạo ngay được. Tôi có thể khẳng định khối lượng bài mà chúng tôi phải học thuộc nhiều hơn ở VN rất nhiều lần, và không bao giờ có "hạn chế" của giáo sư cả. Họ dạy bao nhiêu thứ thì khi thi sẽ phải học từng đấy thứ, và tất nhiên là phải thuộc làu chứ chẳng sáng tạo được gì đâu. Ví dụ cụ thể: 1 sinh viên ngành Molecular Biotechnology học kỳ 1 ở trường tôi phải học 17 chapters của quyển "The Cell" Alberts cho bài thi cuối kỳ môn Biology (giờ này con bé vẫn đang chổng mông lên học, khổ thân:nhannho:). Tóm tắt lại là: chắc chắn sẽ phải học thuộc, và học rất nhiều, bằng tiếng nước ngoài!
Ngoài môn Biology ra còn phải học Toán, Lý, Hóa và môn nào cũng đi kèm bài tập về nhà để làm. Tôi nhớ năm 1 năm 2 học ở VN chỉ lên lớp nghe giảng mấy môn này chứ chẳng bao giờ phải làm bài tập và nộp bài cả. Bài tập sau khi chấm điểm sẽ được chữa lại và sinh viên lại tiếp tục... học thuộc bài giải để đi thi.
Những thứ liên quan đến tính sáng tạo và khả năng tư duy của sinh viên tất nhiên sẽ có điều kiện để thể hiện ở các năm sau. Tuy nhiên...:bimat:
Tôi để ý được khóa nhập học cùng tôi đã rơi rớt đi đâu hết sau 3 năm đầu, đến giai đoạn cuối này có lẽ chỉ còn chưa đến 50% sinh viên trụ lại. Bởi vì mỗi môn học chỉ được thi tối đa 2 lần, nếu thi trượt 2 lần bạn sẽ bị đuổi học.

3. Khi nào nghĩ ra sẽ viết tiếp:???: Nếu có ai ủng hộ viết lách thêm vài dòng thì warmly :welcome:
 
Mở màn nào: Đây là một số ý kiến của cá nhân tôi sau 1 thời gian học ở Đức.
Tôi để ý được khóa nhập học cùng tôi đã rơi rớt đi đâu hết sau 3 năm đầu, đến giai đoạn cuối này có lẽ chỉ còn chưa đến 50% sinh viên trụ lại. Bởi vì mỗi môn học chỉ được thi tối đa 2 lần, nếu thi trượt 2 lần bạn sẽ bị đuổi học.


Theo quan sát của ....: tại trường đại học X tại nước Y, 10 sinh viên theo học thì chỉ có 3 sinh viên trụ lại đến ngày lấy bằng tốt nghiệp (theo con số đưa ra thì max = 4 nhưng tôi trừ đi 1 vì có 1 sinh viên VN trong con số excellent kia mất rồi). Tỉ lệ này có quá nhỏ so với tỉ lệ trung bình ở Havard, Cambridge, Stanford, hay Oxford (có sai tí chính tả nào không nhỉ, cả đời đâu đến nước Đức đâu). Nếu tỉ lệ chọn lọc (70% loại thải) cao thế có thể có 2 lý do: 1, Bọn SV bản xứ ở trường X đó quá kém, không có khả năng học thuộc bài và thuộc đáp án để đi thi. 2, chưa nghĩ ra, làm ơn chỉ giùm cái.
 
