Nhiều vấn đề từ 1 bài báo trên VNN

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Vừa đọc bài báo trên VNN, thấy có bài báo này

http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2005/12/523165/

có mấy nhận xét thế này

01- Chuyện sản xuất Lumbrokinase không có gì là mới mẻ, các nghiên cứu về enzyme ?này đã có từ lâu, không khó khăn lắm nếu lên NCBI ta đánh từ khoá Lumbrokinase sẽ ra 23 bài báo nói về vấn đề này; và nếu vào google thì mênh mông, trong đó các quảng cáo cho các công ty thương mại sản phẩm này thì vô kể.

02- Qua NCBI, người ta công bố có ít nhất là ?3 nhóm trùn đất có thể sản xuất lumbrokinase là Lumbricus rubellus, Lumbricus bimastus, Eeisenia foetida. Từ thông tin này, nếu là tôi, tôi chỉ việc đến gặp các nhà động vật học không xương để hỏi thăm thì sẽ có thể họ cung cấp những thông tin bổ ích để tìm cách thu thập mẫu trùn tươi. Hoặc thậm chí đặc mua trùn tươi qua các công ty trên thế giới. Tôi trân trọng nc của PGS Dao nhưng đọc đến đoạn

"Quyết tâm tìm ra giống giun có lumbrokinase, PGS, PTS Nguyễn Thị Ngọc Dao, đã lặn lội lên Tam Đảo, Ba Vì, SaPa, Lai Châu... để đào bới, thu thập mẫu giun rồi mang về Hà Nội phân tích. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài 2-3 ngày, đôi khi là cả tuần. Bà hy vọng sẽ tìm thấy giống giun tương tự giun ở các nước trên vì những vùng này có khí hậu mát mẻ. Mặc dù vậy, giống giun cần tìm vẫn không xuất hiện!"

thì rõ ràng có cái gì đó lấn cấn? Khoa học có tính kế thừa, nhưng hình như PGS Dao không cần đến nó chăng?

03- Qua việc có tên 3 loài có khả năng sản xuất lumbrokinase, nếu PGS Dao tìm hiểu từ các đồng nghiệp bên ĐVKX (xin lỗi tui chỉ phỏng đoán, chứ làm sao biết được) rất có thể họ sẽ cho PGS Dao biết rằng, ở VN loài trùn đất tương cập loài Eeisenia foetida là loài Perionyx exkavatus; loài Perionyx exkavatus này đang được nuôi đại trà ở nhiều vùng quê lấy sinh khối cho gia súc gia cầm ăn. Quả thật không sai đến đoạn

"Không ai ngờ nhà khoa học này lại tìm thấy một giống giun đất chứa lumbrokinase, được nuôi làm thức ăn động vật tại Trung tâm dê thỏ Ba Vì. Chúng có hình dáng, màu sắc giống như tài liệu quốc tế miêu tả và giống giun mà các nước khác dùng để khai thác enzym lumbrokinase."

thì tui tin chắc 100% cái loài đang nuôi ở Trung tâm dê thỏ Ba Vì ?là loài Perionyx exkavatus; còn gọi trùn quế, trùn huyết hay trùn đỏ, ở trong miền Nam tìm rất nhiều ở các khu vực ẩm uớt giàu xác bã hữu cơ.

Cũng từ đó ta có thể nghi ngờ về câu

"Chúng có hình dáng, màu sắc giống như tài liệu quốc tế miêu tả và giống giun mà các nước khác dùng để khai thác enzym lumbrokinase."

Các loài mà thế giới nuôi khai thác lumbrokinase (chủ yếu là Hàn và Trung Quốc) tuy có bề ngoài giống nhau (vì cả chúng thuộc nhóm trùn ăn xác bã thực vật - khác nhóm ăn đất thuần túy sẽ có màu "xấu xí" hơn") nhưng định danh phải khác loài VN.

03- Dò tìm tiếp tui biết thấy cái hình dăng trên VNN là loài Lumbricus rubellus, xem hình gốc tại đây

http://zeldia.cap.ed.ac.uk/Lumbribase/Earthworms_in_Focus/Earthworms_in_Focus.php
http://zeldia.cap.ed.ac.uk/Lumbribase/Earthworms_in_Focus/Earthworms_in_Focus-Pages/Image25.html

Đây không phải là loài sống ở VN, lại càng không phải loài mà PGS Dao nghiên cứu. Lỗi từ ai? Do PV bò lên mạng tìm hình hày do PGS Dao cung cấp tin tức?

