phân biệt mARN, tARN và rARN

kid!

Junior Member
Làm thế nào để phân biệt mARN, tARN và rARN dựa trên thực nghiệm (không dựa vào cấu trúc ),
Nếu sử dụng polyađenin(chỉ gắn vào mARN) để phân biệt có được không ?:hum:thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Phan Anh không hiểu "dựa trên thực nghiệm là sao... "
Tại cái thứ nào cũng được tế bào tổng hợp ra 1 mớ chi chít... nếu không dựa vào cấu trúc thì dựa vào... gì nhỉ :hum: Chắc là ý bạn này muốn nói tới dựa vào chức năng...
 
Dùng đuôi polyA có thể phân biệt được mARN đó bạn. Người ta có thể tách mARN ra bằng cách dùng cách cột olygodT-cellulose. Dựa vào đặc tính liên kết bổ sung mà đuôi polyA đó sẽ liên kết với T, và mARN bị giữ lại
 
:cry: gì vậy nè....................................................................
Sao Phan Anh không biết cái này............................................. :akay:
Er Tâm ơi, cụ thể hơn được không? Có vẽ hình mình họa thì tốt :please:
 
Làm thế nào để phân biệt mARN, tARN và rARN dựa trên thực nghiệm (không dựa vào cấu trúc ),
Nếu sử dụng polyađenin(chỉ gắn vào mARN) để phân biệt có được không ?:hum:thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Phân biệt mRNA bằng sắc ký ái lực trên cột oligoT- cellulose. Còn tRNA đem thủy phân bằng RNase sẽ thu được trên bốn loại nucleotide (A,U,G,C, và những base hiếm...) còn lại là rRNA. <= theo mình nghĩ là thế (dựa trên lý thuyết, còn thực tế thì chưa chắc!)
 
Làm thế nào để phân biệt mARN, tARN và rARN dựa trên thực nghiệm (không dựa vào cấu trúc ),
Nếu sử dụng polyađenin(chỉ gắn vào mARN) để phân biệt có được không ?:hum:thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu hỏi hay và không dễ chút nào. Có nhiều cách lắm, mọi người cố lên:mrgreen:.
 
Theo mình thì nếu bạn để phân biệt thì cũng có nhiều cách. Đối với mRNA thì chắc chắn có thể dùng đánh dấu huỳnh quang sử dụng mẫu dò đối với đuôi polyT này. Đối với rRNA (khi bạn đã biết nguồn gốc của mẫu RNA) có thể tìm trình tự bảo thủ của rRNA, thiết kế mẫu dò với trình tự đó, lai trên màng lai là có thể xác định được có rRNA hay không. Mẫu còn lại là tRNA nhỉ. Và có thể tự đưa ra một số cách khác dựa trên sự khác nhau về cấu trúc và kích thước của các loại RNA
Còn nếu mục đích của bạn là tách chiết từng thành phần thì có thể sử dụng cách tách từng thành phần, đầu tiên là sắc ký qua cột polyT để tách mRNA nhá. Sau đó nếu tách tRNA bạn có thể dựa trên cái Aminoacyl-tRNA, tùy từng loại tRNA bạn cần mà sẽ có tương ứng cột sắc ký ái lực (affinity chromatography) tương ứng (cái này mình thấy search ra nhiều lắm, bạn nên nghiên cứu nếu cần, còn mình cũng ko rõ lắm); cái này dựa trên nguyên tắc của anticodon nhỉ. Còn lại là rRNA thì theo mình rõ thì thường khuyếch đại qua PCR để phục vụ cho việc xác định chủng, loài trong nghiên cứu về sinh thái.
Hihi đó là những gì mình biết, không hỉu có giúp gì cho bạn được ko?
 
Trên ptn thì em thấy để kết quả được ok thì thường tách chiết mRNA người ta hay dùng kit cho tiện vì nếu trong điều kiện làm trực tiếp thì sẽ rất dễ nhiếm RNAse và làm hỏng RNA của mình. Còn tRNA và rRNA em chưa được tiếp xúc nhiều lắm. Mong anh chỉ giáo.
 
Theo mình thì nếu bạn để phân biệt thì cũng có nhiều cách. Đối với mRNA thì chắc chắn có thể dùng đánh dấu huỳnh quang sử dụng mẫu dò đối với đuôi polyT này. Đối với rRNA (khi bạn đã biết nguồn gốc của mẫu RNA) có thể tìm trình tự bảo thủ của rRNA, thiết kế mẫu dò với trình tự đó, lai trên màng lai là có thể xác định được có rRNA hay không. Mẫu còn lại là tRNA nhỉ. Và có thể tự đưa ra một số cách khác dựa trên sự khác nhau về cấu trúc và kích thước của các loại RNA
Còn nếu mục đích của bạn là tách chiết từng thành phần thì có thể sử dụng cách tách từng thành phần, đầu tiên là sắc ký qua cột polyT để tách mRNA nhá. Sau đó nếu tách tRNA bạn có thể dựa trên cái Aminoacyl-tRNA, tùy từng loại tRNA bạn cần mà sẽ có tương ứng cột sắc ký ái lực (affinity chromatography) tương ứng (cái này mình thấy search ra nhiều lắm, bạn nên nghiên cứu nếu cần, còn mình cũng ko rõ lắm); cái này dựa trên nguyên tắc của anticodon nhỉ. Còn lại là rRNA thì theo mình rõ thì thường khuyếch đại qua PCR để phục vụ cho việc xác định chủng, loài trong nghiên cứu về sinh thái.
Hihi đó là những gì mình biết, không hỉu có giúp gì cho bạn được ko?
tRNA tồn tại ở dạng tự do thì làm sao có thể áp dụng cách này được nhỉ, chỉ khi nào đang trong quá trình tổng hợp protein thì may ra mới có thể áp dụng cách này, con không thì chịu!
 
Phức tạp thế à, có ai tách chiết và điện di RNA chưa nhỉ?
tách chiết và điện di tital RNA thì mình làm rồi, chiết xong thì mình chỉ đo quan photometer để xác định khối lượng và điện di tren Agarose gel de xđ chất lượng.
, chiết xong để tổng hợp protein in vitro nên vẫn để nguyên total RNA để dùng.
nói chung trong total RNA thì 80 den 85 % la rRNA, 1-5 % la mRNA, những RNA khac nhu tRNA, si, mi, sno RNA thi khoang 10-15 %
phân biệt thi tui cung potay chua biet , chua duoc lam..cung chua duoc nghe
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top