Du học?? Chia sẻ một chút!

Một cái tôi cũng băn khoăn. Đó là hình như Mỹ đào tạo rất căn bản. Ts phải đăng ký theo học rất nhiều khóa học, không chỉ hỗ trợ cho nghiên cứu mà còn hình thành nền tảng kiến thức rộng. Trong khi đó có vẻ như ở các nước khác (Anh, Đức, Canada, Nhật, Hàn, Úc) thì NCS chỉ làm nghiên cứu là chính.
Mặc dù học là nhiệm vụ cả đời, và đối với một Ts có trách nhiệm và cầu thị thì việc tự trang bị kiến thức là đương nhiên. Nhưng rõ ràng một số Ts tốt nghiệp nước ngoài tôi từng gặp có nền tảng kiến thức không được đều và vững lắm. Không biết tình trạng này chỉ xảy ra với Ts Việt Nam hay cả với những Ts tốt nghiệp ở các nước ngoài Mỹ?

Nghe nói ở Mỹ còn có cái gọi là lab rotation, mà NCS sẽ được thử nghiệm các lab khác nhau trong vòng 3-6 tháng với 2-3 lab trước khi quyết định theo đuổi PhD ở lab nào. Tất nhiên cái này ăn vào thời gian làm Ths hoặc trước khi thi tuyển qualification exam. Hình như tôi đọc được cái này ở MIT. Không biết trường khác có hình thức này hay không?

Một ấn tượng nữa của tôi là phong trào học Ts có vẻ mạnh lên dần từ năm 2000 trở về sau. Trước năm 2000 các anh chị khóa trước ở Úc đều tự nguyện quay về nước theo cam kết với Bộ GD. (tất nhiên họ sẽ đi Ts sau 2 năm làm việc cho nhà nước). Còn từ đó trở về sau các em đều cố xoay xở, cách này hay cách khác để đi học cao lên ở một nước thứ 2. Không biết có sự thay đổi gì trong cam kết của Bộ GD hay đấy là một tầm nhìn mới của thế hệ đi sau?

Cách đây độ 4-5 năm học bổng tự kiếm còn khó khăn. Bây giờ có vẻ như bùng nổ kho học bổng tự kiếm. Có lẽ thuận lợi nhất là bây giờ nguồn tài liệu ôn tập tiếng Anh, các trung tâm luyện thi Tiếng Anh đã có chất lượng hơn và đã gạt được rào cản ngoại ngữ cho các ứng viên có năng lực.

Đối với các bạn học Sinh học, một thuận lợi lớn là IBT và các trung tâm CSNH luôn mở rộng cửa cho những ai yêu thích nghiên cứu. Vào làm ở đây độ 1-2 năm (ví dụ từ hè năm 2-3) cộng với ôn ngoại ngữ trong thời gian đó nữa thì cầm chắc khả năng xin PhD ở bất kỳ nước nào. Nếu muốn đi Mỹ nữa thì đầu tư ôn thi GRE General, hoặc nếu đã đọc tốt tài liệu tiếng Anh thì thêm GRE Biochem. hoặc GRE biology nữa là khả năng vào top 10 của Mỹ rất cao (tất nhiên ở đây đã có sự ưu ái thông qua chương trình VEF).

Một ý mà Hưng nói làm tôi rất quan tâm. Đấy là vấn đề giữa ý tưởng và kỹ thuật. Có vẻ như một số lab vẫn tập trung vào những vấn đề mà tính đột phá không cao, nhưng lại sa lầy về mặt kỹ thuật. Trong khi đó có lab có ý tưởng hay thì họ bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ để công bố trước, sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê các công ty dịch vụ làm các thí nghiệm thường quy & họ chỉ tập trung vào các thí nghiệm chính. Có vẻ như ai may mắn thì vào được loại lab sau, còn ai xui rủi thì rơi vào loại lab trước!
 
