Cho em hỏi về phân bào

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
Em có một số thắc mắc thế này, em học môn sinh học phân tử thấy toàn nói về quá trình tái bản của DNA, phiên mã, dịch mã và quá trình phân bào riêng rẽ, không theo một tổng thể thống nhất, các anh chị có thể cho em biết:
- Các nhiễm sắc thể phân chia vào pha nào của chu trình tế bào và đến pha nào thì kết thúc.
- Nhiễm sắc thể bị bọc quanh các histon. Histon được tổng hợp ở đâu, khi tái bản thì DNA có còn gắn với histon nữa không?
- Trong quá trình phân bào thì các thành phần khác của tế bào như ty thể, lục lạp, plasmid, peroxysome, không bào... phân chia như thế nào và vào lúc nào tức ở pha nào, trước hay sau khi DNA được tái bản ạ?
- Thời gian sống và thời gian, chu kỳ tái bản của các loại tế bào khác nhau (như tế bào máu, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh...) chắc là khác nhau rồi ạ, vậy thì điều gì trong các tế bào đó quyết định sự khác nhau này? Số nhiễm sắc thể của người là 23 cặp vậy trong mọi loại tế bào đều có 23 cặp nhiễm sắc thể này ạ, có trường hợp nào ngoại lệ không ạ?

Mong các anh các chị giải thích cụ thể một chút ạ. Thanks
 
Cho mình hỏi là trước đây bạn học khối B hay khối A?
Những vấn đề này bạn có thể biết rất chi tiết và cụ thể trong sách tế bào học, cơ sở di truyền học. Nếu chưa học những môn này thì làm sao bạn học được môn sinh học phân tử.
còn về các tế bào mà bạn hỏi thì bạn có biết bản chất của các tế bào đó là như thế nào không?
 
Câu hỏi của vienduong đáng quan tâm đâý , minh` học khối B mà chỉ có cái gạch đâù dòng thứ nhât mới co thể trả lời chính xác được.
Nếu có thể mọi người trả lời 1vân đề nhé.Đây là diễn đàn ma`. :D
 
nhimth said:
Cho mình hỏi là trước đây bạn học khối B hay khối A?
Những vấn đề này bạn có thể biết rất chi tiết và cụ thể trong sách tế bào học, cơ sở di truyền học. Nếu chưa học những môn này thì làm sao bạn học được môn sinh học phân tử.
còn về các tế bào mà bạn hỏi thì bạn có biết bản chất của các tế bào đó là như thế nào không?

Trước đây em học khối A ạ. Em có tìm qua các sách tế bào học, cơ sở di truyền học rồi ạ, cụ thể là mấy quyển của thầy Lê Đình Lương, Phạm Thành Hổ, cô Hồ Huỳnh Thùy Dương em có xem rồi ạ, nhưng không rõ ràng lắm nên em hỏi mà. Nếu anh biết thì trả lời em nhé.
Thú thật là em đã được học gì về môn sinh học phân tử đâu ạ, em thấy thích cái môn sinh học này nên đi tìm hiểu về nó nên hỏi hơi ngu, anh biết thì bảo em, đừng chê em tội nghiệp. Em là dân kinh tế mà.
Bản chất của các tế bào đó em cũng không biết là nó khác nhau thế nào, anh chỉ luôn cho em được không ạ.
 
Vậy em học khoa Kinh tế hay là học về sinh học?

Ngày trước đến năm cuối mình mới được học Sinh học phân tử sau khi đã học hết các môn về Tế bào, mô phôi, di truyền..., không hiểu bạn có được học những môn đó không vậy. Nếu chưa học những môn đó mà học sinh học phân tử thì rất khó hiểu sâu về nó.

