Chế vắc-xin H5N1 cho gia cầm từ... men bánh mì

1. Đoạn viết trên chỉ là viết cho quần chúng đọc, không phải là một bài báo khoa học, nên người viết không target vào đối tượng nhà khoa học đọc. Ở VN vì điều kiện kinh tế nên không nhất thiết phải nghiên cứu cao siêu miễn sao có ứng dụng ra tiền của và cũng không cần đăng báo quốc tế.
2. One more huge mistake, dẫn dắt đề tài là GS hay ThS hay HAI LÚA không phản ánh gì về khả năng được đánh giá.
3. Bản thân chưa quen không có nghĩa là không tồn tại, người khác biết rồi chỉ bảo cho mình thì phải cám ơn thay vì nổi cáu và nghĩ sai về họ.
1. Tôi không tìm bài báo quốc tế của đoạn viết trên. Tôi chỉ thấy tại sao 1 đề tài "hot" đến độ viết cả bài viết cho quần chúng nhân dân cùng đọc lại không thể tìm thấy bài cụ thể cho người trong nghề quan tâm tìm đọc. Mà chưa đọc cụ thể thì chưa thể hoan nghênh nhiệt liệt hay phủ nhận nó ngay (từ đầu tới giờ tôi chưa bao giờ phủ định kết quả của nó nhé!)

2. Tôi ví dụ cho bạn 1 đề tài do 1 bác nông dân làm nhé. Cách đây lâu rồi, khoảng dăm bảy năm. Bác nông dân đó tuyên bố chế tạo ra 1 loại xốp gì đó có đủ thứ tính năng ưu việt, lên cả báo nhé, lên tận thời sự 19h ở VTV1 nhé, còn nói ầm ầm là sao các nhà khoa học không biết mà chế tạo, blah blah... Vừa nghe xong mẹ tôi là người làm về polymer lập tức mắng ầm lên, vì cái thứ bác nông dân kia tạo ra là 1 thứ rác rưởi vứt đi mà người trong nghề đã biết lâu rồi và chả ai thèm đếm xỉa đến. Vụ đấy sau này rồi chìm xuồng, chả thấy lên tiếng xin lỗi hay đính chính gì. Chuyện này tuy không giống đề tài H5N1 nhưng nói để biết báo chí tv ở VN rất loạn, và dựa trên 1 bài báo kia thì chưa tin được gì cả. Tôi không biết ThS dù làm lâu năm thì sẽ giỏi đến đâu, nhưng cá nhân tôi thấy làm xong ThS thì chưa có khả năng tự thiết kế 1 đề tài "hot" mà không có GS hướng dẫn.

3. Đúng là có tồn tại những người như các bạn nói nhưng vì tôi không có nhu cầu quen biết những người như thế nên mới dùng chữ "cá nhân" ở post trên, và tôi cũng tin chắc số đó rất ít, không đáng để mình phải bận tâm suy nghĩ hay chờ ai đó chỉ bảo cho mình.
 
2. Tôi ví dụ cho bạn 1 đề tài do 1 bác nông dân làm nhé. Cách đây lâu rồi, khoảng dăm bảy năm. Bác nông dân đó tuyên bố chế tạo ra 1 loại xốp gì đó có đủ thứ tính năng ưu việt, lên cả báo nhé, lên tận thời sự 7h ở VTV1 nhé, còn nói ầm ầm là sao các nhà khoa học không biết mà chế tạo, blah blah... Vừa nghe xong mẹ tôi là người làm về polymer lập tức mắng ầm lên, vì cái thứ bác nông dân kia tạo ra là 1 thứ rác rưởi vứt đi mà người trong nghề đã biết lâu rồi và chả ai thèm đếm xỉa đến. Vụ đấy sau này rồi chìm xuồng, chả thấy lên tiếng xin lỗi hay đính chính gì. Chuyện này tuy không giống đề tài H5N1 nhưng nói để biết báo chí tv ở VN rất loạn, và dựa trên 1 bài báo kia thì chưa tin được gì cả. Tôi không biết ThS dù làm lâu năm thì sẽ giỏi đến đâu, nhưng cá nhân tôi thấy làm xong ThS thì chưa có khả năng tự thiết kế 1 đề tài "hot" mà không có GS hướng dẫn.