Transit đã lâu lại còn bị áo len giật điện suốt mấy tiếng đồng hồ đau quá em lại lên đây tán chuyện với mọi người cho đỡ buồn vậy :cry:
@ Lan: cảm ơn em nhé, chị cũng chúc em và gia đình ăn Tết vui vẻ hạnh phúc
@ Duyên Anh: hồi trước mình có cảm giác nên gọi DA là chị, đọc post này xong lại thấy nên gọi là cô thì hơn :) , nhưng không có nghĩa là mình phủ định ý nghĩa của bài thơ ở trên đâu nhé, những vấn đề đó lúc nào sinh viên du học cũng nên lưu ý, chỉ có điều cũng không nhất thiết phải "khắt khe" như thế. Với lại những vấn đề khoe mông hở ngực nhuộm tóc thì ở nhà có khi lại phổ biến hơn ở "Tây". Theo quan sát của mình thì con gái VN sang châu Âu ít nhuộm tóc vì Tây nó thích tóc đen :mrgreen:, ăn mặc có thể thoáng hơn 1 tý nhưng rất nhiều người có chung ý kiến là chỉ mát mẻ ở đây thôi chứ về VN thì phải kín trở lại, không thì dễ gặp điều tiếng vì.. những bài thơ như trên.:mrgreen:
@ các PhDs nhà mình: Cho em hỏi một câu, các PhD trên diễn đàn nhà ta đều xác định stick to the academic field phải không ạ? Các anh các chị khi đi làm tiến sĩ có phải đều dự tính trước sẽ làm việc ở viện nghiên cứu, trường đại học... không? Có ai xác định làm tiến sĩ xong sẽ "từ bỏ khoa học" toàn phần hoặc một phần để làm việc cho các công ty CNSH, dược phẩm không?
Theo quan sát của em ở Đức và một số nước châu Âu khác, nhiều tiến sĩ tốt nghiệp xong đều xin việc vào các công ty CNSH và các công ty này cũng thường xuyên tuyển người có trình độ tiến sĩ trở lên. Tất nhiên học xong đại học hoặc Master cũng có thể xin vào nhưng công việc và mức lương thì không thể so sánh. Ở Việt Nam em chưa biết nhiều thông tin, nhưng chỉ nghe chủ yếu sinh viên tốt nghiệp ĐH xong đi làm hãng thôi, và chủ yếu là đi chào hàng, bán hàng chứ không làm chuyên môn... Em được biết các công ty tập đoàn lớn đều có đội ngũ researcher rất đỉnh, chỉ có điều mục đích nghiên cứu của họ khác ở trường và tất nhiên mang tính thực dụng cao hơn thôi, một lab của họ chắc là chỉ cần đầu não giỏi còn lính tráng làm thuê thì miễn là chăm chỉ và skilled là được. Qua đó em hình dung ở châu Âu người ta cũng làm PhD theo kiểu thực dụng và cũng có PhD giỏi PhD dốt cả thôi, chẳng riêng VN mình mới thế. Theo ý kiến của mọi người việc làm PhD để sau này làm ăn kiếm tiền và làm PhD rồi tiếp tục nghiên cứu, xin GS về bản chất có khác nhau không? Có phải dân academic hay "khinh" dân làm ăn không?
 
Thêm 1 chút ý kiến về vấn đề mà Duyên Anh nhắc đến trong bài thơ ở trên: Những vấn đề này thực ra cũng phức tạp khi đối mặt chứ không thể nói "giữ gìn" là giữ gìn được ngay, bởi vì nếu thực hiện không khéo thì sẽ rất khó hòa nhập với môi trường và những người cùng làm việc.

Tôi lấy vài ví dụ nho nhỏ thôi nhé: Dân châu Âu rất thích uống rượu bia và hay tụ tập party vào cuối tuần chẳng hạn, đối với họ đấy là việc rất bình thường, cuộc sống của người làm khoa học hay làm kinh tế cũng vậy thôi, nhưng ở VN thì việc học sinh sinh viên đi bar, di pub uống rượu bia chơi qua đêm vẫn bị đánh giá rất khắt khe. Nếu sinh viên VN mình từ chối tất cả những lần gặp mặt đó thì liệu người bản xứ sẽ đánh giá như thế nào? thiếu hòa đồng? tự cô lập? sẽ rất khó để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến công việc chứ. Hoặc là mùa hè nóng nực con gái châu Âu mặc bikini đi dạo trên phố còn con gái VN vẫn phải kín cổng cao tường lại phải chạy bộ đi học hay chen nhau trên xe bus cho mồ hôi chảy sao? thậm chí người ta sẽ thấy mình dị hợm nữa. Mọi người cứ tưởng tượng ở VN mình thấy dân du lịch ăn mặc dị hợm trên đường ra sao thì ra nước ngoài người ta cũng sẽ nhìn ngược lại mình như vậy nếu mình ăn mặc khác người thôi. Thế còn trong những buổi giao lưu văn hóa, áo dài VN chưa bị ai chê bao giờ cả.
Cách đây vài các bạn sinh viên ở thành phố của tôi cố gắng hết sức tổ chức 1 buổi quảng bá văn hóa VN, mặc dù nhân lực cực kỳ ít ỏi nhưng mà ấn tượng để lại với các bạn Đức thì không nhỏ chút nào, và nếu không có những bạn có quan hệ tốt với sinh viên bản xứ (tức là những người chăm chỉ party nhậu nhẹt nhất ấy ạ :)) thì chưa chắc đã đông khách và thành công đến thế.

