DNA chip và ứng dụng để phát hiện đột biến gene trong thực phẩm

cuacang

Junior Member
DNA chip và ứng dụng để phát hiện đột biến g

Chào mọi người!

Hiện nay tôi đang nghiên cứu về DNA chip? Có ai biết thì chỉ bảo giùm cái. Và mọi người có ai biết hiện nay ngoài phương pháp sử dụng DNA chip để phát hiện đột biến gen trong thực phẩm và phát hiện virus thì còn có phương pháp nào khác không nhỉ?

Cám ơn các bạn nhiều!
 
Hiện nay tôi đang nghiên cứu về DNA chip? Có ai biết thì chỉ bảo giùm cái.

Cụ thể bạn muốn biết gì?

Có ai biết thì chỉ bảo giùm cái. Và mọi người có ai biết hiện nay ngoài phương pháp sử dụng DNA chip để phát hiện đột biến gen trong thực phẩm và phát hiện virus thì còn có phương pháp nào khác không nhỉ?

DNA chip là phương pháp mới, ngoài ra còn cả đống phương pháp từ trước đến giờ người ta vẫn dùng đấy thôi. Điển hình nhất là PCR.
 
chào casper!
Rất cám ơn bạn đã quan tâm đến câu hỏi của tôi
Tôi không phải la dân sinh học nhưng hiện nay tôi đang nghiên cứu về dna chip dùng để phát hiện thực phẩm chuyển gen. Hiện nay chúng tôi đã chế tạo được chip dna và đã bắt đầu làm một số thí nghiệm. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta có thể cùng nhau trao đổi.
Bạn cho hỏi là PCR dùng để phát hiện thực phẩm chuyển gen thì có ưu nhược điểm gì so với DNA chip? Cám ơn bạn đã quan tâm. 8)
 
DNA chip là 10 nghìn cái PCR cùng 1 lúc bạn àh. Bạn bắt đầu quan tâm đến DNA chip từ con số 0 àh, thế thì vất vả đấy. Sao bạn ko đến Viện Vật liệu mới ở trường ĐH Bách Khoa HN liên hệ. Ở đấy có 1 nhóm có đề tài Công nghệ Sinh học nano đấy.
 
Hey
Đó không phải là Viện Vật liệu mới mà là Viện Itims. Ở đây chúng tôi mới bắt đầu đi vào nghiên cứu lĩnh vực dna. nói chung là mới bắt đầu thôi. Nhiều hiểu biết về DNA chúng tôi vẫn còn rất hạn chế vì ở đây chúng tôi chủ yếu tập trung vào chế tạo chip thôi. 8)
Bạn biết nhiều về chip dna chứ/
 
Tôi có biết bên Itims có làm về DNA sensor, nếu không nhầm thì là cantilever sensor. Nếu bạn muốn chuyển sang DNA chip thì phải đầu tư thêm thiết bị.

Bạn cho hỏi là PCR dùng để phát hiện thực phẩm chuyển gen thì có ưu nhược điểm gì so với DNA chip? Cám ơn bạn đã quan tâm.
Ưu điểm nổi bật nhất của DNA chip so với các kỹ thuật khác là hiệu năng cao của nó. Như vietbio có nói, thay vì phải làm hàng ngàn thí nghiệm (chắc chắn sẽ làm tăng sai số) thì nay chỉ phải làm một thí nghiệm. Về mặt nguyên lý thì DNA chip dựa trên phản ứng lai còn PCR là phản ứng khuếch đại chuỗi. Tuy nhiên nhược điểm của DNA chip là khả di động thiết bị. Hiện người ta đang tập trung cải tiến DNA chip theo hướng tăng khả năng di động của nó. Về điểm này thì DNA chip thua DNA sensor. Theo tôi nếu đích nhắm của các bạn là phát hiện thực phẩm chuyển gene thì nên đi theo hướng DNA sensor. Không biết chỗ bạn có nghiên cứu các hệ thống microfluidics không? Hiện người ta còn đang phát triển các hệ thống lab-on-a-chip, tưởng tượng chỉ với một thiết bị cầm tay mà một đầu bạn cho mẫu thực phẩm vào, chờ một thời gian, trên màn hình sẽ hiện ra cho bạn đây có phải thực phẩm chuyển gen hay không.
 
