Bóng đè

Theo em biết thì bóng đè là hiện tượng sinh học bình thường, rất dễ xảy ra khi ta ngủ trong trạng thái mệt mỏi.
Khi bị bóng đè đầu óc hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không cử động được. hiện tượng đó giống như thức dậy nhưng chưa hoàn toàn.

Cách thoát khỏi việc đó dễ dàng nhất là hít thở thật sâu, bình tĩnh đừng cố vùng vẫy vì càng vùng vẫy càng khó thoát. một lát sau sẽ hết.

Không biết có đúng không? Xin các bác cho ý kiến :?:
 
Re: bóng đè

Nguyễn Tiến Đạt said:
theo em biết thì bóng đè là hiện tượng sinh học bình thường, rất dễ xảy ra khi ta ngủ trong trạng thái mệt mỏi.
khi bị bóng đè đầu óc hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không cử động được. hiện tượng đó giống như thức dậy nhưng chưa hoàn toàn.
cách thoát khỏi việc đó dễ dàng nhất là hít thở thật sâu, bình tĩnh đừng cố vùng vẫy vì càng vùng vẫy càng khó thoát. một lát sau sẽ hết.
không biết có đúng không?
xin các bác cho ý kiến :?:

Thực ra bóng đè là một hiện tượng mộng mị. Khi bị bóng đè, ta cố cựa quậy cũng đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa. Dòng điện não ghi được trong giấc mơ này cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức. Thế nhưng con ngươi của mắt tít lại như đang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế.

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra phản ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.

Để đề phòng bóng đè, bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: Nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.

( theo www.ykhoanet.com)

To Aminds: các anh có thể xóa giùm em chữ University ở phần "Nơi công tác"  được không ạ? Trong phần chỉnh sửa thông tin cá nhân ko có mục này thì phải? Xin cám ơn!:oops:
 
Theo lời thầy giáo tôi (cách đây khoảng 2 năm), bóng đè là hiện tượng ta thức dậy một nửa: vùng não cảm giác đã "tỉnh", vùng vận động thì còn "ngủ".

Tôi chưa tìm hiểu kỹ về hiện tượng này (sẽ làm sau ngày hôm nay ?:oops: ) nhưng theo kinh nghiệm bản thân hay bị bóng đè hic..., tôi thấy như sau:
- Giác quan tương đối tỉnh táo. Tôi có thể nghe,nghĩ; thường là không nhìn được vì không mở được mắt.
- Hoàn toàn không thể vận động.
- Tâm trạng lúc bị bóng đè thường hơi hoảng loạn vì sợ hãi. Về sau, khi quen với nó thì tôi cũng học được sự bình tĩnh.
- Cách giải quyết khi bị bóng đè của tôi: bình tĩnh, không cố vùng vẫy, hít thở sâu rồi trở lại thở bình thường. Sau đó, có thể tôi sẽ tỉnh hẳn (vùng vận động "dậy"), hoặc là phần cảm giác cũng đi ngủ tiếp :p

Hẹn sẽ post cụ thể và khoa học hơn sau :)
 
Thật ra em cũng đang trên đường tìm thuật ngữ tiếng Anh chính xác của "bóng đè".
Hiện giờ em thấy từ succubus có vẻ hợp lý. Nhưng em chưa khẳng định đúng là nó. Em không có liên hệ với người nói tiếng Anh nên không hỏi được vấn đề này. Vấn đề này thì các anh chị làm dễ hơn em.
 
Theo từ điển:
subcubus
1. a demon in female form, said to have sexual intercourse with men in their sleep. Compare incubus (def. 1). ?
2. any demon or evil spirit. ?
3. a strumpet or prostitute

Chữ incubus còn có nghĩa gần hơn, mặc dù tôi cho là phải có từ chuyên môn cho nó:
Incubus:
1. an imaginary demon or evil spirit supposed to descend upon sleeping persons, esp. one fabled to have sexual intercourse with women during their sleep. Compare succubus (def. 1). ?
2. a nightmare. ?
3. something that weighs upon or oppresses one like a nightmare.

Khả năng cái định nghĩa thứ 3 có liên hệ gì đó đến "đè" chăng? Mặc dù định nghĩa của nó theo nghĩa đen: một gánh năng đè lên như một cơn ác mộng.
 
Tôi thành thật xin lỗi các thành viên quan tâm đến chủ đề này vì lời hẹn kia mà không trở lại. Đó là do dạo này tôi đang ?đi xin việc nên chưa có thời gian. Hic!
Xin các thành viên thứ lỗi. Tôi sẽ trở lại chủ đề này sau khi hoàn thành công cuộc khó khăn này :(
 
Theo mình nghĩ, bóng đè là do thiếu oxy/thừa CO[sub:bf36ceb39c]2[/sub:bf36ceb39c] não nên gây ra cảm giác như các bạn kể. Thiếu oxy não thường do trạng thái ngừng thở tạm thời (khá phổ biến khi ngủ, nhất là ở những người hút thuốc là, béo phì hoặc có bệnh tật ở hệ hô hấp, ví dụ hen suyễn). Ngừng thở tạm thời (apnea) có thể kéo dài tới vài phút cho đến khi bệnh nhân bật dậy vì lượng CO[sub:bf36ceb39c]2[/sub:bf36ceb39c] trong máu quá cao. Nó có thể tiếp diễn tới hàng chục lần một đêm và gây mệt mỏi cho bệnh nhân.