Những sách do thầy Hổ, thầy Lương hay cô Dương đều thiên về sinh học phân tử nên em chưa hiểu cũng đúng thôi chứ không phải là em hỏi "hơi ngu" như em nói vì kiến thức cơ bản của em còn rỗng như vậy cơ mà. Nếu em muốn biết một cách hệ thống thì em có thể tìm cuốn: Tế bào học do PGS. TS. Nguyễn Như Hiền viết - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, ????. anh không nhớ rõ năm xuất bản, hình như là năm 2000.
 
minh` học khối B mà chỉ có cái gạch đâù dòng thứ nhât mới co thể trả lời chính xác được.
Nếu có thể mọi người trả lời 1vân đề nhé.Đây là diễn đàn ma`.
Vậy tại sao bạn không trả lời luôn đi

Nếu em muốn biết một cách hệ thống thì em có thể tìm cuốn: Tế bào học do PGS. TS. Nguyễn Như Hiền viết - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Đúng vậy đấy. Trong quyển đó có nói rất kỹ về phân bào.
Thật ra những cái này lúc mới học xong thì bọn anh may ra còn nhớ chính xác để trả lời cho em. Nhưng vì học cũng lâu rồi nên chỉ nhớ mang máng, do đó không dám trả lời sợ sai. :oops:

Nhiễm sắc thể bị bọc quanh các histon. Histon được tổng hợp ở đâu, khi tái bản thì DNA có còn gắn với histon nữa không?
histon được tổng hợp ở đâu ư? Có lẽ là trong tế bào chất vì hầu hết các protein đều được tổng hợp trong tế bào chất mà. Chẳng mấy khi chúng được tổng hợp trong nhân.

Em biết đấy, sợi DNA rất rất dài nên khi tái bản nó chỉ duỗi xoắn ở một số đoạn ngắn thôi. Ở những đoạn duỗi xoắn thì không còn gắn với histon còn ở những vùng gần đó chưa duỗi xoắn thì vẫn gắn với histon. Hơn nữa việc duỗi xoắn này còn qua mấy cấp độ nữa cơ, chính xác hơn thì phải giở sách

Thời gian sống và thời gian, chu kỳ tái bản của các loại tế bào khác nhau (như tế bào máu, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh...) chắc là khác nhau rồi ạ, vậy thì điều gì trong các tế bào đó quyết định sự khác nhau này?
Câu hỏi này của em thì thế giới còn đang nghiên cứu. Đó chính là các con đường biệt hóa tế bào cực kỳ phức tạp và cũng là chỗ mà khoa học hiện nay còn chưa giải quyết được. Đây chính là lĩnh vực tế bào mầm đấy. Người ta nghiên cứu tế bào mầm chính là nghiên cứu cái cách mà chúng biến đổi, biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau. Nếu biết được quá trình biến đổi này và điều khiển được nó thì có thể có rất nhiều ứng dụng hữu ích cũng như "nhạy cảm, phi đạo đức" như đã từng được nói đến trên diễn đàn.

Có bạn nào hiểu rõ hơn về tế bào mầm xin cho ý kiến.

Số nhiễm sắc thể của người là 23 cặp vậy trong mọi loại tế bào đều có 23 cặp nhiễm sắc thể này ạ, có trường hợp nào ngoại lệ không ạ?
Có đấy.
- Tế bào hồng cầu không có NST
- Tế bào tinh trùng, trứng trưởng thành có bộ NST đơn bội
và chắc là còn những trường hợp đặc biêt khác như tế bào thần kinh, tế bào tóc ... anh không biết chính xác nên không dám khẳng định :mrgreen: Đoán vậy :oops:


Hừm hừm ... diễn đàn cần MOD về Sinh học phát triển đấy. Ai có khả năng nào
 
Mâý ca'i vâns đề này muốn đi sâu vào thì nó đòi hỏi nhiều công sức lắm, nên mình chỉ có thể trả lời ngắn gọn cho vienduong , để bạn có thể hình dung được một số vâns đề cơ bản thôi còn mâý cái sâu hơn thì mình pó tay.

