Khử mặn trong đất

Bạn đã làm gì?

  • Tôi đã đọc topic này nhưng ko làm những việc phía dưới

    Votes: 0 0.0%
  • Tôi đã google thông tin liên quan.

    Votes: 0 0.0%
  • Tôi đã nói chuyện với 1 ng khác về câu hỏi này

    Votes: 0 0.0%
  • Tôi đã tìm kiếm tài liệu viết về vấn đề này trên giá sách hoặc thư viện

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    0
* 0. Xin cho hỏi có VSV nào có khả năng khử mặn trong đất không.?

*1.0. thử với những kiến thức mà bạn có để "giả định" cơ chế "khử mặn trong đất" mà VSV XYZ này thực hiện. Cơ chế này có thể là tổ hợp 1 vài cơ chế đã có trong tự nhiên, hoặc bắt chước cơ chế của các SV bậc cao

*2.0. giả sử bạn có 1 mẫu đất với ý tưởng là có VSV XYZ. Bạn làm thế nào để "nhận biết" và "phân lập" được VSV này

*3.0. liệt kê 1 số cơ chế "chịu mặn" và "khử mặn" của VSV ở bất kỳ loại môi trường nào. Tìm ra những gene nào quy định nó, thử in silico thiết kế E.coli tái tổ hợp với khả năng này


*4.0. Mặn tạo cho ta liên tưởng với cái gì?
4.1. => mỗi loại muối sẽ có 1 con đường vận chuyển, trao đổi khác nhau, hướng giải quyết vấn đề khác nhau
4.2. Thế nào là mặn ? ?cái tạo ra "sự mặn" ?

*5. Tại sao ta phải ăn muối?
5.1. Vai trò của muối đối với cơ thể con người thế nào?
5.2 => VSV có chịu mặn những vẫn phải dùng muối cho nhu cầu sinh lý => phải có cơ chế chọn lọc hoặc điều khiển tránh dư thừa
5.3. Nếu dùng vi sinh vật thì "cái tạo ra mặn" đấy chuyển hóa như thế nào ?

*6. Với nồng độ bao nhiêu thì tế bào của ta ko chịu được?

*7. Tại sao vi sinh vật lại cần sống trong điều kiện đó? Ở đó có gì hấp dẫn vi sinh vật mà nó lại phải tốn năng lượng để duy trì tính chịu mặn khi phải bơm một lượng ion lớn ra cơ thể như thế?
7.1 => muốn VSV chịu mặn phải cung cấp đủ năng lượng hoặc thậm chí dư thừa NL để các bơm ion hoạt động.

*8. ?Khử mặn để làm gì ?
8.1. khử mặn trong đất nuôi tôm nhằm sử dụng lại đất này. vì những đất này có rất nhiều chất dinh dưỡng. nếu có cách nào khử mặn được thì hay quá. tiết kiệm được phân bón (do sử dụng đất này).

*9. Tại sao dùng vi sinh vật ?
9.1. Tại sao không nên dùng vi sinh vật ? (hê hê, nói chung là ko nên dùng)

*10. Giả sử cố định được ion trong VSV rồi thì sẽ làm gì với sinh khối "rất mặn" đấy ?
 
Nguyễn Tiến Đạt said:
Xin cho hỏi có VSV nào có khả năng khử mặn trong đất không.?

hãy thử một vài thủ thuật tư duy sáng tạo với câu hỏi này đi.

1. thử với những kiến thức mà bạn có để "giả định" cơ chế "khử mặn trong đất" mà VSV XYZ này thực hiện. Cơ chế này có thể là tổ hợp 1 vài cơ chế đã có trong tự nhiên, hoặc bắt chước cơ chế của các SV bậc cao

2. giả sử bạn có 1 mẫu đất với ý tưởng là có VSV XYZ. Bạn làm thế nào để "nhận biết" và "phân lập" được VSV này

3. liệt kê 1 số cơ chế "chịu mặn" và "khử mặn" của VSV ở bất kỳ loại môi trường nào. Tìm ra những gene nào quy định nó, thử in silico thiết kế E.coli tái tổ hợp với khả năng này

Mời mọi ng bắt đầu, đừng kiềm chế sự sáng tạo của mình lại.
 
Nếu là tôi thì sẽ làm thế này:

1. Đầu tiên tìm xem "khử mặn" tiếng Anh là gì.

2. Search wikipedia, nếu quả thực có cái gọi là "khử mặn trong đất" thì nhiều khả năng wiki sẽ cung cấp những nét cơ bản nhất.

3. Google 1 lúc, kiếm vài bài ít từ chuyên ngành, đọc sơ sơ để có thêm hình dung, kiếm thêm vài từ khóa.

4. Vào pubmed, bắt đầu cuộc hành trình.
 
Với em thì là như sau:

4. Mặn tạo cho ta liên tưởng với cái gì?
Trả lời: Với muối, với máu khi ta bị chảy máu miệng, với mồ hôi do cơ thể ta thoát ra ...
Khi học hóa học có rất nhiều loại muối: muối kali, muối natri, muối ăn, muối đồng, muối kẽm ...
Trong các loại muối đó bao nhiêu loại ăn được? Cần ăn với số lượng bao nhiêu để

5. Tại sao ta phải ăn muối?
Trả lời: một khẩu phần ko thể thiếu được trong mỗi bữa ăn. Không có nó ta cảm thấy nhạt nhẽo. Nếu thiếu một thời gian dài thì sao? ...