Hồi xưa tôi vẫn nghe đài báo nói câu "Hòa nhập chứ không hòa tan", nói ngược lại thì "không hòa tan nhưng vẫn phải hòa nhập". Sự thật là rất nhiều sinh viên VN không có khả năng hòa nhập văn hóa khi du học! (Chuyện này thực ra cũng là 1 vấn đề lớn của sinh viên du học nên mặc dù không liên quan đến chuyên môn tôi vẫn muốn được nói đến)
 
Tôi lấy vài ví dụ nho nhỏ thôi nhé: Dân châu Âu rất thích uống rượu bia và hay tụ tập party vào cuối tuần chẳng hạn, đối với họ đấy là việc rất bình thường, cuộc sống của người làm khoa học hay làm kinh tế cũng vậy thôi, nhưng ở VN thì việc học sinh sinh viên đi bar, di pub uống rượu bia chơi qua đêm vẫn bị đánh giá rất khắt khe. Nếu sinh viên VN mình từ chối tất cả những lần gặp mặt đó thì liệu người bản xứ sẽ đánh giá như thế nào? thiếu hòa đồng? tự cô lập? sẽ rất khó để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến công việc chứ. Hoặc là mùa hè nóng nực con gái châu Âu mặc bikini đi dạo trên phố còn con gái VN vẫn phải kín cổng cao tường lại phải chạy bộ đi học hay chen nhau trên xe bus cho mồ hôi chảy sao? thậm chí người ta sẽ thấy mình dị hợm nữa. Mọi người cứ tưởng tượng ở VN mình thấy dân du lịch ăn mặc dị hợm trên đường ra sao thì ra nước ngoài người ta cũng sẽ nhìn ngược lại mình như vậy nếu mình ăn mặc khác người thôi. Thế còn trong những buổi giao lưu văn hóa, áo dài VN chưa bị ai chê bao giờ cả.
Cách đây vài các bạn sinh viên ở thành phố của tôi cố gắng hết sức tổ chức 1 buổi quảng bá văn hóa VN, mặc dù nhân lực cực kỳ ít ỏi nhưng mà ấn tượng để lại với các bạn Đức thì không nhỏ chút nào, và nếu không có những bạn có quan hệ tốt với sinh viên bản xứ (tức là những người chăm chỉ party nhậu nhẹt nhất ấy ạ :)) thì chưa chắc đã đông khách và thành công đến thế.

Hè hè, cái này bà chị Hiền nói đúng ý tui quá, đi nước ngoài mà không dám đi ăn chơi tới bến với tụi bản xứ thì rất khó cho mình, không đi tụi nó lại bảo là " bọn mày không coi bọn tao ra gì?" và sau này có muốn đi tụi nó cũng không thèm rủ ấy chứ.

Nhưng đôi khi, bọn bản xứ lại áp đặt cái culture của chúng vô chúng ta, chúng nghĩ culture như vậy mới đúng còn trong khi ở VN thì lại chẳng có gì. Vì dụ, sinh viên ở Hàn nhé, điều tối kị là không bao giờ được hút thuốc trước mặt GS hay để cho GS thấy, đi ngoài đường dù lạnh đến mấy cũng phải thò hay cái tay ra, "cúi" người mà say hello... Mà không làm thế thì ôi thôi, scandal xảy ra và ngay lập tức không biết tại sao tin tức lan truyền với tốc độ "khủng khiếp". Haizzz

Tuy nhiên, ở các nước ôn đới như Châu Âu chẳng hạn, có vẻ thường các cuộc "ăn nhậu bù khú" thường kết thúc rất khuya thì phải, ấy thế mà không hiểu sao sáng ngày mai, thiên hạ vẫn cứ vô lab đúng giớ, làm việc ầm ầm. Các bác có gặp trường hợp đó không vậy?, tôi thì không ở Châu Âu nhưng chỗ tôi cũng như rứa, thời gian đấu đuối lắm, lần nào đi cũng "chết", may mà càng ngày càng "nội công thâm hậu " hơn để còn đu đeo với thiên hạ relax sau khi làm việc căng thẳng.

