Một số bài tập hay

Tran_Hoan

Senior Member
Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 4: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9

Nguồn đề thi thử Lê Qúy Đôn :buonchuyen:

giải giúp mình nhé mọi người
 
1. xác định là cây có màu thì phải chia lại tỉ lệ. cây có kg AABB khi tự thụ phấn cho F2 đồng nhất về kh. tỉ lệ AABB trong cây có màu là 1/9
2.1-(1/4).(1/4).(1/4)(tỉ lệ đồng hợp trội cho kh da đen)-(1/4).(1/4).(1/4)(tỉ lệ đồng hợp lặn cho kh da trắng)
3. gen=>mARN=>trước PM
4.(2/3)(sx người chồng dị hợp).(2/3)(xs người vợ dị hợp).(1/2)(xs con trai).(1/4)(xs sinh con bị bệnh)
 
bạn nào giải cho t bài này vs:
phéo lai: AaBbccDd*AabbCcDd, cho xác suất 1 cơ thể gồm 3 tính trội, 1 tính lặn =?
-xs xuất hiện 1 cơ thể mang 3 alen trội?
- TLPLKG
-TLPLKH?
biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn.
 
bạn nào giải cho t bài này vs:
phéo lai: AaBbccDd*AabbCcDd, cho xác suất 1 cơ thể gồm 3 tính trội, 1 tính lặn =?
-xs xuất hiện 1 cơ thể mang 3 alen trội?
- TLPLKG
-TLPLKH?
biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn.
3 tính trạng trội 1 tính trạng lặn :3/8( vì vai trò ở đây của các cặp alen k tương đương nhau nên ta tách riêng rầm tính =2* (3/4) * (1/2)*(1/2)*(1/4) + 2* (3/4)*(3/4)*(1/2)*(1/2))

Hoặc là 3 alen trội này nằm cùng 2 cặp gen hoặc nằm tách nhau ra 3 cặp ta tính 2TH: 3 alen trội nằm cùng 2 gặp gen
mình ra đc 25/32 cách làm hơi dài :cry: bạn nào có thể giải cách ngắn gọn hơn k
PLKG và PLKH: dùng nhân lại từng cặp bạn ak
 
2

tks b nha. ý đầu tiên t cũng tính ra được kq ấy nhưng mà k được rút gọn bạn ak, phải để cả tỉ lệ là 24/64:chuan:
 
Đáp án của 4 câu hỏi trên là: 1D, 2D, 3D, 4A.
Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.1/18 B.1/16 C.1/4 D.1/9
Hướng dẫn: F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ: 9/16 hoa có màu, 7/16 hoa màu trắng  Xuất hiện tương tác gen
Quy ước: A-B-: có màu, A-bb + aaB- + aabb: hoa trắng
Khi lấy ngẫu nhiên cây hoa có màu đem tự thụ phấn , thế hệ lai không có sự phân li về kiểu hình, thì F2 lấy ra phải có kiểu gen AABB.
Khi lấy ngẫu nhiên cây hoa có màu thì ta chỉ xét đến các cây hoa có màu ở F2, xác suất thu được cây có KG AABB là 1/9.
Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
HD: Xác suất thu được con có da đen (AABBCC) là: ¼.1/4.1/4 = 1/64.
Xác suất thu được con có da trắng (aabbcc) là: ¼.1/4.1/4 = 1/64.
Xác suất thu được con có da nâu là: 1 – (1/64 + 1/64) = 62/64
Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 4: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9
HD: Để con sinh ra mắc bệnh, thì cả vợ và chồng đều có kiểu gen dị hợp, xác suất để cả vợ và chồng sinh ra có kiểu gen dị hợp là 2/3 . 2/3
Xác suất để sinh ra con trai mắc bệnh là: 2/3 . 2/3. ¼. ½ = 1/18.
 
Tổng hàm lượng ADN của các tế bào sinh tinh trùng và tế bào sinh trứng ơruooui giấm là 68pg (picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong tất cả các trứng được tạo thành là 126pg. Biết rằng tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN có trong mỗi tế bào 2n của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi là 2pg.
1. Xđ số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu.
2. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những làn nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi hợp tử đã nguyên phân mấy lần?
 
Câu1: ở người gen A quy định da và tóc có màu bình thường , gen a gây chứng bạch tạng . Người ta ước lượng trong quần thể người số cá thể dị hợp về gen bạch tạng là 1%
a. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường ko có quan hệ huyết thống sinh ra 1 đứa con bị bạch tạng là bao nhiếu ?
b.Người chồng bạch tạng người vợ bình thường và ko có họ hàng gần với chồng Xác suất để đứa con đầu của họ bạ bạch tạng là ?
c.Nếu đứa thứ nhất của cặp vợ chồng ở Th câu a này đã bị bạch tạng thì xs để đứa thứ 2 bị là ?
d.Nếu đứa thứ nhất của cặp vợ chồng ở Th câu c này đã bị bạch tạng thì xs để đứa thứ 2 bị là ?
 
