Quá trình sản xuất Bia !

Chào Lâm, gọi tui là anh thui, chưa đủ tư cách làm thầy đâu.

Đọc xong câu 2 tưởng cậu định rủ tui đi triển lãm uống bia, ăn hải sản :oops: . Khiếp, hóa ra lại là cái ông ERESSOn Co. Ltd. Triển lãm tôi chưa có điều kiện để đi nhưng bọn này tôi có biết, website của nó: http://www.eresson.com.vn/

Hiện tại tôi chưa có nhu cầu làm về bia nên bạn làm ơn giữ cẩn thận giùm những tài liệu đó, khi nào cần tui mượn nhé :mrgreen: Cảm ơn nhiều

Trước đây đi NaDa tui cũng có chụp khá đầy đủ máy móc, thiết bị và hệ thống điều khiển tự động của bọn nó. Nếu cậu chưa có và hứng thú mình sẽ gửi.
 
Đồ uống kết hợp bia và cafe
Một món đồ uống nửa cafe nửa bia sẽ nhanh chóng xuất hiện trong menu của bạn. Hãng Nestec, thuộc đế chế Nestle ở Thuỵ Sĩ, vừa sáng chế ra một loại đồ uống cafe lên men, sủi bọt như bia nhưng lại có vị cafe đặc trưng.

Loại đồ uống được làm theo cách tương tự như bia, nhưng nhiệt độ được kiểm soát để ngăn việc tạo ra cồn êtylic. Vì vậy món đồ uống mới có thể hoàn toàn phù hợp với những người lái xe đường dài.

Nestle cho biết rất khó để bảo tồn hương vị cafe đặc trưng trong quá trình sản xuất. Các hạt cafe được rang như thường và hoá chất chứa hương liệu tự nhiên sẽ được tách ra bằng bình ngưng đông lạnh rồi sau đó chuyển thành dầu cafe. Số còn lại được xay thành bột, trộn với men và đường mía, và để lên men trong vòng 4 tiếng ở nhiệt độ dưới 22 độ C. Tại nhiệt độ đó, men vẫn có thể chuyển hoá nhưng không tạo ra cồn.

Lúc này, dầu hương liệu mới được trộn lẫn với chất lỏng và nitơ được bơm vào để tạo bọt. Thêm một chút đường cũng giúp giữ lại hương liệu cho đến khi đồ uống được đổ ra, Nestle tiết lộ.

M.T. (theo Newscientist)

--> các bác nào quan tâm đến bia và cà phê thử giải thích quá trình sản xuất này xem, tại sao lại tạo ra được loại sản phẩm có hương vị cà phê mà lại sủi bọt như bia? Liệu ở đây có còn dùng hoa houblon ko? ko taọ ra cồn thì có gọi là bia ko???
Tại em chưa đọc qua quá trình CN sản xuất cà phê nên chưa thể đưa ra ý kiến của mình, chắc thứ 2 này phải mò lên thư viện để đọc mới được ?:oops: , bác nào có ý kiến cứ nói trước để mọi người cùng thảo luận nhé.
 
Mấy hôm đang chán học thi nên ngồI đọc sách linh tinh, phát hiện ra câu trả lời cho một số câu hỏi đưa ra ngay từ đầu, ghi ra đây, nhờ anh Hưng,Minh và các anh cho ý kiến nếu những điều đó chưa đúng.

