3 câu hỏi trong đề thi chọn đội tuyển QG của Đà Nẵng

yenbinh_bio92

Junior Member
Mọi người cho em hỏi một số câu trong đề thi chọn đội quốc gia của ĐN:
1/ vì sao ở sinh vật nhân chuẩn có intron còn sinh vật nhân sơ thì không
2/ ví sao gen phủ chỉ xuất hiện ở vi khuẩn mà không xuất hiện ở sinh vật nhân chuẩn? Nó có vai trò gì?
3/ vì sao OX thì sống còn OY thì lại chết trong quá trình phát triển của phôi.
Mong nhận được ý kiến của mọi người...:buonchuyen:
 
1. Chắc viết sai chính tả, mới nghe nói "gen phụ" do đâu đó dịch từ thuật ngữ modifier:akay:.

2. Chả biết thời đại nào rồi còn ra câu hỏi kiểu "nhân sơ thì không có intron":twisted:. Nhân sơ nào cũng có intron hết:cool:.
 
Câu 1 lần đầu nghe thuật ngữ này - chậc, mình lạc hậu quá chăng ?
Câu 2: Bọn nhân sơ thường có rất ít NST điển hình là VK thường chỉ có 1, thêm intron thì NST sẽ dài thế nào nhỉ. Hơi hoang mang khi nghe a, Hưng nói, ở Proka ít nghe khái niệm intron. thường chỉ thấy mọi ng nói đến operon !
Câu 3 : Hơ hơ, NST Y nó bé xíu và mang rất ít gen quan trọng cho nên cơ thể OY sẽ die ngoéo ! ;))
 
Câu 2: Bọn nhân sơ thường có rất ít NST điển hình là VK thường chỉ có 1, thêm intron thì NST sẽ dài thế nào nhỉ. Hơi hoang mang khi nghe a, Hưng nói, ở Proka ít nghe khái niệm intron. thường chỉ thấy mọi ng nói đến operon !

Đề chọn đội Quốc gia mà còn ra thế thì việc các bạn học sinh phổ thông hay thậm chí đại học ít nghe nói cũng không có gì lạ. Chương trình vài chục năm vẫn thế mà. Nếu bạn hứng thú với khái niệm intron trong prokaryote thì google search 5 phút là có thể kiểm chứng ngay mà.
 
Cho em hỏi gen phủ là gì với. cái này mới quá

Tôi nghĩ hiện gen phủ là hiện tượng "các gen trùm lên nhau" (overlapping genes), chẳng hạn ở phage ØX 174. Hệ gen của nó gồm 9 gen mã hoá 9 loại protein theo thứ tự ABCDEJFGH, đã được F.Sanger (1977) phân tích đầy đủ trình tự gồm 5.386 nucleotit và lập bản đồ gen.
Ở phage ØX 174 gen B nằm lọt trong gen A và ngắn hơn gen A khoảng 85 nucleotit, gen E cũng nằm lọt trong gen D.
 

Attachments

  • BAN DO GEN PHAGE.JPG
    BAN DO GEN PHAGE.JPG
    25.3 KB · Views: 222
eo, toàn thuật ngữ lạ hoắc, em cũng mới chỉ nghe operon và intron thui, chưa bao giờ nghe " ghen phụ" cả, nhưng ý của từ thì chắc là cái gen này nó làm nhiệm vụ trợ giúp cho hoạt động của các hay một số gen khác. có thể mỗi loại gen sẽ có gen phụ thích hợp riêng cũng nên. e hèm, em chỉ đoán đó thui nhé, đã biết j đâu, mong các anh chị góp ý giúp
 
mới tìm thêm một thông tin về " gen phụ" ,đột biến gen này phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen. tần số đột biến gen phụ, phụ thuộc vào cường độ và liều lượng của tác nhân gây đột biến, cấu trúc của gen, loại tác nhân đột biến..... còn nhiều nữa em chưa tìm ra nhờ các anh chị và các bạn góp ý và phát triển nhé!
 
