Phải cố gắng học hành nghiêm chỉnh, để may ra còn trả được nợ chứ không thì biết làm thế nào?

Ho Huu Tho

Senior Member
Đọc bài này trên Tuần Vietnamnet mà thấy lo quá:
Con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ trả nợ?

Bàn chuyện xây đường sắt cao tốc là bàn chuyện đi vay, đã vay thì phải trả nợ. Lại là lời của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: "Khi nào chạm mức an toàn là do mình lựa chọn thôi. Chính phủ đã lựa chọn giới hạn là 50% GDP, cũng tùy tiềm năng kinh tế mà có nước chọn mức cao hơn. Vấn đề là phải trả được nợ. Vay ít mà không trả được thì vẫn vỡ nợ như thường".

Phải công nhận bộ trưởng nói đúng quá, trả được thì vay bao nhiêu mà không được? Vấn đề là ai dám chắc sẽ trả được? Chưa có đường sắt cao tốc mà dư nợ của chính phủ đến cuối năm 2009 đã là 41.9% GDP, trước mắt thấy hàng loạt dự án "xa xỉ": nào quy hoạch Hà Nội 90 tỷ USD, điện hạt nhân 12 tỷ USD, giờ lại đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, không hiểu phải lên đến bao nhiêu %?

Lại phải trích phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long: "Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay". Nói dại, lỡ thế hệ con cháu không tài giỏi hơn thì phải làm sao nhỉ? Sao các bác, các chú cứ bắt con cháu phải là thiên tài như thế? Không chỉ phải tài cỡ đoạt giải Nobel mà phải có tài trả nợ thay cho các bác các cô các chú mà các bác các cô các chú lại chẳng cần biết con cháu có muốn hưởng thụ những gì các bác, các chú để lại không?

(Nguồn trích dẫn)

Có mấy thông tin này đọc mà bức xúc quá, việc trọng đại thế này tại sao lại được quyết định trước khi quốc hội thông qua, sao bây giờ mới được đưa ra quốc hội thảo luận nhỉ? Bạn nào kiểm tra được độ tin cậy của hai nguồn tin dưới đây cho mình biết với nhé:

http://www.japantoday.com/category/...japans-shinkansen-high-speed-rail-link-system

Vietnam to adopt Japan's shinkansen high-speed rail link system

Saturday 12th December, 04:26 AM JST

HANOI —

Vietnam has decided to adopt Japan’s shinkansen bullet train system for its project to build a north-south high-speed railway in the country, officials knowledgeable about the situation revealed Friday.

Vietnam’s decision was delivered to Japan when Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung met with his Japanese counterpart Yukio Hatoyama on the sidelines of the first summit meeting between Japan and five Mekong-region countries in Tokyo in early November, they said. The decision will mark a major advance for the Japanese business community which had been calling on Vietnam to adopt Japan’s bullet train system.

© 2009 Kyodo News. All rights reserved. No reproduction or republication without written permission.

http://www.asahi.com/english/TKY201004160418.html

Vietnam to buy Shinkansen system
THE ASAHI SHIMBUN

Vietnam has decided to adopt Japan's Shinkansen bullet train system for a high-speed rail project linking Hanoi and Ho Chi Minh City, Vietnam's planning and investment minister said Thursday in Tokyo.

The minister, Vo Hong Phuc, informed Yoshito Sengoku, Japan's state minister in charge of national policy, of the decision.
Prime Minister Yukio Hatoyama promoted the bid when he met Monday in Washington with his Vietnamese counterpart, Nguyen Tan Dung.

In Thursday's talks, Phuc asked Japanese government officials for financial assistance to enable construction of the railway system.

Sengoku said that Japan plans to expand its exports of infrastructure projects, such as the Shinkansen system and nuclear power plants, as part of moves to curb global warming.

Vietnam expects to spend more than 5 trillion yen ($54 billion) to build the 1,600-kilometer north-south high-speed rail system. The first phase is expected to open for service in 2020. The entire line should be fully operational in 2035.
 
Hehe, có một câu bác Nguyễn Trần Bạt (bạn tự google nhé) nói rất hay là các lãnh đạo nhà ta có phát ngôn hay phát biểu thì nên duyệt và edit lại kẻo nước ngoài thấy trình độ lãnh đạo thế chả khác nào "mời anh đến lừa em đi ạ, chúng em dại lắm ạ".:oops:
 
Đọc bài này trên Tuần Vietnamnet mà thấy lo quá:
Con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ trả nợ?

