Mổ xẻ sự yếu kém của khoa học Việt Nam

Lê Đức Dũng

Senior Member
<TABLE><TBODY><TR><TD class=tintop_title vAlign=top align=left>TS Chính nói khá đúng !!

</TD></TR><TR><TD class=news_date vAlign=top align=left height=20>05:50' 27/10/2008 (GMT+7) </TD></TR><TR><TD class=text vAlign=top align=left>
vietnamnet.gif
- Báo cáo của một nhóm chuyên gia Havard viết năm 2008: “Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền KH&CN của VN là một thất bại”. Trong bài viết dưới đây, TS Phạm Đức Chính mổ xẻ nguyên nhân yếu kém của khoa học Việt Nam. Bài phản ảnh quan điểm của tác giả.

Để hiểu được các đặc thù riêng của khoa học Việt Nam, chúng ta cần đi ngược lại thời gian từ mấy chục năm trước…

<TABLE class="image rightside" width=150 align=right><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>TS. Phạm Đức Chính. Ảnh: Tia Sáng
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Từ một nền khoa học khập khễnh trong thời chiến



Từ thời gian chiến tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc, được tiếp nối bởi giai đoạn đầu xây dựng đất nước sau thống nhất, mỗi năm chúng ta chọn (chủ yếu qua thi tuyển) hàng ngàn học sinh đi du học ở các nước Đông Âu. Nhìn chung các lưu học sinh đã được lựa chọn của chúng ta học tốt, và khi tốt nghiệp trình độ cũng không kém mức chung của bạn. Những kỹ sư, bác sĩ thực hành này, khi trở về nước, đã tạo thành lực lượng khoa học kỹ thuật nòng cốt cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và công nghiệp hóa đất nước.
Nhà nước cũng chú trọng xây dựng lực lượng khoa học cao cấp qua con số các tiến sĩ, tiến sĩ khoa học (TS, TSKH) đã được đào tạo ở các nước Đông Âu. Lực lượng này được kỳ vọng có khả năng thực hiện những nghiên cứu khoa học trình độ cao và là đầu tàu cho khoa học và tiến trình hiện đại hóa nước nhà. Tuy nhiên, khi đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ của mình qua con số các TS và TSKH này thì đã có không ít ngộ nhận.
Để bảo vệ luận án TS (phó tiến sĩ - PTS cũ) ở Liên Xô, nghiên cứu sinh (NCS) phải có kết quả nghiên cứu, thường tối thiểu là 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện nghiêm chỉnh của bạn. Bên cạnh những TS đạt chuẩn, một số TS của ta trình độ còn non, phải dựa nhiều vào thầy, và do áp lực của trình độ và thời gian, đã được các nước bạn chiếu cố.
Ở mức cao hơn, nhiều TSKH (TS cũ) của chúng ta chưa đạt được tới trình độ chuẩn mực tương ứng của nước bạn. TSKH của Lien Xô phải có được những bài báo khoa học mạnh, đứng tác giả độc lập, và thường phải có tới vài chục bài báo đăng các tạp chí khoa học có uy tín. Trong khi đó số bài báo đăng tạp chí có uy tín của số đông các TSKH của chúng ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, và phần nhiều vẫn phải dựa vào thầy. Nhiều TSKH trở về nước, tách khỏi thầy, đã không viết nổi một bài báo riêng đăng tạp chí quốc tế chuẩn mực - thể hiện rõ cái tầm chưa tới của họ. Đáng buồn hơn, vào giai đoạn nhộm nhoạm ở Đông Âu những năm 90, một số nhà khoa học của ta đã kiếm được bằng TSKH dù họ có rất ít, thậm chí không có nổi lấy một bài báo đăng tạp chí khoa học quốc tế nghiêm chỉnh (có thể nói, chỉ ở mức, hoặc thua cả cái chuẩn PTS của thời LX ổn định).