04- để chắc ăn hơn tui vào google đánh tiếp Lumbrokinase perionyx thì được biết ?PGS Dao đã có một báo cáo trong hội nghị có tên Conference on Molecular. Biology & Biochemistry. Hanoi, October 22-24, 2003.

có tựa đề là

"Gene cloning of lumbrokinase enzyme from Vietnam earthworm (Perionyx excavatus) (lưu ý tên latinh đúng của loài này phải viết là Perionyx exkavatus)
Trong đó những người đứng tên là

Dang Diem Hong, Nguyen Duc Bach, Tran Van Khanh, Luyen Quoc Hai, Ngo Thi Hoai Thu, Le Quang Huan, Nguyen Thi Ngoc Dao.


http://66.249.93.104/search?q=cache....vn/list%20of.htm+lumbrokinase+perionyx&hl=en


Quả thật sự suy đoán của tui về loài Perionyx exkavatus là hoàn toàn chính xác.

Vậy ?câu ghi chú kế bện tấm hình "chưa thể tiết lộ tên gọi" là do PV cố tình ghi hay PGS Dao đề xuất như thế?



Tôi không kết luận vấn đề mà mọi người có thể tự rút ra theo suy nghĩ của mình.

Have a nice weekend
 
Ở các viện nghiên cứu các "nhà khoa học" của chúng ta có thói quen làm việc độc lập không thèm hỏi ý kiến các chuyên gia, thiếu sự liên kết giữa các viện giữa thư viện của các viện và với thế giới, chưa kể có nhiều nhà khoa học của chúng ta ko biết check mail là gì thì ... có chi lạ đâu.

Trừ phi bài này do PGS Giao viết hoặc nói rằng tôi đã phải lặn lội hết nơi này đến nơi khác để tìm loại giun như trên thì em ko chấp nhận được, chứ mấy ông phóng viên ấy là dễ thêm bớt cho rõ cái công lao khó nhọc của người làm nghiên cứu lắm.
 
Bữa nay có seminar, tranh thủ lúc thiên hạ báo cáo, tui tập trung suy nghĩ về cái vụ lumbrokiase.


Theo bài báo trên VNN thì PGS Dao chuẩn bị dòng hóa (cloning) cái gene lumbrokinase và cho sản xuất đại trà.

"Một hướng khác là tách đoạn gien mã hoá enzym lumbrokinase, đưa nó vào vi khuẩn rồi lên men để tạo enzym tái tổ hợp. Với phương pháp chuyển gien này, giá thành chế phẩm sẽ cao hơn khá nhiều."

thế nhưng theo cái thông tin từ hội nghị CMBB thì năm 2003, PGS Dao và cộng sự đã báo rồi. Vậy nghĩa là sao? Vậy thực sự là đã làm hay chưa làm?

Theo ngân hàng GenBank thì trình tự lumbrokinase đã được đưa lên sớm nhất là năm 2001 và loài được đọc là Lumbricus rubellus; hoàn toàn kô thấy loài Perionyx ekavatus. Cũng theo PGS Dao thì báo cáo trong hội nghị CMBB thì loài PGS Dao đang làm là Perionyx exkavatus; vậy thì trình tự gene lumbrokinase của loài P. exkavatus ở đâu ra? Tại sao kô submit lên gene bank như các nhà nc khác vẫn làm???


Tôi kô nói về cá nhân PGS dao hay tập thể tham gia nc cái đề tài này; cái tui muốn nói là "thông tin và thông tin khoa học" từ bài báo trên cũng như những vấn đề nảy sinh (hay bài học) từ nghiên cứu do PGD Dao thực hiện.

01- Nếu công trình nc của PGS Dao và cộng sự đang trên 1 tạp chí nào đó, của VN hay của nước ngoài thì sự minh bạch thông tin sẽ là một yếu tố giúp cho anh PV kia không viết nhăn nhít như thế và PGS Dao cũng không bị người ta (cụ thể là tui) đặt hàng tá nghi vấn, câu hỏi như vậy.

02- Vẫn câu hỏi muôn thuở: tại sao nc của PGS Dao kô có mặt trên 1 tạp chí trong hay ngoài nước nào đó? Có thể có mà tui kô biết chăng? Xin ai biết chỉ giáo dùm.
 
Tui lại thử vào google, thấy trang này

http://www.mattran.org.vn/daidoanket/khgd.htm

và bài báo

Chuyện một nhà khoa học nữ (21-10)

Người phụ nữ ấy từng đem chất dioxin ra khỏi nơi cất giữ đặc biệt, là người đầu tiên phát hiện ra loại enzim làm thuốc trị tim mạch từ giun quế. Bà cũng là tác giả của loại thuốc chuyên dùng cho người bị nhiễm độc dioxin trên da. Đó là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dao, Viện Công nghệ sinh học Việt Nam (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam), người vừa nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2005.

