Lê Đức Dũng
Senior Member
<TABLE><TBODY><TR><TD class=tintop_title vAlign=top align=left>TS Chính nói khá đúng !!
</TD></TR><TR><TD class=news_date vAlign=top align=left height=20>05:50' 27/10/2008 (GMT+7) </TD></TR><TR><TD class=text vAlign=top align=left>
- Báo cáo của một nhóm chuyên gia Havard viết năm 2008: “Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền KH&CN của VN là một thất bại”. Trong bài viết dưới đây, TS Phạm Đức Chính mổ xẻ nguyên nhân yếu kém của khoa học Việt Nam. Bài phản ảnh quan điểm của tác giả.
Để hiểu được các đặc thù riêng của khoa học Việt Nam, chúng ta cần đi ngược lại thời gian từ mấy chục năm trước…
<TABLE class="image rightside" width=150 align=right><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>TS. Phạm Đức Chính. Ảnh: Tia Sáng
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Từ một nền khoa học khập khễnh trong thời chiến
Từ thời gian chiến tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc, được tiếp nối bởi giai đoạn đầu xây dựng đất nước sau thống nhất, mỗi năm chúng ta chọn (chủ yếu qua thi tuyển) hàng ngàn học sinh đi du học ở các nước Đông Âu. Nhìn chung các lưu học sinh đã được lựa chọn của chúng ta học tốt, và khi tốt nghiệp trình độ cũng không kém mức chung của bạn. Những kỹ sư, bác sĩ thực hành này, khi trở về nước, đã tạo thành lực lượng khoa học kỹ thuật nòng cốt cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và công nghiệp hóa đất nước.
Nhà nước cũng chú trọng xây dựng lực lượng khoa học cao cấp qua con số các tiến sĩ, tiến sĩ khoa học (TS, TSKH) đã được đào tạo ở các nước Đông Âu. Lực lượng này được kỳ vọng có khả năng thực hiện những nghiên cứu khoa học trình độ cao và là đầu tàu cho khoa học và tiến trình hiện đại hóa nước nhà. Tuy nhiên, khi đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ của mình qua con số các TS và TSKH này thì đã có không ít ngộ nhận.
Để bảo vệ luận án TS (phó tiến sĩ - PTS cũ) ở Liên Xô, nghiên cứu sinh (NCS) phải có kết quả nghiên cứu, thường tối thiểu là 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện nghiêm chỉnh của bạn. Bên cạnh những TS đạt chuẩn, một số TS của ta trình độ còn non, phải dựa nhiều vào thầy, và do áp lực của trình độ và thời gian, đã được các nước bạn chiếu cố.
Ở mức cao hơn, nhiều TSKH (TS cũ) của chúng ta chưa đạt được tới trình độ chuẩn mực tương ứng của nước bạn. TSKH của Lien Xô phải có được những bài báo khoa học mạnh, đứng tác giả độc lập, và thường phải có tới vài chục bài báo đăng các tạp chí khoa học có uy tín. Trong khi đó số bài báo đăng tạp chí có uy tín của số đông các TSKH của chúng ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, và phần nhiều vẫn phải dựa vào thầy. Nhiều TSKH trở về nước, tách khỏi thầy, đã không viết nổi một bài báo riêng đăng tạp chí quốc tế chuẩn mực - thể hiện rõ cái tầm chưa tới của họ. Đáng buồn hơn, vào giai đoạn nhộm nhoạm ở Đông Âu những năm 90, một số nhà khoa học của ta đã kiếm được bằng TSKH dù họ có rất ít, thậm chí không có nổi lấy một bài báo đăng tạp chí khoa học quốc tế nghiêm chỉnh (có thể nói, chỉ ở mức, hoặc thua cả cái chuẩn PTS của thời LX ổn định).
Trên trường quốc tế, bảo vệ luận án TS chỉ là bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp của một nhà khoa học chuyên nghiệp. Tiến hành nghiên cứu khoa học nghĩa là họ phải có được các bài báo khoa học được phản biện độc lập để được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín, hay bằng sáng chế, dù nhà khoa học làm việc ở đại học hay viện nghiên cứu, trên lĩnh vực lý thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng. Công bố khoa học buộc nhà khoa học phải thường xuyên cập nhập thông tin để duy trì và nâng cao trình độ, chịu sự giám sát khách quan, lao động sáng tạo đóng góp cho tiến bộ của khoa học công nghệ. “Publish or Perish” (công bố hay lụi tàn) là thực tế mà mỗi nhà khoa học chuyên nghiệp phải đối mặt.