Tổng hàm lượng ADN của các tế bào sinh tinh trùng và tế bào sinh trứng ơruooui giấm là 68pg (picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong tất cả các trứng được tạo thành là 126pg. Biết rằng tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN có trong mỗi tế bào 2n của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi là 2pg.
1. Xđ số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu.
2. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những làn nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi hợp tử đã nguyên phân mấy lần?

1. Số lần nguyên phân
- Các tế bào sinh dục trước khi bước vào giảm phân đều có hiện tượng tự nhân đôi làm cho hàm lượng AND tăng lên gấp đôi: 2pg x 2 = 4 pg.
Một tế bào sinh dục đực 2n giảm phân cho 4 tinh trùng n. Một tế bào sinh dục cái 2n giảm phân cho 1 trứng n và 3 thể định hướng.
- Gọi x là số tế bào sinh dục đực 2n và y là số tế bào sinh dục cái 2n được tạo ra sau các đợt nguyên phân liên tiếp
Ta có hệ phương trình:
x.2pg + y.2pg = 68pg
x.4pg – ypg = 126pg
Giải hệ ta được y = 2, x = 32. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực là 5, tế bào sinh dục cái là 1.
2. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
- Hai tế bào sinh dục cái giảm phân cho 2 trứng. Hai trứng thụ tinh cho 2 hợp tử, do đó số hợp tử tạo thành là 2.
- Tổng hàm lượng AND trong các tế bào của mỗi hợp tử là 256/2 = 128pg.
- Số tế bào con: 128/2pg = 64 = 2^6
Do vậy số lần nguyên phân của hợp tử là 6
 
Câu1: ở người gen A quy định da và tóc có màu bình thường , gen a gây chứng bạch tạng . Người ta ước lượng trong quần thể người số cá thể dị hợp về gen bạch tạng là 1%
a. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường ko có quan hệ huyết thống sinh ra 1 đứa con bị bạch tạng là bao nhiếu ?
b.Người chồng bạch tạng người vợ bình thường và ko có họ hàng gần với chồng Xác suất để đứa con đầu của họ bạ bạch tạng là ?
c.Nếu đứa thứ nhất của cặp vợ chồng ở Th câu a này đã bị bạch tạng thì xs để đứa thứ 2 bị là ?
d.Nếu đứa thứ nhất của cặp vợ chồng ở Th câu b này đã bị bạch tạng thì xs để đứa thứ 2 bị là ?
Aa= 0,01
a) Xác suất bố mẹ bình thường đều Aa sinh con aa = (0,01 x 0,01) x 0,25
c) Xác suất đứa t2 aa cũng như đứa t1 thôi, nếu đề bài muốn hỏi xác suất để sinh được đứa t1 và đứa t2 đều aa thì bạn bình phương kết quả câu a lên.

b) Xác suất bố aa, mẹ bình thường Aa sinh con aa = (1 x 0,01) x 0,5
d) tương tự c.
 
Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen(A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suÊt họ sinh được hai người con nêu trên là :
A.3/32 B.1/4 C.3/64 D.3/16

Mọi người tính ra xem đáp án giùm mình !

mình tính ra 3/64 mà đáp án là 3/32 (y)
 
1 quần thể người có 7% nam mù màu bệnh này do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định (NST Y ko mang alen tương ứng ) Hãy xác định
a. TSTĐ của A và a ?
b.Hãy XĐ tỉ lệ 3 loại KG ở nữ trong quần thể ?
c.Hãy XĐ tỉ lệ nữ bình thường mang gen gây bệnh trong quần thể?
 
1 quần thể người có 7% nam mù màu bệnh này do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định (NST Y ko mang alen tương ứng ) Hãy xác định
a. TSTĐ của A và a ?
b.Hãy XĐ tỉ lệ 3 loại KG ở nữ trong quần thể ?
c.Hãy XĐ tỉ lệ nữ bình thường mang gen gây bệnh trong quần thể?

Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng khi xét gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X:

gif.latex
 
Gia sử 1 gen có 1 bazo Xitozin dạng hiếm (X*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X=>A-T?
giải thích rõ hộ mình với :oops:

(y)
 
Gia sử 1 gen có 1 bazo Xitozin dạng hiếm (X*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X=>A-T?
giải thích rõ hộ mình với :oops:

(y)
Ủa, làm sao mà biết chính xác được, X hiếm này có thể lk vs G hoặc A mà, có thể xảy ra đb mà cũng có thể không
 
Giả sử nó chỉ kết cặp sai thôi, sau đó lấy nháp viết ra và mình đếm đc có 3 cái
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top