Bàn chuyện xây đường sắt cao tốc là bàn chuyện đi vay, đã vay thì phải trả nợ. Lại là lời của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: "Khi nào chạm mức an toàn là do mình lựa chọn thôi. Chính phủ đã lựa chọn giới hạn là 50% GDP, cũng tùy tiềm năng kinh tế mà có nước chọn mức cao hơn. Vấn đề là phải trả được nợ. Vay ít mà không trả được thì vẫn vỡ nợ như thường".

Phải công nhận bộ trưởng nói đúng quá, trả được thì vay bao nhiêu mà không được? Vấn đề là ai dám chắc sẽ trả được? Chưa có đường sắt cao tốc mà dư nợ của chính phủ đến cuối năm 2009 đã là 41.9% GDP, trước mắt thấy hàng loạt dự án "xa xỉ": nào quy hoạch Hà Nội 90 tỷ USD, điện hạt nhân 12 tỷ USD, giờ lại đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, không hiểu phải lên đến bao nhiêu %?

Lại phải trích phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long: "Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay". Nói dại, lỡ thế hệ con cháu không tài giỏi hơn thì phải làm sao nhỉ? Sao các bác, các chú cứ bắt con cháu phải là thiên tài như thế? Không chỉ phải tài cỡ đoạt giải Nobel mà phải có tài trả nợ thay cho các bác các cô các chú mà các bác các cô các chú lại chẳng cần biết con cháu có muốn hưởng thụ những gì các bác, các chú để lại không?




Các bác bên quốc hội thảo luân dự án 56 tỷ đô/1500 km đưuong cao tốc công nghệ Nhật bản, tố độ khoảng 300km/h tính trung bình khoảng 33 triệu đô/1km
nhưng mĩnh xem trên thời báo kinh tế vn http://vneconomy.vn/20100514025318486P0C99/cong-nghe-tau-sieu-toc-hang-xuat-khau-moi-cua-nhat.htm
thấy rằng Nhật cũng muốn xuất khẩu sang My đường sắt cao tốc của họ, nhung tốc độ là 500km/h mà giá thành là
1,25 tỷ USD /135 km (nối giữa Tampa và Orlando) hay tính trung bình la chưa đến 10 triêu USD/km ( so với 30 triêu/km o vn)
từ đó suy ra rằng các bác lập dự án có lẽ tinh đến giá thành nhân công o vn cao hon o My rõ ràng la người dân vn mình giàu hơn dân My rồi còn gì
 
Các bác bên quốc hội thảo luân dự án 56 tỷ đô/1500 km đưuong cao tốc công nghệ Nhật bản, tố độ khoảng 300km/h tính trung bình khoảng 33 triệu đô/1km
nhưng mĩnh xem trên thời báo kinh tế vn http://vneconomy.vn/20100514025318486P0C99/cong-nghe-tau-sieu-toc-hang-xuat-khau-moi-cua-nhat.htm
thấy rằng Nhật cũng muốn xuất khẩu sang My đường sắt cao tốc của họ, nhung tốc độ là 500km/h mà giá thành là
1,25 tỷ USD /135 km (nối giữa Tampa và Orlando) hay tính trung bình la chưa đến 10 triêu USD/km ( so với 30 triêu/km o vn)
từ đó suy ra rằng các bác lập dự án có lẽ tinh đến giá thành nhân công o vn cao hon o My rõ ràng la người dân vn mình giàu hơn dân My rồi còn gì
Chắc cần có một ông Engels nữa để viết về "Tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỷ hai mốt" để bạn sinhvienvietnam biết được những suy luận của mình là phi thực tế đến cỡ nào:banbo:. Cái ngày dân Việt Nam ta giàu hơn Mỹ chắc còn xa xôi lắm, các bác lập dự án chưa nghĩ tới được đâu bạn ạ.
Có chăng theo tôi nghĩ thì các bác í dự phòng đền bù những tổn thất "bất ngờ" có thể xảy ra trước, trong và sau khi thực hiện dự án giống như những "sự cố" đã xảy ra, điển hình như vụ sập cầu Cần Thơ bi tráng và tang thương trong lịch sử chẳng hạn.
 
