Nguyễn Thế Long
Senior Member
Mười năm trở lại đây người ta thường nói đến vắc xin ung thư. Việc chế tạo dựa theo nguyên lý nào, đã đi đến đâu? Có khả năng sản xuất thành công vắc xin phòng ung thư hay không?
Từ ý tưởng vắc xin tổng hợp
Từ trước tới nay, có hai nguyên lý để sản xuất vắc xin. Theo cách cổ điển, dùng vi sinh vật sống nhưng đã làm giảm hoạt lực làm kháng nguyên. Theo cách hiện đại, trích từ kháng nguyên của vi sinh vật sống ra các gen định hướng sản xuất kháng nguyên, dùng công nghệ sinh học nhân các gen và nhân lượng kháng nguyên này lên. Dùng kháng nguyên cổ điển hay hiện đại làm vắc xin thì khi tiêm vào cơ thể vắc xin sẽ kích thích lympho bào-T tạo ra kháng thể.
Hệ miễn dịch có cả một "thư viện" kháng nguyên do lympho bào-T ghi nhớ. Thư viện này được cập nhật không ngừng khi có kháng nguyên mới thâm nhập. Điều hành chính việc cập nhật này là các tế bào nhánh (cellules dendritiques), các đại thực bào (macrophages). Nếu gắn chất tổng hợp lên bề mặt của một tế bào thì sẽ có một kháng nguyên, tạm gọi là "kháng nguyên nhân tạo". Khi gặp các "kháng nguyên nhân tạo" này, lập tức các tế bào nhánh, các đại thực bào sẽ phản ứng. Chúng sẽ cắt các "kháng nguyên nhân tạo" thành nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh nhỏ này sau khi chuyển hóa sẽ trở thành các kháng nguyên tiềm tàng di chuyển từ trong lòng các tế bào nhánh, đại thực bào ra bề mặt của chúng và được lympho bào-T nhận biết. Lympho bào sẽ tiết ra kháng thể.
Đến chế tạo vắc xin ung thư
Trong các tế bào bình thường, chất đường không bao giờ lộ ra bề mặt vì chúng được che giấu một cách có hệ thống. Thế nhưng trong các tế bào ung thư, do mất các thành tố che giấu, chất đường bị lộ ra. Chất đường bị lộ ra này được xem như một "chất chỉ điểm" (ký hiệu: Tn) để lympho bào-T nhận biết tế bào ung thư và sản sinh ra phản ứng miễn dịch. Điều đáng tiếc là phản ứng miễn dịch này hết sức yếu, không đủ sức chống lại ung thư.
Vào năm 1984, các "chất chỉ điểm" Tn này được tìm thấy trên bề mặt tế bào của nhiều loại ung thư (như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi...). Năm 1990, Sylvie Bay đã dùng enzym tổng hợp được "chất chỉ điểm" Tn. Thành công này mở ra một hướng chế tạo vắc xin ung thư: điều chế ra một phân tử, rồi gắn vào bề mặt phân tử ấy "chất chỉ điểm" Tn, sẽ tạo ra được một phân tử có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư. Phân tử này được xem như một "kháng nguyên nhân tạo" dùng làm vắc xin.
Năm 2001, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm táo bạo, lý thú: tổng hợp một phân tử mới có tâm là chất lysin và 4 nhánh, rồi gắn lên trên mỗi nhánh 3 mảnh "chất chỉ điểm" Tn. Phân tử mới này có hình thái bề mặt gần giống với bề mặt của tế bào ung thư. Dùng phân tử này làm kháng nguyên, tạo ra vắc xin ung thư gọi tắt là MAG (Multiple Antigenic Glycopeptid). Tiêm cho chuột vắc xin MAG. Sau đó ghép các tế bào ung thư vào chuột đã tiêm vắc xin MAG. Theo dõi thời gian sống của chuột sau 100 ngày.
Từ năm 1997 người ta đã làm các thí nghiệm tương tự. Tuy nhiên với các vắc xin ung thư đã chế ra thời đó, chỉ có 25% chuột ghép tế bào ung thư sống được, nhưng đến năm 2001, với vắc xin MAG, thì tỷ lệ chuột ghép tế bào ung thư sống được đã đạt đến 90%. Tiến bộ này khẳng định chắc chắn là có khả năng chế tạo ra vắc xin chống ung thư.
Mấu chốt của việc chế tạo vắc xin ung thư là tạo ra một "kháng nguyên nhân tạo" có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư.