Trên trường quốc tế, bảo vệ luận án TS chỉ là bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp của một nhà khoa học chuyên nghiệp. Tiến hành nghiên cứu khoa học nghĩa là họ phải có được các bài báo khoa học được phản biện độc lập để được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín, hay bằng sáng chế, dù nhà khoa học làm việc ở đại học hay viện nghiên cứu, trên lĩnh vực lý thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng. Công bố khoa học buộc nhà khoa học phải thường xuyên cập nhập thông tin để duy trì và nâng cao trình độ, chịu sự giám sát khách quan, lao động sáng tạo đóng góp cho tiến bộ của khoa học công nghệ. “Publish or Perish” (công bố hay lụi tàn) là thực tế mà mỗi nhà khoa học chuyên nghiệp phải đối mặt.
Hệ lụy từ sự khập khễnh
Trong khi đó nhiều TS, TSKH của chúng ta trở về nước, phần vì trình độ còn non, phần vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh và thời kỳ bao cấp trì trệ kéo dài, đã chỉ duy trì được những hoạt động khoa học tầm thấp (trừ một số nhỏ các nhà khoa học), công bố trên những tạp chí quốc nội được lập ra kém xa chuẩn mực quốc tế. Đứng trên quan điểm quốc tế, họ đã không còn giữ được trình độ của mình tương xứng với bằng cấp quốc tế có được và đã tàn lụi về mặt chuyên môn.
Thế nhưng, một số người trong số họ may mắn có được các bằng cấp cao sớm nhất và có thiên hướng họat động quản lý hành chính đã nắm những vị trí được gọi là “đầu ngành” và ngự trị cho tận tới khi đã về hưu, và thậm chí cả chọn người kế tục, trong hệ thống chức sắc khoa học cứng nhắc (thiếu cạnh tranh về chuyên môn) của chúng ta. Họ giữ quyền phân chia và chủ trì các đề tài nghiên cứu với nhiều bổng lộc, cho ra lò nhiều TS nội dưới xa chuẩn mực quốc tế. Họ cũng xây dựng nên các chức danh và chuẩn mực cho khoa học nước nhà, nặng về hình thức và xa rời các tiêu chuẩn quốc tế.
Một số chức trách khoa học của ta được mời vào một số Viện hàn lâm khoa học hay đứng chung tên giải thưởng với các đàn anh quốc tế, như một cử chỉ hữu nghị hay mang tính đại diện cho VN. Điều đó dẫn tới hiểu nhầm là một số lãnh đạo khoa học của chúng ta đã đạt tới trình độ đỉnh cao quốc tế, tới hàng viện sĩ (VS).
<TABLE class="image leftside" width=200 align=left><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>Tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An, trấu được chế biến thành... củi. Ảnh: VietNamNet
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Các công việc cụ thể của các kỹ sư, bác sĩ thực hành dễ được nhận thấy hơn với mọi người dân bình thường. Còn các công trình nghiên cứu khoa học trình độ cao theo chuẩn mực quốc tế, các bằng sáng chế và sản phẩm mới của các GS, PGS, TS, TSKH, VS, các nhà khoa học “đầu ngành” của chúng ta là gì, ở ta thường tránh đề cập tới. Nhưng với quốc tế thì đó lại là tiêu chí thông thường để họ đánh giá trình độ chuyên môn thực của các nhà khoa học, chứ không phải là các hình thức danh đã nêu.