Đời bố vay thì đời con phải trả thôi, chuyện bình thường và lẽ đương nhiên, vay thì phải trả:)
 
Đời bố vay thì đời con phải trả thôi, chuyện bình thường và lẽ đương nhiên, vay thì phải trả:)
Thực tế là các bác lập ra dự án "xa xỉ" này chẳng phải là ông bố thực tế của mình, đời làm gì có ông bố nào thiếu lương tâm và trách nhiệm như thế!. Bố mẹ thực tế của mình cũng như mình sẽ phải còng lưng ra để mà trả nợ cho các bác làm dự án đi vay, mà có ít ỏi gì đâu. Cả một nửa gia tài của đất nước như thế mà tại sao không trưng cầu ý kiến của toàn thể nhân dân, đặc biệt là các ý kiến phản biện của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thấy hết cái lợi và cái hại. Còn thậm tệ hơn khi các bạn đọc những dòng tin sau đây để biết cách làm việc hoàn toàn sai với trật tự thông thường:
Trong khi Quốc hội Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn kế hoạch xây dựng "đường sắt cao tốc" nối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thì theo tờ Nikkei tiếng Anh của Nhật, ông Nguyễn Hữu Bằng, TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đã "cầm đèn chạy trước ô tô", tuyên bố với tờ Nikkei là Việt Nam sẽ chọn Tập đoàn Sumimoto Corp, Mitsubishi Heavy, Itochu Corp và Kawasaki Heavy Industries Ltd để xây dựng đường sắt Shinkanken trị giá 56 tỷ USD [1]. Tuyên bố này làm thế giới xôn xao. (Nguồn trích dẫn)
 
Rủi ro và sai số lớn

Rủi ro và sai số lớn

Trong khoa học dự báo, dự báo dài hạn luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro và sai số rất lớn bởi chúng dựa vào nhiều giả định.

Chỉ cần xem xét nhu cầu đi lại của ngành đường sắt sẽ thấy ngay vấn đề: Vitranss2 đưa ra một con số đáng kinh ngạc với dự báo khách đi tàu năm 2020 đạt 48000 người/ngày, bằng 8 lần hiện tại năm 2010 (khoảng 6000 khách/ngày). Trong 10 năm tăng 8 lần, tức là số lượng khách sẽ tăng bình quân 23.2%/năm. Con số này cách rất xa với tăng trưởng quá khứ và hiện tại bởi tốc độ tăng nhu cầu đi lại bằng đường sắt trong 3 năm trở lại đây gần như bằng không (có thể do khủng hoảng kinh tế), và trong 10 năm trở lại thì chỉ xấp xỉ 5%/năm.

Lưu ý là phương pháp cơ bản để tính nhu cầu đi lại tương lai thường dựa vào số liệu thống kê nhu cầu đi lại quá khứ. Nếu giả định tốc độ tăng trưởng nhu cầu đi lại là 10% đều đặn (tương đương mô hình tính của Vitranss2[1]) mà tốc độ tăng thực là 5% (tốc độ tăng trong 10 năm vừa qua) thì sau 40 năm sai số dự báo và thực tế sẽ khuếch đại hơn 6 lần (643%). Con số này đủ để phá sản tất cả các phương án hòan vốn, hiệu quả kinh tế và tài chính.

Cơ sở để khẳng định phải có ĐSCT là nhu cầu đi lại tăng rất nhanh song hành với GDP; nhưng sai số tính toán chính ở chỗ này. Khi mức thu nhập càng cao, GDP có xu hướng tăng chậm lại, và tốc độ gia tăng nhu cầu đi lại cũng giảm vì vậy. Ví dụ, nếu dự báo tăng trưởng GDP Hà Nội tăng đều 10%/ năm (theo Nghị quyết thành ủy Hà Nội năm 2010) thì với thu nhập bình quân 2000USD/ người/ năm hiện tại, đến năm 2050, GDP bình quân đầu người ở Hà Nội sẽ là 90519USD/năm.

