Một số thắc mắc về tế bào gốc

Hi. lâu wa rùi mình mới vô lại diễn đàn. Như bạn biét đấy , việc phân chia tên gọi  của tế bào gốc rất phức tạp, tùy theo cách phân chia mà các tác giả gọi tên khác nhau.
 Rất tiếc là mình không có điều kiện để đi sâu hơn về vấn đề này, nhưng mình biết một trong những cơ sở để một tb  gọi là t gốc là chúng chưa biệt hóa, tức là chúng có thể biến  thành một tb hoàn toàn khác ban đầu trong một số điều kiện xác định, phân biệt với những tb đẫ biệt hóa, tức là tb không có khả năng thay hình đổi dạng thành một tb khác nó ( xét về cấu trúc và chức năng).
?Các tế bào đã biệt hóa còn khả năng phân chia nhưng chỉ là một quá trình nguyên phân như bình thường tạo ra những tế bào giống ban đầu.
 
theo mình được biết thì tế bào gốc được chia ra làm nhiều loại
loại 1 là loại được tìm thấy trên những cơ thể trưởng thành ví dụ trong máu chẳng hạn .Loại này ít có khả năng phân hóa chỉ có thể phân hóa ra được những loại tế bào nhất định
loại 2:loại được lấy từ tế bào dây rốn khi mới đẻ ra loại này phân hóa được nhiều tế bào khác nhau hầu như tất cả thì phải
loại 3:loại này được lấy từ tế bào phôi trong giai đoạn phôi 3 lá loại này có khả năng phân hóa ra trên 200 loại tế bào
hic hinh như mình quên mất 1 loại nữa thì phải
ai nhớ post lên tham khảo
tại lâu rồi mình không đọc tế bào gốc nữa
 
Chữ self-renewal nên hiểu là khi một tế bào gốc khi phân chia thì nó luôn để dành một tế bào con để tiếp tục làm tế bào gốc, còn tế bào kia thì có thể vẫn là tế bào gốc, hoặc sẽ trưởng thành và phân hóa. Bằng cách đó số lượng các tế bào gốc ở tủy xương, da, thành ruột...v.v luôn luôn giữ nguyên cho dù các tế bào gốc liên tục phân hóa để thay thế các tế bào già.
 
mình đọc trong quyển sinh học mạo hiểm của Nguyễn Ngọc Hải củng có nói rằng tế bào gốc có khả năng tự đổi mới. nhưng không nói sâu về vấn đề này.
về phần phân chia các loại về tế bào gốc thì Quyết đọc ở bài anh Trung ấy, anh ấy nói rỏ rồi.
 
Cơ bản về tế bào gốc

I.  Giới thiệu

Nghiên cứu tế bào gốc đem lại những hiểu biết có ích về việc bằng cách nào một cơ thể phát triển từ một tế bào đơn lẻ và bằng cách nào các tê bào khỏe mạnh thay thế các tế bào hư hỏng ở cơ thể trưởng thành. Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn nhất của sinh học ngày nay.

A.   Tế bào gốc là gì và tại sao chúng lại quan trọng ?

Tế bào gốc có hai đặc tính quan trọng phân biệt chúng với các loại tế bào khác. Một là, chúng không phải là những tế bào chuyên hóa, chúng tự tái tạo mới suốt thời kì phân bào. Hai là, nếu bị kích thích chúng sẽ trở thành các tế bào với những chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim hay những tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

Sơ khởi các nhà khoa học làm việc với hai loại tê bào gốc từ người và động vật : tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Các  nhà khoa học đã khám phá ra cách thức tồn trữ và thu nhận tế bào gốc từ phôi sớm của chuột từ hơn 20 năm nay. Nghiên cứu sinh học chi tiết về tế bào gốc trong nhiều năm dẫn tới khám phá , vào 1998, làm cách nào tách tế bào gốc từ phôi người và cho phép sinh trưởng trong phòng thí nghiệm. Thuật ngữ tế bào gốc phôi người ra đời từ đó. Người ta sử dụng tế bào gốc với mục đích nghiên cứu thụ tinh invitro, khi đó người ta không dùng chúng cho mục đích nào khác.