Mấu chốt sự yếu kém của khoa học Việt Nam chính là từ một số “chức sắc khoa học đầu ngành có quyền và lợi nhưng yếu về năng lực chuyên môn (theo chuẩn mực khách quan quốc tế), chứ không phải là vấn đề đầu tư của nhà nước cho KH&CN chưa thỏa đáng. Một số do năng lực khoa học vẫn còn non (dù đã có bằng cấp hình thức cao TSKH) khi được đặt lên vị trí lãnh đạo, số khác có năng lực nhưng cũng thoái hóa dần theo thời gian do bận rộn với chức quyền và không chịu sức ép về chuyên môn.
Tư duy phong kiến “học hành đỗ đạt cao để ra làm quan hưởng vinh hoa phú quý” đã góp phần tạo nên nhân cách của họ. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” đã thúc bách họ nhận vào các cơ quan khoa học những người thân quen yếu năng lực chuyên môn để hưởng biên chế bao cấp nhà nước, trao cho họ và giữ cho bản thân những xuất đi nước ngoài béo bở được bao cấp nhà nước hay viện trợ. Điều đó góp phần dẫn tới chảy máu chất xám, cùng sự tụt dốc về chất lượng của các cơ quan khoa học với gánh nặng biên chế phình to dồn cho nhà nước.
Viện KH&CN Việt Nam khi mới thành lập cuối những năm 70 đầu 80 ưu tiên nhận chủ yếu là các cán bộ trẻ giỏi đượcđào tạo từ nước ngoài, nhưng nay như ở Viện Cơ học - số người có khả năng nghiên cứu công bố quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay và không có những người trẻ có năng lực. Viện hiện nay không hấp dẫn và cũng không hề có chính sách hấp dẫn cuốn hút các nhà khoa học trẻ giỏi - có thể nhìn thấy trước một cái đích chết cho một cơ quan nghiên cứu khoa học nếu không có những thay đổi căn bản trong thời gian tới.
  • TS. Phạm Đức Chính (Viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Ở bên Pháp, trong một trường đại học, có ông giáo lúc đầu cũng nghiên cứu khoa học, cũng phải qua thạc sĩ, tiến sĩ... Rồi vừa đi dạy, vừa làm nghiên cứu cho lab. Nhưng đến khi ông ý muốn lên chức quản lý, hiệu trưởng trường thì ông ý giảm việc nghiên cứu khoa học, không nhận SV làm để tài thạc sĩ hay tiến sĩ gì đó. Sau đó ông ý lên hiệu trưởng thì chỉ tập trung vào quản lý, thôi hẳn nghiên cứu khoa học. Còn có ông thì suốt ngày nghiên cứu khoa học, chỉ tập trung vào việc đó, không có ôm thêm nhiệm vụ quản lý gì cả.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
Lại có chuyện một công ty sản xuất ôtô lớn bên Đức, ông giám đốc hiện nay trước kia là đệ tử của ông phụ trách nghiên cứu kĩ thuật. Bây giờ, đệ tử lên giám đốc, có quyền chỉ đạo sư phụ nhưng người có lương cao hơn vẫn là người phụ trách kĩ thuật kia.
<o:p> </o:p>
à Người nào việc nấy không nhập nhằng + Trả lương xứng đáng cho người làm khoa học.
 
Hehe, khâm phục anh Phạm Đức Chính quá.

Ở Tây cũng thế thôi, đều có người vừa làm quản lý vừa làm khoa học, vừa giảng dạy lại vừa mở công ty riêng. Cái đó chẳng sao cả miễn là họ có đủ năng lực để làm thôi.

Đặc thù là ở Đức bọn nó lại rất khuyến khích cán bộ "biên chế" mở công ty riêng, bởi vì sao, vì điều đó tạo ra công ăn việc làm, miễn là trọng trách trong biên chế họ vẫn đảm bảo là được. Còn ở VN thì cấm tiệt.

Cái đáng nói không phải là chất lượng kém hay dở, luật kín hay hở...., điều quan trọng nhất là cơ chế kiểm soát. Thiếu cơ chế này thì nền khoa học sẽ bị ung thư là điều chắc chắn.

Mọi cái hay cái dở thì ai cũng biết cả, quan trọng là do nó mang tính chất hệ thống nên đa số không muốn sửa mà chấp nhận với thực tại cho đến ngày về hưu. Thông thường người ta chỉ đấu tranh khi quyền lợi của họ bị động chạm thôi!!!!

Thật ra cũng không trách được bởi quan điểm chủ đạo của Việt Nam ta là ổn định. Không cần biết xung quanh tiến nhanh tiến mạnh thế nào, miễn sao ta ổn định là đủ!!!
 
Vừa rồi có một loạt phóng sự về tình hình nghiên cứu khoa học của VN
Các thông tin trong này và một số thông tin khác đã lên TV (VTV2 & VTV3)
Viện CNSH đợt mình ra cũng được VTV3 "ghé thăm", tưởng nó lăng xê chuyện gì, ai ngờ nó đến xem xem có thiết bị nào "đắp chiếu" không.
 