1. Câu chuyện đem dioxin về Viện xảy ra cách đây đã hai chục năm nhưng mỗi khi nhắc lại, mọi người trong Viện vẫn chưa hết kinh ngạc. Đó là khi bà tham gia Chương trình điều tra chất độc dioxin do Bộ Y tế chủ trì. Hồi ấy, nước ta không thể trang bị được máy đo hóa học đo nồng độ dioxin gây hại cho con người, cây trồng do quá đắt tiền. Chính bà đã đề xuất muốn xác định, chỉ có cách tiêm dioxin vào trứng gà. Thế là người phụ nữ nhỏ nhắn, hiền hậu ấy đã dám mang chất độc dioxin, vốn được cất giữ trong điều kiện đặc biệt, về phòng thí nghiệm của Viện. Cơ quan thực hiện Chương trình không phản đối bởi biết đó là cách làm duy nhất nhưng ai cũng lo rủi ro, nguy hiểm đến với bà và kinh ngạc hơn khi bà công bố kết quả thí nghiệm, "chỉ với 10-9g dioxin, phôi trứng gà đã bị đứt mạch máu, không thể nở thành gà con, vài con nở ra thì mù mắt, què chân".
.....



Thôi nhiêu đó về lumbrokinase có lẽ đủ rồi. Báo với chả chí, thông với chả tin.

potay.com
 
Có nhầm không? 0,09 hay 0,009 g thì còn nghe được.
? ? ? ? ? ? ?Công nhận anh Dũng đọc bài kỹ quá. Mà sao tìm ra cái ảnh gốc con giun rubellus hay vậy? Search pictures ở Google à?
? ? ? ? ? ? ?Thực ra tôi cho cánh phóng viên thiếu hiểu biết, muốn săn bài đã làm các nhà khoa học lúng túng (nếu nói đề tài tôi không có gì lớn lao, mới mẻ, thiết thực). Một đề tài không nhất thiết cứ phải có ứng dụng thiết thực ngay (nói vậy chả ai dại đi làm Toán làm gì). Tôi chưa làm thử cái này cái nọ làm sao tôi làm thật một cái lớn lao được. Dù nói vậy thì vẫn không thể dấu một bất cập của VN hiện nay là sự thiếu kết nối giữa bên làm khoa học & bên ứng dụng. Chả thấy các ngành đặt ra nhu cầu gì, làm sao bắt người nghiên cứu khoa học có thể vừa nghĩ ra cái gì để ứng dụng ngay vừa tự tay làm nó được (mà nhà kh Vietnam thì đa số là theo đuôi thế giới thôi). Nếu cứ cái gì cũng phải đem ra ứng dụng ngay thì đã không có những thí nghiệm của Paul Berg, Boyer...vốn chưa biết sẽ ứng dụng lớn lao như thế nào khi tác giả bắt tay nghiên cứu.
? ? ? ? ? Đây tôi cho là kết quả của việc thiếu điều kiện thực hành. Nếu ta xem đây chỉ là một sự tập dợt thì nó sẽ nhẹ nhàng hơn (nhưng ông cấp kinh phí sẽ sửng cồ vì tiền của dân ai cho anh đem đi phá). Ngoài ra người duyệt cấp danh dự này danh dự nọ chắc chắn thiếu hiểu biết về lĩnh vực ứng viên đang làm & cũng chẳng thèm hỏi han đến các nhà khoa học trong ngành (hoặc giả các nhà khoa học này "im lặng là vàng")
 
Về hình con Lumbricus rubellus đăng trên VNN thì tui vừa tức vừa cười. Nói hơi quá lời, anh chàng PV này có cái đầu hơi thiếu iod. Vì với cái hình đó, các chuyên gia đvkx (thầy Thái Trần Bái, Đặng Ngọc Thanh, đặc biệt tui biết cô Trần thị Mùi làm TS về Trùn đất khu hệ phía Bắc) nhìn vô sẽ đoán ngay nó thuộc giống nào, từ đó họ sẽ tra từ từ ra. Hơn nữa cái anh chàng PV hô to lên "không cho biết tên" nhưng lại chỉ rằng "giun đất lấy ở Trại nuôi dê thỏ Ba Vì" vậy thì có khác nào "lạy ông tui ở bụi này".

Còn tại sao tui tìm được cái hình đó à? dễ ợt. Thời đại thông tin khi mà net, google làm thay cho con người, chỉ cần có keyword chính xác thì chuyện gì chẳng xảy ra.

Như đã nói, khi đọc đến chỗ PGS Dao lấy trùn ở Trại nuôi dê thỏ thì tui đã đoán là loài Perionyx exkavatus rồi; cái vụ đưa con trùn quế vào nuôi đại trà thì hỏi thầy Nguyễn Lân Hùng ngoài Bắc sẽ rõ, còn trong Nam cũng có mấy người. Báo chí từng một đợt rộ lên chuyện nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi ...này nọ.

Con P. exkavatus có màu hồng đỏ, có ánh kim, thon nhọn hai đầu: nhưng ở Vn thì kích thước kô lớn lắm. Nhìn hình đăng trên VNN thấy con trùn mập thù lù.