1,  Dựa vào cái gì để dừng quá trình lên men chính:
Đầu tiên phải phân biệt lên men cổ điển với lên men hiện đại.Lên men cổ điển là quá trình lên men được thực hiện trong các thùng hoặc các bể dạng hở. Trong điều kiện như vậy, không phụ thuộc là nhiệt độ cao hay thấp thì 1 lượng CO2 đáng kể, cần thiết cho bia đã bị bay ra ngoài. Nghĩa là sau khi lên men chính hàm lượng CO2 ở trong bia non chưa đạt đến mức bão hoà cần thiết --> buộc các nhà công nghệ phải đình chỉ quá trình lên men chúnh khi mà trong bia non còn 1 lượng đáng kể các chất hoà tan, mà nấm men vẫn có thể hấp thụ ở điều kiện đó, để chuyển chúng sang 1 điều kiện khác : lên men trong các thùng kín, ở nhiệt độ thấp hơn =  lên men phụ ( bản chất vẫn là quá trình lên men chính nhưng vớI tốc độ thấp hơn).
Còn lên men hiện đại là lên men trong các thiết bị kín: có thể lên men chính trong thiết bị kín thân trụ-đáy côn còn quá trình lên men phụ và tàng trữ thực hiện theo phương pháp cổ điển ( sẽ đề cập sau ) hoặc lên men chính và phụ được thực hiện trong cùng một thiết bị gọI là lên men 1 pha. Lên men bán liên tục và liên tục ( cái này liên quan đến việc nuôi cấy vi sinh vật liên tục- cái này rất phức tạp liên quan đến rất nhiều yếu tố nên không thể lập ra được động học và biểu thức toán học hoàn chỉnh cho mọi quá trình , đến nay thì phương pháp liên tục vẫn chưa được giải quyết tron vẹn, có bác nào làm về nuôi cấy vi sinh vật liên tục xin giúp em mở mang đầu óc về vấn đề này với).

Trở lại với việc trả lời câu hỏi: để kiểm tra thời điểm kết thúc của qúa trình lên men chính, ta chỉ cần xác định nhanh chỉ số nồng độ đường trong dịch lên men ( bình thường thì quá trình lên men chính có thể xem là kết thúc khi 60-65% lượng chất hoà tan ban đầu bị tiêu hao) và xem xét tốc độ kết lắng của nấm men
--> Tiến hành: lấy mẫu 50ml bia non soi qua ánh đèn và ghi nhận độ trong của nó. Để yên 12h, sau đó xem mức độ kết lắng của nấm men ở đáy cốc của mẫu thử, đồng thời so sánh độ trong của bia ở phía trên với mức độ trong ban đầu mà mình ghi nhận được ( tốc độ kết lắng càng nhanh thì độ trong của bia tăng nhanh dần theo thời gian).
Ngoài ra quá trình lên men chính nên kết thúc khi trong bia non còn 1-1,2% lượng đường maltoza và trioza. Nếu thấp quá , nấm men có thể bị đói dinh dưỡng , sẽ dẫn đến hiện tương autolyse-tự phân --> gây ảnh hưởng xấu đến hương và vị của bia thành phẩm. Tiến hành bằng cách dùng các loại đừong kế ( ngoài ra hình như ở bên pháp ngừoi ta dùng Kit thử, em chưa tìm được ra là trong sx bia ngừoi ta sử dụng những loại Kit nào???).

2) Tại sao lại rút CO2 ra trong quá trình lên men rồi lại nạp vào:
Điều này diễn ra ở các thiết bị lên men kín. Việc lên men kín sẽ cho ta bia thành phẩm có độ bền sinh học cao hơn, khả năng tạo bọt nhiều hơn và vị hài hoà hơn, và 1 điểm quan trọng là ta có thể tận thu lượng CO2 tạo thành.
Câu hỏi đặt ra đầu tiên là việc lên men trong thiết bị kín như vậy sẽ làm tăng nồng độ CO2 lên rất cao ( do không được thoát ra) có làm ảnh hưởng đến quá trình lên men không? --> không hề, từ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận là ở điều kiện thế oxy hoá-khử thấp không ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của nấm men. Thậm chí khi áp suất bề mặt khoảng 0,3-0,4 kg/cm2 do CO2 tạo ra lạI có khả năng kích thích quá trình lên men.
Câu hỏi thứ 2 là lượng CO2 tạo ra với mức tối đa là bao nhiêu?Và với lượng đó thì dùng được cho việc gì khi thu hồi? --> Ở thời điểm lên men mạnh nhất, từ 1hl dịch đường ta có thể thu hồi được 1,3-1,5 kg CO2.
--> tác dụng:
+ Bọt của lên men kín luôn luôn sáng không ngả màu nâu-xám , do chúng ko bị oxy hoá nhưng trong trừong hợp lên men phụ --> lớp bọt trong bia non không ảnh hưởng đến hương vị bia thành phẩm --> ta không cần tốn công sức để loại bỏ nó ra ngoài khi đưa bia non đi tàng trữ ( như TH lên men thiết bị hở).
+ Đem lại hiệu quả kinh tế lớn ngay đối với quá trình sx bia: làm công cụ trong khâu chiết bia vào chai,lon hoặc thùng bock ( tạo áp lực đối kháng trong khâu chiêt chai), bão hoà CO2 cho bia sau khi lọc.
+ CO2 thu được sẽ tận dụng cho quá trình sx nước giải khát có gaz --> rất nhiều nhà máy sản xuất bia trên thế giớI trong tổng mặt bằng của nó thường có phân xưởng sản xuất nước giải khát có gaz.Ở VN hình như chưa ở đâu có phân xưởng phụ này, mặc dù em biết là một số nhà máy có thu hồi CO2 theo phương pháp này ???