Trong loạt phóng sự đó, có mấy chuyện nực cười nhưng có thật:
+ Đề tài kinh phí ít nhất thì công trình được đăng 2 bài trên Elsevier (của anh Chính)
+ Đề tài kính phí rất nhiều (của một số chức sắc) thì chỉ đăng tại hội nghị khoa học & một hay hai bài báo chính thức quốc nội.
Cũng may cơ học không cần nhiều tiền chứ ngành khác dù có được "nhiều tiền" như các đề tài kia đôi khi cũng khó mà lên bảng vàng Pubmed.
 
Trong loạt phóng sự đó, có mấy chuyện nực cười nhưng có thật:
+ Đề tài kinh phí ít nhất thì công trình được đăng 2 bài trên Elsevier (của anh Chính)
+ Đề tài kính phí rất nhiều (của một số chức sắc) thì chỉ đăng tại hội nghị khoa học & một hay hai bài báo chính thức quốc nội.
Cũng may cơ học không cần nhiều tiền chứ ngành khác dù có được "nhiều tiền" như các đề tài kia đôi khi cũng khó mà lên bảng vàng Pubmed.

Hihi có thế thì anh Chính mới nói mạnh như vậy:oops:. Không biết tiêu chuẩn ít/nhiều của loạt phóng sự đó là bao nhiêu tiền bác Lương nhỉ?

Pubmed thì cũng đủ các loại tả phế lù khó gì, chẳng qua các vị không thèm lên mà đăng báo Quốc nội gọi là ủng hộ nền khoa học nước nhà thôi:eek:.
 
Không rõ. Phải nói bữa đó các phóng viên làm có vẻ mạnh tay. Các bác bất mãn (không rõ giỏi hay kém) đưa ra bằng chứng các vị chức sắc chiếm tất tần tật các đề tài nhiều tiền (khả năng là cả tỉ bạc). Ngược đời là các vị chức sắc này cũng nằm trong ban xét duyệt đề tài.
Nhưng có vẻ chuyện này nhỏ hay sao ấy.:sad: Không thấy phản hồi gì sau loạt phóng sự này.
Nhưng nghe thằng Mỹ nó bình đau thật. Khốn nạn! Các chuyên gia sang VN có ai nói thẳng thừng như mấy thằng này đâu (được ăn ngon còn được nói sướng miệng)
Nói kiểu gì chứ nói vậy thì chẳng còn vớt vát được gì nữa.
Rút kinh nghiệm... lần sau không mời chuyên gia Mỹ nữa.
 
Không rõ. Phải nói bữa đó các phóng viên làm có vẻ mạnh tay. Các bác bất mãn (không rõ giỏi hay kém) đưa ra bằng chứng các vị chức sắc chiếm tất tần tật các đề tài nhiều tiền (khả năng là cả tỉ bạc). Ngược đời là các vị chức sắc này cũng nằm trong ban xét duyệt đề tài.
Nhưng có vẻ chuyện này nhỏ hay sao ấy.:sad: Không thấy phản hồi gì sau loạt phóng sự này.
Nhưng nghe thằng Mỹ nó bình đau thật. Khốn nạn! Các chuyên gia sang VN có ai nói thẳng thừng như mấy thằng này đâu (được ăn ngon còn được nói sướng miệng)
Nói kiểu gì chứ nói vậy thì chẳng còn vớt vát được gì nữa.
Rút kinh nghiệm... lần sau không mời chuyên gia Mỹ nữa.

Cho em cái link đọc mấy thằng Mỹ nói với.
 
TS Chính phát biểu nhiều lần rồi. Trên Vietnamnet có hẳn 1 series các bài kiểu thế này của bác ý. Anh em vào đọc cho :sad:
 
"Đặc thù là ở Đức bọn nó lại rất khuyến khích cán bộ "biên chế" mở công ty riêng, bởi vì sao, vì điều đó tạo ra công ăn việc làm, miễn là trọng trách trong biên chế họ vẫn đảm bảo là được. Còn ở VN thì cấm tiệt."
Chú Hưng xem lại cái này nhé, bây giờ sợ chú không có sức mở thôi.
 
