Một cái tôi cũng băn khoăn. Đó là hình như Mỹ đào tạo rất căn bản. Ts phải đăng ký theo học rất nhiều khóa học, không chỉ hỗ trợ cho nghiên cứu mà còn hình thành nền tảng kiến thức rộng. Trong khi đó có vẻ như ở các nước khác (Anh, Đức, Canada, Nhật, Hàn, Úc) thì NCS chỉ làm nghiên cứu là chính.
Mặc dù học là nhiệm vụ cả đời, và đối với một Ts có trách nhiệm và cầu thị thì việc tự trang bị kiến thức là đương nhiên. Nhưng rõ ràng một số Ts tốt nghiệp nước ngoài tôi từng gặp có nền tảng kiến thức không được đều và vững lắm. Không biết tình trạng này chỉ xảy ra với Ts Việt Nam hay cả với những Ts tốt nghiệp ở các nước ngoài Mỹ?
Nghe nói ở Mỹ còn có cái gọi là lab rotation, mà NCS sẽ được thử nghiệm các lab khác nhau trong vòng 3-6 tháng với 2-3 lab trước khi quyết định theo đuổi PhD ở lab nào. Tất nhiên cái này ăn vào thời gian làm Ths hoặc trước khi thi tuyển qualification exam. Hình như tôi đọc được cái này ở MIT. Không biết trường khác có hình thức này hay không?
Một ấn tượng nữa của tôi là phong trào học Ts có vẻ mạnh lên dần từ năm 2000 trở về sau. Trước năm 2000 các anh chị khóa trước ở Úc đều tự nguyện quay về nước theo cam kết với Bộ GD. (tất nhiên họ sẽ đi Ts sau 2 năm làm việc cho nhà nước). Còn từ đó trở về sau các em đều cố xoay xở, cách này hay cách khác để đi học cao lên ở một nước thứ 2. Không biết có sự thay đổi gì trong cam kết của Bộ GD hay đấy là một tầm nhìn mới của thế hệ đi sau?
Cách đây độ 4-5 năm học bổng tự kiếm còn khó khăn. Bây giờ có vẻ như bùng nổ kho học bổng tự kiếm. Có lẽ thuận lợi nhất là bây giờ nguồn tài liệu ôn tập tiếng Anh, các trung tâm luyện thi Tiếng Anh đã có chất lượng hơn và đã gạt được rào cản ngoại ngữ cho các ứng viên có năng lực.
Đối với các bạn học Sinh học, một thuận lợi lớn là IBT và các trung tâm CSNH luôn mở rộng cửa cho những ai yêu thích nghiên cứu. Vào làm ở đây độ 1-2 năm (ví dụ từ hè năm 2-3) cộng với ôn ngoại ngữ trong thời gian đó nữa thì cầm chắc khả năng xin PhD ở bất kỳ nước nào. Nếu muốn đi Mỹ nữa thì đầu tư ôn thi GRE General, hoặc nếu đã đọc tốt tài liệu tiếng Anh thì thêm GRE Biochem. hoặc GRE biology nữa là khả năng vào top 10 của Mỹ rất cao (tất nhiên ở đây đã có sự ưu ái thông qua chương trình VEF).
Một ý mà Hưng nói làm tôi rất quan tâm. Đấy là vấn đề giữa ý tưởng và kỹ thuật. Có vẻ như một số lab vẫn tập trung vào những vấn đề mà tính đột phá không cao, nhưng lại sa lầy về mặt kỹ thuật. Trong khi đó có lab có ý tưởng hay thì họ bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ để công bố trước, sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê các công ty dịch vụ làm các thí nghiệm thường quy & họ chỉ tập trung vào các thí nghiệm chính. Có vẻ như ai may mắn thì vào được loại lab sau, còn ai xui rủi thì rơi vào loại lab trước!
Mặc dù học là nhiệm vụ cả đời, và đối với một Ts có trách nhiệm và cầu thị thì việc tự trang bị kiến thức là đương nhiên. Nhưng rõ ràng một số Ts tốt nghiệp nước ngoài tôi từng gặp có nền tảng kiến thức không được đều và vững lắm. Không biết tình trạng này chỉ xảy ra với Ts Việt Nam hay cả với những Ts tốt nghiệp ở các nước ngoài Mỹ?
Nghe nói ở Mỹ còn có cái gọi là lab rotation, mà NCS sẽ được thử nghiệm các lab khác nhau trong vòng 3-6 tháng với 2-3 lab trước khi quyết định theo đuổi PhD ở lab nào. Tất nhiên cái này ăn vào thời gian làm Ths hoặc trước khi thi tuyển qualification exam. Hình như tôi đọc được cái này ở MIT. Không biết trường khác có hình thức này hay không?
Một ấn tượng nữa của tôi là phong trào học Ts có vẻ mạnh lên dần từ năm 2000 trở về sau. Trước năm 2000 các anh chị khóa trước ở Úc đều tự nguyện quay về nước theo cam kết với Bộ GD. (tất nhiên họ sẽ đi Ts sau 2 năm làm việc cho nhà nước). Còn từ đó trở về sau các em đều cố xoay xở, cách này hay cách khác để đi học cao lên ở một nước thứ 2. Không biết có sự thay đổi gì trong cam kết của Bộ GD hay đấy là một tầm nhìn mới của thế hệ đi sau?
Cách đây độ 4-5 năm học bổng tự kiếm còn khó khăn. Bây giờ có vẻ như bùng nổ kho học bổng tự kiếm. Có lẽ thuận lợi nhất là bây giờ nguồn tài liệu ôn tập tiếng Anh, các trung tâm luyện thi Tiếng Anh đã có chất lượng hơn và đã gạt được rào cản ngoại ngữ cho các ứng viên có năng lực.
Đối với các bạn học Sinh học, một thuận lợi lớn là IBT và các trung tâm CSNH luôn mở rộng cửa cho những ai yêu thích nghiên cứu. Vào làm ở đây độ 1-2 năm (ví dụ từ hè năm 2-3) cộng với ôn ngoại ngữ trong thời gian đó nữa thì cầm chắc khả năng xin PhD ở bất kỳ nước nào. Nếu muốn đi Mỹ nữa thì đầu tư ôn thi GRE General, hoặc nếu đã đọc tốt tài liệu tiếng Anh thì thêm GRE Biochem. hoặc GRE biology nữa là khả năng vào top 10 của Mỹ rất cao (tất nhiên ở đây đã có sự ưu ái thông qua chương trình VEF).
Một ý mà Hưng nói làm tôi rất quan tâm. Đấy là vấn đề giữa ý tưởng và kỹ thuật. Có vẻ như một số lab vẫn tập trung vào những vấn đề mà tính đột phá không cao, nhưng lại sa lầy về mặt kỹ thuật. Trong khi đó có lab có ý tưởng hay thì họ bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ để công bố trước, sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê các công ty dịch vụ làm các thí nghiệm thường quy & họ chỉ tập trung vào các thí nghiệm chính. Có vẻ như ai may mắn thì vào được loại lab sau, còn ai xui rủi thì rơi vào loại lab trước!