Còn khó khăn nhưng nhiều hy vọng
Theo nhiều nhà khoa học thì ung thư phát triển phức tạp, nhanh, mạnh. Hiện chưa có một loại vắc xin nào chỉ một mình đủ sức chống lại ung thư. Do đó, cần kết hợp vắc xin ung thư với các phương pháp trị liệu khác. Tiếc thay, các phương pháp trị liệu phổ biến như xạ trị, hóa trị thường làm cạn kiệt khả năng miễn dịch, có nghĩa là có tương tác ngược với chức năng kích thích hệ miễn dịch của vắc xin ung thư. Tìm vắc xin ung thư đủ mạnh để có hiệu quả khi dùng đơn độc hay tìm một vắc xin ung thư vừa kích thích được hệ miễn dịch vừa phối hợp được với xạ trị, hóa trị là hai bài toán cực khó.
Tuy nhiên, đã có những tín hiệu đáng mừng bước đầu về việc tìm lời giải cho bài toán khó ấy: Cuba vừa thông báo đã dùng hai loại protein tạo ra "kháng nguyên nhân tạo", điều chế vắc xin trị ung thư phổi có tên là Cima Vax EGF. Vắc xin này vừa kích thích hệ miễn dịch, vừa có thể kết hợp với xạ trị, hóa trị và thu được kết quả là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh: bớt đau đớn, không bị khó thở, giảm biếng ăn, tăng cân, kéo dài thời gian sống thêm 4 - 5 tháng. Năm 1998, Mỹ đã chế tạo ra vắc xin ung thư nhằm vào việc kích thích hoạt động của tế bào đuôi gai là chiến binh mạnh nhất của hệ miễn dịch để điều trị khối u nguyên bào xốp đa hình thái (GMB). Gần đây khi kết hợp vắc xin này với hóa trị liệu đã nhận thấy: nhóm người bệnh đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển là 308 ngày; trong khi những người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển chỉ có 154 ngày. Trong nhóm người bệnh có đáp ứng miễn dịch với vắc xin, 41% sống ít nhất là 2 năm; trong khi ở nhóm người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin tỷ lệ này chỉ 7%.
Những thành công nói trên bước đầu không những chỉ ra rằng vắc xin ung thư có hiệu quả trong điều trị, mà còn cho biết có thể phối hợp nó với các phương pháp trị liệu khác để có một kết quả trị liệu tốt hơn.
(Trích Dân trí)
Từ ý tưởng vắc xin tổng hợp
Từ trước tới nay, có hai nguyên lý để sản xuất vắc xin. Theo cách cổ điển, dùng vi sinh vật sống nhưng đã làm giảm hoạt lực làm kháng nguyên. Theo cách hiện đại, trích từ kháng nguyên của vi sinh vật sống ra các gen định hướng sản xuất kháng nguyên, dùng công nghệ sinh học nhân các gen và nhân lượng kháng nguyên này lên. Dùng kháng nguyên cổ điển hay hiện đại làm vắc xin thì khi tiêm vào cơ thể vắc xin sẽ kích thích lympho bào-T tạo ra kháng thể.
Hệ miễn dịch có cả một "thư viện" kháng nguyên do lympho bào-T ghi nhớ. Thư viện này được cập nhật không ngừng khi có kháng nguyên mới thâm nhập. Điều hành chính việc cập nhật này là các tế bào nhánh (cellules dendritiques), các đại thực bào (macrophages). Nếu gắn chất tổng hợp lên bề mặt của một tế bào thì sẽ có một kháng nguyên, tạm gọi là "kháng nguyên nhân tạo". Khi gặp các "kháng nguyên nhân tạo" này, lập tức các tế bào nhánh, các đại thực bào sẽ phản ứng. Chúng sẽ cắt các "kháng nguyên nhân tạo" thành nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh nhỏ này sau khi chuyển hóa sẽ trở thành các kháng nguyên tiềm tàng di chuyển từ trong lòng các tế bào nhánh, đại thực bào ra bề mặt của chúng và được lympho bào-T nhận biết. Lympho bào sẽ tiết ra kháng thể.
Đến chế tạo vắc xin ung thư
Trong các tế bào bình thường, chất đường không bao giờ lộ ra bề mặt vì chúng được che giấu một cách có hệ thống. Thế nhưng trong các tế bào ung thư, do mất các thành tố che giấu, chất đường bị lộ ra. Chất đường bị lộ ra này được xem như một "chất chỉ điểm" (ký hiệu: Tn) để lympho bào-T nhận biết tế bào ung thư và sản sinh ra phản ứng miễn dịch. Điều đáng tiếc là phản ứng miễn dịch này hết sức yếu, không đủ sức chống lại ung thư.