"Đặc thù là ở Đức bọn nó lại rất khuyến khích cán bộ "biên chế" mở công ty riêng, bởi vì sao, vì điều đó tạo ra công ăn việc làm, miễn là trọng trách trong biên chế họ vẫn đảm bảo là được. Còn ở VN thì cấm tiệt."
Chú Hưng xem lại cái này nhé, bây giờ sợ chú không có sức mở thôi.

Ơ thế em tưởng Việt Nam có luật là cán bộ biên chế không được mở cty. Còn mở dưới danh nghĩa người khác thì nói làm gì.
 
mấy cái vụ lèm nhèm tiền bạc và phê duyệt đề tài khoa học của các cụ có chức sắc gì đấy , ở đâu ai ai cũng biết, ai cũng phẫn nộ, nhưng ít người lên tiếng công khai và chỉ trichs đủ mạnh để động đến các cụ con giời ở phía trên ???!! hay cũng có thể cơ chế của nước mình là chỉ cho nói khẽ chứ không được to mồm làm ầm chuyện lên, hay là con kiến kiện củ khoai ?? hay là không đài báo nào thích đấu tranh chống tiêu cực , hay nói như H các cụ thích ổn định nên cũng không nên làm to chuyện ???chẳng nhẽ lúc nào cũng thích bình bình và ổn định là tất cả ??!! nhiều lý do quá !! theo tui thì 2 lý do chính : - người vn mình yêu " hòa bình" cái thứ hai có lẽ là lại là cơ chế của cả hệ thống từ trên mấy ông trời con giáng xuống !!!
 
Chuyện chính trị thì em không nói,nhưng bây giờ ở nước ta môi trường làm việc,kinh doanh cũng lành mạnh lắm rồi.Thế nên các ông tây ngày càng bỏ tiền vào VN để làm ăn kiếm lợi,ODA mỗi ngày một tăng.Các bác đi học ở xa có khả năng mau mau về mà phát triển quê nhà,còn rất nhiều điều cần những người như các bác thay đổi đấy!:welcome:
Đừng hỏi TỔ QUỐC đã làm gì cho ta,
Mà hãy hỏi ta làm gì cho TỔ QUỐC hôm nay.
 
Chuyện chính trị thì em không nói,nhưng bây giờ ở nước ta môi trường làm việc,kinh doanh cũng lành mạnh lắm rồi.Thế nên các ông tây ngày càng bỏ tiền vào VN để làm ăn kiếm lợi,ODA mỗi ngày một tăng.Các bác đi học ở xa có khả năng mau mau về mà phát triển quê nhà,còn rất nhiều điều cần những người như các bác thay đổi đấy!:welcome:
Đừng hỏi TỔ QUỐC đã làm gì cho ta,
Mà hãy hỏi ta làm gì cho TỔ QUỐC hôm nay.
ODA là quỹ viện trợ cho vietnam chứ đâu phải là lượn tiền đầu tư làm ăn đâu, tiền đầu tư hình như là FDI gì đấy chứ không phải ODA.
hơi thiên về kinh tế một chút nhưng cứ nhìn vào FDI tăng đừng tưởng là mình khá lên mà nên thấy rằng nếu FDI mà cứ quá chênh lệch như hiện nay so với tiền của bản thân minhf bỏ ra để làm ăn nghĩa là chúng ta đang tận dụng bán sức lao động trẻ dồi dào , tài nghuyên và cho thuê đất và chúng ta sẽ là nơi đặt công xưởng của các nưuớc khác chứ không phải là thực chất của nền kinh tế nước ta ( Vedan và Miwon là hai doanh nghiệp vốn FDI đấy !!!!:dapchet:)
 
Bác nói thế thì đúng rồi nhưng cũng phải nhìn lại một vấn đề là không có tiền thì cũng không làm gì được nên mới có câu "có thực mới vực được đạo" mà.
 
Chuyện chính trị thì em không nói,nhưng bây giờ ở nước ta môi trường làm việc,kinh doanh cũng lành mạnh lắm rồi.Thế nên các ông tây ngày càng bỏ tiền vào VN để làm ăn kiếm lợi,ODA mỗi ngày một tăng.Các bác đi học ở xa có khả năng mau mau về mà phát triển quê nhà,còn rất nhiều điều cần những người như các bác thay đổi đấy!:welcome:
Đừng hỏi TỔ QUỐC đã làm gì cho ta,
Mà hãy hỏi ta làm gì cho TỔ QUỐC hôm nay.

