Vắc xin ăn

Huỳnh Văn Kiệt

Senior Member
Hiện nay người ta đang tiến hành chuyển gen vào thực vật để tạo vaccine ăn (edible vaccine). Tôi nghĩa đây là hình thức tốt mà hiện nay nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đặc biệt là ở Hàn Quốc hiện nay người ta đang làm mạnh về vấn đề này.
 
Tại một số PTN sinh học phân tử cũng đang làm về vấn đề này, đx thực hiện chuyển gen LTB và CTB vào cây trồng như mía dang thực hiện chuyển gen vào một số cây trồng ăn trái, quả khác.
Các bạn nghĩ sao về loại vaccine này nó có thực thi hay không? hay đó chỉ là cái để nghiên cứu?
 
Tại một số PTN sinh học phân tử cũng đang làm về vấn đề này, đx thực hiện chuyển gen LTB và CTB vào cây trồng như mía dang thực hiện chuyển gen vào một số cây trồng ăn trái, quả khác.

Anh Kiệt nói rõ hơn về các gen LTB và CTB được ko? Nó có nguồn gốc từ sinh vật nào? Chuyển bao nhiêu gen bao nhiêu bps?

Gen LTB và CTB là những gen gì vậy?

Các bạn nghĩ sao về loại vaccine này nó có thực thi hay không? hay đó chỉ là cái để nghiên cứu?

Nó chắc chắn là một loại vắc xin của tương lai, vì người ta có thể chuyển một gen hoặc nhiều gen của sinh vật vào một quả chuối. Lúc đó thì chỉ việc ăn quả chuối đó là đã coi như miễn dịch với một số vi sinh vật gây bệnh đó rồi.

Vì đường tiêm thường gây đau cho người sử dụng, cộng thêm số lượng virút gây bệnh nguy hiểm ngày càng nhiều và mỗi đường tiêm vào những chỗ khác nhau của cơ thể lại tạo ra một mức độ đáp ứng miễn dịch khác nhau.

Nhưng khó khăn của loại vắc xin này là: Đường uống còn phải vượt qua khó khăn lớn là khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể qua đường tiêu hóa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là qua pH thấp của dạ dày.
 
Đây là ?một chủ đề khá thú vị ! ?các bạn hãy tham khảo thêm ?tài liệu sau rồi tranh luận tiếp nhé

Human Immune Responses to a Novel Norwalk Virus Vaccine Delivered in Transgenic Potatoes

Carol O. Tacket,1 Hugh S. Mason,3 Genevieve Losonsky,1 Mary K. Estes,2 Myron M. Levine,1 and Charles J. Arntzen3

1Center for Vaccine Development, University of Maryland School of Medicine, Baltimore; 2Baylor College of Medicine, Division of Molecular Virology, Houston, Texas; 3Boyce Thompson Institute for Plant Research, Ithaca, New York

The Journal of Infectious Diseases ? ?2000;182:302-305

Received 7 February 2000; revised 30 March 2000; electronically published 6 July 2000.

http://www.journals.uchicago.edu/JI.../000135.html?erFrom=-8810846100490027201Guest
Bạn có thời gian thì dịch cho mọi người cùng tham khảo
 
nói rõ hơn về các gen LTB và CTB được ko? Nó có nguồn gốc từ sinh vật nào?

LTB: có nghĩa là labile toxin B subunit: độc tố không chịu nhiệt lấy từ vi khuẩn E.coli
ngoài ra còn có gen cải biến mức độ biểu hiện protein hay còn gọi là gen được tổng hợp đó là sLTB (Synthetic labile toxin B subunit)
CTB: ?Cholera toxin B subunit lấy từ vi khuẩn Vibrio cholerae. Cũng có loại cải biến như trên là sCTB (Synthetic Cholera toxin B subunit)
Vì LTB, CTB ?khi chuyển vào thực vật mức độ biểu hiện protein thấp (LTB biểu hiện <0,01% và protein của nó chỉ chiếm 0,4% Total protein).
Hai gen có trong hai loại vi sinh vật này đều gây nên bệnh tả ở Người.