Hệ lụy từ sự khập khễnh
Trong khi đó nhiều TS, TSKH của chúng ta trở về nước, phần vì trình độ còn non, phần vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh và thời kỳ bao cấp trì trệ kéo dài, đã chỉ duy trì được những hoạt động khoa học tầm thấp (trừ một số nhỏ các nhà khoa học), công bố trên những tạp chí quốc nội được lập ra kém xa chuẩn mực quốc tế. Đứng trên quan điểm quốc tế, họ đã không còn giữ được trình độ của mình tương xứng với bằng cấp quốc tế có được và đã tàn lụi về mặt chuyên môn.
Thế nhưng, một số người trong số họ may mắn có được các bằng cấp cao sớm nhất và có thiên hướng họat động quản lý hành chính đã nắm những vị trí được gọi là “đầu ngành” và ngự trị cho tận tới khi đã về hưu, và thậm chí cả chọn người kế tục, trong hệ thống chức sắc khoa học cứng nhắc (thiếu cạnh tranh về chuyên môn) của chúng ta. Họ giữ quyền phân chia và chủ trì các đề tài nghiên cứu với nhiều bổng lộc, cho ra lò nhiều TS nội dưới xa chuẩn mực quốc tế. Họ cũng xây dựng nên các chức danh và chuẩn mực cho khoa học nước nhà, nặng về hình thức và xa rời các tiêu chuẩn quốc tế.
Một số chức trách khoa học của ta được mời vào một số Viện hàn lâm khoa học hay đứng chung tên giải thưởng với các đàn anh quốc tế, như một cử chỉ hữu nghị hay mang tính đại diện cho VN. Điều đó dẫn tới hiểu nhầm là một số lãnh đạo khoa học của chúng ta đã đạt tới trình độ đỉnh cao quốc tế, tới hàng viện sĩ (VS).
<TABLE class="image leftside" width=200 align=left><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>Tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An, trấu được chế biến thành... củi. Ảnh: VietNamNet
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Các công việc cụ thể của các kỹ sư, bác sĩ thực hành dễ được nhận thấy hơn với mọi người dân bình thường. Còn các công trình nghiên cứu khoa học trình độ cao theo chuẩn mực quốc tế, các bằng sáng chế và sản phẩm mới của các GS, PGS, TS, TSKH, VS, các nhà khoa học “đầu ngành” của chúng ta là gì, ở ta thường tránh đề cập tới. Nhưng với quốc tế thì đó lại là tiêu chí thông thường để họ đánh giá trình độ chuyên môn thực của các nhà khoa học, chứ không phải là các hình thức danh đã nêu.
Mấu chốt sự yếu kém của khoa học Việt Nam chính là từ một số “chức sắc khoa học đầu ngành có quyền và lợi nhưng yếu về năng lực chuyên môn (theo chuẩn mực khách quan quốc tế), chứ không phải là vấn đề đầu tư của nhà nước cho KH&CN chưa thỏa đáng. Một số do năng lực khoa học vẫn còn non (dù đã có bằng cấp hình thức cao TSKH) khi được đặt lên vị trí lãnh đạo, số khác có năng lực nhưng cũng thoái hóa dần theo thời gian do bận rộn với chức quyền và không chịu sức ép về chuyên môn.
Tư duy phong kiến “học hành đỗ đạt cao để ra làm quan hưởng vinh hoa phú quý” đã góp phần tạo nên nhân cách của họ. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” đã thúc bách họ nhận vào các cơ quan khoa học những người thân quen yếu năng lực chuyên môn để hưởng biên chế bao cấp nhà nước, trao cho họ và giữ cho bản thân những xuất đi nước ngoài béo bở được bao cấp nhà nước hay viện trợ. Điều đó góp phần dẫn tới chảy máu chất xám, cùng sự tụt dốc về chất lượng của các cơ quan khoa học với gánh nặng biên chế phình to dồn cho nhà nước.
Viện KH&CN Việt Nam khi mới thành lập cuối những năm 70 đầu 80 ưu tiên nhận chủ yếu là các cán bộ trẻ giỏi đượcđào tạo từ nước ngoài, nhưng nay như ở Viện Cơ học - số người có khả năng nghiên cứu công bố quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay và không có những người trẻ có năng lực. Viện hiện nay không hấp dẫn và cũng không hề có chính sách hấp dẫn cuốn hút các nhà khoa học trẻ giỏi - có thể nhìn thấy trước một cái đích chết cho một cơ quan nghiên cứu khoa học nếu không có những thay đổi căn bản trong thời gian tới.
