Đặc điểm thích nghi của thực vật

Cái này cho tôi xin góp ý, nếu thật sự đã biết câu trả lời thì không ai đem ra mà thảo luận và thông qua những bài thảo luận này, chúng ta có thể vận dụng kiến thức để cố tìm ra câu trả lời.:)

Bạn nên bình tĩnh, tôi có phê phán gì việc thảo luận của các bạn đâu. Ở đây, tôi chỉ muốn khẳng định là các bạn cần phải tiếp tục vì vẫn chưa ai tìm ra đáp án đúng. Ít nhất, với câu hỏi này tôi có thể làm trọng tài cho các bạn được, khi ai đó "gãi đúng chỗ ngứa" thì tôi sẽ bật đèn xanh lên để báo hiệu. Vậy thôi.
 
câu trả lời này cũng không đúng tý nào cả, chỉ là tự suy luận trong đầu. Hơn nữa, thế nào là "ngủ đông"? Trong số các nhóm sinh vật hiện nay chỉ có lớp chim và thú là những sinh vật đẳng nhiệt thực thụ và trong số đó có một số có hiện tượng "ngủ đông". Khái niệm "ngủ" liệu có thể áp dụng với thực vật hay không? Khi nào thực vật ngủ, khi nào chúng nó "thức"? Nếu xét về trạng thái sinh lý bị đình trệ, giảm tới mức thấp nhất tương tự như "ngủ đông" ở một số loài chim, thú thì rất nhiều các loài sinh vật biến nhiệt cũng có, thậm chí là cả giai đoạn trứng của một số loài động vật bậc thấp (copepoda, rotifer, daphnia etc) cũng có. Thuật ngữ diapause trong tiếng Anh không thể dịch đơn giản sang tiếng Việt là "ngủ đông" được.

vậy là không có chuyện thực vật tăng chuyển hóa để chống lại nhiệt độ thấp sao ạ.?
và vấn đề ngủ đông theo ý hiểu thì có phải thầy nói chỉ dùng thuật ngữ đó cho chim và thú, còn trạng thái giảm hoạt động và chuyển hóa có ở các nhóm sinh vật khác nữa nhưng không dùng thuật ngữ ngủ đông..
 
Vậy có thể lipit ở màng sinh chất sẽ là lipit không no, vì vậy màng trở nên lỏng lẻo hơn, linh động hơn.
 
Mình còn định nghĩ không bào sẽ rút hết nước trong tế bào ra, vậy sẽ tránh được đóng bằng ^^. K biết có đúng k :-s
 
Mình còn định nghĩ không bào sẽ rút hết nước trong tế bào ra, vậy sẽ tránh được đóng bằng ^^. K biết có đúng k :-s

Phải gọi là rút vô chứ:hum:. Mà rút vào thì sẽ làm cho không bào bị đóng băng, cũng thế thôi
 
lâu lắm không vào diễn đàn, thấy câu này hay :cuchuoi:
Đặc điểm của tế bào gồm: Tế bào có màng linh động (do có ít colesterol, ít acid béo no...). Tế bào chất linh động và giữ được nước ở trạng thái không đóng băng, không bị hút ra ngoài nhờ tăng nồng độ một chất (hình như là chất saccarozo). Ngoài ra các protein, enzyme của tế bào còn phù hợp với điều kiện hoạt động là nhiệt độ thấp (nhiều protein bị ảnh hưởng khi nhiệt độ lên đến 25 độ)
Về chuyện ngủ đông thì ko hiểu DK (hông biết lên gọi thế nào cho phải -anh hay chú hay ... ) muốn đề cập điều gì nhưng sách giáo khoa vẫn sử dụng từ chồi ngủ cho thực vật dưới tác dụng của AAB khi chúng rụng lá vào mùa đông và các chồi dừng sinh trưởng
 
Vậy là nước sẽ không đi ra mà vẫn ở lại trong tế bào sao. Tế bào k sợ nếu đóng băng thật thì nước sẽ làm cho thể tích tế bào tăng lên và.........
 
thông thường thì khi nhiệt độ thấp hơn 0 độ thì nước ở thành tế bào và gian bào sẽ đóng băng trước ở trong tế bào chất, điều này làm giảm mạnh nước tự do ở thành nên cũng làm giảm thế nước ở đây đẫn đến nước bị hút ra ngoài và tế bào bị mất nước rất nhanh, không đảm bảo cho hoạt động sống.
:welcome:
 
Bạn nên bình tĩnh, tôi có phê phán gì việc thảo luận của các bạn đâu. Ở đây, tôi chỉ muốn khẳng định là các bạn cần phải tiếp tục vì vẫn chưa ai tìm ra đáp án đúng. Ít nhất, với câu hỏi này tôi có thể làm trọng tài cho các bạn được, khi ai đó "gãi đúng chỗ ngứa" thì tôi sẽ bật đèn xanh lên để báo hiệu. Vậy thôi.

Hì, xin lỗi a K, tự dưng mải nói sang cái khác mà quên mất chủ đề chính :mrgreen:
Vậy ngoài hình thức thích nghi như enzyme nói thì còn cái chỗ "ngứa" nào cần gãi nữa ko ạ?:p
Nói đến protein, ko biết có protein chống đóng băng ko nhỉ:-?
Lâu ko động tới, thấy quên nhiều thứ quá:p

@haphuongCòn việc rút bớt nước ra thì ko chắc@@
thường thì sẽ tích lũy nhiều chất tan-->giảm nhiệt độ đóng băng của nước trong tế bào.:hum:
 
theo suy luận của em thì ngoài mấy ý trên còn có khả năng là tế bào thực vật: làm dày lớp thành tế bào lên nữa, hay tác dụng của sắc tố nhiệt chẳng hạn.
 