Liệu người Hà Nội có giàu hơn gấp đôi dân Hoa Kỳ (bây giờ) vào năm 2050 không? Chắc ít người lạc quan dám nghĩ tới điều này bởi chỉ so với ASEAN thôi, sau 10 năm nữa chúng ta sẽ khó lòng tăng trưởng cao và cạnh tranh với họ nếu lương và giá thành sản phẩm cao ngang họ. Và nếu không có năng suất lao động cao hơn, cái bẫy các nước thu nhập trung bình sẽ níu kéo GDP của chúng ta ở lại mức 3000-6000USD/năm.
Mô hình tính theo tăng trưởng kinh tế có khả năng sai số lớn do cách chia thị phần cho các loại hình vận tải. Giả định chia thị phần cho ĐSCT là 13.5% dường như đến từ mục tiêu trong chiến lược phát triển giao thông của Bộ GTVT. Trong khi đó, thị phần vận tải thực tế hình thành do lựa chọn của người tiêu dùng chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Nếu nhu cầu cao, giá thành và chất lượng cao, và khả năng chi trả cao thì ĐSCT sẽ có thị phần cao và ngược lại. Hơn nữa, liệu trong 40 năm tới, các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường không có đứng yên để nhìn loại hình ĐSCT mở rộng thị phần hơn gấp đôi? (hiện thị phần đang từ 4-5%).
(Nguồn trích dẫn)
 
Chắc cần có một ông Engels nữa để viết về "Tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỷ hai mốt" để bạn sinhvienvietnam biết được những suy luận của mình là phi thực tế đến cỡ nào:banbo:. Cái ngày dân Việt Nam ta giàu hơn Mỹ chắc còn xa xôi lắm, các bác lập dự án chưa nghĩ tới được đâu bạn ạ.
Có chăng theo tôi nghĩ thì các bác í dự phòng đền bù những tổn thất "bất ngờ" có thể xảy ra trước, trong và sau khi thực hiện dự án giống như những "sự cố" đã xảy ra, điển hình như vụ sập cầu Cần Thơ bi tráng và tang thương trong lịch sử chẳng hạn.


Xem ra bạn Ho Huu Tho chưa hiểu điều tôi muốn nói, tôi không nghĩ ( không phải bi quan) những người trong thế hệ chúng ta có thể nhìn thấy một ngày dân Vn giàu hơn dan Mỹ, nhưng muốn đưa ra cái so sánh khập khiễng nói trên, (cái so sánh ma rất nhiều người không cần có trình độ chuyên môn cao cũng có thể nhìn ra) nhằm phản ánh sự lố bịch, thiếu tránh nhiệm của nhũng người lập dự án đường sắt 56 tỷ USD tại nước ta
 
Chắc là Việt Nam mình muốn giúp Nhật thoát ra khỏi suy thoái kinh tế. Cái này dựa trên tinh thần cha ông ta là "lá rách đùm lá...lành". Sau này hậu quả có tang thương như thế nào thì ta cũng được tiếng cứu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Oách lắm chứ!
Mà các bác ấy dự trù cái timeframe rộng thế nhỉ. Lúc đó những người ra quyết định này chết hết lấy ai ra quy trách nhiệm đây. Chưa kể với thời gian 20-25 năm như thế biết đâu lúc đó nhà nhà đều có chuyên cơ riêng. Và đường sắt cao tốc xây dở trở thành bảo tàng công nghệ thế kỷ 20.:sad:
 