Tế bào gốc quan trọng đối với các tổ chức sống bởi nhiều lí do. Trong các ngày từ thứ 3 đến thứ 5 của  phôi, gọi là blastocyst, phát triển thành mô với nhiều loại tế bào chuyên biệt tạo nên tim, phổi, da,...Trong một số mô trưởng thành như tủy xương, cơ tim và não, những quần thể tế bào gốc chuyên biệt được sinh ra thế chỗ các tế bào bị mất mát do hư tổn thất bình thường, nước mắt, bị thương và bệnh tật. Theo các nhà khoa học, trong tương lai tế bào gốc trở nên quan trọng trong điều trị bệnh Parkinson, bệnh tim.

Các nhà khoa học muốn nghiên cứu tế bào gốc trong phòng thí nghiệm bởi lẽ họ muốn tìm hiểu quyền năng tiềm tàng và yếu tố nào làm tế bào gốc khác biệt so với các tế bào chuyên hóa khác.

1. Xác định chính xác bằng cách nào tế bào gốc không biệt hóa và tự tái tạo mới suốt nhiều năm.
2. Xác định điểm tín hiệu tế bào gốc trở thành tế bào biệt hóa.

http://stemcells.nih.gov/info/basics/basics1.asp

Nếu có thời gian rảnh em sẽ quay lại dịch tiếp.
 

em thấy các nước nghiên cứu tế bào gốc bị chính phủ cấm như là vi phạm nhân đạo gì đó phải không các anh?nếu như vậy triển vọng phát triển nó có sáng sủa không mấy anh
anh chị nào có tài liệu về tế bào gốc có thể chỉ em để em download không?em cám ơn! :cry:
 
Không phải nước nào cũng cấm đâu, có những nước vẫn cho nghiên cứu đấy thôi.
Không phải tất cả tế bào gốc nào cũng bị cấm chỉ cấm những tế bào gốc nào nên cấm thôi.
Em nên đọc bài viết này bằng Tiếng Việt trước đã. Link nè :
http://download.yousendit.com/8BA78AC31E986332

Nếu thấy nội công thâm hậu rồi thì tôi sẽ đưa sách tiếng Anh cho.
 
II. Đơn vị riêng của tê bào gốc là gì ?

Tế bào gốc khác các loại tế bào khác trong cơ thể. Mọi tế bào gốc - ?không kể tới nguồn gốc phát sinh đều có ba đặc tính riêng : chúng có khả năng phân chia và tự tái tạo mới suốt nhiều năm liền ; chúng là dạng không biệt hóa và chúng có thể tiến tới là loại tế bào biệt hóa.

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu hai nguyên tắc cơ bản riêng của tế bào gốc ?có quan hệ với thời kì tự đổi mới lâu dài ( long-term self-renewal ) :

1. Tại sao tế bào gốc phôi không biệt hóa có thể tăng trưởng nhanh trong một năm hoặc nhiều hơn trong phòng thí nghiệm nhưng tế bào gốc trưởng thành lại không có khả năng này.
2. Những yếu tố nào trong các tổ chức sống bình thường điều khiển tế bào gốc tăng trưởng và tự tái tạo mới.

Tìm ra lời giải đáp có lẽ sẽ dễ dàng hiểu bằng cách nào tăng trưởng tế bào được kiểm soát trong suốt quá trình phát triển ?phôi bình thường hoặc trong suốt quá trình phân bào bất thường dẫn tới ung thư. Quan trọng hơn, lượng thông tin như thế sẽ giúp các nhà khoa học có thể làm tăng sinh tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành nhiều hơn nữa trong phòng hí nghiệm.

Tế bào gốc là dạng không biệt hóa. Một trong những nguyên tắc riêng của tế bào gốc, nó không phải là bất cứ một loại mô chuyên biệt với những chức năng đặc biệt nào. Một tế bào gốc không thể làm việc như láng giềng bên cạnh của nó bơm máu đi khắp cơ thể ( như tế bào cơ tim ) ; nó không thể mang phân tử oxi đi xuyên suốt ?dòng máu ( như hồng cầu ) ; và nó không thể phát tín hiệu cảnh báo các tế bào khác cho phép cơ thể di chuyển hoặc nói chuyện ( như tế bào thần kinh ). Tuy nhiên, tế bào gốc không biệt hóa có thể tiến tới là loại tế bào biệt hóa, bao gồm cả tế bào cơ tim, tế bào máu hay tế bào thần kinh.
 