Tài liệu tham khảo: PGS.TS Hoàng Đình Hoà-Công nghệ sản xuất malt&bia-NXB Khoa học kĩ thuật. 520tr
 
Thấy rapidshare là ngán rùi, mình chưa bao giờ tải được cái gì từ trang này cả. Như vậy bia xanh thật sự không phải là bia mà chỉ là hỗn hợp của bia thường và các chiết xuất từ spirulina à? Nhưng sao nó có màu xanh đẹp quá nhỉ?
 
Theo mình thì người ta sử dụng tảo spirulina cũng giống như hoa houblon, sẽ có giai đoạn nấu hoa với dịch đường để tách các chất thơm và chất tạo màu trong hoa vào dịch đường, vì vậy mà bia có màu xanh đẹp.
 
Vậy thế giới có uống cái loại ""Bia không qua thanh trùng mà sử dụng luôn sau khi lên men" không???
Cho em ý kiến về cái vụ này tí, theo em thì Bia không qua thanh trùng mà sử dụng luôn sau 2 quá trình lên men chính và lên men phụ được gọi là bia tươi, và thế giới vẫn uống loại này. Loại này ngoài việc được sản xuất ở các nhà máy lớn thì còn được sản xuất thủ công ở hộ gia đình hoặc ở các xưởng nhỏ.
Àh cho em hỏi câu này tí: bia như thế nào thì mới gọi là ngon, đây là theo kinh nghiệm uống bia của mọi người chứ không phải tiêu chuẩn do phòng QC đưa ra, vì em thấy uống bia đâu có ngon gì đâu, chẳng qua vì uống cho vui thôi. Xin mấy anh chị giải đáp giúp em.
 
Àh cho em hỏi câu này tí: bia như thế nào thì mới gọi là ngon, đây là theo kinh nghiệm uống bia của mọi người chứ không phải tiêu chuẩn do phòng QC đưa ra, vì em thấy uống bia đâu có ngon gì đâu, chẳng qua vì uống cho vui thôi. Xin mấy anh chị giải đáp giúp em.
Hê hê ..tham gia tẹo cho vui :
Màu sắc và độ trong- Màu bia tươi phải trong, vàng nhạt là ngon, loại kém chất lượng thì nước bia đục, chứng tỏ công nghệ lên men và sản xuất chưa tốt.

- Với các loại bia đóng chai tiêu thụ trên thị trường hiện nay thời gian bảo hành từ 40 đến 60 ngày, loại bia tươi chỉ được 7 ngày. Quá thời hạn trên, mùi bia sẽ biến mất và nếu có hiện tượng vẩn đục thì không nên uống.

Bọt biaKhi bạn rót bia ra cốc lập tức sẽ có bọt lăn tăn chạy lên, bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt tới 4 đến 5 phút, khi bọt ở ngoài đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào và nếu đã uống hết bia mà bọt vẫn bám vào cốc thì loại bia đó có chất lượng tốt.

Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì loại bia đó không đạt chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý xem trong cốc có chất dầu mỡ không, vì các loại dầu mỡ thực động vật sẽ làm tăng độ tan của bọt bia.

