Lúc trước ?mình thật sự không rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ “tế bào gốc” và “tế bào mầm”. Tranh thủ hè mình cóp nhặt được một số kiến thức, post lên ?mong sự trao đổi cuả mọi người.
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào có chức năng.
Nhưng thuật ngữ “tế bào gốc” mang tính chất chung,không nói lên hết được tính chất cũng như tiềm năng của chúng.
Chúng ta có thể phân loại và gọi tên “tế bào gốc”theo một số cách sau.
1. Theo tiềm năng biệt hóa:
- tế bào tòan năng(totipotent cell):hợp tử, hay Blastomere
Là tế bào có khả năng phân chia và biệt hoá thành tất cả các tể bào của cơ thể, có khả năng biệt hoá thành cơ thể hoàn chỉnh.
Vd:
?Một cành cây có thể phát triển thành một cây hoán chỉnh.
?Ở người,Tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành một totipotent cell(hợp tử),vài giờ đầu sau khi thụ tinh , tế bào này phân chia tạo thành những totipotent giống hệt nhau.
_ Tế bào Vạn năng(Pluripotent cell): khối tế bào bên trong của Blastocyst
Là tể bào có khả năng bịêt hoá thành tẩt cả các tể bào ngoại trừ tế ?bào phôi.
_ Tế bào đa năng (multipotent): Tế bào gốc tạo máu
Tương tự như tế bào Vạn năng, thật sự khó có cơ chế chính xác phân biểt hai loại tế bào này ( hoặc là em bầng tăng chưa biết ).
_ Ngoài ra còn có một số tế bào gốc vài năng , cũng như đơn năng
vd : tế bào gốc tuỷ xương tạo ra các loại tế bào máu.
? ? ? Cơ chất dưỡng bào( Mast cell precursor) chỉ bịêt hoá cho ra dưỡng bào.
2. Theo nguồn gốc :
_ Tế bào gốc phôi( Embryonic stem cell): được thu nhận từ phôi giai đọan blastocyst. Chúng là khối tế bào bên trong của Blastocyst còn gọi là lớp sinh khối bên trong(ICM_Inner mass cell).
?Nó tương ứng với tế bào vạn năng theo cách phân loại( 1)
_ Tế bào mầm(Embryonic germ cell):
Là những tế baò gốc được thu nhận từ rãnh sinh dục, vị trí là tiển thân của cơ quan sinh dục sau này, các tế bào này được chứng minh là vạn năng.
_ Tế bào khối u(Embryonic carcinomas): Được thu nhận từ khối u trong tinh hoàn và buồng trứng của chuột, những tế bào này được nuôi cấy nhưng những tế bào gốc phôi.
_ Tế bào gốc trưởng thành : chỉ chung những loại tế bào chưa chuyên hoá, được tìm thấy trong những mô ở cơ thể trưởng thành, có thể tự đổi mới và biệt hoá thành những tế bào chuyên biệt từ nguồn gốc của nó.
Những tế bào loại này được đặt tên theo nơi hiện diện: tế bào gốc tuỷ xương, tế bào gốc biểu bì,…
3. Theo kiểu biệt hoá:
Vd: tế bào gốc cơ tim là tế bào sẽ biệt hoá thành tế bào cơ tim, tế bào gốc xương là những tế bào biệt hoá thành những tế bào xương,…
?Nhưng có một số tác giả cho rằng cách gọi tên này không thật hợp lí vì các tế bào trên( theo họ) là những tế bào tiền thân( progeneotor cell) hay cơ chất( pecuor cell) không phảỉ là những tế bào gốc thực thụ.
?Nhưng nếu theo cách phân loại theo tiềm năng biệt hóa thì ta cũng có thể xem những tế bào này là những tế bào gốc một năng(unipotent cell).
? Vậy thật sự tế bào mầm là một trong những loại tế bào gốc , xét về tiềm năng biệt hoá nó không khác gì tế bào gốc phôi(đều là pluripotent cell)
Tài liệu tham khảo:
Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Phan Minh Liên, Công Nghệ Sinh Học Động Vật, 2006
http://www.biocrawler.com/encyclopedia/Totipotency