Mổ xẻ phân tích trên tinh thần "Học thuật và học hỏi"

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Mổ xẻ phân tích trên tinh thần "Học thuật

DƯới đây là 1 bản dịch do 1 người VNese dịch, còn trình độ người này thế nào, tui kô biết, vì tui kô biết người ngày; nếu muốn biết chi tiết chắc là mọi người nên vô trang

http://www.canbotre.vnbb.com/

Nếu chưa ID thì chịu khó đăng ký, cực kỳ dễ, kô phức tạp đâu, sau đó chọn mục


Thong tin khoa hoc

Thắy cái tiêu đề ENDOCRINOLOGY REPOR thì là nó đấy

http://www.canbotre.vnbb.com/viewtopic.php?t=506&gb=canbotre



Trong bản dịch này có quá nhiều sai sốt, sai từ ngữ nghĩa tiếng Anh đến 1 số kiến thức chuyên môn.

Mọi người hãy cùng them giả mổ xẻ phân tích bài này trên tinh thần "Học thuật và học hỏi". Thầy Mo của box này nên theo dõi kỹ để lọai bỏ spam và mấy thứ linh tinh.


Nature news and views
Nature 433, 203 - 204, 20 January 2005.

Cái bắt tay giữa thụ quan và hormone

FSH (follicle-stimulating hormone) là hormone trung tâm của sự sinh sản được tiết ra từ tuyến yên để điều hòa sự sinh sản ở động vật có vú. Ở con cái, FSH hormone tương tác với thụ quan FSH (FSHR: FSH receptor), thụ quan này chỉ biểu hiện ở tế bào granulosa, và sự tương tác này cảm ứng sự trưởng thành của nang trứng. Ở con đực, FSH hormone kích thích tế bào sertoli phát triển ở tinh hoàn và giúp sinh tinh trùng.

FSH hormone là một loại glycoprotein hoạt động bằng cách gắn vào thụ quan trên màng tế bào. Thụ quan của FSH thuộc họ protein G-couple (GPCR) và thuộc họ phụ tên là leucine-rich-repeat-containing GPCR (LGR). Cấu trúc của thụ quan này gồm có phần xuyên màng (transmembrane domain) rất phức tạp (7 cấu trúc xoắn alpha kỵ nước), phần bên trong tế bào (intracellular domain) và phần bên ngoài tế bào (extracellular domain) có đặc điểm là nhiều trình tự lặp lại chứa leucine (hình 1). Khác với hầu hết protein GPCR khác là vùng ngoài của thụ quan FSH rất lớn và tương tác với ligand cũng có khối lượng lớn. FSH cũng rất phức tạp được cấu thành từ 2 subunit (alpha và beta) và hai subunit này có chứa các phân tử carbohydrate chuổi dài (hình 2). FSH chứa subunit alpha có chung đặc điểm với các loại hormone glycoprotein khác như luteinizing, thyroid stimulating hormone và chorionic gonadotropin. Mặc dù giống nhau subunit alpha nhưng cơ chế hoạt động đặc hiệu của những hormone này vẫn chưa được hiểu hết.

Sự tương tác giữa thụ quan và hormone là rất đặc hiệu. Sự tương tác này gây ra nhiều con đường tín hiệu khác nhau trong tế bào như con đường tín hiệu cảm ứng bởi protein kinase A, protein kinase C và làm tăng nồng độ calcium trong tế bào sertoli hay granulosa.


Ngày nay, bệnh vô sinh ở nam cũng như nữ tăng cao. Nhiều gia đình cần đến các kỹ thuật chữa trị vô sinh. Trong đó, phụ nữ có thể sẽ được dùng hormone FSH để kích thích sự trưởng thành của nang trứng. Và chỉ có một loại thuốc tiêm nên thời gian để thuốc có hiệu lực sẽ lâu. Mặc dù là hormone FSH và các loại glycoprotein khác đã được biết đến từ lâu nhưng hiện này vẫn chưa có loại thuốc uống cho loại bệnh này.

Thật may mắn vì loại thuốc như vậy có thể sẽ được phát triển trong một tương lai không xa, được điều đó chúng ta sẽ phải nói lời cảm ơn đến Qing R. Fan và Wayne A. Hendrichson (Howard Hughes Medical Institute, Columbia University, New York, Mỹ).

Giáo sư Hendrichson chuyên nghiên cứu chức năng và cấu trúc của các đại phân tử sinh học bằng chiếu xạ tia X và các phương pháp sinh hóa khác. Cấu trúc tinh thể của glycoprotein FSH được nhóm này nghiên cứu và kết quả đăng ở tạp chí Nature (ngày 20 tháng 1 năm 2005). Điều bí mật đã được làm sáng tỏ vì cấu trúc của phức hợp ligand và thụ quan đã được biết rỏ. Phức hợp protein này được biểu hiện trong tế bào côn trùng với hệ thống biểu hiện baculovirus. Phức hợp protein được xử lý carbohydrate bằng enzyme endoglycosidase trước khi tạo tinh thể.



Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng carbohydrate ảnh hưởng rất ít đến cấu trúc của protein và FSH hoạt động gần giống với các hormone glycoprotein khác. Kết quả của nhóm này cũng khẳng định lại các kết quả trước là carbohydrate không nằm trên bề mặt tương tác của 2 protein này. Bằng cách đột biến điểm, tác giả cũng cho thấy rằng đầu C của subunit alpha đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với thụ quan vì đột biến điểm của 6 amino acid của vùng này làm cho hoạt tính tương tác giảm đến 90%. Trong các loại hormone glycoprotein, FSH chỉ tương tác đặc hiệu với thụ quan của nó cho dù các thụ quan loại khác khá giống. Subunit alpha thì giống nhau trong các loại hormone này, chỉ có subunit beta là riêng biệt cho từng loại nhưng ở cấu trúc cho thấy cả subunit alpha và beta đều phối hợp tương tác một cách đặc hiệu với thụ quan.

Và cũng là lần đầu tiên họ thấy rằng protein GPCR tạo thành dimer khi nghiên cứu phức hệ này. Trong trường hợp này không phải hormone cảm ứng dẫn đến việc tạo dimer mà thụ quan tự tạo dimer và hormone gắn vào thụ quan dimer. Vấn đề này đặt ra câu hỏi tác nhân nào gây nên sự tạo thành dimer của thụ quan, có phải các tác nhân bên trong màng tế bào?. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu thêm cũng như việc carbohydrate có ảnh hưởng đến sự hoạt hóa thu quan hay không ?. Cấu trúc toàn phần của thụ quan cũng như cấu trúc thụ quan đơn lẻ cũng cần được nghiên cứu. Tuy nhiều cầu hỏi được đặt ra nhưng cấu trúc của phức hệ FSH cho chúng ta biết nhiều điều về cơ chế tương tác theo kiểu chìa khóa- ổ khóa và những nghiên cứu sinh hóa cũng đã xác định được các amino acid đặc hiệu cho sự tương tác giữa hormone và thụ quan.

Giáo sư Hendrichson nói: "Hiểu biết chi tiết về cấu trúc phức hợp thụ quan-hormone chúng ta có khả năng tạo ra một loại FSH mới với hiệu lực cao hơn, bền hơn trong máu. Mặt khác cũng có thể nghĩ đến khả năng thiết kế một loại thuốc ngừa thai phân tử nhỏ, nó có thể gắn vào thụ quan và ngăn cản sự tương tác giữa thụ quan và hormone". Ông cũng cho rằng cơ chế truyền tín hiệu từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào cũng cần được làm sáng tỏ.

Tài liệu tham khảo:

1. Fan, Q. R. & Hendrickson, W. A. Nature 433, 269−277 (2005)
2. Simoni, M et al, Endocr. Rev. 18, 739−773 (1997)
3. http://www.hhmi.org/news/hendrickson2.html
 
có lẽ mọi người đang bận ăn Tết nên kô ngó đến bài này, nhưng kô sao, sẽ còn nhiều thời gian, trước tiên tui chỉ ra 2 cái lỗi sơ đẳng cơ bản của dân Sinh học xài tiếng Việt như 1 ... ngọai ngữ:

- Ta có cặp từ recpetor-hormone (1) hoặc thụ thể-kích thích tố (2), do vậy khi viết bài kô phải lúc nào tuân thủ nguyên bản gốc hay việt hóa đều tốt, mà ở đây cần có là sự thống nhất; hoặc xài cặp từ 1 hoặc cặp 2 xuyên suốt bài viết, chứ đừng thụ thể-hormone nghe rất chuớng tai. Thật ra lỗ tai tui đâu có chướng, ai viết sao đọc vậy, cái chính là việc sử dụng tiếng Việt mà kô có 1 chuẩn mực sẽ cho thấy người viết bài thiếu sự tinh tế trong cách diễn đạt của mình. Nhưng đừng ngại, không chỉ có SV hay Cử nhân mới ra trường mới bị đâu, trên và trên trên nữa cũng mắc cái lỗi sơ đẳng này như thường.

- Trong chữ FSH đã có chữ H là hormone rồi, sao còn gọi hormone FSH? Thói quen này từ đâu ra? Sẽ có nhiều người sẽ trích dẫn đâu đó nhiều sách vở cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh viết Hormone FSH rồi biện minh: thiên hạ đó giờ vẫn xài vậy. Đúng là nhiều người xài vậy; nhưng kô phải vì họ đã xài trước thì mặc nhiên họ đúng. Cho thấy thói quen nhắm mắt nhắm mũi học và chấp nhận mà quên rằng mình phải biết tìm thấy cái sai để mà tránh.