3. Đúng là có tồn tại những người như các bạn nói nhưng vì tôi không có nhu cầu quen biết những người như thế nên mới dùng chữ "cá nhân" ở post trên, và tôi cũng tin chắc số đó rất ít, không đáng để mình phải bận tâm suy nghĩ hay chờ ai đó chỉ bảo cho mình.

#1: Sự việc ông nông dân kia hay các tung hô của báo chí không liên quan gì đến đoạn viết về nghiên cứu ta đang nói đến nhé. Tôi chưa bao giờ vội vàng đánh giá gì về nghiên cứu đó nhé, tôi chỉ nói đấy là idea hay, còn original hay không thì không nói đến nhé. Tôi chỉ hình dung ra viễn cảnh nếu ứng dụng cái đó mà tốt ở VN thì rất đáng tôn vinh nhé. ThS có năm bảy loại, ở đâu cũng thế nhé, không riêng gì cá nhân ai.
#2: Có hay không có nhu cầu là tuỳ người nhé, tôi nghĩ thế này nhé: sống trong 1 cộng đồng nên biết mọi aspect của nó nhé, giả sử được làm lãnh đạo mà không biết chất của các thành viên trong group của mình thế nào thì có lãnh đạo sáng xuốt được không?
 
3. Dành riêng cho các em học sinh sinh viên hay các vị chưa ra nước ngoài bao giờ. Các cụ nói chăn nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Các vị nghe để biết thôi, đừng phát biểu lung tung. Khi nào các vị ra nước ngoài tai nghe mắt thấy, khi nào các vị tiếp xúc với phần đa GS, TS ở Việt Nam thì hãy phát biểu so sánh nhé.

Ăn theo Nr.3 của anh Admin cái!! Mong các bạn đừng mở miệng ra là chê GS, TS ở VN như đúng rồi thế, đừng vơ đũa cả nắm ạ.

Tranh luận sôi nổi quá nhỉ
Cãi ỏm lên rồi chứ tranh luận gì nữa hả anh:mrgreen: Em tưởng anh thích thế này:mrgreen::mrgreen:
 
Ăn theo Nr.3 của anh Admin cái!! Mong các bạn đừng mở miệng ra là chê GS, TS ở VN như đúng rồi thế, đừng vơ đũa cả nắm ạ.


Cãi ỏm lên rồi chứ tranh luận gì nữa hả anh:mrgreen: Em tưởng anh thích thế này:mrgreen::mrgreen:

Tranh luận sôi nổi mới học được nhiều từ nhau và mới dễ hiểu (để yêu) nhau nhé.
 
@Hùng: xét trung bình (không phải so người giỏi nhất của nhóm này với dốt nhất của nhóm kia), vừa sau khi tốt nghiệp và trong cùng một chuyên ngành thì chắc chắn ThS ở nước ngoài giỏi hơn ThS ở VN, TS ở nước ngoài giỏi hơn TS ở VN về hầu như mọi mặt cần cho một nhà khoa học ok?

Nếu anh nói thế thì em hoàn toàn đồng ý! Nếu so sánh thì những người học trong nước với nước ngoài có một số thua thiệt, cụ thể thì anh cũng đã nói rồi em không nhắc lại. Nhưng nếu xét về hoàn cảnh hiện tại trong nước, thì Ths trong nước cũng đủ sài rồi không cần quá cao siêu nhưng không có tầm ứng dụng ở VN

Em xin hỏi, có bao nhiêu TS học nước ngoài về và tiếp tục theo cái đề tài đã làm TS, hay họ phải theo cái guồng quay của cơ chế trong nước, hạn chế về thiết bị và tiền bạc? Ai cũng vậy, một người có thể là TS rất giỏi, nhưng anh không biết cách làm cái cho thực tế đất nước anh thì anh đã bằng được anh chàng Ths làm được việc chưa?

Quay lại với đề tài biều hiện protein của H5N1 trên Mt8-1, với VN chúng ta chỉ có thề làm như thế, ta không làm đề publish mà làm đề ứng dụng. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta làm insulin khi hết bản quyền sản xuất trên thế giới sau 20 năm. Những cái đó mà chúng ta đòi publish ư? quá mơ tường! đơn giản vì chúng ta đang lặp lại những cái có sẵn thôi, đâu có gì mới.