Ôi có về thì cũng đến thế mà thôi, chả biết có làm được trò trống gì không, có khi lại đi buôn cho giàu. Chỉ là giờ cố gắng tàn phá bên này để kéo lùi Tư Bản lại thôi:divien:.
 
<table><tbody><tr><td class="tintop_title" valign="top" align="left">"Thước đo" nào cho khoa học Việt Nam?</td></tr><tr><td class="news_date" valign="top" align="left" height="20">05:27' 11/11/2008 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="text" valign="top" align="left">
vietnamnet.gif
- Gần đây, có một số ý kiến về việc số lượng công bố quốc tế của Việt Nam (số lượng các bài báo của các tác giả Việt Nam đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín) quá ít so với các nước khác. Phải chăng trình độ khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam quá thấp?


Tác giả Cao Minh Khoa, một chuyên gia cao cấp đang làm việc tại Bộ KH&CN trình bày quan điểm của mình... Bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả.

Số bài báo quốc tế không là "thước đo" công bằng khoa học VN


<table class="image rightside" width="200" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Q. Hạnh)</td></tr></tbody></table>Phải thừa nhận một cách khách quan là sự đóng góp của KH&CN trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số nhà khoa học cũng cho rằng: Đội ngũ cán bộ KH&CN đông về số lượng nhưng chất lượng không cao (nhất là thiếu chuyên gia đầu ngành), các công bố quốc tế của Việt Nam còn ít, số sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng bảo hộ ở nước ngoài và ngay ở trong nước cũng chưa nhiều, số các công trình khoa học có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội cũng còn hạn chế.

Nhưng không vì một số yếu kém, nhược điểm nói trên mà phủ nhận những thành tựu, những đóng góp của giới khoa học Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. Cần nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan và công bằng. Nếu chỉ lấy số lượng bài báo quốc tế làm tiêu chí duy nhất đánh giá trình độ của giới khoa học Việt Nam thì thật không công bằng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn chưa vượt qua ngưỡng kém phát triển, trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn lạc hậu, chúng ta phải xác định trọng tâm hoạt động KH&CN thời kỳ này là hỗ trợ nền kinh tế tích cực đổi mới công nghệ, từng bước làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ.

Như vậy ngoài số lượng các bài báo quốc tế còn phải quan tâm đến các tiêu chí đánh giá khác như số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý được đăng ký và bảo hộ, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật,…

Chưa có thống kê đầy đủ, không vội kết luận

<table class="rl box leftside" align="left"> <tbody><tr> <th>TIN LIÊN QUAN</th> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody></table> Công tác thống kê, trong đó có thống kê KH&CN, còn rất yếu kém. Hầu như không có số liệu thống kê cập nhật về kết quả nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Ví dụ con số chính xác số lượng cán bộ của nước ta có trình độ đại học, trên đại học, số lượng cán bộ khoa học đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được công bố cách đây hàng chục năm sau cuộc tổng điều tra dân số năm 1999, cho đến nay chưa được cập nhật.


Con số các bài báo quốc tế hay patent đăng ký quốc tế xuất hiện trên mặt báo gần đây chủ yếu dựa vào nguồn thống kê của một số cơ quan thống kê nước ngoài, họ thống kê theo tiêu chí riêng và không bao quát toàn bộ hoạt động KH&CN của Việt Nam.

Ở góc độ trong nước, tất nhiên chúng ta không phủ nhận sự yếu kém trong lĩnh vực này. Và, theo số liệu điều tra sơ bộ (chưa đầy đủ) gần đây nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với 474 tổ chức KH&CN thuộc các bộ ngành trung ương, trong 3 năm từ 2005 đến 2007 chỉ có 2606 bài báo quốc tế, 166 sáng chế và 203 giải pháp hữu ích được cấp bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài.