Tôi nghĩ hiện gen phủ là hiện tượng "các gen trùm lên nhau" (overlapping genes), chẳng hạn ở phage ØX 174. Hệ gen của nó gồm 9 gen mã hoá 9 loại protein theo thứ tự ABCDEJFGH, đã được F.Sanger (1977) phân tích đầy đủ trình tự gồm 5.386 nucleotit và lập bản đồ gen.
Ở phage ØX 174 gen B nằm lọt trong gen A và ngắn hơn gen A khoảng 85 nucleotit, gen E cũng nằm lọt trong gen D.

Trời. Cái khái niệm mới toanh thế này mà có trong đề thi QG á. Em chưa từng nghe thấy bao giờ.

Nhưng mà cái này cũng hay đấy. Thầy Huy ơi, cho em xin cái tài liệu chi tiết về cái này với.
 
eo, lại là " THẦY" à, mình toàn xưng em, anh thui thế có chết không. dạo này còn nhầm cả giới tính nữa chứ, hichic, tên con trai thì quá tựa con gái mà gái thì X-MEN, đàn ông đích thực. xin lỗi thầy Huy và mọi người nhá, thầy có tài liệu thì post lên cho chúng em tham khảo nhé! cám ơn thầy nhều
 
thắc mắc

hiện tượng gene chồng lấp (overlap) mình thường nghe nói là nó chỉ có ở một số retrovirus thôi chứ ở prokaryoke thì không chắc đâu.
 
hiện tượng overlap mình thường nghe chỉ có ở một số retrovirus chứ ở prokaryote thì không chắc lắm
 
Thấy mọi người bàn luận sôi nổi, mình cũng muốn tham gia một tí cho vui.
Bắt đầu bằng cái đề thi. Em có tham khảo một số sách dịch từ tiếng Anh, nhưng cũng chưa thấy khái niệm "Gen phủ", có thể là overlapping gene.
Còn xét về cái đề thì có lẽ câu 1 hơi lỗi thời, như anh Hưng nói, cái vụ intron ở prokaryote đã phát hiện ra cách đấy hơn chục năm, một VD "Prokaryotic introns and inteins: a panoply of form and function"(1995). (Theo mình biết thì intron ở prokaryote được tìm thấy ở tRNA và rRNA, và trong bài này có đề cập đến mRNA). Hìhì, mấy cái này chắc là cần có update.
Về câu hỏi tại sao lại có intron thì e bó tay, chẳng bằng hỏi em tại sao trái đất hình cầu. Về vai trò của intron, em thấy vai trò quan trọng của nó vẫn là tạo sự đa dạng về cấu trúc của protein (chắc có vai trò trong tiến hóa nữa). Một VD rất rất điển hình là việc hình thành kháng thể trong cơ thể. Việc tái tổ hợp giữa các phần khác nhau trong tổ hợp gen mã hóa và auto-splicing pre-mRNA đã tạo ra sự đa dạng trong khả năng nhận diện kháng nguyên.
Về khái niệm overlapping gene ở Eukaryote thì hơi mới. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thời gian gần đây (kể từ sau năm 2000 và đbl sau khi việc giải mã hoàn chỉnh bộ gene người, đánh dấu một bước ngoặt trong genomics và proteomics). Một bài tiêu biểu là "A high frequency of overlapping gene expression in compacted eukaryotic genomes" (2005). Các gene trùng lắp (overlapping genes) chiếm khoảng 5-14% các gene trong bộ gene. Ở mức độ phổ thông, em thiết nghĩ là vẫn có thể chấp nhận được khái niệm overlapping gene nằm ở Prokaryote :mrgreen:. Nhưng những khái niệm này ngày nay đã dùng tương đối phổ biến, hehe, nên bác nào ra đề thi, đbl là mấy cái vụ trọng đại như thi quốc gia, học sinh giỏi gì thì cũng phải chịu khó update thông tin một tí.
Câu số 3 của đề thi thì có thể tham khảo sách giáo khoa là trả lời được rồi, hoặc các bạn có thể tham khảo quyển "Di truyền học" của thầy Phạm Thành Hổ (ĐHKHTN TPHCM), có một phần viết rất kĩ về vấn đề này
Mấy hôm nay em đang hơi rảnh (GS đi công tác xa) nên mạo muội lên đánh mấy dòng, các bác thông cảm, hehe.
Chúc các bác vui vẻ
 