Nói nôm na thì quá trình phân bào có thể chia thành 5 kì như sau:
-kỳ trung gian(gian kỳ)
-kỳ đâù
-kỳ giữa
-kỳ sau
-kỳ cuối
kỳ trung gian gồm có 3 pha: G1(gap1)- S (synthesis)- G2(gap2)
trong pha G1 thì trong tế bào tổng hợp các enzim hoặc các châ't câ`n thiết cho qua' trình phân bào.
trong pha S thì diễn ra quá trình nhân dôi ADN.
trong pha G2 thì có sự kết hợp giữa ADN và các phân tử histon dể tạo thành sợi cơ bản(sợi nhiễm sắc).
kết thúc pha G2 thì tế bào bắt đâù đi vào các kỳ khác dể thục hiện phân bào.

nghĩa là NST bắt đâù phân chia từ pha S cho đến cuối pha G2.

-khi bắt đâù phiên mã thì xảy ra sự acetyl hóa các histon làm biến đổi histon bát hợp thành histon tứ hợp, sợi ADN được giãn vòng và nới lỏng nhờ vâỵ mới xảy ra quá trình nhân đôi ADN.

-Khi phân bào thì các bào quan dược phân chia đồng đều , và kỳ sau và kỳ cuối của phân bào, các bào quan liên tuc được tạo thành theo các cơ chế điều hòa trong tế bào để bảo đảm số lượng ổn định.

-còn thờ gian sống của các loại tế bào thì mình cũng ko rõ lắm nhung tế bà thâ`n kinh không có khả năng sinh sản thêm mà chỉ có chuyện chết đi thôi, nhung mà nó tồn tại cũng khá lâu.
còn nhưng gì cao siêu xin nhường cho mâý bâc tiền bối :D
 
eagle84 trả lời gạch đâù dòng đâù như thế đã "chính xác" chưa nhi? mình vân chưa thoải mãn lắm ở cái "gạch đâù dòng thứ nhât"_bạn có thể trả lời rõ ràng hơn 1 chút nữa được ko ?
vienduong hoc Kinh Tế a`? dân kinh tế mà hỏi những vân đề này .....tui thâý hơi lạ đó.
 
Trước hết doncry nói "tế bào hồng câù không có NST" là chưa đúng vì rằng hồng câù của Chim, Gà, Ếch,... hồng câù của nó đâu có mâts nhân và đương nhiên còn NST
Thứ 2, Chu trình tế bào mà eagle84 mô tả ở trên chưa chính xác, nhâts là câu: "nghĩa là NST bắt đâù phân chia từ pha S cho đến cuối pha G2" thì sai hoàn toàn