@các bác ở nước ngoài (tết này không về VN nhá) có kế hoạch đón tết thế nào, cho tui đây biết mà đua đòi xí!
 
Một cái tôi cũng băn khoăn. Đó là hình như Mỹ đào tạo rất căn bản. Ts phải đăng ký theo học rất nhiều khóa học, không chỉ hỗ trợ cho nghiên cứu mà còn hình thành nền tảng kiến thức rộng. Trong khi đó có vẻ như ở các nước khác (Anh, Đức, Canada, Nhật, Hàn, Úc) thì NCS chỉ làm nghiên cứu là chính.

ở nước khác thì em không biếtc chứ ở Đức thì em thấy là cũng có 2 kiểu đào tạo ta PhD. như bác Lương nói ấy.
- nếu ai làm PhD ở một trường ĐH có chương trình đào tạo, với số lượng đông ( 20-40 người một khóa) thì chương trình của nó là 3 năm, phải tham gia nhiều khoa học nhỏ trong đó, hang tuần còn có bai giảng, và cũng phải đi nghe giảng như thường thôi, Seminar là thường xuyên không nói tới rồi. trong 3 năm ấy cũng có 2 kì thi, một kì thi giữa chương trình, và kì thi tốt nghiệp
- còn một kiểu nữa là làm PhD ở các trung tâm, công ti, viện ngoài trường ĐH cũng có thể trong trường DH...., thi là thường làm cùng một dự án của một nhóm, một giá sư nào đó chủ trì và đang cần người làm, họ tuyển mình vào vừa làm cho dự án đòng thời mình có thể sử dụng quá trình làm việc đó để làm PhD cho riêng mình, ở các nơi này thì thường không có các khóa học bắt buộc mà chủ yếu nghiên cứu và báo cáo kết quả, hoặc thảo luận hang tuần ( seminar )....
 
Đan Mạch có nền giáo dục rất tốt nên bạn cứ yên tâm.
Theo hiểu biết cá nhân thì tôi biết có hai nơi ở Đan Mạch đào tạo rất tốt về sinh học:
- Đại học tổng hợp Copenhagen (http://www.life.ku.dk/English.aspx)
- Đại học tổng hợp Roskilde (http://www.ruc.dk/ruc_en/)

Chúc các bạn thành công!
Em cảm ơn nha
Mấy cái này mà Search google thì đời nào mới thấy (y)(y)(y)
 
Một cái tôi cũng băn khoăn. Đó là hình như Mỹ đào tạo rất căn bản. Ts phải đăng ký theo học rất nhiều khóa học, không chỉ hỗ trợ cho nghiên cứu mà còn hình thành nền tảng kiến thức rộng. Trong khi đó có vẻ như ở các nước khác (Anh, Đức, Canada, Nhật, Hàn, Úc) thì NCS chỉ làm nghiên cứu là chính.
Mặc dù học là nhiệm vụ cả đời, và đối với một Ts có trách nhiệm và cầu thị thì việc tự trang bị kiến thức là đương nhiên. Nhưng rõ ràng một số Ts tốt nghiệp nước ngoài tôi từng gặp có nền tảng kiến thức không được đều và vững lắm. Không biết tình trạng này chỉ xảy ra với Ts Việt Nam hay cả với những Ts tốt nghiệp ở các nước ngoài Mỹ?

Nghe nói ở Mỹ còn có cái gọi là lab rotation, mà NCS sẽ được thử nghiệm các lab khác nhau trong vòng 3-6 tháng với 2-3 lab trước khi quyết định theo đuổi PhD ở lab nào. Tất nhiên cái này ăn vào thời gian làm Ths hoặc trước khi thi tuyển qualification exam. Hình như tôi đọc được cái này ở MIT. Không biết trường khác có hình thức này hay không?

Một ấn tượng nữa của tôi là phong trào học Ts có vẻ mạnh lên dần từ năm 2000 trở về sau. Trước năm 2000 các anh chị khóa trước ở Úc đều tự nguyện quay về nước theo cam kết với Bộ GD. (tất nhiên họ sẽ đi Ts sau 2 năm làm việc cho nhà nước). Còn từ đó trở về sau các em đều cố xoay xở, cách này hay cách khác để đi học cao lên ở một nước thứ 2. Không biết có sự thay đổi gì trong cam kết của Bộ GD hay đấy là một tầm nhìn mới của thế hệ đi sau?