Huỳnh Duy Thảo said:
Không phải nước nào cũng cấm đâu, có những nước vẫn cho nghiên cứu đấy thôi.
Không phải tất cả tế bào gốc nào cũng bị cấm chỉ cấm những tế bào gốc nào nên cấm thôi.
Em nên đọc bài viết này bằng Tiếng Việt trước đã. Link nè :
http://download.yousendit.com/8BA78AC31E986332

Nếu thấy nội công thâm hậu rồi thì tôi sẽ đưa sách tiếng Anh cho.
anh à.em chẳng thấy nội công thâm hậu lên chút nào anh có thể giới thiệu cho em vài tài liệu tham khảo nữa không?thank
 
Bạn có thể tìm quyển:Công nghệ sinh học (gồm 5 tập ) Của các tác giả Nguyễn Mộng Hùng, Vũ Văn Vụ,...(NXBGD) thì sẽ rõ hơn
Phần tế bào gốc ở tập 2 trình bày ở dạng hỏi đáp rất đễ hiểu.
 
Vì tế bào gốc đâu phải cơ quan nào trong cơ thể cũng có đâu ( thường có ở tủy răng...)
Chúng có những khả năng mà các tế bình thường khác không có ?được đó là biệt hóa để tạo thành các loại tế bào khác trong cơ thể
Em thấy đấy ?giống như tên gọi của nó "tế bào gốc" đã là "gốc" thì làm sao có nhiều được.
Nhưng câu hỏi ra cho em là tế bào gốc liệu có gì khác về mặt cấu tạo so với tế bào bình thường không ?
 
To Đại. Lần đầu cậu gửi cell.doc, tôi đã cố nhịn không nói ra. Bây giờ cậu lại hỏi
Theo các bạn thì phân lập tế bào gốc bằng cách nào?
.
Tôi hỏi cậu là cậu biết bao nhiêu về tế bào gốc ?
Vì tế bào gốc đâu phải cơ quan nào trong cơ thể cũng có đâu ( thường có ở tủy răng...)
cậu biết trong cơ thể người có bao nhiêu dạng tế bào gốc?
Chúng có những khả năng mà các tế bình thường khác không có ?được đó là biệt hóa để tạo thành các loại tế bào khác trong cơ thể
Đây không phải là khả năng duy nhất của stem cell đâu.
Nhưng câu hỏi ra cho em là tế bào gốc liệu có gì khác về mặt cấu tạo so với tế bào bình thường không ?
Tôi hỏi cậu chứ cậu muốn hỏi cấu tạo là cấu tạo gì? Cấu tạo gen hay cấu tạo bởi những marker bề mặt??? Nói cả ngày cũng không hết.

Tôi không biết bạn đã đọc qua bao nhiêu sách mà lại hỏi này đố kia nhỉ???

Bạn có biết là trong box này có biết bao nhiêu cây đại thụ về stem cell không?
 
Mình biết chứ.nhưng đây là diễn đàn của tất cả những người yêu sinh học trong đó có thể có những người chuyên về lĩnh vực này nhưng không chuyên về lĩnh vực khác,trong đó có cả những bạn học sinh phổ thông.Mình không cho mình có nhiều kiến thức về tế bào gốc nhưng mình luôn đứng trên quan điểm cuả những người ?chưa biểt để giải thích và đặt ?ra câu hỏi để cùng thảo luận chứ chẳng đánh đố gì cả
 
Xin chao mọi người lâu lắm không vào diễn đàn.Em có xem một chương trình nói về tế bào gốc trên VTV2 thấy nói khi lấy tế bào gốc từ cơ thể khỏe mạnh thì sẽ làm suy giam sức khỏe...Tại sao vậy nhỉ :?:
 
Hiện nay tế bào gốc trưởng thành có thể tách từ các mô khác nhau kể cả não.Tuy nhiên vị trí phổ biến để thu nhận tế bào gốc là tủy xương nằm trong lõi của một số xương. Tủy xương thường được lấy ra từ mào xương chậu của người thông qua những thao tác vi ?phẫu thuật phức tạp và tỉ mỉ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top