Vào năm 1984, các "chất chỉ điểm" Tn này được tìm thấy trên bề mặt tế bào của nhiều loại ung thư (như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi...). Năm 1990, Sylvie Bay đã dùng enzym tổng hợp được "chất chỉ điểm" Tn. Thành công này mở ra một hướng chế tạo vắc xin ung thư: điều chế ra một phân tử, rồi gắn vào bề mặt phân tử ấy "chất chỉ điểm" Tn, sẽ tạo ra được một phân tử có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư. Phân tử này được xem như một "kháng nguyên nhân tạo" dùng làm vắc xin.
Năm 2001, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm táo bạo, lý thú: tổng hợp một phân tử mới có tâm là chất lysin và 4 nhánh, rồi gắn lên trên mỗi nhánh 3 mảnh "chất chỉ điểm" Tn. Phân tử mới này có hình thái bề mặt gần giống với bề mặt của tế bào ung thư. Dùng phân tử này làm kháng nguyên, tạo ra vắc xin ung thư gọi tắt là MAG (Multiple Antigenic Glycopeptid). Tiêm cho chuột vắc xin MAG. Sau đó ghép các tế bào ung thư vào chuột đã tiêm vắc xin MAG. Theo dõi thời gian sống của chuột sau 100 ngày.
Từ năm 1997 người ta đã làm các thí nghiệm tương tự. Tuy nhiên với các vắc xin ung thư đã chế ra thời đó, chỉ có 25% chuột ghép tế bào ung thư sống được, nhưng đến năm 2001, với vắc xin MAG, thì tỷ lệ chuột ghép tế bào ung thư sống được đã đạt đến 90%. Tiến bộ này khẳng định chắc chắn là có khả năng chế tạo ra vắc xin chống ung thư.
Mấu chốt của việc chế tạo vắc xin ung thư là tạo ra một "kháng nguyên nhân tạo" có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư.
Còn khó khăn nhưng nhiều hy vọng
Theo nhiều nhà khoa học thì ung thư phát triển phức tạp, nhanh, mạnh. Hiện chưa có một loại vắc xin nào chỉ một mình đủ sức chống lại ung thư. Do đó, cần kết hợp vắc xin ung thư với các phương pháp trị liệu khác. Tiếc thay, các phương pháp trị liệu phổ biến như xạ trị, hóa trị thường làm cạn kiệt khả năng miễn dịch, có nghĩa là có tương tác ngược với chức năng kích thích hệ miễn dịch của vắc xin ung thư. Tìm vắc xin ung thư đủ mạnh để có hiệu quả khi dùng đơn độc hay tìm một vắc xin ung thư vừa kích thích được hệ miễn dịch vừa phối hợp được với xạ trị, hóa trị là hai bài toán cực khó.
Tuy nhiên, đã có những tín hiệu đáng mừng bước đầu về việc tìm lời giải cho bài toán khó ấy: Cuba vừa thông báo đã dùng hai loại protein tạo ra "kháng nguyên nhân tạo", điều chế vắc xin trị ung thư phổi có tên là Cima Vax EGF. Vắc xin này vừa kích thích hệ miễn dịch, vừa có thể kết hợp với xạ trị, hóa trị và thu được kết quả là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh: bớt đau đớn, không bị khó thở, giảm biếng ăn, tăng cân, kéo dài thời gian sống thêm 4 - 5 tháng. Năm 1998, Mỹ đã chế tạo ra vắc xin ung thư nhằm vào việc kích thích hoạt động của tế bào đuôi gai là chiến binh mạnh nhất của hệ miễn dịch để điều trị khối u nguyên bào xốp đa hình thái (GMB). Gần đây khi kết hợp vắc xin này với hóa trị liệu đã nhận thấy: nhóm người bệnh đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển là 308 ngày; trong khi những người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển chỉ có 154 ngày. Trong nhóm người bệnh có đáp ứng miễn dịch với vắc xin, 41% sống ít nhất là 2 năm; trong khi ở nhóm người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin tỷ lệ này chỉ 7%.
Những thành công nói trên bước đầu không những chỉ ra rằng vắc xin ung thư có hiệu quả trong điều trị, mà còn cho biết có thể phối hợp nó với các phương pháp trị liệu khác để có một kết quả trị liệu tốt hơn.
(Trích Dân trí)