Động học tăng trưởng của VSV

Casper biết đấy, VSV phất triển thì song song với đó là cũng tạo ra cả những chất thải nữa, khi chất thải quá nhiều, bản thân nó cũng sẽ chiếm bớt diện tích sống của VSV, đồng thời cũng gây độc cho MT sống của chúng nữa...và đấy cũng là 1 trong những nhân tố gây chết cho VSV.

Tớ dốt lắm, cái gì không hiểu thì tớ hỏi thôi mà. Túm lại là đất chật thì chất thải ra làm chết bọ vsv vậy nguyên nhân chính ở đây là do chất thải. Tớ còn nghe nói đôi khi thiếu dinh dưỡng, bọn vsv chúng nó lại quay lại sử dụng mấy cái chất mà chúng nó thải ra, lại còn ăn thịt cả bọn đã chết nữa, không biết có đúng không nhỉ?

Còn bạn hỏi mật độ bao nhiêu thì chúng chết thì đúng là hơi ...chuối nhỉ, có lẽ cái này phải hỏi bọn VSV xem chúng chịu được sự ô nhiễm này trong bao lâu chăng?

Biết thì bảo là biết, không biết thì nói là không biết. Tại tớ thấy trong các chế phẩm sinh học toàn nói mật độ 10 mũ 12, thậm chí còn hơn, thời gian bảo quản toàn 2 năm thế mà chả thấy chúng nó chết gì cả. Chắc phải gấp vài chục lần thế nó mới chết nhỉ.
 
VSV nếu để trong điều kiện lý tưởng như bạn nói thì chúng sẽ phân chia mãi. Tuy nhiên trong những bình nuôi cấy của bạn thì không bao giờ được như thế (chính vì thế người ta mới tính toán được các pha nhưng pha log, pha lag...và biết được ở pha nào trong ĐK nuôi cấy thì VSV sẽ là khoẻ nhất...). Và tất cả các nhân tố như dinh dưỡng, mật độ, chất thải, không khí...đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của VSV chứ không phải chỉ có chất thải.
Bạn có thể tham khảo thêm về sự sinh trưởng và phát triển của VSV ở 1 số sách như Microbiology, Harley Klein, fifth editon, 2001.
The world of the cell, Wayne M. Becker, jane B. Reece, Martin F. Poenie, Fifth edition, 2002.
Nếu bạn cần khi nào có thời gian tớ sẽ xem lại 1 số địa chỉ website nói về vấn đề này và post lên.
Những hiểu biết về VSV của tớ còn rất hạn chế, các bạn có kinh nghiệm gì cùng trao đổi thêm, mong được chỉ giáo! :o
 
Hìhì, nói vậy thôi, chứ thật ra tôi chả thấy ai nói diện tích không đủ làm vsv chết cả. Mà yếu tố diện tích ở đây người ta đề cập đến dưới góc độ mật độ quần thể. Khi mật độ quá cao sẽ gây ức chế sự phát triển của quần thể.
 
Cho em hoi 1 cau. "Phase lag" , "lag" co phai la su trễ, chậm hay khong. Ý nghĩ của "lag" là gì?Có liên quan gì tới sự phát triển của VSV trong giai đoạn tiền phát.
 
Phan Thanh Tùng said:
Cho em hoi 1 cau. "Phase lag" , "lag" co phai la su trễ, chậm hay khong. Ý nghĩ của "lag" là gì?Có liên quan gì tới sự phát triển của VSV trong giai đoạn tiền phát.

--> trời Tùng nên xem lại ngay kiến thức vi sinh công nghiệp đi, lag phase = giai đoạn tiền phát....
 
Mình hiểu đây là pha tiền phát nhưng không hiểu chữ "lag". Không có vẻ dễ hiểu như " phase log"- "Log" là Logarit. Không hiểu sao lại dịch là " tiền phát''.
 
Nguyễn Xuân Hưng said:
Manbiochem said:
Khi đo OD620 mà nằm trong khoảng 0.5-1 tức là TB đang ở trong pha ổn định( stationary phage)

?Tôi nghĩ có thể là bạn nhầm, vì theo tôi đọc được thì 0,5-1 là TB đang trong pha log. Vì pha ổn định có thể nói nôm na là pha mà số vsv sinh ra bằng với số chết đi. Do đó, nếu tiến hành các thí nghiệm với pha này thì e không ổn vì xác suất lấy phải bọn chết đi cao lắm à.

--> đồng ý với anh Hưng là 0,5-1 là đang ở trong pha log, tuy nhiên với mỗi chủng vsv cụ thể thì tốt nhất là nên nuôi cấy trong 24-48h, lấy mẫu 2h-3h /lần, đo OD và đếm số tế bào , có thể ở OD 620 hoặc 600, sau đó vẽ được đường cong động học sinh trưởng, từ đó mới biết pha log, pha cân bằng bắt đầu thời điểm nào.
 
Phan Thanh Tùng said:
Mình hiểu đây là pha tiền phát nhưng không hiểu chữ "lag". Không có vẻ dễ hiểu như " phase log"- "Log" là Logarit. Không hiểu sao lại dịch là " tiền phát''.

câu hỏi hay nhỉ, tôi cũng không dám chắc chỗ này, có lẽ là: Lowest Adjacent Grade.
Còn log là logarithmic.
 
Góp vài ý kiến chia sẻ với các bạn:

lag phase: giai đoạn thích nghi khi đưa tế bào vi sinh vật vào môi trường nuôi cấy.

Trong lên men ta có 3 giai đoạn là:

- Chuẩn bị start culture (tạm dịch là giống khời động): mục đích là có được giống trẻ, giống khỏe ... hì hì. Môi trường thường giàu dinh dưỡng với các nguồn như cao thịt, cao men, pepton, glucose, ... có bổ sung vitamin, vi khoáng (muối khoáng vi lượng)...