Mùi vị :Các loại bia khác nhau có hương vị khác nhau. Nhưng nói chung, khi nâng cốc bia lên bạn phải cảm nhận thấy mùi hoa bia, mùi mạch nha, và mùi este một cách đậm đà, tinh khiết thì đó mới là bia ngon. Còn nếu thấy mùi khó ngửi thì đây là bia chất lượng kém. Bia ngon thì vị đậm, mát, uống vào có cảm giác dễ chịu. Nếu thấy vị nhạt nhẽo, đắng, khó uống hoặc mùi chua thì bia đã bị hỏng, bạn cần phải bỏ ngay.(Theo VTV.vn)
 
:???:zời ơi ! ở đâu cũng thấy tài liệu dạng thế này.Mình cần cái thực tế hơn cơ. VD như các Phản ưng nào xảy ra trong giai đoạn nào,Đk pư...:twisted: ai có tài liệu giúp tôi với :please:
 
Giúp bạn Lâm

Tôi nghĩ bạn đưa ra chủ đề này để bổ sung kiến thức cho diễn đàn hay đây là câu hỏi thật của bạn.
Tôi sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn Lâm:
- SO2 chỉ dùng trong sản xuất rượu vang, nhằm mục đích chống oxy hóa các hợp chất tanin, polyphenol, tẩy màu đối với vang trắng, diệt vi sinh vật gây hại. Hàm lượng bao nhiêu thì tôi không nhớ rõ (trong quyển sách của thầy hoàng Đình Hòa có nêu)
- Tại sao phải thu hổi CO2, rồi lại nạp CO2 vào bia
Vì trong quá trình lên men chính
+ Đối với lên men cổ điển (được miêu tả trong quyển sách của thầy Hoàng ĐÌnh hòa) thì không được dằn áp lực nên phải thu hồi CO2
+ Đối với lên men hiên đại trong tank thân trụ-đáy côn, áp lực đợc giữ 0,3bar trong giai đoạn lên men chính mà lượng CO2 tạo ra tương đối nhiều (theo Kunze thì 2.0665g chất tan lên men sinh ra 0,9565g CO2)
+ Thêm vào đó trong quá trình lọc, chuyển bia lượng CO2 tổn thất tương đối nhiều nên yêu cầu phải bão bào CO2 lại.
- Hoa bia:Có 2 dạng hoa bia dùng tròn sản xuất bia là
+ Hoa dạng cao, có hàm lượng alpha acid và khoảng 30% bổ sung trước khi đun sôi
+Hoa dạng viên: có hàm lượng alpha acid khoảng 10% bổ sung trước khi kết thúc đun sôi-chủ yếu để cung cấp mùi cho bia.
+ Độ đắng của bia (bitterness) được tính bằng hàm lượng alpha-iso-acid. Sắp tới trên trang web của Sabeco sẽ đăng các bài viết về vấn đề này, bạn có thể thăm khao trên website.
- Do nấm men là "bí quyết" nên các nhà máy lớn đều có hệ thống duy trì nấm men. Và hầu hết đều gửi chủng nấm men tại ngân hàng giống (Bắc Âu).
Riêng đối với các nhà máy bia nhỏ, mới thành lập họ bắt buộc phải mua thêm nấm men (đây là điều kiện khi ký hợp đồng mua thiết bị) nấm men loại này là dạng khô, được bảo quản ở -18oC, sau đó được nhân giống và hoạt hóa lại bằng nước nha. Do nguồn nitơ trong nước nha rất dồi dào 4-8% chất khô, nên không nhất thiết phải bổ sung muối ammonia.
Để tôi xem lại câu hỏi của bạn rồi trả lời tiếp
Chúc bạn vui
 
Cho em hoi: Co phai bia, ruou (len men) de cang lau uong cang ngon ko?
EM thay nguoi xua hay cot day và thả cả bình rượu ở dưới giếng, hoặc chọn dưới đât.
Em nghĩ rằng điều này có tác dụng trong bảo quản. Do pp truyền thống, chưa có các hệ thống làm mát nên làm như vậy để duy trì nhiệt độ tránh các quá trình lên men còn sót lại tao ra chất đắng, nhiều CO2.
ở nhà ba em cũng hay để bia lon, có khi để cả nữa năm trời, uống dần dần. Càng về sau thì bia dịu lại và thấy uống dễ chịu hơn.
 
Bạn cần phân biệt rõ ràng quá trình sản xuất bia và sản xuất rượu khác nhau như thế nào + từng quá trình gồm các công đoạn gì trước khi đoán mò.

Chúc bạn thành công.
 