</TD></TR><TR><TD class=news_date vAlign=top align=left height=20>05:50' 27/10/2008 (GMT+7) </TD></TR><TR><TD class=text vAlign=top align=left>
Để hiểu được các đặc thù riêng của khoa học Việt Nam, chúng ta cần đi ngược lại thời gian từ mấy chục năm trước…
<TABLE class="image rightside" width=150 align=right><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>TS. Phạm Đức Chính. Ảnh: Tia Sáng
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Từ một nền khoa học khập khễnh trong thời chiến
Từ thời gian chiến tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc, được tiếp nối bởi giai đoạn đầu xây dựng đất nước sau thống nhất, mỗi năm chúng ta chọn (chủ yếu qua thi tuyển) hàng ngàn học sinh đi du học ở các nước Đông Âu. Nhìn chung các lưu học sinh đã được lựa chọn của chúng ta học tốt, và khi tốt nghiệp trình độ cũng không kém mức chung của bạn. Những kỹ sư, bác sĩ thực hành này, khi trở về nước, đã tạo thành lực lượng khoa học kỹ thuật nòng cốt cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và công nghiệp hóa đất nước.
Nhà nước cũng chú trọng xây dựng lực lượng khoa học cao cấp qua con số các tiến sĩ, tiến sĩ khoa học (TS, TSKH) đã được đào tạo ở các nước Đông Âu. Lực lượng này được kỳ vọng có khả năng thực hiện những nghiên cứu khoa học trình độ cao và là đầu tàu cho khoa học và tiến trình hiện đại hóa nước nhà. Tuy nhiên, khi đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ của mình qua con số các TS và TSKH này thì đã có không ít ngộ nhận.
Để bảo vệ luận án TS (phó tiến sĩ - PTS cũ) ở Liên Xô, nghiên cứu sinh (NCS) phải có kết quả nghiên cứu, thường tối thiểu là 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có phản biện nghiêm chỉnh của bạn. Bên cạnh những TS đạt chuẩn, một số TS của ta trình độ còn non, phải dựa nhiều vào thầy, và do áp lực của trình độ và thời gian, đã được các nước bạn chiếu cố.
Ở mức cao hơn, nhiều TSKH (TS cũ) của chúng ta chưa đạt được tới trình độ chuẩn mực tương ứng của nước bạn. TSKH của Lien Xô phải có được những bài báo khoa học mạnh, đứng tác giả độc lập, và thường phải có tới vài chục bài báo đăng các tạp chí khoa học có uy tín. Trong khi đó số bài báo đăng tạp chí có uy tín của số đông các TSKH của chúng ta chỉ đếm trên đầu ngón tay, và phần nhiều vẫn phải dựa vào thầy. Nhiều TSKH trở về nước, tách khỏi thầy, đã không viết nổi một bài báo riêng đăng tạp chí quốc tế chuẩn mực - thể hiện rõ cái tầm chưa tới của họ. Đáng buồn hơn, vào giai đoạn nhộm nhoạm ở Đông Âu những năm 90, một số nhà khoa học của ta đã kiếm được bằng TSKH dù họ có rất ít, thậm chí không có nổi lấy một bài báo đăng tạp chí khoa học quốc tế nghiêm chỉnh (có thể nói, chỉ ở mức, hoặc thua cả cái chuẩn PTS của thời LX ổn định).
Trên trường quốc tế, bảo vệ luận án TS chỉ là bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp của một nhà khoa học chuyên nghiệp. Tiến hành nghiên cứu khoa học nghĩa là họ phải có được các bài báo khoa học được phản biện độc lập để được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có uy tín, hay bằng sáng chế, dù nhà khoa học làm việc ở đại học hay viện nghiên cứu, trên lĩnh vực lý thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng. Công bố khoa học buộc nhà khoa học phải thường xuyên cập nhập thông tin để duy trì và nâng cao trình độ, chịu sự giám sát khách quan, lao động sáng tạo đóng góp cho tiến bộ của khoa học công nghệ. “Publish or Perish” (công bố hay lụi tàn) là thực tế mà mỗi nhà khoa học chuyên nghiệp phải đối mặt.