Theo tôi được biết 0 có chính sách thi lại cho sinh viên rớt môn học. Thi lại (supplementary exam) chỉ áp dụng cho sinh viên diện xét đậu vớt (46-49%) mà ở nhà mình thì quất luôn lên 5 điểm cho đỡ phiền, hoặc diện vì lí do sức khỏe, cá nhân mà không thi lần 1 được. Cũng không có chuyện đuổi học vì thi lại nhiều lần quá, bởi bọn Tây không phải dạng cố đấm ăn xôi cho có bằng đại học để rồi bố mẹ sắp xếp công việc cho sau này. Đứa nào cảm thấy học được thì học full-time hoặc thậm chí overtime. Đứa nào học yếu thì lo sắp xếp kéo dài thời gian học hơn. Đứa nào mà không học được thì chúng nó đã chẳng có ý định vào đại học ngay từ đầu. Trường hợp thôi học duy nhất mà tôi được biết là không đủ tiền nộp học phí (chỗ nào cũng vậy thôi :xinkieu:)

Cũng làm gì có chuyện rơi rụng đến 50%. Có 2 lý do sĩ số lớp giảm: chúng nó đổi ngành xoành xoạch, hoặc chúng nó nghỉ đi làm thêm để kiếm tiền học. Mặc dù mô hình tháp của sinh viên đại học là có ở Phương Tây, nhưng không có nghĩa là học kém quá không tốt nghiệp được mà chủ yếu là do những lý do nêu trên. Sở dĩ như vậy vì khi nộp đơn vào đại học, tuy không thi tuyển nhưng đã có sự sàng lọc kỹ rồi. Điểm cao thì vào ngành nào cũng được, trường nào cũng được. Điểm thấp thì trừ phi có thành tích nổi bật mới được vào trường top.
 
Làm MS hay PhD ngành bio ở nhiều trường (phần đông) ở Hàn cò thì học là phụ :dance::dance::dance:, làm research là chính :bithuong:.

Mình khoái kiểu này hơn là kiểu học nhiều làm ít.

Môi trường làm việc + học tập ở Hàn theo mình là ổn. Ghét mỗi cái là đêm cũng phải lên lab => làm cho cuộc sống trở nên căng thẳng một cách không cần thiết. Lên lab ban đêm cũng có một số chú làm việc (vì dở hơi, hoặc vì ngày bảo vệ sát đít rồi) còn lại phần nhiều hơn chat chit, blogging, xem phim, coffee...
 
1. Rõ ràng là học đại học hay master ở nước ngoài mệt hơn nhiều nhiều lần so với ở VN. Nên chọn cách khôn là học master ở VN xong apply đi học PhD ở nước ngoài hehe.

2. Chẳng có lý do gì để không phấn đấu apply PhD ở nước ngoài
- Bằng giá trị hơn ở VN
- Có lương cao hơn lương ở VN
- Được đi du lịch
- Ngoại ngữ tốt hơn
- Một lô xích xông những cái đại loại như tự lập cao hơn, học hỏi nhiều thứ khác...

3. Ở đâu không biết nhưng ở Đức, Bỉ đều cho thi lại, hệ master cũng thế.

4. Không biết thế nào chứ chân lý càng lên cao càng dễ ở đâu cũng thế:oops:. Thường xong master rồi thì rất dễ apply PhD, xong PhD rồi thì apply PostDoc lại càng dễ hơn nữa.

Học đại học hay master còn có nhiều đứa trượt. Chứ tỷ lệ làm PhD mà không bảo vệ được chắc chỉ 1%.

5. Còn việc đi du học sướng hay khổ, đạt được điều gì hay không là tùy bản thân mỗi người thôi. Nói lại một ý, mới tốt nghiệp PhD ở nước ngoài xong thì vẫn chỉ là con tép riu so với GS bên đó thôi. Đấy là nói các đồng chí cày cuốc PhD rất trâu ý, còn nhiều thể loại PhD xong cũng xoàng lắm, không đặt lên bàn so sánh.

6. Mà các vị cao siêu cho hỏi tí, ngành sinh học này không học thuộc thì học cái gì?


Em Hiền cho hỏi chút, ở Đức có trường nào cho học master bằng tiếng Anh không?
 
Cũng làm gì có chuyện rơi rụng đến 50%. Có 2 lý do sĩ số lớp giảm: chúng nó đổi ngành xoành xoạch, hoặc chúng nó nghỉ đi làm thêm để kiếm tiền học.