Cách đây độ 4-5 năm học bổng tự kiếm còn khó khăn. Bây giờ có vẻ như bùng nổ kho học bổng tự kiếm. Có lẽ thuận lợi nhất là bây giờ nguồn tài liệu ôn tập tiếng Anh, các trung tâm luyện thi Tiếng Anh đã có chất lượng hơn và đã gạt được rào cản ngoại ngữ cho các ứng viên có năng lực.

Đối với các bạn học Sinh học, một thuận lợi lớn là IBT và các trung tâm CSNH luôn mở rộng cửa cho những ai yêu thích nghiên cứu. Vào làm ở đây độ 1-2 năm (ví dụ từ hè năm 2-3) cộng với ôn ngoại ngữ trong thời gian đó nữa thì cầm chắc khả năng xin PhD ở bất kỳ nước nào. Nếu muốn đi Mỹ nữa thì đầu tư ôn thi GRE General, hoặc nếu đã đọc tốt tài liệu tiếng Anh thì thêm GRE Biochem. hoặc GRE biology nữa là khả năng vào top 10 của Mỹ rất cao (tất nhiên ở đây đã có sự ưu ái thông qua chương trình VEF).

Một ý mà Hưng nói làm tôi rất quan tâm. Đấy là vấn đề giữa ý tưởng và kỹ thuật. Có vẻ như một số lab vẫn tập trung vào những vấn đề mà tính đột phá không cao, nhưng lại sa lầy về mặt kỹ thuật. Trong khi đó có lab có ý tưởng hay thì họ bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ để công bố trước, sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê các công ty dịch vụ làm các thí nghiệm thường quy & họ chỉ tập trung vào các thí nghiệm chính. Có vẻ như ai may mắn thì vào được loại lab sau, còn ai xui rủi thì rơi vào loại lab trước!
Em cũng vừa tìm hiểu chút chút thì thấy chương trình PhD tại Mĩ đúng là rất bài bản. Các Course thường khá vất vả đối với sinh viên. Cái này cũng còn tùy vào mỗi người. Có người tự học cái mình thấy cần, ko có course - Vẫn ổn :).
Các trường em biết thì ngành sinh thì 6/10 có kiểu rotation trong các lab. Ví dụ, nếu trường có Molecular, Cellular and Developmental Biology Program thì ở đây sẽ tập trung một số giáo làm về vấn đề này (ở động vật, thực vật, miễn dịch...). Học sinh được nhận sẽ làm ở các lab khác nhau (không bó buộc trong 1 Department). Tất nhiên là cũng có rotation của các lab trong 1 Department. Em thì thấy kiểu lab giữa các Department rất hay vì để học sinh vừa có thể tập trung vào cái mình làm, vừa trao đổi thông tin giữa các khoa khác nhau, rất nhiều cái có ích, và phần lớn những chương trình này lại miễn phí apply cho học sinh :mrgreen:, lại chỉ phải gửi bản copy toefl và gre. Chắc cạnh tranh ghê lắm!
 
Một cái tôi cũng băn khoăn. Đó là hình như Mỹ đào tạo rất căn bản. Ts phải đăng ký theo học rất nhiều khóa học, không chỉ hỗ trợ cho nghiên cứu mà còn hình thành nền tảng kiến thức rộng. Trong khi đó có vẻ như ở các nước khác (Anh, Đức, Canada, Nhật, Hàn, Úc) thì NCS chỉ làm nghiên cứu là chính.

Cái này thì tuỳ theo quan niệm như anh Lương đã đề cập.
Tôi không rõ ở các nước khác thế nào, nhưng tại Canada, mỗi sinh viên tiến sĩ phải học 3-5 môn trong suốt chương trình của mình (số lượng tuỳ trường quy định và tuỳ cá nhân quyết định), ngoài ra còn phải tham gia các seminar khoa học định kỳ hàng tuần trong suốt 2 năm đầu.