Lên NCBI đánh lumbrokinase thấy có 23 bài về nó, các tác giả công bố 3 loài hiện đang khai thác.

Con trên VNN kô phải Eisenia.

Thế là tui vào phần Image của Google đánh Lumbricus bimastus, chẳng có cái hình nào hết.

Đánh Lumbricus rubellus thì cái hình đâu tiên là nó. Tui còn cẩn thận ngó tới ngó lui một hồi, sau đó vào lại google đánh geographic distribution ?Lumbricus rubellus ?thì ra ngay kết quả
http://www.csus.edu/indiv/g/gervaisb/Biogeography/Student Papers/Tim Pipes/

Trích

"Today the organism Lumbricus rubellus is found in the United States, Canada, New Zealand, and Australia and all over Europe the original distribution of my organism started in the British Isles and mainland Europe (James 2000), which is a relatively isolated geographic region."

Miễn bình luận.

Còn chuyện làm khoa học đề tài này hay đề tài nọ thì có khá nhiều chuyện để nói. Nhưng thôi, để khi khác.
 
Ở đây tôi muốn bàn về việc đọc, suy nghĩ và nhận thức một bài báo liên quan đến khoa học được đăng tải trên các nguồn đại chúng.

Mời bạn đọc thêm chủ đề này, bài số 5 của anh Cao Xuân Hiếu.

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=./viewtopic&t=768


Hai bài này có cùng một bản chất. Thực ra những kiến thức mà anh Dũng, anh Hiếu sử dụng để nhìn ra những cái sai, thậm chí lố bịch của bài báo, không phải là những kiến thức cao siêu mà chỉ là vận dụng những kiến thức nền tảng của một người làm khoa học. Mớ kiến thức này chúng ta đa số đều có. Vậy nhưng tại sao chúng ta không phát hiện được những cái sai đó mà chỉ đến khi đọc những phân tích của các anh Dũng, Hiếu thì mới gật gù, hoặc giật mình “ừ nhỉ, sao lại ngây ngô thế nhỉ”.

Cụ thể anh Dũng đã dùng những cái sau đây:

- Khoa học có tích kế thừa: Mỗi người một ngành 1 nghề. Sản phẩm của người theo ngành A dùng làm nguyên liệu cho công việc của ngành B. Cái này thì chả cần sinh học gì cả cũng phải hiểu. Vì vậy, tại sao khi đọc báo, thấy rằng ông X nào đó ra sức làm một cái việc mà ông Y có thể chỉ cần nhúc nhích một cái là OK, ta lại cứ tin theo cánh phóng viên là ông X ông ấy vĩ đại lắm, quyết tâm lắm … mà kô nhìn một cách khách quan là ông X sao kô chịu kế thừa?

- Vận dụng vài nguyên tắc cơ bản về phân loại và tên latinh, một vài thao tác search trên NCBI, google.

- Bỏ công đọc sơ qua một vài tài liệu mà công cụ search đem lại và liên hệ vào bài báo.

Anh Hiếu đã vận dụng những cách suy luận logic dựa trên kiến thức Sinh học đại cương:

Cao Xuân Hiếu said:
2. Thân nhiệt của ng bị ung thư tăng là do sốt, mà sốt thì do nhiều nguyên nhân. Có điều chắc là ko phải ai bị ung thư cũng có thân nhiệt cao hơn 37oC suốt 24/24. Cần phải có số liệu thông kê của bệnh viên K về thân nhiệt của tất cả bệnh nhân ung thư trên 24/24.
3. Tế bào tăng sinh (để tạo thành khối u) ?không thể do thừa năng lượng. NL của cơ thể được cung cấp là ở hàm lượng glucose trong máu. và dự trữ là glycogen hay lipid. Nếu thế thì mọi ng bị ung thư sẽ bị tiểu đường 100%.
4. Về mặt phân tử, tế bào: để mà tế bào đủ chất để tăng sinh thì phải cần nhiều nguyên liệu đầu vào amino acid, nucleotide .. chứ ko chỉ NL. Do vậy mọi ng bị ung thư sẽ ăn rất khoẻ. Kiểm tra khả năng ăn của ng bệnh ung thư xem. Họ hẳn là sẽ béo lắm.
5. Nếu thừa NL mà sinh ung thư. Sẽ ko có những bệnh như ưng thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang mà chỉ có 1 loại ung thư và ung thư tổng thế, vì máu đi nuôi cơ thể là như nhau, sao có trường hợp ng này bị ung thư cái này mà ng kia lại ung thư cái kia. Tất cả mọi loại ung thư đều chỉ cần 1 phác đồ điều trị ?
6. Cần phải chụp X quang / siêu âm khối u của ng bị bệnh trước và sau khi điều trị 6 tháng bằng Đông y của ông để kiếm tra.
7. Thuốc của ông ko chữa được bệnh ung thư tủy vì chữa được hay ko là phải đo chỉ số máu. Chắc là thuốc chỉ có tác dụng an thần và tăng thể trạng cho những ng bị ung thư thời kỳ đầu? Vậy cơ chế nào mà ông DS khẳng định thuốc của ông chữa trị "chuyển hóa protein". Ông mà chứng minh 1 điều này thôi thì chắc cũng ẵm cái gì ko chí ít cũng lên Nature.