Chu kỳ sống của tế bào là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào được hình thành nhờ phân bào của tế bào mẹ và kết thúc bởi sự phân bào để hình thành tế bào mới. Được chia ra làm 2 thời kỳ chính:
1> Gian kỳ (hay còn gọi là kỳ trung gian), ký hiệu là chữ I - Interphase: là thời kỳ giữa 2 lần phân chia.Trong thời kỳ này, tế bào trao đổi châts, sinh trưởng và chuânr bị cho phân bào.
Bao gồm các giai đoạn gọi là các pha:
- Pha G1 (Gap : khoảng cách): là pha sinh trưởng của tế bào. Tại sao gọi pha này là pha sinh trưởng? vì rằng trong pha này tế bào thực hiện quá trình phiên mã (tổng hợp các ARN) và dịch mã (tổng hợp các protein).
- Pha S (Synthesis: tổng hợp): Đặc trưng của pha này là sự tổng hợp ADN, mỗi sợi ADN được nhân đôi làm cơ sở cho cặp nhiễm sắc tử chị em sau này, nhưng chưa có sự phân ly nào hết.
- Pha G2: Được đặc trưng bởi sự hình thành bộ máy phân bào (thoi tơ vô sắc).
2> Tiếp theo là kỳ phân bào (ký hiệu bằng chữ M - Mitosis): là thời kỳ tế bào mẹ phân đôi cho ra 2 tế bào con.
- Tiền kì (kỳ trước)
- Trung kỳ (kỳ giữa)
- Hâụ kỳ (kỳ sau): 2 NST trong cặp tương đồng phân ly về 2 cực của tế bào.
- Mạt kỳ (kỳ cuối)
Như vâỵ NST chỉ được phân ly khi tế bào bước vào giai đoạn M của chu trình tế bào, cụ thể là ở kỳ sau, chứ không phải bắt đâù từ pha S.
Histon là protein, nên đương nhiên được tổng hợp ở tế bào châts, chứ không phải ở trong nhân nhờ "bộ máy" tổng hợp là Ribosom (được định vị ở mạng lưới nội sinh châts có hạt, màng nhân, và cũng có thể tự do trong tế bào châts). Trong nhân chỉ là dạng tiền Ribosom nên chưa thể tham gia tổng hợp protein.
Thời gian sống của các tế bào là khác nhau (chắc chắn rồi ), nhưng chúng chủ yếu khác nhau ở pha G1 của chu kỳ tế bào: Ví dụ tế bào phôi thì thời gian của G1 = 1h, tế bào gan ở động vâtj có vú là 1 năm, ...còn thời gian của những pha khác S, G2,... tương đối ổn định giữa các tế bào của cơ thể, loài nhưng cũng có một số ngoại lệ.
Còn vâns đề tại sao thời gian sống của các tế bào khác nhau thì khác nhau, và tại sao tế bào phôi có thời gian phân chia ngắn, còn các tế bào khác lại kéo dài. Những điều này liên quan đến cơ chế điều chỉnh chu kỳ tế bào râts phức tạp, bạn nào có thể nói tíếp giùm
 
Trước hết doncry nói "tế bào hồng câù không có NST" là chưa đúng vì rằng hồng câù của Chim, Gà, Ếch,... hồng câù của nó đâu có mâts nhân và đương nhiên còn NST

uh, chưa chính xác! Ở bọn động vật có vú thì tế bào hồng cầu của nó đã biệt hóa rất cao và không còn nhân nữa nên đương nhiên là không có NST.

Pha S (Synthesis: tổng hợp): Đặc trưng của pha này là sự tổng hợp ADN, mỗi sợi ADN được nhân đôi làm cơ sở cho cặp nhiễm sắc tử chị em sau này, nhưng chưa có sự phân ly nào hết

pha này gọi là pha tổng hợp vì muốn nhấn mạnh tới việc tổng hợp của vật chất di truyền, còn ở pha sinh trưởng vẫn có sự tổng hợp protein (nhưng không gọi là pha tổng hợp).

Tế bào hồng cầu không có NST
- Tế bào tinh trùng, trứng trưởng thành có bộ NST đơn bội

trong cơ thể người: tế bào cơ ở dạng hợp bào, dạng hợp bào còn thấy ở rất nhiều sinh vật khác nữa!

Ở bọn động vật nguyên sinh, một số có hai nhân trong một tế bào, mình cũng không biết là chúng nó phân bào như thế nào nữa?
 
cám ơn doncry đã giải thích, mình đã nhâ`m sự nhân đôi NST với sự phân li.
mà mình cũng bổ sung thêm: có 3 hình thức phân bào :phân bào nguyên nhiễm, phân bào giảm nhiễm, phân bào trực phân. có nhiều người nhâmf rằng phân bào tức là quá trình nguyên phân
 
Nhiễm sắc thể bị bọc quanh các histon. Histon được tổng hợp ở đâu, khi tái bản thì DNA có còn gắn với histon nữa không?