Tuy số lượng môn học cho sinh viên tiến sĩ tại Canada ít, nhưng vào khoảng năm thứ 2 hoặc 3, họ phải trải qua một kỳ thi tiến sĩ (gọi là "Candidacy Exam") nghiêm ngặt và căng thẳng:
- Thi vấn đáp (trong vòng 2 giờ đồng hồ): Trong buổi này, sẽ có 3 cán bộ trong bộ môn, 1 ngoài bộ môn, và 1 ngoài trường đặt ra tất cả mọi loại câu hỏi trên đời có liên quan đến lĩnh vực mà sinh viên đó đang làm (từ kiến thức căn bản cho đến những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực, từ ý nghĩa cơ bản cho đến ứng dụng của đề tài).
- Thi giấy: Trước ngày thi vấn đáp một tháng, 3 trong số 5 thành viên hội đồng chấm thi sẽ đặt ra ba câu hỏi hóc búa. Sinh viên có 3 tuần để trả lời 3 câu hỏi này trên giấy (mỗi câu trả lời sơ sơ 20 trang giấy).

Nếu không đạt thì sinh viên phải thi lại khi nào đạt thì thôi. Do vậy, sinh viên làm tiến sĩ ở Canada phải tự biết thân biết phận mà dùi mài để vượt qua "ải" này.

Ở các nước khác có lẽ cũng vậy, nếu không bắt sinh viên học nhiều môn, thì chắc hẳn họ phải có cách thức nào đó yêu cầu sinh viên phải nắm vững kiến thức nền tảng và tư duy khoa học để được cấp bằng tiến sĩ.


Nghe nói ở Mỹ còn có cái gọi là lab rotation, mà NCS sẽ được thử nghiệm các lab khác nhau trong vòng 3-6 tháng với 2-3 lab trước khi quyết định theo đuổi PhD ở lab nào. Tất nhiên cái này ăn vào thời gian làm Ths hoặc trước khi thi tuyển qualification exam. Hình như tôi đọc được cái này ở MIT. Không biết trường khác có hình thức này hay không?

Hình như đa số các trường đại học của Mỹ đều có việc luân chuyển lab này.
Hầu hết chế độ luân chuyển lab là áp dụng cho sinh viên tiến sĩ, tuy nhiên cũng có một số trường (như Đại học tổng hợp Alabama) áp dụng chế độ này cho cả sinh viên học thạc sĩ.


Nguyễn Ngọc Lương said:
Một ý mà Hưng nói làm tôi rất quan tâm. Đấy là vấn đề giữa ý tưởng và kỹ thuật. Có vẻ như một số lab vẫn tập trung vào những vấn đề mà tính đột phá không cao, nhưng lại sa lầy về mặt kỹ thuật. Trong khi đó có lab có ý tưởng hay thì họ bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ để công bố trước, sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê các công ty dịch vụ làm các thí nghiệm thường quy & họ chỉ tập trung vào các thí nghiệm chính. Có vẻ như ai may mắn thì vào được loại lab sau, còn ai xui rủi thì rơi vào loại lab trước!

Theo tôi thì vào được lab sau là quý, vì ý tưởng rất quan trọng.
Nhưng vào mấy lab như trước cũng không phải là "quá tệ", trừ trường hợp quá sa lầy mà vẫn không chịu đi đường khác. Không phải ai học xong cũng được vào làm ở những nơi tiền bạc dồi dào để có thể tung tiền thuê người làm (cũng có trường hợp dùng búa tạ đập ruồi).
Tư duy khoa học là quan trọng, nhưng tư duy để đạt được mục đích khoa học mong muốn trong điều kiện hạn chế về tiền bạc cũng quan trọng không kém.

:???:
 
Có phải dân academic hay "khinh" dân làm ăn không?
Hồi xưa thôi (ví dụ Herb Boyer) chứ bây giờ được làm trong industry lẫn academia thì mới chứng tỏ được vị thế của mình chứ. Nghe bảo sư phụ của đc Hưng từng luyện công ở geneentech lẫn Harvard gì đấy rồi mới về Đức lập môn lập phái. Các nhà khoa học tầm tầm (không thuộc diện tiềm năng được Nobel) thì được làm trong các công ty là một bằng chứng về chuyên môn của mình chứ sao (đáng khoe).
 
Cả ngày hôm qua đi nhậu nhẹt phê quá, hôm nay vẫn còn lơ tơ mơ vào bốc phét tiếp hehe. Mỗi hệ thống đều có 1 cái hay riêng. Quan trọng là bản thân mỗi người lợi dụng điểm mạnh yếu của từng hệ thống như thế nào để có thể kéo lùi bọn Tư bản lại:mrgreen:.

