Điểm đáng chú ý:
1. Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt!
2. Khi đọc được gen của mỗi người rồi sẽ biết nó lỗi chỗ nào, tìm ra cái dị bản để chữa trị kịp thời!
3. Vậy theo ông, Việt Nam bao nhiêu năm nữa sẽ làm được?
Ước mơ thì nhiều, vấn đề là đầu tư thôi. Nhân lực của mình sẵn sàng để làm.
Ông có thể cho một con số cụ thể là bao nhiêu tiền để tôi dễ hình dung?
Chẳng nhiều. Vài chục triệu, trăm triệu đô là làm ngon lành.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=152901
“Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt"
Sau nhiều năm nghiên cứu về gen người, GS.TS Lê Trần Bình nguyên viện trưởng Viện công nghệ sinh học có một kết luận thú vị rằng: “Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt".
ảnh minh họa Ông nói: "Đặc điểm hay giấu dốt là do môi trường. Điểm yếu chính của chúng ta là thiếu nghiêm túc, xuề xòa, làm gì cũng chỉ cố tròn vai và tránh va chạm”.
Ông đã có một số luận giải khá lạ về con người và xã hội.
Người Trung Quốc là từ Đông Nam Á lên
Ông công tác ở Viện Công nghệ sinh học đã lâu chưa?
Năm nay tôi đã 60 tuổi. Cũng chuẩn bị về hưu rồi. Nhìn lại đã có hơn 30 năm cống hiến cho ngành sinh học. Cả cuộc đời đã cùng các đồng nghiệp công bố hơn 260 công trình khoa học.
Điểm lại ông thấy mình có những đóng góp đáng kể gì?
Tôi đã đưa được công nghệ gen vào Việt Nam. Đưa Viện Công nghệ sinh học trở thành nơi đứng đầu Việt Nam về công nghệ này. Đã đọc gen ti thể người của 54 dân tộc anh em. Rồi lĩnh vực công nghệ giám định gen hài cốt liệt sĩ. Chỉ cần có 1 mẩu xương, 1 cái răng thì có thể biết đó là xương của ai. Chúng tôi đã làm hàng trăm trường hợp xác định hài cốt liệt sĩ...
Ông có thể nói rõ hơn về đọc gen ti thể người của 54 dân tộc anh em?
Công trình đó đã hoàn thành. Rất tiếc là chúng tôi chỉ lấy mẫu được 47 dân tộc do tìm được gen thuần chủng rất khó. Kết quả phân tích đó thực sự khá lý thú.
Tôi đang tò mò muốn biết xem sự lý thú đó là gì?
Có những thứ có thể công bố nhưng có những thứ không thể. Nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu đó và kết quả nghiên cứu gen người của thế giới, tôi có thể khẳng định, nhiều quan niệm trước đó bị đảo lộn. Trước đây quan niệm 3 trung tâm để biến vượn thành người là châu Phi, châu Âu và người vượn Bắc Kinh. Thực chất không phải vậy. Chỉ có 1 trung tâm duy nhất là châu Phi. Nhánh ngược lên phía trên là người da trắng. Nhóm thứ 2 vòng qua Ấn Độ, xuống Đông Nam Á và ngược lên Trung Quốc. Người Trung Quốc là từ Đông Nam Á lên.
Giới khoa học Trung Quốc có phản biện gì về vấn đề này không thưa ông?
Qua công nghệ gen người ta mới dám khẳng định điều đó. Hơn nữa, sự thuyết phục của khoa học là không thể chối cãi được. Tất nhiên không vì thế mà người ra đời sau là không tốt bằng trước.
Đó là bằng chứng của khảo cổ, văn hóa đã được khoa học chứng minh. Một cái nôi văn minh không đồng nghĩa là cái nôi về mặt sinh học.
Trăm triệu đô là làm ngon lành
GS.TS Lê Trần Bình từ năm 1993 là viện phó Viện Công nghệ sinh học. Từ năm 1998, ông làm viện trưởng 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
"Vài chục triệu đến trăm triệu đô Việt Nam không phải là không có. Chúng ta đã hội nhập. Vấn đề là đầu tư như thế nào? Tôi còn nhớ trước đây Việt Nam có thuê ông Alfred Riedle làm huấn luyện viên bóng đá. Lương của ông ta bằng lương khoán của Viện tôi cả năm. Số tiền lương của ông ấy bằng lương của 300 cán bộ Viện trong đó không biết bao nhiêu là giáo sư, tiến sĩ. Nếu đầu tư cho khoa học cũng như thế thì chắc chắn là tôi cũng làm được".