oke, sorry vì quả thật tôi ko nắm được tên của các Viện trong trường BK. Nhiều Viện, nhiều xưởng quá. Nếu cuacang = / ~ với anh Tuấn thì là ng nhà thôi. Cần tài liệu hay cái gì thì cứ post lên. Tôi sẽ @ hoặc post lên tại đây. (vì tôi thuộc ADT nên nếu ko nhầm có đề tài chung giữa ADT và ITIMS).

Uni của tôi bên này cũng có nhóm làm DNA chip nhưng tôi chưa có thời gian rảnh để sang học lỏm. Công việc bận quá. Kiến thức về DNA sensor và DNA chip cũng nông cạn lắm. Chắc chỉ giúp được mọi ng search tài liệu là chính chứ kiến thức thì cùng nhau học hỏi thôi.
 
Hiện nay bên itims chúng tôi chưa nghiên cứu về cantilver sensor.Chúng tôi mới đang nghiên cứu về electronchemical DNA biosensor. Nếu bạn quan tâm thì chúng ta cùng trao đổi.
 
Ok, có gì cùng trao đổi nhé, ngay tại đây hoặc qua email cũng được. Email của tôi: casperibt@yahoo.com

Về electronchemical DNA biosensor, tôi có biết khoa hóa vô cơ đại cương trong trường BK cũng đang làm, dùng glassy carbon electrode và intercalator. Đã khá thành công khi dùng probe và template là các đoạn ssDNA ngắn. Không biết bên bạn loại điện cực nào, đã thành công đến đâu?
 
OK. Khoa hóa chỗ anh Lâm hiện nay đang làm ?hình như là không phải carbon electrode mà họ sử dụng một phương pháp khác thì phải.Bên đó hiện tại đang dùng DNA sensor để phát hiện virus HIV. Bên tôi hiện nay đang sử dụng loại conductor electrode và ISFET và đã bước đầu phát hiện chuyển gen trong đậu tương và đã cho một số kết quả tương đối khả quan.

casper said:
Tôi có biết bên Itims có làm về DNA sensor, nếu không nhầm thì là cantilever sensor. Nếu bạn muốn chuyển sang DNA chip thì phải đầu tư thêm thiết bị.

Bạn cho hỏi là PCR dùng để phát hiện thực phẩm chuyển gen thì có ưu nhược điểm gì so với DNA chip? Cám ơn bạn đã quan tâm.
Ưu điểm nổi bật nhất của DNA chip so với các kỹ thuật khác là hiệu năng cao của nó. Như vietbio có nói, thay vì phải làm hàng ngàn thí nghiệm (chắc chắn sẽ làm tăng sai số) thì nay chỉ phải làm một thí nghiệm. Về mặt nguyên lý thì DNA chip dựa trên phản ứng lai còn PCR là phản ứng khuếch đại chuỗi. Tuy nhiên nhược điểm của DNA chip là khả di động thiết bị. Hiện người ta đang tập trung cải tiến DNA chip theo hướng tăng khả năng di động của nó. Về điểm này thì DNA chip thua DNA sensor. Theo tôi nếu đích nhắm của các bạn là phát hiện thực phẩm chuyển gene thì nên đi theo hướng DNA sensor. Không biết chỗ bạn có nghiên cứu các hệ thống microfluidics không? Hiện người ta còn đang phát triển các hệ thống lab-on-a-chip, tưởng tượng chỉ với một thiết bị cầm tay mà một đầu bạn cho mẫu thực phẩm vào, chờ một thời gian, trên màn hình sẽ hiện ra cho bạn đây có phải thực phẩm chuyển gen hay không.

