Công nghệ phân hủy sinh học

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
1 Phương pháp phân huỷ sinh học
Ngày nay, các phương pháp xử lý môi trường cổ điển bao gồm đào và đốt chất ô nhiễm, hoặc bơm nước lên và xử lý trên bề mặt tỏ ra không thích hợp về mặt chính trị và kinh tế. Do đó, cần phát triển các kỹ thuật làm sạch môi trường mới. Phân huỷ sinh học là một trong các kỹ thuật như vậy.
Phương pháp phân huỷ sinh học sử dụng các sinh vật sống, thường là vi sinh vật, thực vật, và sản phẩm sinh ra từ chúng hoặc kết hợp các yếu tố trên để phân huỷ, khử độc hay cô lập các chất độc trong môi trường. Ph­ương pháp này đã được nghiên cứu từ những năm 1940 và thành tựu công nghệ phân huỷ sinh học xử lý ô nhiễm dầu xuất hiện đầu tiên vào năm 1967. Phân huỷ sinh học thích hợp trong xử lý đất, cặn, nước hoặc ngay cả không khí, dựa trên hoạt tính enzyme to lớn của sinh vật sống, thường là vi sinh vật để xúc tác quá trình phân huỷ các chất độc hoặc chuyển chúng thành dạng ít độc hơn. Vi sinh vật được ưu tiên sử dụng do khả năng trao đổi chất rất đa dạng của chúng. Một số có khả năng phân huỷ các chất rất độc và khó phân huỷ như hydrocarbon trong dầu mỏ và hydrocarbon đã halogen hoá của các ngành công nghiệp. Sản phẩm cuối cùng của phân huỷ sinh học là nước và CO2 không gây độc cho môi trường cũng như các sinh vật khác .
Nhiều giải pháp kỹ thuật đã phát triển để thích ứng với các kiểu ô nhiễm khác nhau. Đánh giá cộng đồng vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm là quan trọng nhất để quyết định kỹ thuật tối thích.
Có thể tiến hành xử lý ex situ hoặc in situ. Thủ tục ex situ lấy chất ô nhiễm từ vùng ô nhiễm ban đầu để xử lý ở nơi khác. Cách tiếp cận in situ xử lý ô nhiễm tại chỗ.
 
2.1.1 Phân huỷ sinh học In situ
Phân hủy sinh học in situ gồm những kỹ thuật khác nhau nhằm giảm tối đa các tác động vào vùng ô nhiễm. Với các kỹ thuật này, không cần phải khai quật vùng ô nhiễm cũng như các hệ thống bơm xử lý phức tạp trên quy mô sâu và rộng. Điều này góp phần hạ giá thành và có thể giải quyết các vấn đề tồn tại trong những cách tiếp cận khác. Hầu hết quá trình in situ kích thích cộng đồng vi sinh vật bản địa, hoạt hoá khả năng trao đổi chất và khả năng phân huỷ chất ô nhiễm của chúng.
Có thể chia phân huỷ sinh học in situ làm ba nhóm chính là kích thích sinh học, làm giàu sinh học và xử lý kỵ khí. Cách phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, trên thực tế có thể tiến hành kết hợp các phương pháp nhằm thu hiệu quả xử lý tối đa.

2.1.1.1 Kích thích sinh học (biostimulation)
Kích thích sinh học là phương pháp thúc đẩy sự phát triển và hoạt tính trao đổi chất của tập đoàn vi sinh vật bản địa có khả năng sử dụng các chất ô nhiễm bằng cách tác động tới các yếu tố môi trường như độ ẩm, pH, nồng độ oxy, chất dinh dưỡng v.v.

Kích thích sinh học thường được sử dụng cho những vùng ở đó: cộng đồng vi sinh vật phân huỷ sinh học tự nhiên các chất ô nhiễm và các điều kiện môi trường tại đây hoạt động với hiệu quả và hoạt tính thấp.
ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả với một số vùng và có thể không thu được kết quả như mong muốn.
 
Các bạn chú ý: Phần lời bình cho file đính kèm hiện bị giới hạn từ. Nếu lời bình của bạn dài hơn giới hạn này thì bạn nên viết trực tiếp trong bài.

Thành thật xin lỗi vì sự bất tiện này. Tôi sẽ cố gắng xử lý trong thời gian sớm nhất.

------------------------------------------

OK, đã chỉnh lại rồi. Bây giờ lời bình cho file đã không bị giới hạn từ nữa
 
Xin hỏi Casper vài câu:

Khi nào thì áp dụng in situ và khi nào thì ex situ ?

Chất dinh dưỡng trong biostimulation là chất nào ?

Nguyên nhân tại sao biostimulation có thể không thu được kết quả như mong muốn ?
 
Khi nào thì áp dụng in situ và khi nào thì ex situ ?