Dontcry đã trả lời chính xác:
Em biết đấy, sợi DNA rất rất dài nên khi tái bản nó chỉ duỗi xoắn ở một số đoạn ngắn thôi. Ở những đoạn duỗi xoắn thì không còn gắn với histon còn ở những vùng gần đó chưa duỗi xoắn thì vẫn gắn với histon. Hơn nữa việc duỗi xoắn này còn qua mấy cấp độ nữa cơ, chính xác hơn thì phải giở sách

Để rõ thêm có thể lấy quá trình khởi đầu phiên mã của gen HO của nấm men làm ví dụ. Quá trình này bắt đầu khi protein hoạt hoá có tên là SWI5 gắn với trình tự tăng cường thượng nguồn (upstream enhancer). SWI5 sau đó tương tác với phức hệ tái tổ chức nhiễm sắc chất SWI/SNF (SWI/SNF chromatin-remodeling complex) và phức hệ GCN5 chứa histon acetylase. Khi nhiễm sắc chất trong vùng điều hoà gen HO giãn ra và bị acetyl hoá mạnh mẽ, protein hoạt hoá thứ hai gọi là SBF có thể gắn với một số vị trí gần promoter. Tiếp đó Pol II và các yếu tố phiên mã (mà ta học trong quá trình phiên mã) gắn vào vị trí này như trong hình để bắt đầu quá trình phiên mã.



Để hiểu cặn kẽ quá trình này bạn có thể tìm đọc:
Lodish, H.; Berk, A.; Matsudaira, P.; Kaiser, C.A.; Krieger, M.; Matthew, P.S.; Zipursky, S.L.; Darmell, J. Molecular cell biology. 5th ed. New York: W. H. Freeman and Company; 2003

Trong quá trình phân bào thì các thành phần khác của tế bào như ty thể, lục lạp, plasmid, peroxysome, không bào... phân chia như thế nào và vào lúc nào tức ở pha nào, trước hay sau khi DNA được tái bản ạ?

Quá trình phân bào ở eukaryote gồm hai quá trình: chia nhân (mitosis) và chia tế bào chất (cytokinesis). Các thành phần như ty thể, lục lạp… thuộc vào giai đoạn chia tế bào chất, giai đoạn chia tế bào chất thường bắt đầu ở kỳ sau (anaphase) trong giai đoạn nguyên phân của tế bào tức là sau khi DNA đã được nhân đôi.

Thời gian sống và thời gian, chu kỳ tái bản của các loại tế bào khác nhau (như tế bào máu, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh...) chắc là khác nhau rồi ạ, vậy thì điều gì trong các tế bào đó quyết định sự khác nhau này?

Thời gian sống của các tế bào là khác nhau (chắc chắn rồi ), nhưng chúng chủ yếu khác nhau ở pha G1 của chu kỳ tế bào: Ví dụ tế bào phôi thì thời gian của G1 = 1h, tế bào gan ở động vâtj có vú là 1 năm, ...còn thời gian của những pha khác S, G2,... tương đối ổn định giữa các tế bào của cơ thể, loài nhưng cũng có một số ngoại lệ.

Tôi xin bổ sung:
Thời gian phân bào dài hay ngắn là do cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở mỗi loại mô tế bào quyết định. Các mô khác nhau có cơ chế điều hoà khác nhau nên thời gian phân bào có khác nhau tuy số lượng nhiễm sắc thể, số DNA, tỷ lệ AT/GC của các tế bào thuộc các mô khác nhau trong cùng một cơ thể đều giống nhau. Một câu hỏi đặt ra, vì sao cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở các tế bào của các mô khác nhau thì khác nhau? Đó là do trong một tiến trình tiến hoá lâu dài dẫn đến các kiểu tế bào biệt hoá khác nhau được sinh ra do các nhóm gen khác nhau có sự biểu hiện không giống nhau, cũng do môi trường xung quanh các mô này làm quá trình điều hoà khác nhau, qua đó mà thời gian sống của các tế bào thuộc các mô khác nhau khác nhau.


Việc tế bào sống “thọ” hay không thọ có thể do hai nguyên nhân
- Do hoại tử khi tế bào bị tổn thương hay thiếu dinh dưỡng
- Do chết theo chương trình Apotosis
Trường hợp chết theo hoại tử không đề cập ở đây. Còn Apotosis xảy ra ở từng tế bào hay từng cụm tế bào riêng lẻ trong chu trình tái sinh của mô. Ở Caenorhabditis elegans người ta đã biết có 14 gen tham gia vào kiểm soát di truyền với Apotosis.
 