Trên thế giới có 2 loại tàu " nhanh" có thể chia ra là tàu Siêu tốc và tàu cao tốc cho dễ. Tàu siêu tốc thì đồi hỏi phải có đường riêng, cái này xây đường là rất đắt, tốc độ thì khỏi bàn, và cũng thường được dây dụng những chặng vừa phải không quá dài. vé thì thôi rồi chỉ thua máy bay một tí. còn tàu cao tốc , tốc độ tất nhiên là chậm hơn siêu tốc những so với tàu thường vẫn nhanh chán, dạt khoảng 150 đến -200km/h. đường cho tàu này không cần xây riêng mà có thể dùng chung với tàu thường, tàu hàng.vv, nhưng tất nhiên là phải đường 1,4m.
theo thông tin báo chí cung cấp thi việt nam đang muốn có một tuyến đường tàu ..siêu tốc dài những 1500km. đặt vào hoàn cảnh kinh tế vn bây giờ thi tàu siêu tốc là....không tưởng. chưa bàn về vốn, mà chỉ bàn về giá vé thì mấy ai dám đi. sẽ rất đắt cho loại tàu này.
vn nên ưu tiên vốn để mở rộng và nâng cấp mạng lưới đường sắt để tăng nâng lực chở hàng hóa và khách, và có chăng chỉ nên đầu tư vào tàu...cao tốc (150-200km/h) là hiệu quả nhất, và tất nhiên là đường tàu phải 2 chiều. nên nhớ kế hoặc xây đường tàu siêu tốc ở việt nam nếu xây cũng chỉ co một đương ray mà lên tới gần 60 tỷ USD. Những nước phát triển người ta chậy tàu siêu tốc cũng chỉ vài tuyến, còn đâu phần lớn chi là loại cao tốc.
đột phá là tốt , nhưng mà nhảy dài quá coi chưng rơi xuống ..lỗ.
Một tuyến đường siêu tốc duy nhất không thể là đọng lực thúc đẩy kinh tê phất triển được phải có một mạng lưới giao thông rộng khắp mới hiệu quả.
Các bác ngồi mát ăn bát vàng cứ phải đi về nhiều vùng nông thôn mà suy nghĩ, xong rồi đi qua mây nước phát triển ( ở cả năm luôn) mà học hỏi ( cái này chỉ áp dụng cho người...có năng lực và không nghĩ về USD).lúc ấy chắn sẽ biết vẽ ra đường gì.
 
Dân Nhật giàu thế nhưng có tàu siêu tốc mà họ chỉ những ng thực sự có điều kiện và có việc cần gấp thì mới dùng, còn dân thường thì vẫn đi tàu hỏa đầy ra đấy. :nhannho:
Dân VN thì không nói ai cũng biết nghèo, đi tàu hỏa còn sợ tốn tiền, chủ yếu đi ô tô.:nhannho:
Thế mà mấy ông lãnh đạo cứ xây ....... rồi lỗ vỗn. :chui:
Tiền của dân mà cứ làm như tiền trong nhà mình.:chui: Nếu là tiền của mấy ông thì chắc mấy ông không tiêu hoang thế .......:twisted:
 
Thử nghĩ xem nếu một gia đình còn nghèo còn vô số việc phải lo về cơm ăn áo mặc mà lại đi vay tiền mua một chiếc ôtô đời mới nhất để chạy gọi là đột phá vì tương lai thì quả là vô lý. Mặc dù các chỉ số cho thấy chúng ta có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua tuy nhiên, nếu khách quan mà nói thì Việt Nam còn rất nghèo. Hiện nay điều cần thiết nhất là đâu tư vào sản xuất điện để dân khỏi phải chịu cảnh cúp điện thường xuyên gây thiệt hại nhiều cho kinh tế, xóa đói giảm nghèo để người dân Việt Nam nào cũng có đủ cái ăn, cái mặc và được học hành đầy đủ, cần đầu tư vào chống tham nhũng và chấn hưng giáo dục, là những thứ đã bươi ra bao nhiêu năm nay mà hiệu quả thì chắc chỉ làm một thiểu số nhân dân hài lòng... Những cán bộ lập dự án đường sắt cao tốc thật không giống với "công bộc của dân" theo tư tưởng Hồ Chí Minh một tí nào! Đại đa số nhân dân Việt Nam không cần đến cái dự án xa xỉ của các vị vẽ vời ra như vậy đâu, các vị thích thì bỏ tiền ra mà xây, lời lãi tự chịu lấy. Xin các vị hiểu cho đại đa số chúng tôi khi đi tàu chậm còn phải cân nhắc có đủ tiền để đi hay không nữa là tàu cao tốc. Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi sử dụng những đồng tiền của chúng tôi. Hãy thực tế một chút đừng mơ mộng nhiều. Đói ăn mà mua xe con về dựng cho đẹp thì thật là uổng phí. Đến khi nợ nần chồng chất ra đấy thì không chỉ các vị bị con cháu oán hận mà nền độc lập dân tộc liệu còn giữ vững được nữa không? Cầu mong cho những người trong cuộc luôn thận trong và sáng suốt, chí công và vô tư để xứng đáng với xương máu cha anh chúng ta đổ xuống và gìn giữ nền độc lập vững bền của dân tộc.
 
Ơ. Đúng thật thế mà. Này nhé. Chả phải các bác nông dân vừa được đền bù đất là sắm ngay 1 chiếc xe máy (sang thì SH, bèo thì Nouvo) để chiều chiều dạo đê cho mát à?
Thời những năm 90s-80s đại bộ phận đều suy nghĩ: nhà nghèo mấy thì nghèo, con đói mấy thì đói chứ phải có chiếc xe máy cưỡi cho oách cái đã. Chà chà, thời đấy ai mà khôn bỏ chừng đấy tiền mua đất nhỉ...tsk tsk.
Tâm lý này ăn sâu vào con người VN rồi :mrgreen:. Chẳng qua giờ ô-tô còn đắt quá, đường còn chật chội quá, chứ nếu không nhà nào cũng sắm 1 chiếc dạo công viên chứ sợ gì. Cái này gọi là:
"Dân 80 triệu ai người lớn/Nước 4000 năm vẫn trẻ con" (sửa 20 triệu thời cụ Tản Đà thành 80 triệu thời nay).
 
Đường sắt cao tốc và những câu hỏi về chất lượng thể chế

VŨ MINH KHƯƠNG (ĐẠI HỌC QUỐC GIA SINGAPORE)
...
Chúng ta sẽ ở đâu trong dịp kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước (2025) và 100 năm ngày độc lập (2045)? Một quốc gia hùng cường hay một đất nước bị xiết nợ trong những đại dự án dở dang. Một dân tộc phồn vinh với niềm tự hào và ước mơ của ngàn đời đang từng bước trở thành hiện thực hay một thế hệ bội bạc với quá khứ, vô cảm với tương lai, ngộ nhận trong sự phô trương, say sưa trong hưởng thụ, mặc cho tài nguyên quốc gia mỗi ngày một cạn kiệt, gánh nợ nước ngoài mỗi ngày thêm chồng chất.
Với trách nhiệm với tương lai đất nước trong những thập kỷ tới, các đại dự án mà chúng ta cân nhắc hôm nay, trong đó có "Dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) Bắc-Nam" có ảnh hưởng rất hệ trọng tới vị thế của đất nước và tâm thế của dân tộc ta trong những thập kỷ tới. Với một dự án quan trọng như vậy, chúng cần xem xét kỹ trên bốn tiêu chí tổng thể: (i) Hiệu lực chiến lược; (ii) Hiệu quả xã hội; (iii) Tính khả thi; và (iv) Hiệu quả kinh tế. Trọng số của mỗi tiêu chí tùy thuộc vào cơ cấu nguồn vốn. Nếu tỷ lệ nguồn vốn từ nhà nước là cao thì tiêu chí "Hiệu lực chiến lược" và "Hiệu quả xã hội" có thể có trọng số lớn hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cả bốn tiêu chí đều cần được đặc biệt coi trọng...

(Nguồn trích dẫn)
 
Đường sắt cao tốc: Việt Nam ngày nay và Nhật Bản 50 năm trước

Tác giả: TRẦN VĂN THỌ (TOKYO)
Trong nước đang sôi nổi bàn luận về dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT). Tôi thấy đã có đủ các phân tích, nhìn từ nhiều khía cạnh và đầy sức thuyết phục, để Quốc Hội không đồng ý xây dựng công trình tốn kém và nhiều mạo hiểm nầy.

Tuy nhiên còn vài vị trong chính phủ cho rằng 50 năm trước Nhật đã làm được nên Việt Nam bây giờ hoàn toàn có khả năng và cần xây dựng công trình này, tôi xin góp thêm một ý kiến nhìn từ khía cạnh đó.

...

Ai đã đi tàu Shinkansen ở Nhật hoặc TGV ở Pháp chắc cũng mơ một ngày nào đó Việt Nam ta cũng có đường tàu hiện đại như vậy. Nhưng không phải giấc mơ nào cũng được nhiều người chia sẻ. Đối với cấp lãnh đạo chính trị, giấc mơ của đại đa số dân chúng mới là quan trọng. Có thể 15 hoặc 20 năm nữa, tùy theo thành quả phát triển trong giai đoạn tới, đại đa số dân chúng Việt Nam sẽ mơ ước đi trên đường sắt cao tốc.

Nhưng bây giờ, theo tôi, đại đa số dân chúng Việt Nam mơ ước làm sao để đến khoảng năm 2020 đất nước sẽ không còn ai phải đi lao động nước ngoài vì trong nước không tìm được việc làm, sẽ không còn một phụ nữ nông thôn nào muốn có chồng nước ngoài vì lý do kinh tế, không còn một gia đình nào phải lo lắng trang trải các khoản chi phí cho giáo dục của con em mình.
(Nguồn trích dẫn)
 
Động lực "bấm nút"

Sự cẩn trọng của người Pháp
... Sau gần 2 năm làm việc cật lực, đến tháng 2/2006 các nhà khoa học đã đưa ra bản báo cáo bao gồm: Bản nội dung 16 trang; Tổng hợp 33 trang; Phần 1: 264 trang, phụ đề 79 trang. Phần 2: 275 trang. Trên cơ sở báo cáo này Ủy ban tỉnh họp, bàn luận kỹ càng, cân nhắc mọi yếu tố rồi mới đưa ra quyết định xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này cho tỉnh Champagne-Ardenne.
Thế mới biết ở Pháp tuy là một đất nước nổi tiếng về đường sắt cao tốc (TGV), tức là họ có rất nhiều kinh nghiệm, nguồn vốn, điều kiện để xây dựng cũng như khả năng để sử dụng đường sắt cao tốc mà họ còn cẩn trọng như thế nào trước khi quyết định xây một tuyến đường sắt cao tốc mới chỉ cho một tỉnh thôi, chứ chẳng nói là cho cả nước như Việt Nam.
Đến thực tiễn Việt Nam
Xin lưu ý muốn xây dựng đồ án chuẩn bị đầu tư đường sắt cao tốc thật bài bản và khoa học đòi hỏi phải có các chuyên gia đầu đàn rất chuyên sâu kiến thức về phân tích đầu ra - đầu vào liên vùng để đánh giá hiệu quả, đặc biệt là biết thiết lập ma trận thông số xã hội liên khu vực.
Ở Việt Nam có một vài "cao thủ" biết nói về lý thuyết nhưng chưa có một ai thành thạo biết thiết lập trong thực tế...
Động lực bấm nút
Việc các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đòi hỏi ở họ trách nhiệm rất cao, tầm nhìn xa, bản lãnh vững vàng và lương tâm trong sáng nhất. ... Cử tri cả nước chờ mong những cái ấn nút dứt khoát nhưng tỉnh táo không chỉ vì đất nước hôm nay mà quan trọng hơn còn "vì muôn đời con cháu mai sau" như lời dạy của Bác Hồ.

(Nguồn trích dẫn)
 