Việc áp dụng in situ và ex situ là tuỳ thuộc vào loại ô nhiễm, quy mô xử lý, vị trí ô nhiễm, thời gian cần thiết, chi phí cho việc xử lý…. Có rất nhiều yếu tố và tuỳ theo người nắm quyền quyết định công nghệ. Xin nêu ra một số yếu tố cần cân nhắc khi quyết định áp dụng phương pháp nào
- In situ rẻ hơn ex situ, có khả năng áp dụng trên quy mô lớn hơn so với ex situ, tuy nhiên phương pháp này áp dụng hạn chế với những vùng mà tập đoàn vi sinh vật bản địa phân huỷ không hiệu quả chất ô nhiễm hoặc các điều kiện môi trường tại đó không thuận lợi cho vi sinh vật, thời gian xử lý dài hơn, việc kiểm soát quá trình xử lý ô nhiễm khó tiến hành hơn, tiêu chuẩn xử lý đạt được thường không bằng ex situ, và thường không khả thi với các vùng ô nhiễm quá nặng.

Chất dinh dưỡng trong biostimulation là chất nào ?

Các chất dinh dưỡng thường là các chất dùng để kích thích tập đoàn vi sinh vật bản địa phát triển. Có thể là cơ chất cho cometabolism, các chất khoáng, các nguồn N, P… miễn làm sao cho bọn vi sinh vật nó phát triển tốt nhất là được.

Nguyên nhân tại sao biostimulation có thể không thu được kết quả như mong muốn ?

Có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: nồng độ chất ô nhiễm quá cao, thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng, độ ẩm thấp, pH và nhiệt độ không thích hợp.
 
Mình muấn hỏi Casper một câu!
Có phải sự khác biệt hai phương pháp in situ và ex situ là ở chỗ .in situ thì sử dụng trưc tiếp VSV tại nguần ô nhiễm để xử lí ,còn ex situ thì đem nguần ô nhiễm đến một địa điểm khác và do dó sử dụng hệ vi sinh vật ở nơi khác .Vậy chúng ta có thể áp dụng kết hợp hai phương pháp này với nhau không ,nhưvậy mình nghĩ sẽ có hiệu qua hơn ?nếu có thể áp dụng được cậu có thể giới thiệu với mình một quy trình cụ thể không ? :p
 
Có phải sự khác biệt hai phương pháp in situ và ex situ là ở chỗ .in situ thì sử dụng trưc tiếp VSV tại nguần ô nhiễm để xử lí ,còn ex situ thì đem nguần ô nhiễm đến một địa điểm khác và do dó sử dụng hệ vi sinh vật ở nơi khác

Sự khác nhau của in situ và ex situ ở đây là ở địa điểm xử lý. In situ xử lý ngay tại nơi ô nhiễm, còn ex situ mang đi chỗ khác xử lý. Sự khác nhau ở đây không phải là ở nguồn gốc vsv xử lý như bạn nói.

- Xử lý in situ gồm làm giàu sing học (biostiumulation) dùng trực tiếp vsv tại nguồn ô nhiễm; còn làm giàu sinh học (bioaugmentation) thì đưa vsv có khả năng phân hủy tốt các chất ô nhiễm từ nơi khác vào để xử lý.

- Khi xử lý ex situ bằng phương pháp chôn lấp sinh học tức bạn đào vùng đất ô nhiễm lên và mang tới nơi khác chôn (vì có thể nơi ô nhiễm gần các khu dân cư, trung tâm thành phố...) thì thực tế vẫn là quần xã vsv bản địa ban đầu tại nơi ô nhiễm.

Vậy chúng ta có thể áp dụng kết hợp hai phương pháp này với nhau không ,nhưvậy mình nghĩ sẽ có hiệu qua hơn

Theo tôi hiểu ý bạn thì đây chính là phương pháp làm giàu sinh học (bioaugmentation).

nếu có thể áp dụng được cậu có thể giới thiệu với mình một quy trình cụ thể không ?

Quy trình cụ thể thì bạn cần nói cụ thể bạn cần xử lý môi trường ô nhiễm nào (đất, nước mặt, nước ngầm...); loại ô nhiễm gì (ô nhiễm hữu cơ, vô cơ...) và các thông số ra sao. Ngay cả khi có rồi cũng phải ngồi nghiên cứu, tính toán thì mới có được quy trình cụ thể.
 
casper ơi?
mình đang xây dựng mô hình sử lí nước thải trên thành phố Việt Trì, gồm có nước thái sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
mình muốn hỏi bạn là nồng độ các chất ở mức độ nào thì sử dụng hệ thống sử lí Kỵ khí hay hiếu khí (BOD, COD,,,)
mình là dan ngaọi đạo nhưng cũng tham gia vào sử lí nên còn nhiều khó khăn
tôi chẳng hiểu gì in hay ex của bạn nhưng tôi sử lí bằng các laọi thực vật thủy sinh khác nhau như Sậy (fragmites) và một số cây khác
bạn có góp ý nào cho mình không?
cám ơn nha
 
mọi người ơi, cho mình hỏi một số câu hỏi về CNSH MT:
1. chu trình sinh địa hóa là gì? vai trò của vi sinh vật trong chu trình này
2. sơ đồ khái quát các phản ứng phân giải sinh học( hiếu khí, kị khí) trong môi trường?
3. phương pháp đánh giá ONMT bằng vi sinh vật?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top