Tôi không nói 50% đó đều do thi rớt, đúng là nhiều người đổi ngành và cũng đúng là nhiều người thi rớt, bởi vì nói thẳng ra trường tôi học là trường khó nên tỷ lệ rơi rớt cao hơn bình thường, sinh viên thiếu 0,5/100 điểm cũng thi lại chứ chưa bao giờ có trường hợp nhân nhượng cả (chính là tôi đây, kể ra cũng hơi nhục nhưng sự thật nó thế mất rồi :eek:). Tôi đã học trầy trật gần 5 năm và quả thật số còn lại đến thời điểm tốt nghiệp là <50%.
Hơn nữa tôi đã nói từ đầu topic, những gì chia sẻ ở đây là kinh nghiệm của cá nhân, xảy ra ở 1 trường ĐH cụ thể, chứ tôi chưa tổng quát hóa trường hợp này đến cả nước Đức, đừng nói sang tận USA. Trường tôi học thì tôi biết và tôi kể, mọi người nghi ngờ thì xin mời sang trường tôi để tìm hiểu:welcome: Tôi rất hy vọng được nghe những chính sách cụ thể của trường và những gì mọi người nhận xét ở nơi học tập của bản thân ạ.


Vấn đề làm thêm để kiếm tiền tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm, vì nói chung nhưng người đi theo dạng học bổng hoặc học sau đại học ít phải đi làm thêm như sinh viên tự túc nên xin phép sẽ lăng xăng về vấn đề này 1 chút. :mrgreen: Đặt sẵn 1 cục gạch ở đây khi nào có thời gian sẽ post tiếp.
 
Em Hiền cho hỏi chút, ở Đức có trường nào cho học master bằng tiếng Anh không?
Trường em là một :welcome:, và tất nhiên em highly recommend trường em rồi. :mrgreen::mrgreen:
Theo em biết thì ngành Bio có thể học tiếng Anh ở hầu hết các trường trên nước Đức. Trường em và 1 số trường mạnh về Bio khác đều bắt sinh viên học rất nhiều bằng tiếng Anh ngay từ những năm đầu tiên. 3 năm đầu em học bằng tiếng Đức, nhưng thời gian cuối hầu như làm mọi thứ bằng tiếng Anh. Thi tốt nghiệp đã xin phép GS làm luôn bằng tiếng Anh. Gần đây mấy em sinh viên Bachelor mới vào kỳ 1 đã phải học sách tiếng Anh ngay từ đầu luôn rồi
 
Vấn đề làm thêm để kiếm tiền tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm, vì nói chung nhưng người đi theo dạng học bổng hoặc học sau đại học ít phải đi làm thêm như sinh viên tự túc nên xin phép sẽ lăng xăng về vấn đề này 1 chút. :mrgreen: Đặt sẵn 1 cục gạch ở đây khi nào có thời gian sẽ post tiếp.


Em Hiền có biết việc nào làm thêm kiểu online hông giới thiệu với, thèm tiền quá:please:.

Còn một điều nữa tui tự hỏi mong em Hiền cho biết đúng hay không nhé. Hình như bên Đức làm PhD ở các trung tâm nghiên cứu thì điều kiện tốt hơn nhiều làm ở trường đại học (tất nhiên trừ trường em và một số ít trường top ra nhá)
 
Ghét mỗi cái là đêm cũng phải lên lab => làm cho cuộc sống trở nên căng thẳng một cách không cần thiết. Lên lab ban đêm cũng có một số chú làm việc (vì dở hơi, hoặc vì ngày bảo vệ sát đít rồi) còn lại phần nhiều hơn chat chit, blogging, xem phim, coffee...
Ở Nhật Bản chỗ chị em làm PhD, tối thứ 7 nào cũng thấy khoảng 30% lab sáng đèn, mà lúc đấy là khoảng 23h đêm, liên tục 3 tuần em thấy như thế. Còn như chị em kể thì lúc nào nó cũng như thế :mrgreen: năm nào cũng có chú treo cổ tự tử. Nhiều người nói môi trường làm việc ở châu Âu dễ thở hơn châu Á nhiều
 