Câu hỏi đặt ra rồi, và đặt lại một phát nữa là tại sao đa số chúng ta không nhìn thấy cái sai của những bài báo kiểu này?

- Đọc qua loa không kỹ, để nắm bắt thông tin chứ không có nhu cầu / thời gian phân tích thông tin. Điều này cũng là bình thường thôi, mặc dù hơi buồn nhưng sự thực là vậy.
- Quen với sự tán dương bừa bãi của báo chí.
- Nền tảng kiến thức không vững, nếu vững thì không có thói quen vận dụng, suy luận.
- Trong đầu thường trực tư tưởng rằng khoa học là một cái gì đó cao quý. Nếu luôn nhìn khoa học một cách khách quan, rằng nó đơn thuần là một lĩnh vực, một công việc, một cái nghề, và người làm khoa học là người theo cái nghề đó, thì có lẽ chúng ta sẽ không mắc những sai lầm cơ bản như vậy.
 
Đang mắc dở với cái VLOS, vì tự dựng lại có tên tôi vào chủ đề này nên tôi muốn nói về cái kết luận này.

Dương Văn Cường said:
Khoa học có tích kế thừa: Mỗi người một ngành 1 nghề. Sản phẩm của người theo ngành A dùng làm nguyên liệu cho công việc của ngành B. Cái này thì chả cần sinh học gì cả cũng phải hiểu. Vì vậy, tại sao khi đọc báo, thấy rằng ông X nào đó ra sức làm một cái việc mà ông Y có thể chỉ cần nhúc nhích một cái là OK, ta lại cứ tin theo cánh phóng viên là ông X ông ấy vĩ đại lắm, quyết tâm lắm … mà kô nhìn một cách khách quan là ông X sao kô chịu kế thừa?

xuất phát từ kết luận của anh Dũng, theo tôi được biết hình như đã có 1 thời gian dài làm cái gì đó kinh doanh từ con trùn đất (miền Bắc gọi là giun đất) này.

Trần Hoàng Dũng said:
02- Qua NCBI, người ta công bố có ít nhất là  3 nhóm trùn đất có thể sản xuất lumbrokinase là Lumbricus rubellus, Lumbricus bimastus, Eeisenia foetida. Từ thông tin này, nếu là tôi, tôi chỉ việc đến gặp các nhà động vật học không xương để hỏi thăm thì sẽ có thể họ cung cấp những thông tin bổ ích để tìm cách thu thập mẫu trùn tươi. Hoặc thậm chí đặc mua trùn tươi qua các công ty trên thế giới. Tôi trân trọng nc của PGS Dao nhưng đọc đến đoạn

"Quyết tâm tìm ra giống giun có lumbrokinase, PGS, PTS Nguyễn Thị Ngọc Dao, đã lặn lội lên Tam Đảo, Ba Vì, SaPa, Lai Châu... để đào bới, thu thập mẫu giun rồi mang về Hà Nội phân tích. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài 2-3 ngày, đôi khi là cả tuần. Bà hy vọng sẽ tìm thấy giống giun tương tự giun ở các nước trên vì những vùng này có khí hậu mát mẻ. Mặc dù vậy, giống giun cần tìm vẫn không xuất hiện!"

thì rõ ràng có cái gì đó lấn cấn? Khoa học có tính kế thừa, nhưng hình như PGS Dao không cần đến nó chăng?

1. 1 bản tin khoa học trên báo điện tử là sản phẩm trực tiếp của PV và người được phỏng vấn thông thường ko được đọc lại văn bản lần cuối cùng trước khi lên trang (kinh nghiệm 1 lần đi nghe phỏng vấn và sau đó đọc bản tin thấy khác nhau :D ). Do đó, việc bắt bẻ câu chữ trên báo điện tử theo kiểu báo khoa học là "ko xác đáng"

2. Vấn đề tính kế thừa khoa học ở đây ko đơn giản như anh Dũng quy kết được. Ngay cả khi chúng ta lặp lại thí nghiệm ở chỗ khác đã làm cũng là 1 việc cần thiết để kiểm chứng thông tin khoa học, 1 kết quả khoa học được công nhận khi nó có thể lặp lại được.