Những bài viết trên báo như vnn, vnexpress nó chỉ là nói đề người ta biết thôi, vì người viết là phóng viên chứ không phải là nhà khoa học. Em biết có nhiều trường hợp, làm không ra nhưng vẫn tung hô lên là ta làm được đó thôi. Tin hay không là chuyện của bạn, nhưng cũng đừng vì thế mà chỉ trích hay đánh giá người làm, những gì họ làm ở VN tuy không so với các Ths, TS ở nước ngoài nhưng họ đã đóng góp trực tiếp cho khoa học VN chứ không phải cho khoa học của đất nước khác.

@ chị Hiền: Em có đôi lời thế, cũng không có ý nói ai và cũng không vơ đũa cả nắm, vì đó là ý kiến của riêng em và thực tế ở VN thôi!
 
những gì họ làm ở VN tuy không so với các Ths, TS ở nước ngoài nhưng họ đã đóng góp trực tiếp cho khoa học VN chứ không phải cho khoa học của đất nước khác.

:hoanho:

Thích nhất câu này.
 
@Hiền: không chơi bóc mẽ nhau nhé.
@Quang: ý tôi nói là routine ở Việt Nam rồi ạ. Sinh viên do tôi hướng dẫn cách đây 2 năm cũng biểu hiện ầm ầm ở vi khuẩn, nấm men.
@Hùng: đọc lại bài viết của Hùng và tôi thì sẽ thấy nhiều điểm chung. Hùng có cái nhìn khá tốt.
@Hiển: Tôi hiểu rõ khá rõ về TS, ThS Việt Nam và không chê trách họ điều gì (nói chung). Chỉ muốn làm rõ một số vấn đề để các bạn có cái nhìn biện chứng và khách quan hơn. Cũng như đừng nhìn đời thuần một màu hồng hoặc màu xám.

Còn bao giờ phải được như TS Nguyễn Thị Trâm ở trường ĐH Nông Nghiệp I ý. TS Trâm nghiên cứu ra giống lúa mới mất 4 năm 2001-2005 (báo chí không nhắc đến). Nhưng từ 2005-2008 cung cấp cho địa phương với năng suất cao và vừa rồi mới chuyển nhượng bản quyền giống lúa đó với giá 10 tỉ đấy. Lúc đó mới lên báo đấy ạ. Đó mới đáng nói ạ. Chứ đừng nói là mới làm nửa vời chưa hề có thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (để làm kháng nguyên) cũng như thực tế mà đã lên báo rồi ạ. Làm thế bà con hiểu lầm chết, lại tưởng sắp đạt giải thưởng Hồ Chí Minh.

@Mọi người: nói về chủ đề chính nhé. Thử thể trả lời mấy câu hỏi này thì sẽ thấy rõ vấn đề nhé.

- Theo bài báo trên thì nhóm nghiên cứu phát minh ra cái gì mới? - Câu trả lời là không vì thế giới làm chán rồi (phương pháp dùng nấm men để biểu hiện kháng nguyên virus). Do chưa có dữ liệu cụ thể nên không check đựơc là nhóm đó học theo 1 bài báo khác hay không. Nhắc lại, phương pháp, cách tư duy, đối tượng không có gì mới. Đó là lý do vì sao chưa công bố Quốc tế ok?
- Theo bài báo trên thì nhóm nghiên cứu đóng góp gì cho thành quả khoa học/đời sống của Việt Nam? - Câu trả lời là không vì
+ Phương pháp là routine nên không thể nói nhóm đó khai phá cho Việt Nam một phương pháp mới.
+ Kết quả là nửa vời và chưa có ý nghĩa thực tiễn. Do mới chỉ biểu hiện thành công mà chưa thử nghiệm gì cả.

Tranh luận dựa trên những điểm này nhé. Còn muốn so sánh tiếp thì lập topic khác, cũng xin nhắc lại là nên dựa trên nguyên tắc thống kê, tức chịu khó đi nhiều, tiếp xúc nhiều một chút rồi hãy nhận xét chung, còn không thì cứ nói cụ thể vào ThS A, TS B hoặc viện A, trường B nhé.