(y) tất cả mọi người vì có 1 topic hay.
Hiện bay giờ chưa có câu hỏi gì nên k hỏi
Chi xin anh Hưng và anh Lâm cho xin mail được không để sau này co gì dễ liện lạc hơn ( thật ra là nhờ mấy anh chỉ thêm).
 
Quy trình sản xuất bia

Hồi trước học lớp trung học, tôi có hứng thú 1 chút khi tìm hiểu về quy trình sản xuất bia gồm các nguyên liệu, cách lên men... của nó nhưng chuyện đó qua lâu roài. Giờ, quay lại:rose:, lấy tài liệu cũ, cái mớ mà tôi từng sử dụng post lên 1 trang web kh để giúp cho mọi ng:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA
I. NGUYÊN VẬT LIỆU
- Nước.
- Mạch nha.
- Hoa bia.
- Men.

Nuoc.jpg
NƯỚC
1. Bơm từ giếng lên.
2. Qua xử lý:
- Loại các loại tạp chất.
- Khử muối.
- Diệt các vi khuẩn.

Nước dùng cho nấu bia phải sạch và tinh khiết.
Luamach.jpg
MẠCH NHA
- Được ủ từ lúa mạch.
- Nhập khẩu từ Châu Âu.
- Chế biến mạch nha gồm:
• Ngâm nước
• Ủ cho nảy mầm
• Sấy
- Mạch nha là nguồn nguyên liệu chính cho ta chất chiết "Lên men được".

Luamach2.jpg
GẠO
- Gạo là nguyên liệu phụ.
- Được sử dụng là nguồn bổ trợ cho hương vị.
- Là nguồn nguyên liệu chiết có sẵn tại chỗ.





Hoabia1.jpg
HOA BIA
- Được nhập khẩu từ châu Âu, châu Úc, châu Mỹ.
- Có tác dụng tăng thêm mùi vị và độ đắng.
- Hoa bia phải được đun sôi để hòa tan chất đắng vào trong bia





Saccharomyces_cerevisiae.jpg
MEN
- Là loại nấm đơn bào.
- Kích thước đường kính mỗi tế bào men chỉ vào quãng 1/100 mi-li-mét.
- Có nhiều dòng men khác nhau. Mỗi dòng men có các đặc tính đặc thù riêng biệt của chúng.
- Men Carlsberg
- Men Halida





II.THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA
XAY NGUYÊN LIỆU
- Dùng máy xay để xay mạch nha, gạo.
- Xay sao cho dập hạt để lộ ra phần tinh bột bên trong hạt.
- Làm thành "bột"

NẤU BIA
- Xay nguyên liệu.
- Thủy phân tinh bột tạo dịch hèm.
- Tách bã.
- Đun sôi
- Làm lạnh

THỦY PHÂN TINH BỘT TẠO DỊCH HÈM
- Trộn bột với nước tạo thành hỗn hống.
- Dùng nhiệt đun sôi.
- Trong hỗn hống tinh bột được chuyển hóa thành các loại đường (chất chiết) cho lên men.

TÁCH BÃ
- Lọc hỗn hống để tách bã mạch nha ra khỏi dịch đường (hèm).
- Bã hèm có thể sử dụng là nguồn thức ăn cho chăn nuôi các loại gia súc như bò, lợn.

ĐUN SÔI HÈM
- Đun sôi hèm nhằm mục tiêu:
1. Tiệt trùng
2. Tách để lấy chất đắng trong hoa bia.
3. Khử protein
- Dùng nồi xoáy lốc để tách protein (cặn).

HẠ NHIỆT LÀM LẠNH
- Hạ nhiệt từ 100 độ C xuống 13 - 16 độ C
- Dùng nước lạnh để thu hồi nhiệt
- Xông khí hèm để cho men phát triển



Men.jpg

Ủ lên men trong quá trình sản xuất bia Ủ LÊN MEN
- Rót men vào hèm lạnh trong thùng lên men
- Có 14 triệu tế bào men trong 1ml hèm bia (tức là 1tỷ tế bào men trong một lít hèm)
- Con men "ăn" đường để phát triển đồng thời tạo ra:
1. Cồn
2. CO2
3. Các hợp chất hương thơm
4. Nhiệt