Tương tự như vậy, nhiều tổ chức KH&CN, trường đại học và các nhà khoa học có bài báo quốc tế, sáng chế được đăng ký ở trong nước và nước ngoài nhưng lại chưa báo cáo, chưa được cơ quan có trách nhiệm thống kê cập nhật.

Vì vậy, nếu làm tốt công tác thống kê và chế độ báo cáo thì con số các bài báo quốc tế có thể sẽ không đến nỗi ít ỏi như người ta thường nói.

So sánh số bài báo quốc tế giữa ta và các nước là khập khễnh


<table class="image leftside" width="200" align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Khời động thiết bị thí nghiệm ở Phòng thí nghiệm nano - Khu công nghệ cao TP.HCM (Ảnh: M. Loan)</td></tr></tbody></table>Để có được một sáng chế hay một bài báo quốc tế, sự đầu tư phải tương xứng. Chẳng khác nào các công ty kinh doanh điện khi muốn tăng giá điện thì nói giá điện của Việt Nam còn thấp hơn mặt bằng các nước khác, trong khi đó quên rằng tiền lương của công chức và thu nhập của người Việt Nam chỉ bằng 1/10 thậm chí 1/100 so với các nước có giá điện tương đương. Xin minh họa thêm bằng mấy con số:

Năm 1999, đem chia kinh phí chi cho R&D của Hoa Kỳ và châu Âu cho tổng số patent đăng ký thì chi phí trung bình để có được 1 patent : 1,793 triệu euro. Còn Nhật Bản, con số này là 1 patent: 2,409 triệu euro.

Riêng ở Việt Nam, tính trung bình một đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước được cấp khoảng 1-2 tỷ đồng (40.000 - 80.000 euro), một đề tài cấp bộ khoảng 50-100 triệu đồng, một đề tài cấp cơ sở khoảng 5-10 triệu đồng. Mặc dù vậy, số lượng patent, kiểu dáng công nghiệp được các nhà khoa học Việt Nam đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã tăng nhanh trong mấy năm gần đây, ví dụ giai đoạn 2000-2007 số patent của người Việt Nam đã tăng gấp 2,3 lần, số giải pháp hữu ích tăng 1,7 lần so với giai đoạn 1990-1999.

Không phải là bao biện, nhưng các con số này phần nào “thanh minh” cho sự yếu kém nói trên… Liệu có duy ý chí không khi đòi hỏi chúng ta phải có số lượng patent và bài báo quốc tế như Trung Quốc, Thái Lan, khi mà GDP trên đầu người của Trung Quốc năm 2007 đã vượt qua 2.000USD, Thái Lan đã vượt qua 3.000USD, và mức đầu tư cho KH&CN của họ gấp hàng chục lần so với Việt Nam?

Có thể tham khảo thêm số liệu về đầu tư kinh phí cho KH&CN của Việt Nam so sánh với một số nước khác. Về mức đầu tư cho hoạt động KH&CN tính trên đầu người (per capita): Việt Nam khoảng 5USD (năm 2007), trong khi con số đó của Trung Quốc khoảng 20USD (năm 2004) và đặc biệt là Hàn Quốc khoảng 1.000USD (năm 2007).

Không phải cứ "đề tài bỏ ngăn kéo" đều là vô tích sự

<table class="image rightside" width="150" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Ảnh minh họa (Ảnh: http://ocw.mit.edu)</td></tr></tbody></table>Thuật ngữ “đề tài bỏ ngăn kéo” thường bị hiểu theo nghĩa xấu. Nhiều người cho rằng cứ đề tài bỏ ngăn kéo là chứng tỏ sự yếu kém trong nghiên cứu, là xấu; thực ra điều đó chỉ đúng một phần. Ngay cả ở các nước phát triển nhất, tỷ lệ nghiên cứu áp dụng vào sản xuất được cũng chỉ dao động trên dưới 20%, Việt Nam cũng không thể là ngoại lệ. Nói chung, “đề tài bỏ ngăn kéo” có thể gồm 4 loại:

- Nghiên cứu không thành công do tính chất mạo hiểm, thậm chí có nghiên cứu đích thực vẫn phải bỏ ngăn kéo, ví dụ để chứng minh một vấn đề nào đó không nên tiếp tục nghiên cứu nữa;