Hệ lụy từ sự khập khễnh
Trong khi đó nhiều TS, TSKH của chúng ta trở về nước, phần vì trình độ còn non, phần vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh và thời kỳ bao cấp trì trệ kéo dài, đã chỉ duy trì được những hoạt động khoa học tầm thấp (trừ một số nhỏ các nhà khoa học), công bố trên những tạp chí quốc nội được lập ra kém xa chuẩn mực quốc tế. Đứng trên quan điểm quốc tế, họ đã không còn giữ được trình độ của mình tương xứng với bằng cấp quốc tế có được và đã tàn lụi về mặt chuyên môn.
Thế nhưng, một số người trong số họ may mắn có được các bằng cấp cao sớm nhất và có thiên hướng họat động quản lý hành chính đã nắm những vị trí được gọi là “đầu ngành” và ngự trị cho tận tới khi đã về hưu, và thậm chí cả chọn người kế tục, trong hệ thống chức sắc khoa học cứng nhắc (thiếu cạnh tranh về chuyên môn) của chúng ta. Họ giữ quyền phân chia và chủ trì các đề tài nghiên cứu với nhiều bổng lộc, cho ra lò nhiều TS nội dưới xa chuẩn mực quốc tế. Họ cũng xây dựng nên các chức danh và chuẩn mực cho khoa học nước nhà, nặng về hình thức và xa rời các tiêu chuẩn quốc tế.
Một số chức trách khoa học của ta được mời vào một số Viện hàn lâm khoa học hay đứng chung tên giải thưởng với các đàn anh quốc tế, như một cử chỉ hữu nghị hay mang tính đại diện cho VN. Điều đó dẫn tới hiểu nhầm là một số lãnh đạo khoa học của chúng ta đã đạt tới trình độ đỉnh cao quốc tế, tới hàng viện sĩ (VS).
<TABLE class="image leftside" width=200 align=left><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>Tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An, trấu được chế biến thành... củi. Ảnh: VietNamNet
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Các công việc cụ thể của các kỹ sư, bác sĩ thực hành dễ được nhận thấy hơn với mọi người dân bình thường. Còn các công trình nghiên cứu khoa học trình độ cao theo chuẩn mực quốc tế, các bằng sáng chế và sản phẩm mới của các GS, PGS, TS, TSKH, VS, các nhà khoa học “đầu ngành” của chúng ta là gì, ở ta thường tránh đề cập tới. Nhưng với quốc tế thì đó lại là tiêu chí thông thường để họ đánh giá trình độ chuyên môn thực của các nhà khoa học, chứ không phải là các hình thức danh đã nêu.
Mấu chốt sự yếu kém của khoa học Việt Nam chính là từ một số “chức sắc khoa học đầu ngành có quyền và lợi nhưng yếu về năng lực chuyên môn (theo chuẩn mực khách quan quốc tế), chứ không phải là vấn đề đầu tư của nhà nước cho KH&CN chưa thỏa đáng. Một số do năng lực khoa học vẫn còn non (dù đã có bằng cấp hình thức cao TSKH) khi được đặt lên vị trí lãnh đạo, số khác có năng lực nhưng cũng thoái hóa dần theo thời gian do bận rộn với chức quyền và không chịu sức ép về chuyên môn.
Tư duy phong kiến “học hành đỗ đạt cao để ra làm quan hưởng vinh hoa phú quý” đã góp phần tạo nên nhân cách của họ. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” đã thúc bách họ nhận vào các cơ quan khoa học những người thân quen yếu năng lực chuyên môn để hưởng biên chế bao cấp nhà nước, trao cho họ và giữ cho bản thân những xuất đi nước ngoài béo bở được bao cấp nhà nước hay viện trợ. Điều đó góp phần dẫn tới chảy máu chất xám, cùng sự tụt dốc về chất lượng của các cơ quan khoa học với gánh nặng biên chế phình to dồn cho nhà nước.
Viện KH&CN Việt Nam khi mới thành lập cuối những năm 70 đầu 80 ưu tiên nhận chủ yếu là các cán bộ trẻ giỏi đượcđào tạo từ nước ngoài, nhưng nay như ở Viện Cơ học - số người có khả năng nghiên cứu công bố quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay và không có những người trẻ có năng lực. Viện hiện nay không hấp dẫn và cũng không hề có chính sách hấp dẫn cuốn hút các nhà khoa học trẻ giỏi - có thể nhìn thấy trước một cái đích chết cho một cơ quan nghiên cứu khoa học nếu không có những thay đổi căn bản trong thời gian tới.
- TS. Phạm Đức Chính (Viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam)