Ho Huu Tho
Senior Member
4.4. Các phương pháp tiền xử lý hóa lý#25.29
4.4. Physico-chemical pretreatments
4.4.1. Steam explosion: SO2-steam explosion
Steam explosion is the most widely employed physico-chemical pretreatment for lignocellulosic biomass. It is a hydrothermal pretreatment in which the biomass is subjected to pressurised steam for a period of time ranging from seconds to several minutes, and then suddenly depressurised. This pretreatment combines mechanical forces and chemical effects due to the hydrolysis (autohydrolysis) of acetyl groups present in hemicellulose.
Autohydrolysis takes place when high temperatures promote the formation of acetic acid from acetyl groups; furthermore, water can also act as an acid at high temperatures. The mechanical effects are caused because the pressure is suddenly reduced and fibers are separated owing to the explosive decompression. In combination with the partial hemicellulose hydrolysis and solubilization, the lignin is redistributed and to some extent removed from the material (Pan et al., 2005). Removal of hemicelluloses exposes the cellulose surface and increases enzyme accessibility to the cellulose microfibrils.
The most important factors affecting the effectiveness of steam explosion are particle size, temperature, residence time and the combined effect of both temperature (T) and time (t), which is described by the severity factor (Ro) [Ro = t * e[T-100/14.75]] being the optimal conditions for maximum sugar yield a severity factor between 3.0 and 4.5 (Alfani et al., 2000). Higher temperatures result in an increased removal of hemicelluloses from the solid fraction and an enhanced cellulose digestibility, they also promote higher sugar degradation.
4.4.1. Bung hơi nước áp suất cao: Bung hơi nước áp suất cao - SO2
Bung hơi nước áp suất cao là phương pháp tiền xử lý bằng hóa lý đối với sinh khối lignocellulose được áp dụng rộng rãi nhất. Đó là phương pháp tiền xử lý thủy nhiệt trong đó người ta cho sinh khối tiếp xúc với hơi nước áp suất cao trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút và sau đó giảm áp suất đột ngột. Phương pháp tiền xử lý này kết hợp các lực cơ học và các hiệu ứng hóa học do sự thủy phân (tự thủy phân) của các nhóm acetyl có trong hemicellulose.
Sự tự thủy phân diễn ra khi nhiệt độ cao thúc đẩy sự hình thành axit acetic từ các nhóm acetyl; hơn nữa, nước còn có thể hoạt động như một axit ở nhiệt độ cao. Hiệu ứng cơ học gây ra bởi áp suất giảm đột ngột và các sợi bị tách nhau ra nhờ sự giải nén bùng phát. Cùng với sự thủy phân và hòa tan một phần hemicellulose thì lignin cũng được tái phân bố và bị loại bỏ ở mức độ nhất định khỏi nguyên liệu (Pan et al., 2005). Sự loại bỏ hemicellulose sẽ bộc lộ bề mặt cellulose và gia tăng khả năng xâm nhập của enzym vào các vi sợi cellulose.
Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của hơi nước áp suất cao là kích thước hạt, nhiệt độ, thời gian lưu và hiệu ứng tổng hợp của các nhiệt độ (T) và thời gian (t), được diễn tả bởi yếu tố khắc nghiệt (Ro) [Ro = t * e[T-100/14.75]], với các điều kiện tối ưu để thu được lượng đường tối đa thì yếu tố khắc nghiệt có giá trị từ 3.0 đến 4.5 (Alfani et al., 2000). Nhiệt độ càng cao sẽ loại bỏ càng nhiều hemicellulose từ thành phần chất rắn và càng tăng khả năng thủy phân của cellulose, nó cũng thúc đẩy sự thoái biến đường nhiều hơn.