Nói rõ thêm là tôi không hề có ý chỉ trích nhóm nghiên cứu trên, tôi đang chỉ trích cái báo đó ạ. Bởi kinh qua nhiều vụ rồi, phỏng vấn nhà khoa học 1 kiểu rồi viết lại theo kiểu lá cải khác gây hiểu nhầm. Thậm chí vì nhuận bút mà người ta chỉ gọi điện hỏi han vớ vẩn rồi đăng báo mà có khi còn chẳng thông báo cho người được đưa tin cũng có nhiều rồi ạ.
Thế nhé.
 
@ chị Hiền: Em có đôi lời thế, cũng không có ý nói ai và cũng không vơ đũa cả nắm, vì đó là ý kiến của riêng em và thực tế ở VN thôi!
Thực tế ở VN là người ta nhiều khi quá tập trung vào các tiêu cực mà quên mất còn những người GS, TS làm việc tận tâm. Tôi không có ý nói bạn muốn phủ nhận tất cả nhưng nếu cùng là người làm khoa học thì không nên nói chung chung theo kiểu "GS, TS ở VN toàn là thế này thế kia.."
 
@Quang: ý tôi nói là routine ở Việt Nam rồi ạ. Sinh viên do tôi hướng dẫn cách đây 2 năm cũng biểu hiện ầm ầm ở vi khuẩn, nấm men.
@Hùng: đọc lại bài viết của Hùng và tôi thì sẽ thấy nhiều điểm chung. Hùng có cái nhìn khá tốt.

#1: Chuyển gene vào nấm men và biểu hiện thành công thì chả có ai trong lĩnh này là không biết nó đã routine ở cả VN từ mấy năm trước rồi. Vấn đề tôi nói là cùng một cái kĩ thuật đó nếu bạn có thể làm ra sản phẩm có ứng dụng tốt, mang lại tiền bạc cho nhiều người ở địa phương bạn thì nó đáng tôn vinh
#2: Hùng có cái nhìn khá tốt thì người có nhiều điểm chung với Hùng cũng có cái nhìn khá tốt nhỉ? :eek:
 
Thực tế ở VN là người ta nhiều khi quá tập trung vào các tiêu cực mà quên mất còn những người GS, TS làm việc tận tâm. Tôi không có ý nói bạn muốn phủ nhận tất cả nhưng nếu cùng là người làm khoa học thì không nên nói chung chung theo kiểu "GS, TS ở VN toàn là thế này thế kia.."

Cái gì xấu thì phải tập trung vào phê phán, làm cho nó xuất thần hiện diện ra để càng nhiều người biết thì cái xấu mới càng nhanh được hạn chế. Còn cái gì tốt đẹp rồi thì tự nó sẽ toả hương, cần gì phải nói đến nữa.
 
Anh Hưng đã nói không nên lạc đề rồi, em chỉ xin post nốt bài này thôi ạ

Cái gì xấu thì phải tập trung vào phê phán, làm cho nó xuất thần hiện diện ra để càng nhiều người biết thì cái xấu mới càng nhanh được hạn chế. Còn cái gì tốt đẹp rồi thì tự nó sẽ toả hương, cần gì phải nói đến nữa.
Tập trung phê phán không có nghĩa là nói trổng theo kiểu "toàn thế này, toàn thế nọ..." Những người hiểu biết nghe xong cũng mặc kệ thôi, nhưng thiếu gì người hiểu không đúng vấn đề rồi suy ra là TS, GS ở VN "toàn" như thế thật. Bạn đọc 1 số post trong forum là sẽ thấy, nhiều em học sinh nghe thế thì biết thế rồi nói lung tung đấy thôi. Mà cũng không thể trách người ta được khi mà thông tin chỉ có 1 chiều và lại thiếu chính xác. Phê phán ai thì nói thẳng tên chỉ thẳng mặt ra chứ, còn nếu đã sợ động chạm thì tốt nhất là đừng nói gì luôn.
Tốt đẹp ở VN thì khó lòng tỏa hương lắm, nhất là khi thông tin cứ loạn xạ. Mình nhớ cách đây lâu rồi trong forum còn có topic ca ngợi bác Nguyễn Cảnh Toàn cơ, trong khi chả ai biết sự tình thật nó ra sao cả. Cho nên cái gì không biết chính xác thì đừng lên tiếng khen hay chê như thể ta là người trong cuộc.
 