Hiện nay chúng tôi đang sử dụng điện cực độ dẫn ?và mới bắt đầu chuyển sang QCM còn cantilever sensor vẫn còn đang bỏ ngỏ vì chúng tôi chưa lấy được thiết bị về. Có lẽ sau một vài tháng nữa thì có thể là chúng tôi sẽ chuyển sang làm về cantilever sensor.
Theo bạn nói là khả DNA chip phụ thuộc khả năng di động của nó thì có lẽ là không đúng vì theo tôi chính khả năng di động của DNA chip mới là ưu điểm của nó. Vì bạn thử tưởng tượng DNA chíp là khả năng tích hợp của rất nhiều sensor lên 1 chip lên nó có thể di chuyển rất thuận lợi và chúng ta có thể cầm tay để đo. Chỉ cần nhúng đầu đo vào dung dịch chuyển gen là tín hiệu có thể hiện thị trên màn hình rồi.( Vì chúng tôi đã chế tạo được máy đo pH cầm tay cũng rất nhỏ ngọn) và hiện nay chúng tôi cũng đang có tham vọng là chế tạo đuợc máy đó DNA sensor.
về Microfluidics thì chúng tôi chưa quan tâm đến. Nếu bạn có tài liệu về nó thì có thể post lên giùm cái. Tôi nghĩ thiết bị này cũng rất hay đấy.

vietbio said:
oke, sorry vì quả thật tôi ko nắm được tên của các Viện trong trường BK. Nhiều Viện, nhiều xưởng quá. Nếu cuacang = / ~ với anh Tuấn thì là ng nhà thôi. Cần tài liệu hay cái gì thì cứ post lên. Tôi sẽ @ hoặc post lên tại đây. (vì tôi thuộc ADT nên nếu ko nhầm có đề tài chung giữa ADT và ITIMS).

Uni của tôi bên này cũng có nhóm làm DNA chip nhưng tôi chưa có thời gian rảnh để sang học lỏm. Công việc bận quá. Kiến thức về DNA sensor và DNA chip cũng nông cạn lắm. Chắc chỉ giúp được mọi ng search tài liệu là chính chứ kiến thức thì cùng nhau học hỏi thôi.

viet bio men! không biết bạn có phải ở bên viện sinh học không? hay bạn dang ở nước ngoài? nếu bên chỗ bạn có làm về dna chip thì có thể cho tôi địa chỉ đẻ ta cùng nhau trao đổi.
 
Theo bạn nói là khả DNA chip phụ thuộc khả năng di động của nó thì có lẽ là không đúng vì theo tôi chính khả năng di động của DNA chip mới là ưu điểm của nó. Vì bạn thử tưởng tượng DNA chíp là khả năng tích hợp của rất nhiều sensor lên 1 chip lên nó có thể di chuyển rất thuận lợi và chúng ta có thể cầm tay để đo. Chỉ cần nhúng đầu đo vào dung dịch chuyển gen là tín hiệu có thể hiện thị trên màn hình rồi.( Vì chúng tôi đã chế tạo được máy đo pH cầm tay cũng rất nhỏ ngọn) và hiện nay chúng tôi cũng đang có tham vọng là chế tạo đuợc máy đó DNA sensor.

Theo bạn để được gọi là chip thì bạn cần tích hợp bao nhiêu sensor? Vì thuật ngữ DNA chip dùng khi có hàng ngàn mẫu dò được cố định trên array có diện tích chỉ 1cm vuông. Có lẽ bạn hiểu nhầm ý tôi, tôi muốn nói đến DNA array chứ không phải DNA sensor, hai cái này có nguyên lý giống nhau nhưng khác nhau nhiều về mặt thiết bị.

viet bio men! không biết bạn có phải ở bên viện sinh học không? hay bạn dang ở nước ngoài? nếu bên chỗ bạn có làm về dna chip thì có thể cho tôi địa chỉ đẻ ta cùng nhau trao đổi.