3. Anh Dũng viết "qua NCBI, người ta công bố có ít nhất là 3 nhóm trùn đất ..."=> anh có thể trích tài liệu tham khảo hoặc cách thức tra cứu để khẳng định độ tin cậy của thông tin này. Và kể cả nếu thông tin này là đúng, vẫn cần các nghiên cứu để khảo sát các nhóm trùn đất khác có tổng hợp enzyme này ko? Chỉ có thể nói là "ko kế thừa, hoặc lãng phí" nếu đã có các nghiên cứu về khả năng tổng hợp enzyme  lumbrokinase từ các loài trùn đất mà có phạm vi phân bố  trùng với phạm vi nghiên cứu của nhóm PGS. Dao. Nếu ko, mọi nghiên cứu tiếp theo đều cần được tiến hành nếu kiếm được kinh phí.

4. Mặc dù chưa có kinh nghiệm gì nhiều và cũng ko nắm rõ các thông tin về hướng nghiên cứu này, nhưng tôi lờ mờ nhận định rằng: Có thể nhóm PV đã ko làm bật được tính mới và tính khoa học của nghiên cứu, đây là 1 nghiên cứu nằm trong hướng nghiên cứu đi tìm sự tối ưu về hoạt tính enzyme, về kinh phí sản xuất chế phẩm bằng cách khảo sát tính đa dạng sinh học và phân bố nguồn sản phẩm. Tôi chỉ đi sâu vào việc tăng hoạt tính enzyme, có 2 cách để đi theo hướng này 1) khảo sát bằng đột biến thực nghiệm ngẫu nhiên hoặc có định hướng trong lĩnh vực protein engineering. 2) tìm bằng cách screen các nguồn SV tự nhiên (vd. nghiên cứu này). Mỗi hướng đều có ưu và nhược điểm riêng. Hướng 1 có 1 nhược điểm là sản phẩm tạo ra đôi khi mang độc tính vì làm rối loạn quá trình sinh lý của vật chủ trong khi đó hướng 2 lại khắc phục được nhược điểm này.

Chúc mọi ng 1 mùa giáng sinh an lành.
 
Tui đọc đi đọc lại bài của H, cho phép tui rút hai nhận xét:

01- H hoàn toàn ko nắm tinh thần mà tui muốn nói trong chủ đề này, do đó sự phản bác của H hơi bị trật trìa trật trọi.

02- Có vẻ H bức xúc và muốn thay thế nhóm NC "tường trình sự việc".



Phạm vi nội dung mà tui viết trong topic này là "thông tin và thông tin khoa học" chứ tui kô đi sâu vào phân tích mổ sẻ sự cần thiết  hay kô cần thiết + sự đúng sự sai của đề tài đang làm ở VN. Vì nếu tui đi theo hướng này thì chắc 1 ngày tui làm 2-3 topic như vậy quá. Và khi đó sẽ có chuyện tự nhiên chúng ta ngồi cãi chuyện của ... thiên hạ; trong khi đúng-sai thiên hạ cũng chẳng lên tiếng. Chính điểm này mà tui và Cường ngừng việc phản biện các bài báo trên tạo chí Di truyền và Ứng dụng.

Trong  bài phê bình kiểu viết lách của anh chàng PV thiếu iod này tui đã đặt câu hỏi " Giá mà nc của PGS Dao công bố đâu đó và tui được đọc thì sẽ kô có hàng tá điều nghi vấn này" điều này để nói rằng: tui hoàn toàn kô đi vào nội dung khoa học  trong nc của GS Dao, vì tui có được biết đâu mà bàn với luận, kiểu võ đoán như thế thì không khoa học chút nào.




Tuy thế tui cũng trả lời từng ý một

01-Tui kô bắc bẻ câu chữ của VNN, đọc  bài viết của tui  chỉ ra các điểm sai về ý. Mơ hồ về ý và cả sự không chính xác của các dữ liệu đi kèm (hình ảnh). Hơn nữa việc chỉ ra cái sai của một bài báo phổ thông cũng cần phải làm việc với tinh thần nghiêm túc, đầy đủ dữ liệu, bằng chứng, có nghĩa là muốn phê phán 1 bài báo phổ thông cũng phải KHOA HỌC chứ không phải bạ đâu cũng nói. Cứ bảo rằng người ta sai mà kô chỉ ra chỗ sai và có dẫn chứng cụ thể thì ... mình mới là người sai.

02- Tính kế thừa mà tui đề cập kô nằm ở chỗ PGS Dao thực hiện đề tài này; đọc kỹ  tui kô nói ý này; tui chỉ nói PGS Dao "vất vả" lên Lai Châu, Sapa, ... đi kiếm mẫu trùn vài ngày đến vài tuần là một sự không kế thừa. Xem các phân tích, dẫn chứng tui đã liệt kê.