5.1. Vai trò của muối đối với cơ thể con người thế nào?

6. Với nồng độ bao nhiêu thì tế bào của ta ko chịu được?

7. Tại sao vi sinh vật lại cần sống trong điều kiện đó? Ở đó có gì hấp dẫn vi sinh vật mà nó lại phải tốn năng lượng để duy trì tính chịu mặn khi phải bơm một lượng ion lớn ra cơ thể như thế?
.....
Sơ sơ mấy câu hỏi lướt qua thế thôi :mrgreen:
Sau khi tra lời sơ bộ mấy câu hỏi trên bằng khả năng của mình rồi mới bắt đầu đi tìm: Tra từ điển tiếng việt, tra những sách có trong tay.
Rồi sau đó mới lên mạng tìm như anh Cường nói :D
 
Ở đây chúng ta ko bàn cách thức để tìm kiếm kiến thức. Chúng ta chỉ vận dụng óc sáng tạo và những kiến thức (có thể ko đúng) mà nẩy sinh bất chợt khi ta đọc câu hỏi này. Đó là pp tư duy sáng tạo vì nhiều lúc ta ko thể có 1 câu trả lời trực tiếp từ các nguồn tài liệu. Với pp này chúng ta ko có 1 câu hướng tiếp cận hoàn hảo hay 1 đáp án hoàn hảo.  

Chúng ta cần tập trung vào những cụm từ sau: "mặn/muối" , "VSV" , "đất".

Mời các bạn tiếp tục mạch suy nghĩ của mình với câu hỏi gốc (câu hỏi số 0) hoặc các câu hỏi/vấn đề số 1->7 mà Minh vừa nghĩ ra.

VD.
câu 5.2 => VSV có chịu mặn những vẫn phải dùng muối cho nhu cầu sinh lý => phải có cơ chế chọn lọc hoặc điều khiển tránh dư thừa

câu 4.1 => mỗi loại muối sẽ có 1 con đường vận chuyển, trao đổi khác nhau, hướng giải quyết vấn đề khác nhau

câu 7.1 => muốn VSV chịu mặn phải cung cấp đủ năng lượng hoặc thậm chí dư thừa NL để các bơm ion hoạt động.

Xem liên kết dưới đây nếu bạn ko biết phải tập kích não của mình như thế nào

http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Hành_Trang_Khoa_Học/Tập_Kích_Não

Đừng ngại spam nếu bạn phát triển 1 ý tưởng độc đáo. Xin mời người tiếp theo (hãy đánh số ý tưởng của bạn).
 
Gửi Hiếu : Câu hỏi "vi sinh vật có khử được mặn không" dành cho ai ?  :lol:
Cùng cơ quan với nhau nên chắc Hiếu biết mình làm gì ..... hi`hi`
Xin có vài câu hỏi tham gia :
4.2. Thế nào là mặn ?  cái tạo ra "sự mặn" ?

8.  Khử mặn để làm gì ?

9. Tại sao dùng vi sinh vật ?

9.1. Tại sao không nên dùng vi sinh vật ? (hê hê, nói chung là ko nên dùng)

5.3. Nếu dùng vi sinh vật thì "cái tạo ra mặn" đấy chuyển hóa như thế nào ?

10. Giả sử cố định được ion trong VSV rồi thì sẽ làm gì với sinh khối "rất mặn" đấy ?
 
không ngờ câu hỏi bâng quơ của em lại làm nhiều thành viên suy nghĩ?!
em ngĩ ra câu hỏi này để tìm hiểu xem liệu có cách nào khử mặn trong đất nuôi t6mnhằm sử dụng lại đất này. vì những đất này có rất nhiều chất dinh dưỡng. nếu có cách nào khử mặn được thì hay quá. tiết kiệm được phân bón (do sử dụng đất này).
theo em biết cách đây vài năm ở Hải Phòng có công trình nghiên cứu này! nhưng tốn vài trăm triệu chỉ làm được dăm ba nắm đất bằng bàn tay. Em cũng đang tìm hiểu họ làm bằng cách nào. nhưng em vẫn chưa tìm ra được. vì người nói cho em thông tin này không còn giữ cuốn đề tài nghiên cứu và cũng không nhớ họ làm bằng cách nào. nhưng ông cho em biết họ đã thất bại. và không ai nhắc lại công trình này nữa. Có thành viên nào ở Hải Phòng hay có thông tin nào thêm về đề tài này xin pót lên cho mọi người cùng tham khảo.
Cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người
 
@ anh Tùng: Để tập kích não thì cần 1 câu hỏi thuộc kiểu bất khả thi nên em lựa chọn câu hỏi này. Giải pháp cuối cùng như Đạt nói là ?"tẩy mặn" cho đất nuôi hải sản. Tuy nhiên lời giải cho bài toán này chắc chắn ko dễ dàng và cần nhiều ý tưởng độc đáo có khi "phi logisch".

Em sẽ đánh số lại các ý kiến của anh, trong đó có những câu hỏi cực kỳ có giá trị "tập kích não người khác". Mời mọi người tiếp tục với những ý tưởng của mình.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top