Tôi thấy trên viện CNSH đã mua máy móc thiết bị để làm DNA array (chứ không phải DNA sensor) rồi. Còn đã làm gì với nó chưa thì tôi không biết. Nhờ anh vietbio lên tiếng.
 
Thì như bạn nói đó thôi 1 chíp tích hợp lên rất nhiều các sensor nhưng kích thước của nó không giới hạn ở 1cm2 mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mình muốn làm kích thước bao nhiêu là tùy thuộc vào mình.
Thực ra để chế tạo được 1 chíp đòi hỏi công nghệ hàn dây rất cao, còn đối với các sensor riêng lẻ thì lại làm rất dễ. Chỗ tôi hiện nay có thể chế tạo hàng trăm sensor một lúc.
Tôi không hiểu Vietbio làm ở VCNSH ở dưới đường Hoàng Quốc Việt hay Bách khoa, Nếu bạn ở bách khoa thì tôi cũng không rõ lắm. Nhưng nếu ở Viện CNSH chỗ chú Hải đang làm về phòng thí nghiệm DNA thì có lẽ dưới đây chưa làm về dna sensor.
 
Thì như bạn nói đó thôi 1 chíp tích hợp lên rất nhiều các sensor nhưng kích thước của nó không giới hạn ở 1cm2 mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mình muốn làm kích thước bao nhiêu là tùy thuộc vào mình.

Tất nhiên, nhưng chả ai nói chip của tôi có 1000 sensor, kích thước to bằng cái bàn cả.
 
casper said:
viet bio men! không biết bạn có phải ở bên viện sinh học không? hay bạn dang ở nước ngoài? nếu bên chỗ bạn có làm về dna chip thì có thể cho tôi địa chỉ đẻ ta cùng nhau trao đổi.

Tôi thấy trên viện CNSH đã mua máy móc thiết bị để làm DNA array (chứ không phải DNA sensor) rồi. Còn đã làm gì với nó chưa thì tôi không biết. Nhờ anh vietbio lên tiếng.

DNA sensor là tôi nói ở lab chỗ tôi làm PhD (Đức) nhưng tôi cũng chưa có thời gian tìm hiểu nhiều.

Còn microarray thì IBT vừa mua, chưa đi vào sử dụng. Một số hình ảnh của nó, hình như là một sản phẩm của Genomic Solutions.




arrayer3oi.th.jpg
 
Vậy a. Đức là ở chỗ nào vậy. Tôi cũng đang làm PhD. Microarray của các bạn rất hay đấy. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy loại máy như thế này. Ở chỗ tôi cũng chế tạo các máy đo bằng sensor nhưng nó đơn giản hơn nhiều. Tôi định post lên mấy ảnh cho các bạn xem nhưng không biêt vào đâu để post cả.
 
Ở chỗ tôi cũng chế tạo các máy đo bằng sensor nhưng nó đơn giản hơn nhiều. Tôi định post lên mấy ảnh cho các bạn xem nhưng không biêt vào đâu để post cả.

Bạn vào New Reply, kéo xuống dưới cùng có mục thêm 1 file.
 
Tôi cũng đã tìm tòi rất nhiều về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ chừng nào Tin học chưa kết hợp được với Sinh học thì DNA Chip vẫn chưa thể phát triển. Đòi hỏi phải đầu tư tiền của và công sức của cả nhà nước và tư nhân. Thật là một sự chậm tiến vì thiếu tiền! Kể cả việc sản xuất Chíp điện tử cũng chưa thể theo kịp các nước trong khu vực, chứ chưa nói gì đến CNSH siêu nhỏ!!!
 