Còn một điều nữa tui tự hỏi mong em Hiền cho biết đúng hay không nhé. Hình như bên Đức làm PhD ở các trung tâm nghiên cứu thì điều kiện tốt hơn nhiều làm ở trường đại học (tất nhiên trừ trường em và một số ít trường top ra nhá)
Vụ này em không biết rõ lắm, vì trường em liên quan quá mật thiết đến các viện và sinh viên chọn chỗ làm practical hay làm tốt nghiệp đều được phép xin bất cứ nơi nào. Nhưng hình như (từ 1 số ít trường hợp mà em biết thôi nhé) ở trường đúng là không có nhiều điều kiện như các TT, ít tiền hơn, lab cũ hơn nhưng lại có nhiều ngày nghỉ hơn và áp lực thấp hơn. Hoặc tại cái TT cạnh trường em được đầu tư kinh khủng quá nên cái quái gì so sánh với nó cũng thành vừa xấu vừa cũ:cry:
 
Theo quan sát của ....: tại trường đại học X tại nước Y, 10 sinh viên theo học thì chỉ có 3 sinh viên trụ lại đến ngày lấy bằng tốt nghiệp (theo con số đưa ra thì max = 4 nhưng tôi trừ đi 1 vì có 1 sinh viên VN trong con số excellent kia mất rồi). Tỉ lệ này có quá nhỏ so với tỉ lệ trung bình ở Havard, Cambridge, Stanford, hay Oxford (có sai tí chính tả nào không nhỉ, cả đời đâu đến nước Đức đâu). Nếu tỉ lệ chọn lọc (70% loại thải) cao thế có thể có 2 lý do: 1, Bọn SV bản xứ ở trường X đó quá kém, không có khả năng học thuộc bài và thuộc đáp án để đi thi. 2, chưa nghĩ ra, làm ơn chỉ giùm cái.
Ông quang này có vẻ thích đâm chọc bài viết của mình quá nhỉ:???: Nếu bạn thích dùng con số nhỏ như 3 hay 4 thì bạn nên trừ hết sạch sinh viên đi, vì ít nhất ở chỗ tôi năm tôi nhập học có nhiều hơn 3 sinh viên VN đi đến cuối đường, tức là đạt tiêu chuẩn excellent. Tất nhiên tôi không hy vọng bạn nghiêm túc với cái cách tính toán nực cười này.
Tỷ lệ chọn lọc cao là do một tỷ lý do bạn ạ, và một tỷ cái lý do đó người ta gộp chung gọi là trường tốt. Học sinh học hết phổ thông ở Đức sẽ dựa trên điểm tốt nghiệp và hồ sơ để được xét vào đại học. Trình độ phổ thông và đại học khác nhau như thế nào chắc không cần phải nói mọi người cũng hiểu. Nếu học lên cao mà dễ dàng như học dưới thấp thì tại sao tỷ lệ PhD trên thế giới này không cao hơn nhỉ??
Tôi không biết tỷ lệ ở Havard hay Oxford là bao nhiêu, nếu bạn tìm được giúp tôi con số cụ thể thì tôi xin cảm ơn.
 
Vụ này em không biết rõ lắm, vì trường em liên quan quá mật thiết đến các viện và sinh viên chọn chỗ làm practical hay làm tốt nghiệp đều được phép xin bất cứ nơi nào. Nhưng hình như (từ 1 số ít trường hợp mà em biết thôi nhé) ở trường đúng là không có nhiều điều kiện như các TT, ít tiền hơn, lab cũ hơn nhưng lại có nhiều ngày nghỉ hơn và áp lực thấp hơn. Hoặc tại cái TT cạnh trường em được đầu tư kinh khủng quá nên cái quái gì so sánh với nó cũng thành vừa xấu vừa cũ:cry:

Uh dò hỏi mấy đứa ở một số nơi cũng thấy thế. Mấy cái trung tâm bọn nó lắm tiền thật. Có đứa bạn mà bạn trai nó suốt ngày hỏi là tại sao dân Bio bọn mày hay party thế :D. Áp lực thì không biết, nhưng tưởng là PhD thì có chế độ chung ở số ngày nghỉ/năm chứ nhỉ.