Hì, xin lỗi a K, tự dưng mải nói sang cái khác mà quên mất chủ đề chính :mrgreen:
Vậy ngoài hình thức thích nghi như enzyme nói thì còn cái chỗ "ngứa" nào cần gãi nữa ko ạ?:p
Nói đến protein, ko biết có protein chống đóng băng ko nhỉ:-?

@ L Anh: chỗ này hình như anh không ngứa :D
@ Enzyme: bạn có thể nói rõ hơn loại protein nào đóng vai trò này?

giảm nhiệt độ đóng băng của nước trong tế bào.:hum:

đèn vàng.
 
Cái này tôi chắc chắn có liên quan tới nồng độ kali trong tế bào, trong sách sltv có nhắc tới nhưng tôi không hiểu cơ chế tác động của nó như thế nào nữa!:hum:. tôi cũng đã từng post lên diễn đàng nhưng chưa ai trả lời được.
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16144

tìm lướt nhanh, tôi có lượm được đoạn này:

Potassium plays an important role in a plant's ability to withstand extreme cold and hot
temperatures. This is because potassium is responsible for the plants regulation of water use, as it affects water transport in the plant, maintains cell pressure and regulates the opening and closing of stomata. If the plant can regulate the water lost through respiration, this reduction in moisture loss by the plant raises the level of turgidity in the plant, which has been shown to assist the plant in surviving periods of freezing.

đại ý là: Kali giữ một vai trò quan trọng với cây để chống lại điều kiện nhiệt độ rất lạnh hay rất nóng vì nó chịu trách nhiệm điều hòa sử dụng nước của thực vật, duy trì áp suất tế bào và kiểm soát quá trình đóng mở lỗ khí. Khi thực vật có thể giảm lượng nước mất đi qua quá trình hô hấp, chúng sẽ tăng mức trương (của lá, tế bào??), quá trình này đã được chứng minh là giúp thực vật sống sót qua các thời kỳ băng giá.
 
lâu lắm không vào diễn đàn, thấy câu này hay :cuchuoi:
Đặc điểm của tế bào gồm: Tế bào có màng linh động (do có ít colesterol, ít acid béo no...). Tế bào chất linh động và giữ được nước ở trạng thái không đóng băng, không bị hút ra ngoài nhờ tăng nồng độ một chất (hình như là chất saccarozo). Ngoài ra các protein, enzyme của tế bào còn phù hợp với điều kiện hoạt động là nhiệt độ thấp (nhiều protein bị ảnh hưởng khi nhiệt độ lên đến 25 độ)
Về chuyện ngủ đông thì ko hiểu DK (hông biết lên gọi thế nào cho phải -anh hay chú hay ... ) muốn đề cập điều gì nhưng sách giáo khoa vẫn sử dụng từ chồi ngủ cho thực vật dưới tác dụng của AAB khi chúng rụng lá vào mùa đông và các chồi dừng sinh trưởng

bạn thử tìm kỹ lại xem cái "saccarozo" đó cụ thể là chất gì nhé.
về chuyện "ngủ đông", thực tế các sinh vật rơi vào trạng thái đình trệ các hoạt động sinh lý không chỉ xảy ra vào mùa đông mà chung hơn là một cơ chế tự vệ để tồn tại trong điều kiện môi trường rất không thuận lợi. trong một hoàn cảnh cụ thể thì thuật ngữ "ngủ đông" không có gì sai cả. Tuy nhiên, nói rộng hơn và chung hơn thì ngủ đông chỉ là một phần của diapause thôi. Tôi cũng chưa biết dịch diapause sang tiếng Việt là gì.
 
thông thường thì khi nhiệt độ thấp hơn 0 độ thì nước ở thành tế bào và gian bào sẽ đóng băng trước ở trong tế bào chất, điều này làm giảm mạnh nước tự do ở thành nên cũng làm giảm thế nước ở đây đẫn đến nước bị hút ra ngoài và tế bào bị mất nước rất nhanh, không đảm bảo cho hoạt động sống.
:welcome:

tại sao nước đóng băng lại có thế nước thấp hơn nhỉ?:hum:
 
tìm lướt nhanh, tôi có lượm được đoạn này:

Potassium plays an important role in a plant's ability to withstand extreme cold and hot
temperatures. This is because potassium is responsible for the plants regulation of water use, as it affects water transport in the plant, maintains cell pressure and regulates the opening and closing of stomata. If the plant can regulate the water lost through respiration, this reduction in moisture loss by the plant raises the level of turgidity in the plant, which has been shown to assist the plant in surviving periods of freezing.

đại ý là: Kali giữ một vai trò quan trọng với cây để chống lại điều kiện nhiệt độ rất lạnh hay rất nóng vì nó chịu trách nhiệm điều hòa sử dụng nước của thực vật, duy trì áp suất tế bào và kiểm soát quá trình đóng mở lỗ khí. Khi thực vật có thể giảm lượng nước mất đi qua quá trình hô hấp, chúng sẽ tăng mức trương (của lá, tế bào??), quá trình này đã được chứng minh là giúp thực vật sống sót qua các thời kỳ băng giá.

Tôi nhớ hình như hô hấp chỉ tạo ra nước chứ khong làm mất nước, làm sao nước có thể mất đi?:???:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top