Chỗ tôi PhD không phải học hành môn nào, seminar thì 1 tuần ít nhất 2 buổi, 1 buổi do cây nhà lá vườn, 1 buổi mời mấy thằng đầu to đến bốc phét. Nói chung cũng không bắt buộc gì chỉ khi nào thấy văng vắng là director lại đi nhắc nhở các đồng chí culi chịu khó đi nghe seminar.

Cũng không thấy có thi cử hay kiểm tra tiến độ thí nghiệm gì cả. Chỉ trung bình 1 tháng phải bốc phét 1 lần về kết quả thu được. Mà không có gì để bốc phét thì boss :twisted:.

Còn việc dân nào khinh dân nào thì do em Hiền tưởng tượng thôi. Theo mình cảm nhận thì ở bên kia academic cũng là một nghề như bao nghề trông xe, nướng bánh khác thôi:mrgreen:. Có thằng bạn Trung Quốc ở đó lâu rồi, thấy nó bảo mấy nhóc làm PostDoc là do không xin được việc ở công ty:grin:.

Bà con đi học nên để ý đến luật với tổ chức công đoàn 1 chút. Nói chung nên tìm hiểu tối đa quyền lợi của mình sẽ có nhiều cái lợi. Apply học bổng bây giờ quả thật rất dễ, chỉ cần thi TOEFL hoặc IELTS là apply được ngay thôi.

Về việc kỹ thuật với ý tưởng thì khuyến cáo nên cố chui vào mấy lab boss đã từng lên nature, science, cell sẽ thấy khác hẳn các lab khác. Nhiều boss bên kia rất khôn, ví dụ để lên 1 báo cần 6 cái figures thì boss chỉ đạo bà con trong lab làm 3 cái figures chính còn 3 cái kia phân ra cho 3 lab khác, vậy là tốc độ publish nhanh gấp đôi. Có bà con lại thắc mắc vậy kỹ thuật của 3 cái figures đi thuê mình sẽ không được học. Xin thưa thời buổi bây giờ cái không thiếu nhất là kỹ thuật. Thông thường 1 đồng chí lên boss được là bởi có công bố xịn, nhiều và tên đứng đầu. Còn khi tuyển boss đâu có ai bảo đồng chí vào lab trình diễn thí nghiệm xem biết làm gì đâu.

Thôi tạm thế đã, giờ phải đi uống rượu tiếp:cheers:, năm hết tết đến mệt thấy mồ.
 
Bữa trước có nói chuyện với Hưng về tuyển NCS. Xem ra anh giỏi vẫn chưa đủ đề được nhận vào một lab. Ví dụ anh A và anh B có xung đột với nhau (quốc tịch, màu da, cá nhân) và vào một lab thì e sinh chuyện. Vì thế nếu anh A muốn apply vào lab có anh B làm việc thì boss sẽ phỏng vấn xem anh A và anh B liệu có vấn đề gì không. Và vì thế trong cái CV một phần rất quan trọng là khả năng giao tiếp và được lòng đồng nghiệp.
À, tôi thấy có một xu hướng hiện nay nữa là học PhD xong đi vào lĩnh vực PR, popular (popularize) sciences (khoa học cho đại chúng). Rất nhiều tên, ví dụ Brian Greene, Lisa Randall, hay Watson đều rất active trong việc phổ biến tiến bộ trong lĩnh vực của mình cho công chúng. Ở VN chưa có ai làm được điều này.
 
Theo tôi thì vào được lab sau là quý, vì ý tưởng rất quan trọng.
Nhưng vào mấy lab như trước cũng không phải là "quá tệ", trừ trường hợp quá sa lầy mà vẫn không chịu đi đường khác. Không phải ai học xong cũng được vào làm ở những nơi tiền bạc dồi dào để có thể tung tiền thuê người làm (cũng có trường hợp dùng búa tạ đập ruồi).
Tư duy khoa học là quan trọng, nhưng tư duy để đạt được mục đích khoa học mong muốn trong điều kiện hạn chế về tiền bạc cũng quan trọng không kém.

:???:

Anh Đôn nói câu này rất hay, đấy là tình cảnh của tôi hiện nay, trước đây vì chạy đua để có data kiếm 2 báo tốt nhiệp nên gì cũng đi thuê, tốt nghiepj PhD lo về nước hoặc đi chỗ khác kiếm job thì vướng một cái là không còn hứng thú làm các ths nghiệm tỉ mẩn. Nói chung cái gì cúng có hay và có dở.
 