Anh Hưng đã nói không nên lạc đề rồi, em chỉ xin post nốt bài này thôi ạ


Tập trung phê phán không có nghĩa là nói trổng theo kiểu "toàn thế này, toàn thế nọ..." Những người hiểu biết nghe xong cũng mặc kệ thôi, nhưng thiếu gì người hiểu không đúng vấn đề rồi suy ra là TS, GS ở VN "toàn" như thế thật. Bạn đọc 1 số post trong forum là sẽ thấy, nhiều em học sinh nghe thế thì biết thế rồi nói lung tung đấy thôi. Mà cũng không thể trách người ta được khi mà thông tin chỉ có 1 chiều và lại thiếu chính xác. Phê phán ai thì nói thẳng tên chỉ thẳng mặt ra chứ, còn nếu đã sợ động chạm thì tốt nhất là đừng nói gì luôn.
Tốt đẹp ở VN thì khó lòng tỏa hương lắm, nhất là khi thông tin cứ loạn xạ. Mình nhớ cách đây lâu rồi trong forum còn có topic ca ngợi bác Nguyễn Cảnh Toàn cơ, trong khi chả ai biết sự tình thật nó ra sao cả. Cho nên cái gì không biết chính xác thì đừng lên tiếng khen hay chê như thể ta là người trong cuộc.

Tôi sẽ kết thúc tranh luận chủ đề này trong topic này bằng mấy chữ sau, nếu ai thích tranh luận tiếp với tôi xin mở topic mới, còn dư sức để tranh luận đến cùng.
#1. Chưa bao giờ tôi nói ở VN toàn GS, TS thế này thế kia, bạn xem lại các bài viết của tôi đi nhé.
#2. Tốt đẹp thật sự rồi thì lo gì khó toả hương ở VN, biết bao mùi hương vẫn thơm đó thôi: Lương Đình Của, Đặng Văn Ngữ, ...vv vẫn thơm đó thôi.
 
@Quang: ý tôi nói là routine ở Việt Nam rồi ạ. Sinh viên do tôi hướng dẫn cách đây 2 năm cũng biểu hiện ầm ầm ở vi khuẩn, nấm men.
@Hùng: đọc lại bài viết của Hùng và tôi thì sẽ thấy nhiều điểm chung. Hùng có cái nhìn khá tốt.

#1: Chuyển gene vào nấm men và biểu hiện thành công thì chả có ai trong lĩnh này là không biết nó đã routine ở cả VN từ mấy năm trước rồi. Vấn đề tôi nói là cùng một cái kĩ thuật đó nếu bạn có thể làm ra sản phẩm có ứng dụng tốt, mang lại tiền bạc cho nhiều người ở địa phương bạn thì nó đáng tôn vinh
#2: Hùng có cái nhìn khá tốt thì người có nhiều điểm chung với Hùng cũng có cái nhìn khá tốt nhỉ? :eek:

Haha, thử cái biết liền. Bạn Quang nói "Chuyển gene vào nấm men và biểu hiện thành công thì chả có ai trong lĩnh này là không biết nó đã routine ở cả VN từ mấy năm trước rồi" thì thử ví dụ vài nơi routine như vậy mình xem với. Nhóm nào ở VN biểu hiện thành công protein nào trên nấm men từ mấy năm trước nhỉ? Mình tưởng nếu đúng thế thì nhóm đó được giải thường HCM từ lâu rồi chứ :D.

Còn nếu không biết thực tế như thế nào thì đừng bàn luận về ý nghĩa của nó chứ. Suy luận logic là tốt nhưng suy luận kiểu đại bác bắn không tới thì không tốt à nha. Mỗi người một chuyên ngành mà, như tui mà các em học sinh cứ hỏi đề thi nọ kia là chịu chết chả biết gì và không dám phát biểu.

Mà ai lại bóc mẽ nhau thế, tui tự khen tui 1 tí mà cũng bị lôi ra trê trách huhu. Thôi rút kinh nghiệm, đổi chiến thuật. Hiền ơi cảm ơn em đã có cái nhìn đúng đắn về GS, TS Việt Nam (có khen lại tui ngay đi không thì bảo?).
 