- Chuẩn bị pre-culture (có người gọi là giống cấp 2, tôi không thích lắm nhưng chưa biết dịch là gì cho sát hơn): mục đích là có giống khỏe, giống trẻ và quen (thích nghi) với môi trường lên men.
+ Môi trường ở đây giống với Lên men, dùng các nguồn dinh dưỡng khó xài hơn nhưng có hiệu quả kinh tế cao. VD: Bột đậu, rỉ đường, ...
+ Giai đoạn 2 có thể bỏ qua ở một số trường hợp, ví dụ : môi trường và điều kiện của start culture và lên men giống hệt nhau. Các bác làm về sinh học phân tử giàu nên toàn dùng môi trường sịn, nên nhiều lúc chẳng cần giai đoạn này ...

- Lên men - fermentation
Nói chung, ta luôn gặp lag phase trong lên men vì vi sinh vật cần có thời gian để thích nghi với điều kiện hóa lý cũng như nguồn dinh dưỡng mới. Pre-culture chỉ rút ngắn thời gian của lag phase chứ triệt tiêu hoàn toàn thì chỉ là lý thuyết.

Theo dõi bạn Trang bị bạn Hưng "trêu" tôi xin giải thích ý kiến của bạn Trang xem có đúng không nhé:
- Space của bạn Trang nêu ra chính là giới hạn của thiết bị lên men, hay thiết bị nuôi cấy vi sinh vật. Khi nồng độ tế bào trong bình lên men đạt đến khái niệm "high density", điều kiện lý hóa của môi trường lên men đã thay đổi nhiều so với điều kiện tối ưu, dù ta có điều chỉnh thế nào, thì với những giới hạn thực tế ví dụ như: tốc độ cánh khuấy cực đại, lưu lượng khí cấp, áp suất tối đa, ... sẽ là cản trờ lớn đối với mong muốn "vi sinh vật sinh trưởng mãi không thôi" của con người.
- Chúng ta có thể dùng các kỹ thuật như lên men liên tục, lên men fed-batch, để kéo dài quá trình nuôi cấy vi sinh vật. Các kỹ thuật này có thể giảm mật độ tế bào, đồng thời giảm nồng độ các chất "bài tiết" xuống ngưỡng an toàn trong khi duy trì được các điều kiện hóa lý và dinh dưỡng mong muốn.
 
Theo dõi bạn Trang bị bạn Hưng "trêu" tôi xin giải thích ý kiến của bạn Trang xem có đúng không nhé:
- Space của bạn Trang nêu ra chính là giới hạn của thiết bị lên men, hay thiết bị nuôi cấy vi sinh vật. Khi nồng độ tế bào trong bình lên men đạt đến khái niệm "high density", điều kiện lý hóa của môi trường lên men đã thay đổi nhiều so với điều kiện tối ưu, dù ta có điều chỉnh thế nào, thì với những giới hạn thực tế ví dụ như: tốc độ cánh khuấy cực đại, lưu lượng khí cấp, áp suất tối đa, ... sẽ là cản trờ lớn đối với mong muốn "vi sinh vật sinh trưởng mãi không thôi" của con người.
- Chúng ta có thể dùng các kỹ thuật như lên men liên tục, lên men fed-batch, để kéo dài quá trình nuôi cấy vi sinh vật. Các kỹ thuật này có thể giảm mật độ tế bào, đồng thời giảm nồng độ các chất "bài tiết" xuống ngưỡng an toàn trong khi duy trì được các điều kiện hóa lý và dinh dưỡng mong muốn.

Anh Tùng là người có nhiều kinh nghiệm lên men (cũng như ma men :D).

Vấn đề thiết bị lên men thì phức tạp lắm. Còn tùy theo lên men thu sinh khối hay lên men thu sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật. Anh Tùng có thời gian thì viết thêm mấy bài review cho anh em học hỏi.
 
:)) người ở trung tâm bia bọt của thế giới lại khen mình là ma men, không dám, không dám.

Cũng đang làm về lên men, học được thêm một ít nên cũng đỡ dốt đi một tí, thấy các bạn bàn luận thì vào góp vui thôi. Bạn nào cần tài liệu thì mình có thể giúp được gì đó, chứ bảo viết review như bạn Hưng nói thì vẫn dốt lắm. Viết ra, các sư phụ mà đọc được lại "tế" cho một bài thì ...
 
Lâu lâu mới thấy Tùng vào. Đệ tử của phòng Công nghệ lên men có khác, bàn tán sôi nổi thế.

Ở trên có ai hỏi về tại sao ở OD 600nm là 0.6-1.0 là thời điểm tạo tế bào khả biến. Theo tớ đã đọc đâu đó thì là thế này:

- Thông thường theo kinh nghiệm của tớ làm nên chọn OD 0.4-06 thì tốt hơn, vì nó đang ở giai đoạn đầu của log phase tức là mới chuyển từ lag phase sang log phase được một thời gian ngắn.

- Ở giai đoạn này, khi tế bào mới phân chia thì cấu trúc thành tế bào mới hình thành, khả năng xâm nhập của DNA vào tế bào là cao nhất.

- Giai đoạn này thích hợp cho cả E. coli (dùng CaCl2 transformation hoặc electroporation) và một số tế bào gram(+) khác, thường dùng electroporation. Với E. coli thì dễ dàng nhưng với các vi khuẩn khác thì việc chọn giai đoạn này khá quan trọng, quyết định đến thành công của thí nghiệm.

- Vì vậy giai đoạn transition giữa lag phase và log phase thích hợp cho chuẩn bị tế bào khả biến nhất.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top