03- Việc kiểm chứng bằng NCBI thì tui đã chỉ cách làm, có cả từ khóa, không cần nhắc lại và phải copy vào SHVN làm gì; SV năm 2 đã biết khai thác nó rồi. Còn cái ý tiếp theo của ý 3 mà H viết thì tui nhắc lại lần thứ n : về nghiên cứu của đề tài này ta không bàn tới. Nó là một chuyện khác, cần ta sẽ mở 1 topic riêng. Lúc đó tha hồ.

04- Ý này và cả ý 3 nếu tui trực tiếp nghe nhóm PGS Dao trình bày (có lẽ có người đang cười mỉa bảo tui là cái thá gì mà được nhóm nc nói) hoặc khi tui đọc toàn văn nc của họ (ý này tui cũng đã nói ở trên luôn) thì tui sẽ tranh luận tính đúng sai của cách đặt vấn đề này.
 
Chúng ta có các chuyên gia phân loại trong diễn đàn sao không hỏi nhỉ?

Anh Phùng Mỹ Trung cho ý kiến về con giun này đi! Nó phân bố ở đâu của Việt Nam?
 
Anh Hiếu không nắm đúng tinh thần của topic.

Dương Văn Cường said:
Ở đây tôi muốn bàn về việc đọc, suy nghĩ và nhận thức một bài báo liên quan đến khoa học được đăng tải trên các nguồn đại chúng.

Em viết bài này vì sự thực là thông tin có liên quan đến khoa học trên báo chí cần được kiểm định lại. Rất nhiều bài báo không đúng. Những nguồn tin này lại là nguồn tin chính tác động đến đa số độc giả, chứ không phải những nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành. Vì vậy, số người ít ỏi có thể hiểu được những điều không đúng của "khoa học báo chí" nên có cái nhìn hợp lý hơn.

Em không nhắc tới nghiên cứu của GS Dao.

Chúc anh giáng sinh vui vẻ!
 
Để mở rộng vấn đề, mời bạn Lương, anh TH Dũng, chị Thảo, anh Lê Tiến Dũng, anh Hiếu ... những người có thói quen đọc newsletter từ các nguồn tin như Nature, NewScientists ... cho những nhận xét về tính chính xác của thông tin khoa học đại chúng trên thế giới.

Nếu có thể mong các anh chị, các bạn hãy so sánh với VN.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Tui đọc đi đọc lại bài của H, cho phép tui rút hai nhận xét:

01- H hoàn toàn ko nắm tinh thần mà tui muốn nói trong chủ đề này, do đó sự phản bác của H hơi bị trật trìa trật trọi.

02- Có vẻ H bức xúc và muốn thay thế nhóm NC "tường trình sự việc".

Phạm vi nội dung mà tui viết trong topic này là "thông tin và thông tin khoa học" chứ tui kô đi sâu vào phân tích mổ sẻ sự cần thiết  hay kô cần thiết + sự đúng sự sai của đề tài đang làm ở VN. Vì nếu tui đi theo hướng này thì chắc 1 ngày tui làm 2-3 topic như vậy quá. Và khi đó sẽ có chuyện tự nhiên chúng ta ngồi cãi chuyện của ... thiên hạ; trong khi đúng-sai thiên hạ cũng chẳng lên tiếng. Chính điểm này mà tui và Cường ngừng việc phản biện các bài báo trên tạo chí Di truyền và Ứng dụng.

Trong  bài phê bình kiểu viết lách của anh chàng PV thiếu iod này tui đã đặt câu hỏi " Giá mà nc của PGS Dao công bố đâu đó và tui được đọc thì sẽ kô có hàng tá điều nghi vấn này" điều này để nói rằng: tui hoàn toàn kô đi vào nội dung khoa học  trong nc của GS Dao, vì tui có được biết đâu mà bàn với luận, kiểu võ đoán như thế thì không khoa học chút nào.

vậy hóa tôi nhầm ah, đang ở VLoS sang mắt nhắm mắt đọc ko kỹ rồi. :D

Tuy thế tui cũng trả lời từng ý một

01-Tui kô bắc bẻ câu chữ của VNN, đọc  bài viết của tui  chỉ ra các điểm sai về ý. Mơ hồ về ý và cả sự không chính xác của các dữ liệu đi kèm (hình ảnh). Hơn nữa việc chỉ ra cái sai của một bài báo phổ thông cũng cần phải làm việc với tinh thần nghiêm túc, đầy đủ dữ liệu, bằng chứng, có nghĩa là muốn phê phán 1 bài báo phổ thông cũng phải KHOA HỌC chứ không phải bạ đâu cũng nói. Cứ bảo rằng người ta sai mà kô chỉ ra chỗ sai và có dẫn chứng cụ thể thì ... mình mới là người sai.

cái này tôi công nhận anh đúng, và đã có mẹo tìm được nguồn gốc ảnh rất tài tình.