Trạng thái này khác với giấc mơ ngã từ trên cao xuống, thường là do tim ngừng đập tạm thời do đặt tay lên ngực, nằm nghiêng đè lên bên trái, hoặc do bệnh lý về tim.
 
Khiếp quá, bác Hồng Đức làm gì mà mang hết các chủ đề cũ lên thế nhỉ, làm tôi nhớ đến các forum đòi đủ số bài gửi để được một đặc ân nào đó ?:D ?
Bác đi làm công ty thấy thế nào? So với đi học thì bên nào sướng hơn?
 
Em nghĩ bóng đè chắc chắn liên quan đến việc: có vật gì đó đè lên ngực, gây cản trở hoạt động hô hấp. Dù vật này có thể nhẹ nhưng do tác dụng trong thời gian khá dài + bản thân người đó đang ở trạng thái mệt mỏi nên mới dẫn đến tình trạng thiếu Oxi lên não như bác Hồng Đức nói. Người bị bóng đè luôn có cảm giác lồng ngực bị ép xuống (do xung thần kinh từ trung khu hô hấp đến trung khu cảm giác), đồng thời cũng gửi xung thần kinh sang trung khu vẫn động để tăng cường hoạt động hô hấp, do trung khu vẫn động vẫn đang "ngủ" nên lực bất tòng tâm, lại gửi tín hiệu phản hồi sang trung khu cảm giác, trung khu cảm giác lại tiếp tục đốc thúc trung khu vận động >>> Do các xung thần kinh liên tục đi và về nên gây ra trạng thái hoảng loạn.
 
Tôi thấy có lẽ đi hơi xa chủ đề một chút nhằm làm thỏa tính tò mò.
Không xuất phát từ quan điểm sinh học giải quyết vấn đề cũng hơi khó chịu đấy.
Câu hỏi của bạn Long:
Khí công trung quốc thời cổ đại có môn thụy tiên công, Di hy lão tổ Trần Đoàn rất giỏi môn này. Có 3 tư thế ngủ
- Nằm ngửa, hai tay duỗi tự nhiên,lưỡi đặt lên vòm trên,mắt nhắm hờ nhìn vào chóp mũi, bắt đầu thở ra thực hiện 49 tức,mỗi tức gồm một hơi thở ra một hơi thu vào. Tùy theo lưu phái mà có người vận khí hay không vận khí, có người hít vào thở ra bằng mũi, có người thở ra bằng miệng hít vào bằng mũi, có lưu phái tụng niệm chân ngôn (vd na-mô-a-mi-ta-bà-ta-tha-cơ-ta-na của thiếu lâm), thở bằng da như chiêu cuối trong Cửu âm chân kinh chẳng hạn.
- nằm nghiêng bên phải tay sắp hình giống con bọ ngựa chập hai tay vào nhau. Thực hiện giống bên trên. Nói chung thế này ít được chú ý khi luyện khi công
- Nằm ngửa một chân gập lại một chân gác lên chân kia tạo tấn long hình, hai tay bắt ấn (kim cang ấn, nhất chỉ ấn, trục ma ấn, liên hoa ấn...)

Luyện không đúng, he he, chẳng hạn nhắm mắt lúc nằm ngửa không nhìn chóp mũi coi chừng bị cái gọi là ma đè.... :D
Tài liệu tham khảo:
1. Khí công toàn thư-lâu lập cương chủ biên
2. Thiếu lâm thất thập nhị huyền công
3. Nhiếp sinh toản lục
4. Tu mệnh tính chỉ
5. ?Thái huyền dưỡng sự
 
Nằm ngửa một chân gập lại một chân gác lên chân kia tạo tấn long hình, hai tay bắt ấn (kim cang ấn, nhất chỉ ấn, TRỤC MA ẤN, liên hoa ấn...)
Em đọc dòng này chưa :o
 
Em thông cảm, tôi không thể trả lời vì có trả lời cũng như không. Những chuyện này không thể muốn nói hiểu là hiểu. Vả lại, không phải ai cũng luyện được mấy cái này đâu. Nói dễ hiểu, em xem phim thấy mấy ông đạo sỹ hai tay chụm lại thành hình một cai gì đó thì chuyện lạ xảy ra, vd ông ây bay lên trời, đi ung dung trên mặt nước, đứng trong lửa cười hà hả. Đó là thành quả do tu luyện.
Hãy quay lại thảo luận về bóng đè đi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top