Cho Nas hỏi Nas định sẽ học hết chương trình đại học ở VN(bác sĩ đa khoa) rồi mới đi du học(Mỹ hoặc Anh).Vậy cho Nas hỏi bên đó có trường nào đào tạo trường hợp như của Nas không?
 
Chào các anh chị,
em hiện là sinh viên năm 3, em học chuyên ngành Công nghệ sinh học và có mong muốn là sau khi tốt nghiệp có thể apply xin full scholarship ở Canada hoặc Úc. Nhưng thông tin về các học bổng ở Canada em tìm được rất ít, nên rất mong các anh chị có kinh nghiệm về việc xin học bổng ở 2 nước trên có thể chia sẻ em với
Em hiện đang làm một đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên về topic Biodiesel, sắp tới sẽ làm thêm 2 đề tài nữa. Em cũng đang luyện thi IELTS cố gắng đạt 7.0 và thi GRE nữa.
Mong được anh chị chia sẻ. (y)
 
Chi phi du hoc cũng khá cao. Sinh viên nhà mình sang đó đi làm thêm nhiều phết vừa có kinh nghiệm vừa thêm thu nhập.


Sang đi du học chưa chắc có tg mà đi làm đâu. Cực lắm. Nói là vậy chứ nếu đi làm thì phải thức ngày đêm để học bù. Chi phí, mức sống ở Canada khá cao, tưởng vậy mà k đơn giản. Muốn xin đc full scholarship cũng k dễ vì k fai cứ giỏi hay có bằng AV là đc, quan trọng lúc nó cho m dự kỳ thi nữa. Nếu yêu cầu làm bài luận thì cần phải có nh ý kiến mở, nó tôn trọng nh ý kiến riêng đánh giá của chúng ta & cách giải quyết vấn đề nữa. :socool: Full scholarship nh đứa cùng thi, chen nhau bẹp ruột để có ý chứ... Bạn chị vừa rồi có cái học bổng 100% NUS luôn nhưng rốt cuộc lại bỏ vì k thích đi NUS.
Ducky có thể tham khảo ở web sau http://www.ddth.com/archive/index.php/t-22732.html
 
Sang đi du học chưa chắc có tg mà đi làm đâu. Cực lắm. Nói là vậy chứ nếu đi làm thì phải thức ngày đêm để học bù. Chi phí, mức sống ở Canada khá cao, tưởng vậy mà k đơn giản.

Em đồng ý là vừa đi học vừa đi làm cực lắm, nhưng mà thanh niên trẻ khỏe cực 1 chút cũng không sao:mrgreen: Nhìn chung cũng nên tính toán để khi nào khó khăn (sức khỏe, học thi, không kiếm ra việc, làm luận văn etc etc) thì gia đình có thể giúp đỡ được. Còn học sinh sinh viên không vừa học vừa làm được thì cũng khá là kém :cool:
 
Em đồng ý là vừa đi học vừa đi làm cực lắm, nhưng mà thanh niên trẻ khỏe cực 1 chút cũng không sao:mrgreen: Nhìn chung cũng nên tính toán để khi nào khó khăn (sức khỏe, học thi, không kiếm ra việc, làm luận văn etc etc) thì gia đình có thể giúp đỡ được. Còn học sinh sinh viên không vừa học vừa làm được thì cũng khá là kém :cool:

Cũng k fai ai cũng vừa học vừa làm đâu ban. Nếu như tôi học ngành Y thì chuyện này chỉ có trong mơ thôi chứ khó lắm! Xin đi học, hầu hết chỉ ở trong KTX được, lại còn ôn thi rất vất vả T đang suy nghĩ rất nhiều về điều đó vì có 2 lựa chọn đi Hungary & Hàn Quốc. :rose:. Trăm bề vất vả đó. Mà fai đi tìm trường học sao cho chất lượng nữa [ nếu k dễ bị lừa lắm]. Các bạn ráng học AV để mở rộng kiến thức cho m nhé!
 
chào mọi người, em là thành viên mới!!! hiện em đang học ngành sinh học hết năm 2, sau khi tốt nghiệp em dự định là xin học bổng học tiếp, không pít có thể du học nước nào là ok và trình độ av tới đâu thì ổn? em cám ơn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top