Còn nữa, nhiều lỗi lắm, mời mọi người cùng tham gia bài văn mẫu này.
 
Ta có cặp từ recpetor-hormone (1) hoặc thụ thể-kích thích tố (2), do vậy khi viết bài kô phải lúc nào tuân thủ nguyên bản gốc hay việt hóa đều tốt, mà ở đây cần có là sự thống nhất; hoặc xài cặp từ 1 hoặc cặp 2 xuyên suốt bài viết

Đúng vậy, nhưng tôi thấy từ hormone đã được sử dụng khác nhiều trong tiếng Việt, vậy có nên viết là thụ thể-hormone có khi nghe quen và dễ hiểu hơn là thụ thể-kích thích tố. Nếu không thích cách này thì dùng theo cách (1) là tốt nhất.

Trong chữ FSH đã có chữ H là hormone rồi, sao còn gọi hormone FSH

Tôi thấy trong bài này không phải lúc nào tác giả cũng dùng là hormone FSH mà có khi dùng phức hệ FSH, có lúc chỉ để FSH. Có lẽ tác giả dùng hormone FSH ở những phần đầu bài viết nhằm nhấn mạnh FSH là một hormone chăng.
Một trường hợp rất phổ biến giống như trên là "phản ứng PCR", chữ R (reaction) đã là phản ứng rồi nhưng tôi thấy trong các tài liệu tiếng Việt hay dùng là phản ứng PCR mà trong tài liệu tiếng Anh cũng dùng là PCR reaction. Vậy tính sao đây?
 
Nhieu nguoi dung ko co nghia la no DUNG, xem xet de thay CAI DUNG no nam cho nao, de khi ta gap SV dan em thi biet ma phan tich cho no thay cai DUNG-SAI nam o dau.
 
Vâng ý tôi định hỏi xem có nên dùng phản ứng PCR không.

Rất mong mọi người cùng tham gia tìm lỗi để có thể rút kinh nghiệm khi viết.
 
neu truoc day ko biet, cu nghe thay co anh chi ra ra suot ngay la phan ung PRC hay hormone FSH thi nay nen suy nghi lai, khi ta biet ro cai dung cai sai; nhieu nha ngon ngu hoc noi: Biet la sai, ma nhieu nguoi dung qua, lau qua riet thanh dung.

Rieng toi, toi se chiu kho dung "chay PCR hay thiet lap PCR" chu ko tuong chu PHAN UNG vao; chu FSH cung vay, tha cho chu Hormone di
 
FSH hormone là một loại glycoprotein hoạt động bằng cách gắn vào thụ quan trên màng tế bào. Thụ quan của FSH thuộc họ protein G-couple (GPCR) và thuộc họ phụ tên là leucine-rich-repeat-containing GPCR (LGR).



Bạn thử đọc 2 câu trên, bạn có suy nghĩ gỉ về cụm, từ tôi in đậm. Toi tra trên mạng thì mấy chữ viết tắt có nghĩa là

GPCR= G-protein Coupled Receptors


LGR = leucine-rich repeat-containing G protein-coupled receptors
 
GPCR= G-protein Coupled Receptors

Theo tôi cái này nên dịch là các thụ thể gắn với (hay bắt cặp với) Protein G (GPCR).

LGR = leucine-rich repeat-containing G protein-coupled receptors

Còn cái này dịch là GPCR có vùng lặp giàu leucine.

Không biết thế có ổn hơn không nhỉ.

phần bên trong tế bào (intracellular domain) và phần bên ngoài tế bào (extracellular domain)

Còn câu này theo tôi nên dịch là miền nội bào và miền ngoại bào.

Khác với hầu hết protein GPCR khác là vùng ngoài của thụ quan FSH rất lớn và tương tác với ligand cũng có khối lượng lớn. FSH cũng rất phức tạp được cấu thành từ 2 subunit (alpha và beta) và hai subunit này có chứa các phân tử carbohydrate chuổi dài (hình 2)

Trong đoạn này thì ligand nên chuyển thành phối tử và subunit nên chuyển thành phần dưới đơn vị hay tiểu đơn vị.
 
vâng, cứ tạm như vậy đã, coi như dừng bài này ở đây, để ăn Tết cho ngon.Qua đó ít nhiều ta cũng thấy trình độ của 1 số (kô ít) dân sinh học xài tiếng Việt như .... ngọai ngữ.

Hy vọng những lỗi nhỏ này, từ từ chúng ta tránh được nó để SV thế hệ sau kô phải ngạc nhiên về những bậc đàn anh đàn chị của nó.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,268
Messages
72,181
Members
56,606
Latest member
conggame789
Back
Top