LÊN MEN PHỤ
- Ở cuối giai đoạn lên men bia được làm lạnh dần xuống tới -1độ C.
- Men lắng và được tách ra.
- Bia đã chín - ở đây diễn ra một chút các biến đổi làm ổn định hương vị cho bia.
- Lượng CO2 trong thùng bia lên men tăng lên

LỌC
- Lọc bia để tách các tế bào men còn lại và protein.
- Chạy máy lọc ở nhiệt độ -2 độ C, nhiệt độ rất lạnh này nhằm đảm bảo bia "ổn định" -điều này giúp cho bia không bị đục khi đóng vào chai hoặc vào lon.
- Sau khi lọc, bia có mầu vàng "sáng"



Nhamay_3.jpg

Thanh trùng và kiểm tra Chai trước khi đóng chai ĐÓNG CHAI
- Rửa chai
- Kiểm tra
- Chiết vào chai
- Thanh trùng
- Dán nhãn
- Kiểm tra bia chai thành phẩm
- Đóng gói

THANH TRÙNG
- Phun nước nóng khoảng 65 độ C lên chai/lon bia thành phẩm.
- Giữ ở trong môi trường nhiệt độ 65 độ C trong vòng 10 - 15 phút.
- Quá trình thanh trùng sẽ giết hết các vi khuẩn hoặc men "dại" có thể làm hỏng bia.

ĐÓNG LON
- Rửa lon
- Chiết lon
- Thanh trùng
- In hạn sử dụng
- Đóng gói

ĐÓNG KEG
- Rửa keg.
- Thanh trùng "nhanh" bia.
- Đóng vào keg.

CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ ?
Mỗi loại sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là tốt hay đạt chất lượng cao khi "đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng"

CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
- Nguyên liệu chất lượng cao.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề.
- Máy móc được bảo dưỡng tốt.
- Thực hiện đúng qui trình công nghệ.
- Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện theo đúng qui trình công nghệ.
- Kiểm tra hoạt động của từng công đoạn thông qua phòng thí nghiệm

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO ?
- Lập tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá bia ở từng giai đoạn nhằm đảm bảo bia đạt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong giới hạn cho phép
- tỉ trọng - % chất khô
- cồn - % cồn theo thể tích
- mầu - 0EBC
- độ đắng - BU
- pH
- CO2
- độ đục
- Ô-xy
- hương vị
- chất lượng đóng gói
-Hương vị có vai trò vô cùng quan trọng và được giám sát nhờ lập bảng đánh giá hương vị.

Hoabia2.jpg
HƯƠNG VỊ BIA
1. Hương vị (khứu giác)
2. Khẩu vị (vị giác)
3. Ổn định hương vị bia là quan trọng
4. Có một số thuật ngữ kỹ thuật thường dùng để đánh giá hương vị bia:
- Vị mạch nha
- Hương hoa bia
- Hương trái cây, mùi este, mùi dung môi.
- Mùi sulfua.
- Vị cũ, vị bị ô-xi hóa, vị nấu, vị nhạt.
- Ngọt.
- Đắng.
- Mạnh, đậm

NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG
1. Chất lượng đóng gói.
2. Hình thức của bia khi được rót ra ly
• Độ trong
• Độ bọt
• Mầu sắc
3. Mùi
4. Hương vị

TUỔI CỦA BIA
- Tuổi của bia cho ta biết được hạn sử dụng của bia trong bao lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng ban đầu.
- Tuy nhiên bia ngon là bia được uống càng tươi càng tốt.

 
bạn ơi bạn kiếm cái hình nấm men ở đâu mà kì thế.Hihi
không biết bạn có gõ nhầm không chứ hạ lạnh -1 và lọc ở -2 chắc toi qua.
Thanh trùng ở 65 mà trong 10- 15 phút bạn định để PU bao nhiêu?
hihi
 
Theo minh biết thì cái hinh nấm men ấy là nấm men saccharomyces thường đc dung phổ biến trung xản suất bia ak! Saccharomyces cerevisiae.và saccharomyces vini la 2 chung phổ biến hon hết,minh nhớ vây!:mrgreen:
 
quá trình lên men không phải là vấn đề mới, bạn cần siêng xuống thư viện nhiều hơn!_!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,557
Members
56,695
Latest member
jozveprobook
Back
Top