Nghị trường nóng với dự án đường sắt cao tốc

...Dẫn ra hàng loạt ưu điểm của đường sắt cao tốc như tốc độ nhanh, an toàn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, 11 nước đầu tư đường sắt đều là nước có chỉ số IQ cao, đại biểu Trần Tiến Cảnh kết luận: "Đường sắt cao tốc đích thực là phương tiện đi lại trong tương lai. Việt Nam không còn là nước nghèo, chúng ta hội đủ yếu tố để có thể triển khai dự án này. Đề nghị Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp này", ông Cảnh kiến nghị.
(Nguồn trích dẫn)
Theo như đại biểu này nói thì có vẻ như là nếu Việt Nam quyết làm đường cao tốc thì sẽ là nước có IQ cao thứ 12 trên thế giới thì phải... Lại còn cái này mới thật là đáng để nhân dân ta phấn khởi và tự hào chứ: "Việt Nam không còn là nước nghèo", không nghèo nữa nên Việt Nam nên đi vay tiền mà làm siêu dự án tàu cao tốc để trả nợ và trả lãi cho nước ngoài, và còn cả bù lỗ cho dự án khi đi vào hoạt động nữa! Những suy luận kiểu thế này cũng giám trình bày ở quốc hội để ủng hộ dự án tàu cao tốc thì không thể tưởng tượng được không khí của kỳ họp thế nào nữa! Các vị lại còn bày đặt nhất quyết đề nghị quốc hội thông qua luôn trong kỳ họp này nữa chứ (Dự án này kéo dài vài chục năm, tại sao các ông lại sốt sắng thế?) Việc tày đình như thế lại không chịu giành thời gian, tiền bạc để lắng nghe ý kiến phân tích, phản biện tâm huyết của các nhà chuyên môn, cứ ngồi một chỗ để tưởng tượng ra nào là "nàng tiên đang ngủ ở miền Trung...", "Tại sao chúng ta có thể đánh thắng đế quốc Mỹ, ..." .... để rồi bấm nút cho con cháu gánh nợ nần thì thật là vô trách nhiệm hết chỗ để nói.
Thật may là vẫn còn nhiều người tâm huyết và trách nhiệm với đất nước và con cháu:
...Không đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Sùng Thị Chư đặt ra hàng loạt câu hỏi. Tại sao chỉ 11 nước có đường sắt cao tốc? Tại sao chiều dài đường sắt cao tốc của họ chỉ từ 95 đến 500 km, trong khi của ta hơn 1.500 km? Tại sao mạo hiểm đầu tư cho một dự án có quá nhiều rủi ro, khi vốn vay chiếm đến 2/3 GDP của Việt Nam, nợ quốc gia sắp vượt ngưỡng an toàn? Cuối cùng nữ đại biểu kết luận: "Đầu tư đường sắt cao tốc là cần thiết, nhưng chưa phải cấp thiết trong thời điểm này. Đề nghị trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 chưa nên quyết dự án đường sắt cao tốc".
...Ông Thuyết cho rằng rất thiếu khách quan khi cả người lập và thẩm định dự án đều là liên doanh tư vấn Nhật Bản - Việt Nam. Ngay hội đồng thẩm định cấp nhà nước toàn lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, không có chuyên gia đường sắt.
..."Hiệu quả dự án rất thấp. Chính phủ đề xuất phương án khai thác khu đất quanh ga để tăng tỷ lệ nội hoàn tài chính, đây là bài toán quẩn. Tàu chỉ đỗ có dăm ba phút thì làm sao dịch vụ tại ga phát triển. Một số đại biểu ví von đánh thức nàng tiên du lịch, nhưng tôi chắc mở mắt ra nàng tiên sẽ hỏi anh ơi, tiền ở đâu?"
...Đại biểu Lê Đình Khanh cũng cho rằng đất nước ta còn nghèo, nhiều công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội nguồn vốn có hạn. "Chính phủ nên tập trung giải quyết những bức xúc hiện nay, như ách tắc giao thông ở hai thành phố lớn, thiếu điện để dân không còn chịu cảnh mất điện giữa hè, mẻ thép ra lò không đông cứng do mất điện", ông Khanh nói và đề nghị khi nào thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD trở lên thì Việt Nam làm đường sắt cao tốc.
...Khẳng định mình là người lạc quan, với hàng chục năm ở nước ngoài, tiếp cận hạ tầng giao thông ở những nước thuộc hàng bậc nhất thế giới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhất quyết cho rằng "để đến năm 2020 khi con cháu thông minh, giỏi hơn ta sẽ quyết định dự án đường sắt cao tốc". Lý do ông Thuận đưa ra là tiềm lực kinh tế và năng lực quản lý điều hành của Việt Nam rất hạn chế, trong khi nạn tham nhũng, lãng phí đang nhức nhối.
...ông Thuận nói và đề nghị Chính phủ hãy tập trung nguồn lực giải quyết triệt để vấn nạn giao thông ở hai thành phố lớn, ách tắc trong mùa ngập trên tuyến đường bộ Bắc Nam, hiện đại hóa đường sắt đạt tốc độ 200 km/h.
"Đó mới thực sự là món quà quý dành cho thế hệ sau", Chủ nhiệm Thuận chốt lại phần phát biểu của mình.

(Nguồn trích dẫn)
Thật tiếc là kỳ họp quan trọng như vậy mà nhân dân lại không được theo dõi tường thuật trực tiếp qua truyền hình để còn biết ai trong số đó thực sự là đại biểu của dân. Cầu cho những tiếng nói của những đại biểu có lương tâm và trách nhiệm như đại biểu Thuyết, đại biểu Chư, đại biểu Thuận sẽ được kỳ họp lắng nghe và thấu hiểu trước khi bấm nút để thế hệ chúng ta thoát khỏi cảnh nợ nần.
 
theo em nếu Việt Nam cứ sa hoa lãng phí vào cái việc ko cần thiết như vậy thì sau này đời con cháu chúng ta sẽ phải bán dần đất để trả nợ nước ngoài mất.
Và như thế thì bao nhiêu công sức bao nhiêu sự hi sinh xương máu của cha ông ta sẽ trở thành vô nghĩa
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top