03- Việc kiểm chứng bằng NCBI thì tui đã chỉ cách làm, có cả từ khóa, không cần nhắc lại và phải copy vào SHVN làm gì; SV năm 2 đã biết khai thác nó rồi. Còn cái ý tiếp theo của ý 3 mà H viết thì tui nhắc lại lần thứ n : về nghiên cứu của đề tài này ta không bàn tới. Nó là một chuyện khác, cần ta sẽ mở 1 topic riêng. Lúc đó tha hồ.
.

cái này có thể anh biết, nhưng SV năm 2 tôi sợ ko biết nên nhắc lại NCBI ko nên được sử dụng như là 1 TLTK. Chỉ nên trích dẫn các bài báo trên tạp chí khoa học có DOI nghiêm chỉnh. :D ?Nếu trong trình tự có phần REF thì phải check lại xem bài báo đó có được public chưa.

Còn tôi đã lập luận ngay từ đầu
1 bản tin khoa học trên báo điện tử là sản phẩm trực tiếp của PV và người được phỏng vấn thông thường ko được đọc lại văn bản lần cuối cùng trước khi lên trang (kinh nghiệm 1 lần đi nghe phỏng vấn và sau đó đọc bản tin thấy khác nhau ?). Do đó, việc bắt bẻ câu chữ trên báo điện tử theo kiểu báo khoa học là "ko xác đáng"

1 anh nhà báo chỉ tốt nghiệp khoa báo chí sau đó cử phụ trách mảng khoa học thì làm sao ôm đủ kiến thức cơ bản của Vật lý, Sinh học, thiên văn .v.v chứ ko nói gì đến các hot topic. Tôi nghe mọi ng nói lại là ở các nước phát triển thì ngành Báo chí chỉ được học như 1 văn bằng 2 có nghĩa là trước đó anh phải là cử nhân của 1 ngành học khác như Kinh tế, Vật lý ... sau đó học thêm nghiệp vụ báo chí và chỉ được tập trung vào lĩnh vực mà anh đã học kỹ ở văn bảng 1. Thế cho nên việc dành công sức của các nhà khoa học trẻ để sửa sai cho 1 bài viết của PV ko chuyên như vậy phỏng có ích gì :D
 
Tôi hoàn toàn ngạc nhiên đến sững sốt khi nghe 1 NCS cho rằng

"Thế cho nên việc dành công sức của các nhà khoa học trẻ để sửa sai cho 1 bài viết của PV ko chuyên như vậy phỏng có ích gì."

Tôi miễn bình luận ý này; chỉ nhắc lại

"Hơn nữa việc chỉ ra cái sai của một bài báo phổ thông cũng cần phải làm việc với tinh thần nghiêm túc, đầy đủ dữ liệu, bằng chứng, có nghĩa là muốn phê phán 1 bài báo phổ thông cũng phải KHOA HỌC chứ không phải bạ đâu cũng nói. Cứ bảo rằng người ta sai mà kô chỉ ra chỗ sai và có dẫn chứng cụ thể thì ... mình mới là người sai."

Sản phẩm báo chỉ Vn có thể kô hoàn hảo; nhưng ở góc độ 1 người biết rằng nó kô hoàn hảo mà kô thèm chỉ cho người khác biết vì cho rằng "nó không đáng" thì cái sự học của chúng ta để làm gì. Cứ bảo rằng ta cao sang quyền quý, chỉ làm "việc lớn, cao cả, vĩ đại" còn những việc cỏn con là không đáng, ôi ... sao mà chua xót thế.

Khoa học vị khoa học hay khoa học vị nhân sinh???

Khoa học vị khoa học là ta đắm mình trong khoa học với những nc không mang ra thực tế.

Khoa học vị nhân sinh ngược lại phục vụ nhân loại.

Nếu xem sản phẩm của PGS Dao là khoa học vị nhân sinh và sản phẩm báo chí của anh phóng viên cũng là vị nhân sinh thì công việc của tôi (phê bình bài báo) cũng là vị nhân sinh vậy.

Tiếc thay!!!!!
 
Trần Hoàng Dũng said:
Khoa học vị khoa học hay khoa học vị nhân sinh???

Khoa học vị khoa học là ta đắm mình trong khoa học với những nc không mang ra thực tế.

Khoa học vị nhân sinh ngược lại phục vụ nhân loại.

cái này lớn quá. Xin phép ko dám lạm bàn. Thế nào là vị khoa học, thế nào là vị nhân sinh. Có cái nghiên cứu nào vị khoa học 100%, vị nhận sinh 0% ko??? ?8)
 
lạc đề và đánh trống lảng rồi!!!

Quá to tát luôn. Tui chỉ nhận xét chứ không bàn cãi mấy chuyện này. Tha cho tui.
 
tôi cũng thế, cũng chẳng muốn spam chủ đề này làm giề. Kết thúc ở đây thôi. Mấy tiếng nữa là tuần mới rồi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top