Nhưng nói chung ở trường hay ở trung tâm thì cũng còn tùy lab, tùy boss, trong 1 trung tâm to đầu tư lớn nhưng boss của 1 phòng sắp về hưu hoặc không có project thì điều kiện cũng kém và ngược lại.

Cũng như vậy với việc làm đêm hay không. Các đồng chí làm đến 2-3 h sáng nhưng chiều mới lên lab thì khác gì. Vì vậy không nên xét là làm đêm hay không mà nên xét 1 ngày làm bao nhiêu tiếng và hiệu quả thế nào. Ví dụ lab điều kiện kém phải đổ gel điện di protein, western blot xong thì strip membrane để stain với Ab khác thì 1 ngày làm 12h là bình thường. Nhưng lab khác dùng precasting gel, cùng lúc chạy 6 bản gel cho 1 mẫu và stain 6 membranes với 6 Abs khác nhau thì chỉ cần 8h mà hiệu quả vẫn thế. Rồi có những lab tự đổ gel sequencing, mix phản ứng, tự cloning gene, tự tạo kháng thể đơn dòng... thì không thể so về thời gian cày quốc với lab gửi công ty sequencing, mua luôn gene nằm trong vector, gửi công ty làm kháng thể....
 
Tôi không nói 50% đó đều do thi rớt, đúng là nhiều người đổi ngành và cũng đúng là nhiều người thi rớt, bởi vì nói thẳng ra trường tôi học là trường khó nên tỷ lệ rơi rớt cao hơn bình thường, sinh viên thiếu 0,5/100 điểm cũng thi lại chứ chưa bao giờ có trường hợp nhân nhượng cả (chính là tôi đây, kể ra cũng hơi nhục nhưng sự thật nó thế mất rồi :eek:). Tôi đã học trầy trật gần 5 năm và quả thật số còn lại đến thời điểm tốt nghiệp là <50%.
Hơn nữa tôi đã nói từ đầu topic, những gì chia sẻ ở đây là kinh nghiệm của cá nhân, xảy ra ở 1 trường ĐH cụ thể, chứ tôi chưa tổng quát hóa trường hợp này đến cả nước Đức, đừng nói sang tận USA. Trường tôi học thì tôi biết và tôi kể, mọi người nghi ngờ thì xin mời sang trường tôi để tìm hiểu:welcome: Tôi rất hy vọng được nghe những chính sách cụ thể của trường và những gì mọi người nhận xét ở nơi học tập của bản thân ạ.


Vấn đề làm thêm để kiếm tiền tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm, vì nói chung nhưng người đi theo dạng học bổng hoặc học sau đại học ít phải đi làm thêm như sinh viên tự túc nên xin phép sẽ lăng xăng về vấn đề này 1 chút. :mrgreen: Đặt sẵn 1 cục gạch ở đây khi nào có thời gian sẽ post tiếp.


Học trầy trật hay học nhàn hạ là do khả năng mỗi người, nó không phản ánh trường tốt hay trường xấu. Quan trọng là làm được gì và tiềm năng phát triển ra sao.
 
ôi giời em chết với anh quang mất, em nói em học trầy trật nghĩa là em không phải người excellent như anh ngụ ý ở trên thôi ạ. Với lại nếu em nói em học ở VN nhàn ơi là nhàn còn sang Đức học lại trầy trật thì có phản ánh được trường nào tốt hơn trường nào không ạ?