Thấy mọi người bàn luận sôi nổi, mình cũng muốn tham gia một tí cho vui.
Bắt đầu bằng cái đề thi. Em có tham khảo một số sách dịch từ tiếng Anh, nhưng cũng chưa thấy khái niệm "Gen phủ", có thể là overlapping gene.
Còn xét về cái đề thì có lẽ câu 1 hơi lỗi thời, như anh Hưng nói, cái vụ intron ở prokaryote đã phát hiện ra cách đấy hơn chục năm, một VD "Prokaryotic introns and inteins: a panoply of form and function"(1995). (Theo mình biết thì intron ở prokaryote được tìm thấy ở tRNA và rRNA, và trong bài này có đề cập đến mRNA). Hìhì, mấy cái này chắc là cần có update.
Về câu hỏi tại sao lại có intron thì e bó tay, chẳng bằng hỏi em tại sao trái đất hình cầu. Về vai trò của intron, em thấy vai trò quan trọng của nó vẫn là tạo sự đa dạng về cấu trúc của protein (chắc có vai trò trong tiến hóa nữa). Một VD rất rất điển hình là việc hình thành kháng thể trong cơ thể. Việc tái tổ hợp giữa các phần khác nhau trong tổ hợp gen mã hóa và auto-splicing pre-mRNA đã tạo ra sự đa dạng trong khả năng nhận diện kháng nguyên.
Về khái niệm overlapping gene ở Eukaryote thì hơi mới. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thời gian gần đây (kể từ sau năm 2000 và đbl sau khi việc giải mã hoàn chỉnh bộ gene người, đánh dấu một bước ngoặt trong genomics và proteomics). Một bài tiêu biểu là "A high frequency of overlapping gene expression in compacted eukaryotic genomes" (2005). Các gene trùng lắp (overlapping genes) chiếm khoảng 5-14% các gene trong bộ gene. Ở mức độ phổ thông, em thiết nghĩ là vẫn có thể chấp nhận được khái niệm overlapping gene nằm ở Prokaryote :mrgreen:. Nhưng những khái niệm này ngày nay đã dùng tương đối phổ biến, hehe, nên bác nào ra đề thi, đbl là mấy cái vụ trọng đại như thi quốc gia, học sinh giỏi gì thì cũng phải chịu khó update thông tin một tí.
Câu số 3 của đề thi thì có thể tham khảo sách giáo khoa là trả lời được rồi, hoặc các bạn có thể tham khảo quyển "Di truyền học" của thầy Phạm Thành Hổ (ĐHKHTN TPHCM), có một phần viết rất kĩ về vấn đề này
Mấy hôm nay em đang hơi rảnh (GS đi công tác xa) nên mạo muội lên đánh mấy dòng, các bác thông cảm, hehe.
Chúc các bác vui vẻ

1. Cảm ơn deepredabc đã cung cấp thông tin khá đầy đủ và chính xác.

2. Vấn đề không phải mức phổ thông hay đại học. Đây là đề thi học sinh giỏi, giá người ra đề chịu khó 5 phút google search thì sẽ ra ngay vấn đề. Chỉ sợ mấy ông ra đề tiếng Anh có khi kém sinh viên.

3. Nếu xác định đi theo con đường nghiên cứu thì nên tập thói quen "nghi ngờ". Khi đọc một thông tin mới với mình thì nên kiểm chứng lại thông tin đó và đặt vấn đề ngược lại.
 
Nếu xác định đi theo con đường nghiên cứu thì nên tập thói quen "nghi ngờ". Khi đọc một thông tin mới với mình thì nên kiểm chứng lại thông tin đó và đặt vấn đề ngược lại.
Thanks bác Hưng, em đang treo câu này trên desktop, rất hay.
 
Cái vụ intron trong sách giáo khoa nó nói vậy, em mới học THPT làm sao mà biết mấy cái zụ đó được:cry:. Các anh có thể cung cấp tài liệu giúp em được không:please:
 
Mà em thấy mấy thầy ngoài Hà Nội vô dạy cho trường em cũng nói intron không có ở prokaryote mà????? Khó hiểu thật.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top