Tại sao tôi không thể nào post được ảnh lên nhỉ? thôi để hẹn anh em đến lần sau vậy.
bạn seabay thân mến!
làm về dna chíp không nhất thiết phải cần kiến thức nhiều về tin học đâu. Bạn cứ làm đi thì bạn sẽ biết, điều quan trọng là ta có thể tích hợp các chip như thế nào thôi, hiện nay vấn đề này ở việt nam thật là mới mẻ do chúng ta chưa có tiền để mua thiết bị. Đúng là khoa học ở Việt nam
 
DNA chip va DNA sensor



Chào các anh chị, em là thành viên mới của diễn đàn

Em thấy các anh chị bàn về DNA chíp, DNA sensor và DNA array nên cũng muốn tham gia. Hiện nay em đang nghiên cứu để chế tạo các DNA sensor dùng trong thực phẩm chuyển gen. Em thấy hình như các anh vẫn chưa tách rõ ràng thế nào là DNA chíp, DNA array và DNA sensor

Theo hiểu biết nông cạn như đáy giếng của em:
DNA sensor chỉ là thiết bị nhận biết thôi, mới chỉ hiển thị tín hiệu thô, riêng lẻ
DNA array là sự tích hợp của nhiều DNA sensor thành một system để có thể thực hiện một loạt các phản ứng lai
Còn DNA chip là mức cao nhất đã tích hợp cả phần xử lý tín hiệu cùng với DNA sensor

Nếu co gì chưa đúng mong các đàn anh chỉ bảo
 
Em thấy các anh chị bàn về DNA chíp, DNA sensor và DNA array nên cũng muốn tham gia. Hiện nay em đang nghiên cứu để chế tạo các DNA sensor dùng trong thực phẩm chuyển gen. Em thấy hình như các anh vẫn chưa tách rõ ràng thế nào là DNA chíp, DNA array và DNA sensor

Theo hiểu biết nông cạn như đáy giếng của em:
DNA sensor chỉ là thiết bị nhận biết thôi, mới chỉ hiển thị tín hiệu thô, riêng lẻ
DNA array là sự tích hợp của nhiều DNA sensor thành một system để có thể thực hiện một loạt các phản ứng lai
Còn DNA chip là mức cao nhất đã tích hợp cả phần xử lý tín hiệu cùng với DNA sensor

Theo những gì tôi biết thì DNA array hay microarray là để chỉ một mảng (giá thể) trên đó gắn rất nhiều (hàng chục ngàn) loại mẫu dò (probe) có bản chất là DNA. Sau khi lai đích với mẫu dò sẽ phải có thiết bị xác định tín hiệu lai (thường là tín hiệu phát huỳnh quang) riêng biệ., Thiết bị này rất đắt và phải đặt trong phòng thí nghiệm, khả năng di động kém. Đồng thời người ta cũng gọi DNA array với mật độ mẫu dò lớn (hàng trăm ngàn) là DNA chip bởi nó rất nhỏ gọn nhưng khả năng cung cấp thông tin lại cực lớn, hơn nữa một số kỹ thuật cố định mẫu dò lên mảng giống với kỹ thuật chế tạo chip máy tính.

Còn DNA sensor (có thể dịch là cảm biến DNA) thì người thường dựa trên tính chất điện hóa của DNA do vậy việc xác định tín hiệu lai khá đơn giản, chỉ cần một thiết bị cầm tay bình thường là được. Do vậy tính linh động của nó cao hơn. Nhưng số mẫu dò được sử dụng thường bị hạn chế. Cho đến nay tôi chưa đọc thấy DNA sensor nào sử dụng cùng lúc vài trăm mẫu dò cả (bạn nào biết hơn thì cho ý kiến nhé).

Nói chung theo tôi DNA sensor và DNA array khác nhau chủ yếu ở nguyên lý xác định tín hiệu lai. Nhưng gần đây ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật dẫn tới sự ra đời của PNA array, nanowire array... thì ranh giới này dường như ngày càng nhỏ lại.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top