Xưa nay em chưa bao giờ dám tự hào về chuyên môn của mình nên xin anh đừng quàng vào chuyện em làm được cái gì hay tiềm năng của em ra sao. Mong anh kể cho em nghe chỗ anh làm việc người ta quản lý hệ thống như thế nào, học tập như thế nào, muốn xin sang làm thì xin ai... chẳng hạn như thế... thì em cảm ơn nhiều ạ.
 
Sinh viên & làm thêm
Tôi sẽ liệt kê một số việc sinh viên thường hay làm dựa trên kinh nghiệm cá nhân và những thu thập qua bạn bè, tất nhiên không thể đầy đủ 100% nhưng hy vọng có thể cho các bạn một cái nhìn bao quát về công việc của sinh viên (ở Đức). Tôi sẽ cố gắng sắp xếp thứ tự theo độ "hot" của việc

1. Những việc được coi là "thấp cấp" nhất: giúp việc trong quán ăn của người Việt, làm việc trong các cửa hàng fastfood như McDonald, làm công nhân trong công xưởng... Những việc này có mức lương thấp nhất, ưu đãi ít nhất, nhưng lại dễ xin được nhất vì các hàng quán hay công xưởng thường xuyên cần người và thay đổi nhân công. Sinh viên thường xin những việc này theo kiểu làm fulltime trong 2,3 tháng. Vì ở Đức có sự chênh lệch mức sống giữa miền Đông và miền Tây nên sinh viên ở phía Đông còn có thói quen đổ xuống các thành phố phía Tây vào kỳ nghỉ để tìm việc, thuê chung nhà giá rẻ, công việc thường là làm trong các xưởng sản xuất đồ ăn, đồ tiêu dùng, đặc biệt thích hợp vào mùa công nhân nghỉ phép và các hãng cần nhân công thay thế tạm thời. Khi quay lại học kỳ, số tiền kiếm được có thể đáp ứng được chi tiêu cơ bản của vài tháng sau.

Các việc tương tự như trên cũng có thể được làm theo chế độ parttime, mỗi tuần đi làm 2-3 buổi, tháng nào kiếm được tiền tiêu cho tháng đó. Nếu làm việc theo cách này thì sinh viên học Bio và các ngành thực nghiệm sẽ thiệt thòi hơn các ngành khác. Công việc thường đòi hỏi sinh viên phải để dành được 2-3 ngày cố định trong tuần để đi làm, đối với dân Bio thì mỗi khi có thí nghiệm sẽ chịu hẳn vì sẽ mất khoảng 1 tháng dí mũi vào lab từ sáng đến chiều -> mất việc.

Nhược điểm: có thể nặng nhọc với người sức khỏe yếu, lương thấp, làm cả ngày sẽ thấy cực kỳ chán, đầu óc mụ mị, không có ưu đãi gì, môi trường làm việc khá khó chịu vì chủ yếu phải tiếp xúc với những tầng lớp kém học thức.
Ưu điểm: tuy lương thấp (< 7Euro/h) nhưng thời gian làm việc nhiều -> tổng thu nhập nhiều. Công việc đơn giản, chủ yếu là làm chân tay, đầu óc không phải suy nghĩ gì, trách nhiệm ít. Giả sử trong công xưởng nhiều lúc 8 tiếng đồng hồ chỉ có mỗi việc đứng buộc nơ và chat chit với nhau :mrgreen:
Việc làm loại này có thể đẩy lên mức cao ở những công ty lớn, cần lao động khéo tay như lắp ráp máy móc điện tử. Lương ở những công ty này có thể rất cao (> 10Euro/h) khiến cho công việc trở thành cực kỳ "hot" và khó xin, nếu làm 2-3 tháng có thể kiếm đủ tiền cho cả năm.