Haha, thử cái biết liền. Bạn Quang nói "Chuyển gene vào nấm men và biểu hiện thành công thì chả có ai trong lĩnh này là không biết nó đã routine ở cả VN từ mấy năm trước rồi" thì thử ví dụ vài nơi routine như vậy mình xem với. Nhóm nào ở VN biểu hiện thành công protein nào trên nấm men từ mấy năm trước nhỉ? Mình tưởng nếu đúng thế thì nhóm đó được giải thường HCM từ lâu rồi chứ :D.

Còn nếu không biết thực tế như thế nào thì đừng bàn luận về ý nghĩa của nó chứ. Suy luận logic là tốt nhưng suy luận kiểu đại bác bắn không tới thì không tốt à nha. Mỗi người một chuyên ngành mà, như tui mà các em học sinh cứ hỏi đề thi nọ kia là chịu chết chả biết gì và không dám phát biểu.

Mà ai lại bóc mẽ nhau thế, tui tự khen tui 1 tí mà cũng bị lôi ra trê trách huhu. Thôi rút kinh nghiệm, đổi chiến thuật. Hiền ơi cảm ơn em đã có cái nhìn đúng đắn về GS, TS Việt Nam (có khen lại tui ngay đi không thì bảo?).


Bạn Hưng thân mến, cách đây 1,5 năm nhóm nghiên cứu của tôi tại trường sư phạm đã chuyển thành công gene phytase ở Aspergillus niger vào nấm Pichia. Biểu hiện thành công luôn, nhưng không tiến tới ứng dụng gì được. Còn những điều khác, miễn bàn thêm.
Bạn Hưng trước học Bách Khoa có biết Tuấn cũng tốt nghiệp công nghệ hoá phẩm-công nghệ sinh hoc năm 2002 và sang làm kĩ thuật viên phòng thí nghiêm bên trường sư phạm không? nếu biết thì hỏi Tuấn là biết chúng tôi đã chuyển và biểu hiện gene phytase của nấm mốc vào nắm men như thế nào nhé.
 
Bạn Hưng thân mến, cách đây 1,5 năm nhóm nghiên cứu của tôi tại trường sư phạm đã chuyển thành công gene phytase ở Aspergillus niger vào nấm Pichia. Biểu hiện thành công luôn, nhưng không tiến tới ứng dụng gì được. Còn những điều khác, miễn bàn thêm.
Bạn Hưng trước học Bách Khoa có biết Tuấn cũng tốt nghiệp công nghệ hoá phẩm-công nghệ sinh hoc năm 2002 và sang làm kĩ thuật viên phòng thí nghiêm bên trường sư phạm không? nếu biết thì hỏi Tuấn là biết chúng tôi đã chuyển và biểu hiện gene phytase của nấm mốc vào nắm men như thế nào nhé.

Hì hì, đâu có lạ nhóm đó. Hồi đó em Phương Linh làm cùng đề tài này mà. Anh Tuấn ở trường Sư Phạm cũng đâu có lạ gì. Có điều 1,5 năm đâu có gọi là mấy năm hihi. Nói thế để biết mình khá rõ nhóm nào ở đâu biểu hiện cái gì với nấm men (chuyên gia buôn chuyện là ta đây mà lị :mrgreen:). Với lại 1 nhóm thành công với 1 protein cũng đâu có gọi là routine đựơc. Đó là còn chưa nói hàm nghĩa của từ biểu hiện thành công nữa. Ở trường Sư Phạm thì không biết, chứ nhiều chỗ khi biểu hiện thấy mấu trước cảm ứng không có/có băng mờ còn mẫu cảm ứng có băng đậm xịt đúng kích thước thì hô biểu hiện thành công mà không western blot hoặc dùng MS để chứng minh băng đó đúng là protein của mình. Thôi không nói nữa kẻo lại lạc đề.
 
đúng rồi phải tranh luận thế này chứ...thấy topic hơi...ấm nhưng đọc cũng thấy...hay ngỡ ra được nhiều điều..:hihi:
 
đúng rồi phải tranh luận thế này chứ...thấy topic hơi...ấm nhưng đọc cũng thấy...hay ngỡ ra được nhiều điều..:hihi:

Theo quan điểm của mình, tranh luận (khoa học hay cái gì khác) là phải sôi nổi và quyết liệt nhưng cũng nên nhìn ra cái hay của đối tác để học hỏi. Sau cùng sẽ hiểu người hiểu vật hơn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top