C. Elegans

to casper: Chú C. Elegans là gì vậy, nếu viết đúng ra theo mình là nó là C. elegans hay tên đầy đủ của nó là Caenorhabditis elegans, đúng không vậy. Trước khi viết tắt nên viết tên đầy đủ để mọi người hiểu chính xác hơn.
 
greenfield said:
to casper: Chú C. Elegans là gì vậy, nếu viết đúng ra theo mình là nó là C. elegans hay tên đầy đủ của nó là Caenorhabditis elegans, đúng không vậy. Trước khi viết tắt nên viết tên đầy đủ để mọi người hiểu chính xác hơn.

ok, tôi viết C.Elegans là do thói quen, tôi đã sửa lại thành Caenorhabditis elegans như lời bạn nói, cảm ơn đã nhắc nhở.
 
Cho em hỏi khi nào thì gọi là NST đơn, khi nào là NST kép, khi nào là Cromatid ạ? Em hay bị nhầm giữa chúng.
Cô em chứng minh NST có nguồn gốc từ ADN như thế này:
ADN + protein Histon --> nucleoxom --> sợi nhiễm sắc --> cromatid ---> NST
Em vẫn chưa hiểu lắm. Anh/chị giải thích giúp e với!
 
Cho em hỏi khi nào thì gọi là NST đơn, khi nào là NST kép, khi nào là Cromatid ạ? Em hay bị nhầm giữa chúng.
Cô em chứng minh NST có nguồn gốc từ ADN như thế này:
ADN + protein Histon --> nucleoxom --> sợi nhiễm sắc --> cromatid ---> NST
Em vẫn chưa hiểu lắm. Anh/chị giải thích giúp e với!

* Bình thường, NSt ở dạng sợi mảnh, cuộn lại thành..1 nùi (đại khái thế)
* Đến kì đầu của phân bào, NST co xoắn cực đại, tự nhân đôi => NST kép
* Mỗi NST kép gồm 2 cromatic( hay nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động.
* Đến kì sau, sợi tơ vô sắc co rút, tách mỗi NSt kép thành 2 NST đơn, phân li về 2 cực của tế bào.

Đúng là NST có nguồn gốc từ ADN. Các sợi ADN rất mỏng manh, nên muốn giữ thông tin di truyền ổn định thì phải quấn quanh 8 protein histon ( 2 vòng rưỡi)=> hình thành cấu trúc gọi là nucleosome( thể nhân); Các Nucleosome nối với nhau qua sợi xoắn kép DNA. Các sợi nucleosome gấp khúc, cuộn lại => các sợi nhiễm sắc lớn hơn. => tiếp tục cuộn xoắn tạo nên các sợi nhiễm sắc ở cấp độ lớn hơn, tức là các cromaticnhiễm sắc thể thấy rõ ở trung kỳ.

Mong bạn hiểu, mình giải thích hơi ẹ. :sad:
 
* ( 2 vòng rưỡi)

:sad:
hình như mỗi nucleo6xôm gôm có 8 ptử hístonđuươcc 1 đoạn Adn chứa 146 cặp nu quấn quanh 7/4 vòng chứ ko phải 2vong ruoi anh ơi( nguồn Sgk sinh NC 12)
a bạn gì ơi theo minh bit Nst kep gôm 2 cromatit
NSt đơn thi ko có cromatit
nhớ dây bảo đảm làm toán đươc
 
Pha G1 có độ dài tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào. thời gian của G1 ở tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào thần kinh kéo dài suốt đời sống cơ thể. Vào cuối pha G1 có 1 thời điểm được gọi là điểm kiểm soát ( điểm R). nếu Tb vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân. Nếu ko vượt qua điểm R, tế bào đi vào quá trình biệt hoá tế bào( nguồn SGK 10 NC)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top