2. Việc văn phòng: thường gặp nhất là giúp việc văn phòng trong trường. Việc này hợp với những sinh viên được bố mẹ chu cấp, chỉ cần kiếm thêm tiền, mỗi tuần chỉ cần làm 1-2 buổi. Si
Nhược điểm: thời gian làm việc ít --> thu nhập ít, công việc buồn tẻ, muốn xin việc cần có khả năng ngoại ngữ tốt, thành thạo các software nhất định
Ưu điểm: nhàn, công việc "sạch sẽ", môi trường academic dễ chịu, lương tương đối tốt (8-9Euro/h)

Sinh viên Bio chỗ tôi có rất nhiều cơ hội kiếm việc kiểu này, thay vì làm văn phòng thì sẽ làm những việc lặt vặt trong lab: rửa chai lọ, thay môi trường, hoặc "rửa đ** cho bọn thủy tức" như 1 anh bạn nói đùa.

3. Một số việc parttime khác: thời gian làm giống như đã miêu tả ở phần 1, nhưng những việc như làm thu ngân trong siêu thị, bán hàng (bánh, đồ ăn, quần áo...) có thu nhập cao hơn 1 chút (8-9Euro/h), tất nhiên trách nhiệm cũng cao hơn và phải tập trung hơn vì liên quan đến tiền nong, ngoại ngữ phải tốt và phải có khả năng giao tiếp nếu làm bán hàng.

4. Những công việc "quái đản": Loại việc này thường có lương cao (>9Euro/h) nhưng đòi hỏi những tố chất đặc biệt, ví dụ như thần kinh tốt, không sợ bẩn...
Có người bạn của tôi làm việc... ngủ qua đêm với những bệnh nhân tâm thần mắc bệnh sợ cô độc, có người trực đêm trong bệnh viện, dọn dẹp các nhà dưỡng lão... Nếu không gặp vấn đề gì về mặt tinh thần thì những việc kiểu này khá được ưa chuộng nhưng không dễ kiếm.
 
5. Việc "hot": tất nhiên thu nhập phải cao (>10Euro/h), thời gian làm việc linh hoạt. Một số việc thuộc nhóm này: làm phục vụ bàn cho restaurant, bán hàng trên tàu hỏa (tiền boa thu được có thể rất nhiều)... Những việc này muốn xin được phải qua phỏng vấn, thử việc, và khi xin được một lần thì sau này sẽ dễ xin được những việc khác. Kiểu công việc này nếu không vì lý do chính đáng rất ít ai xin nghỉ mà sẽ cố gắng bám trụ.
Công việc này đòi hỏi phải có khả năng thích ứng tốt, có trách nhiệm, phải học kỹ năng làm việc, giữ được quan hệ tốt với đồng nghiệp và boss.

6. Công việc liên quan đến chuyên môn: Làm cho các công ty chuyên ngành, ví dụ dân Bio làm việc cho Roche, Qiagen; dân IT làm cho IBM, SAP; dân banking làm cho Deutsche Bank... Những việc này thông thường được trả lương cao (~10Euro/h) và cực kỳ có lợi cho tương lai nên sinh viên phải có thành tích thật tốt, trải qua phỏng vấn, thử việc giống như xin việc thật sự sau khi ra trường. Những việc này thường cho sinh viên ở các năm sau và thường rơi vào tay những người excellent. Một số hãng lớn như IBM, SAP có thể trả lương từ 900-1200Euro/tháng, các nhà băng thậm chí trả gần 2000 (nhưng các hãng liên quan đến Bio như Roche, Berna.. chỉ trả có 300:cry:)
 
Có 1 việc khá nhiều sinh viên VN đâm đầu vào làm là.. đánh hàng từ nhà sang bán trên EBAY:mrgreen:
Việc này nếu chạy được vào guồng thì thu nhập sẽ rất khá. Tuy nhiên muốn thế thì phải làm việc giống như kinh doanh thực sự: tức là nghĩ được mặt hàng được ưa thích, tìm được nguồn hàng, có đường dây vận chuyển, mất thời gian đầu tư cho service, tích cóp sao ebay... Chủ yếu mọi người vẫn làm theo kiểu cò con, ai về VN thì gửi gắm 1 ít đồ đạc cầm sang để bán, cho nên lời lãi cũng chỉ đủ ăn kem và đi shopping thôi :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top