Đề nghị lấy tên mục này là :Vaccine ăn
 
Lý do chuối được lựa chọn là đối tượng để chuyển gen vì:

- Tính dễ sử dụng và có thể trồng đại trà được.
- Khi sử dụng không phải qua chế biến.
- Có hàm lượng protein cao có thể lên đến 10mg / quả
- Không phải qua chế biến bằng nhiệt khi sử dụng trực tiếp (vì nó rất dễ làm biến tính protein)
 
Dung nạp đường miệng

Vaccine ăn có hai trở ngại lớn:

1. Kháng nguyên (protein) phải đối mặt với một lượng lớn các enzyme tiêu hóa, phần nhiều trong số đó là protease.

2. Oral tolerance (dung nạp đường miệng). Hệ miễn dịch màng nhầy của đường tiêu hóa được thiết kế để không kích ứng miễn dịch với thức ăn nó tiếp xúc hàng ngày. Đó là sự dung nạp đường miệng. Một số "thức ăn" lạ có thể gây phản ứng tức thời hoặc lâu dài do dung nạp đường miệng không tồn tại với chúng. Độc tố vi khuẩn đường ruột như được đề cập ở trên (CTB/LTB là subunit của các độc tố VK tả và E. coli tương ứng) là ví dụ tốt về sự không dung nạp qua đường miệng, và chính vì thế được dùng làm tá chất cho việc chuyển tải kháng nguyên qua đường miệng.

Trong hai trở ngại trên, dung nạp đường miệng là trở ngại lớn. Làm sao để kháng nguyên của vaccine không bị hệ miễn dịch màng nhầy ngộ nhận là thức ăn và "lờ đi"?
 
Ở các nước phát triển, vaccine bại liệt uống không còn được phổ biến nữa mà thay bằng vaccine bại liệt tiêm. Vaccine bại liệt uống mang virus bại liệt (poliovirus) sống đã giảm độc lực, do vậy người uống vaccine có thể thải virus ra môi trường. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả, một trong số đó là dung nạp đường miệng của những thế hệ được uống vaccine sau.

Dung nạp đường miệng có thể xảy ra nếu lượng kháng nguyên quá nhiều (ví dụ thức ăn), hoặc quá ít (ví dụ trong trường hợp virus bại liệt giảm độc lực thừa thải ra từ người được uống vaccine). Cơ thể sẽ dung nạp kháng nguyên đó và không gây đáp ứng miễn dịch. Liều kháng nguyên vô cùng quan trọng, nhất là đối với vaccine ăn (uống).

Vaccine bại liệt uống có tác dụng qua đường tiêu hóa cũng như nhiều vaccine khác (ví dụ tả), do chủng gây bệnh lây nhiễm qua con đường này. Do vậy, poliovirus (cũng như Vibrio cholerae) không bị dung nạp bằng đường tiêu hóa. Cùng lí do đó, LTB (của E. coli) và CTB (của V. cholera) không bị dung nạp bằng đường miệng.

Tuy vaccine bại liệt uống vẫn còn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển (Việt Nam, Ấn Độ), nó (và cả vaccine tả uống) rất có thể sẽ bị thay thế bởi vaccine tiêm trong tương lai. Điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó có kinh tế.

Mình không nghĩ DPT có thể dùng qua đường tiêu hóa, bạn kiểm tra lại xem.
 
http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2006/9/4031/Huong_dan_vacxin.htm
http://www.cimsi.org.vn/TCMR/defaults/default.asp?_m=vaccine -> Về chương trình tiêm chủng mở rộng và lịch tiêm, các vắc xin. Tiếng việt cho dễ đọc.

TETRACOQ và IMOVAX POLIO (có chứa vaccine bại liệt Salk) đều là vaccine tiêm. Vaccine bại liệt uống (Sabin), do mang virus sống, mặc dù đã giảm độc lực, vẫn có nguy cơ gây bại liệt, và bị chống chỉ định dùng trên người có hệ miễn dịch suy giảm. Ý kiến cá nhân của mình là trẻ em, do có hệ miễn dịch yếu, không nên cho uống vaccine Sabin mà nên tiêm một trong 2 vaccine trên.
 
Ý kiến cá nhân của mình là trẻ em, do có hệ miễn dịch yếu, không nên cho uống vaccine Sabin mà nên tiêm một trong 2 vaccine trên.

Người ta phải cân nhắc rất lâu trong việc chọn loại vắc xin và những điều này đã được các nhà dịch tễ học tính toán và lựa chọn rất kỹ cả về loại vắc xin và nguồn kinh phí cũng như khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, với lại ta có nguồn sản xuất vắc xin này giá thành rẻ và dùng hiệu quả vẫn tốt (thanh toán bại liệt năm 2000, nhưng vẫn phải sử dụng vắc xin này cho đến khi WHO tuyên bố loại trừ bại liệt và cho phép ko phải dùng vắc xin để phòng bệnh như bệnh đậu mùa) nên ko nên thay đổi làm gì?. Dùng cho hàng triệu người trong một khoảng thời gian ngắn lại miễn phí và đưa vào yêu cầu bắt buộc, nên ko thể như gia đình thu nhập cao được ;), mong anh thông cảm ;).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top