- Nghiên cứu cơ bản đi trước một bước, trong hoàn cảnh hiện tại chưa có đủ điều kiện ứng dụng, sau một thời gian dài khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định mới có điều kiện áp dụng (ví dụ về chất bán dẫn, được ứng dụng sau vài thập kỷ) nên tạm thời phải bỏ ngăn kéo;

- Nghiên cứu không thành công do lý do khách quan (ví dụ do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, kinh phí quá hạn hẹp…). Trong điều kiện ở VN, nhiều nhà khoa học nói rằng họ đôi khi bị thất bại vì kinh phí đầu tư không tới ngưỡng, có trường hợp chỉ cần đầu tư thêm mấy chục % kinh phí nữa là có thể tới thành công, nhưng vì các quy định hiện hành (đặc biệt là sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước) không thể “linh hoạt” thay đổi mức chi ngân sách cho đề tài, khiến cho đề tài dù đã rất gần tới thành công có thể phải dừng lại, đành phải bỏ ngăn kéo.

- Nghiên cứu không xuất phát từ thực tiễn nên không thể ứng dụng được, chưa kể các nghiên cứu bị lợi dụng, sao chép, đây là loại nghiên cứu cần bị phê phán.

Mặc dù vậy, chúng ta không phủ định một thực tế là tỷ lệ các đề tài nghiên cứu của Việt Nam được áp dụng vào thực tế còn rất thấp, số công bố quốc tế và patent được đăng ký còn rất ít so với các nước trong khu vực, nghĩa là tỷ lệ “đề tài bỏ ngăn kéo” của chúng ta còn lớn, đồng nghĩa với hiệu quả nghiên cứu khoa học thấp. Như thế để thấy còn nhiều việc phải làm, làm quyết liệt mới mong thay đổi được tình hình.

Nếu huy động được sự quan tâm của toàn xã hội, sự đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển KH&CN thì chắc chắn khi tiềm lực kinh tế của Việt Nam vượt qua “ngưỡng” nhất định, chúng ta tin tưởng hoạt động KH&CN sẽ có hiệu quả như các nước khác trong khu vực.
</td></tr></tbody></table>
 
Đọc xong cái bài của bác Lương mới post lại muốn chửi thề. Nói chung nghe cái cụm từ "chuyên gia cao cấp đang làm việc tại Bộ KH&CN" là đủ biết thế nào rồi. Mấy ông trên Bộ thì không dám nói nhiều vì sợ đụng chạm.

Để đánh giá vấn đề đòi hỏi tiêu chí khách quan. Khi người ta dẫn ra tiêu chí khác quan thì ông lại cho rằng ở bên ngoài nên không hiểu tình hình Việt Nam:twisted::twisted::twisted:.

Ông dẫn ra bài báo không nói lên điều gì mà còn nhiều yếu tố khác. Vậy cũng không thấy ông dẫn ra

- mấy cái ứng dụng cao vào thực tiễn toàn là Nông Dân làm ra

- một lô các công nghệ bãi rác các ông nhập về

- Cả tỉ đồng nghiên cứu các lĩnh vực mà các dự án xử lý rác, nước, phân vi sinh.... lớn đều quảng cáo rầm rộ là công nghệ nước A, B, C, rồi tự hào lắm. Nghe mà thấy nhục.

Số liệu do ông dẫn ra kêu là công bố Quốc tế e là các loại kiểu như

- Trình tự đăng ký trên ngân hàng gene --> Quốc tế hẳn hoi nhé

- Báo cáo ở mấy hội nghị Lào, Thái...

- Báo cáo ở mấy hội nghị Quốc Tế nhưng tổ chức tại Việt Nam

- Bài báo của các đồng chí đi học và làm tại nước ngoài. Tên có khi đứng xa lắc lơ đằng sau.

- Bài báo do các đồng chí bán nguồn tài nguyên quý giá của nước nhà và được bọn Tư Bản nó rủ lòng thương cho tên.

Ôi thôi không nói nữa, buồn quá.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top