Thôi. Tôi không muốn hỏi về những vấn đề vĩ mô nữa. Tôi muốn hỏi nhỏ, hỏi vi mô một tí. Có bao giờ ông lấy gen của mình ra để xét nghiệm không?
Làm cái điều đó chẳng để làm gì cả.
Sao lại không làm gì. Nếu là tôi tôi sẽ tò mò muốn biết gen của mình có ưu điểm gì không hay có điểm yếu gì cần phải tránh?
Cái đó mình chưa làm được. Mới là đang phấn đấu để đạt được. Nhưng đúng là giám định gen sẽ giúp chẩn đoán trước bệnh tật, nhất là những bệnh về ung thư.
Việt Nam đã làm được điều đó chưa?
Có một số cái mình đang bước đầu tiếp cận. Giờ mình có đặt ra tham vọng là thế giới làm được thì mình cũng làm được. Nhưng làm ở mức độ nào thì còn phải xem xét. Hơn nữa cũng cần phải xem mức độ đầu tư của Nhà nước dành cho nó như thế nào. Để làm được, Singapore có đã đầu tư hàng trăm triệu đô la. Khi đọc được gen của mỗi người rồi sẽ biết nó lỗi chỗ nào, tìm ra cái dị bản để chữa trị kịp thời.
Vậy theo ông, Việt Nam bao nhiêu năm nữa sẽ làm được?
Ước mơ thì nhiều, vấn đề là đầu tư thôi. Nhân lực của mình sẵn sàng để làm.
Ông có thể cho một con số cụ thể là bao nhiêu tiền để tôi dễ hình dung?
Chẳng nhiều. Vài chục triệu, trăm triệu đô là làm ngon lành.
Nói qua thì cũng phải nói lại. Có bao giờ ông đi tìm lý giải về việc vì sao người ta đầu tư cho thể thao mà lại không đầu tư cho khoa học?
Đó là câu hỏi hay. Người ta đầu tư cho thương mại. Từ thương mại ra tiền, thể thao ra huy chương. Nhưng đầu tư giáo dục và khoa học chỉ ra con người vô hình. Phải chờ thời gian mới có hiệu quả.
Những vị lãnh đạo có thể ra sân đá bóng xem đội Việt Nam thi đấu là bình thường. Nhưng tôi không bao giờ thấy các ông ấy ngồi tham dự hội nghị khoa học.
Vì sao vậy?
Ở Singapore hàng năm, tất cả các đầu ngành như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ... đều mời những diễn giả giỏi nhất, mở lớp tập huấn mùa hè cho cấp thứ trưởng, bộ trưởng đến thủ tướng đến lắng nghe.
Mỗi một lĩnh vực trình bày hỏi và thảo luận như học sinh ngồi trên lớp. Khóa học này không có bằng cấp chứng chỉ gì nhưng nâng cao trình độ, thì đất nước mới có sự quyết đoán và kịp với thiên hạ. Còn ở mình thì...
Người Việt không có gen trội giấu dốt
Nói như ông, quay trở lại về vấn đề gen, phải chăng người Việt Nam có gen trội là giấu dốt?
Đặc điểm giấu dốt là môi trường, môi trường làm người ta như thế. Hệ thống tạo nên môi trường không cởi mở. Đã là thầy thì không được nói là mình sai với học trò. Tại sao chúng ta lại không chọn ra được người tài mà chỉ chọn ra được người tròn? Đó là do cơ chế chọn. Từ dưới lên trên theo cái nguyên tắc đó.
Vậy theo ông điểm yếu của người Việt Nam là gì?
Là thiếu nghiêm túc, xuề xòa. Cái đó do điều kiện lịch sử quyết định. Mình bị chiến tranh, bị đô hộ lâu quá. Những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua thì có thể vượt qua nó rất đơn giản bằng cách bông lơn, văn nghệ hóa nó đi. Nói dân dã là tếu táo thế nào cũng được. Lâu ngày nó thành phương châm sống. Nhưng trong cuộc sống hiện đại đòi hỏi trách nhiệm và sự chính xác thì tính cách này không còn phù hợp.
Nhưng chính ông cũng là người Việt Nam?
Cái tính đó tôi cũng có. Nhưng có một vấn đề là nếu đứng riêng rẽ ra thì người Việt Nam không kém người bất cứ nước nào. Tuy nhiên, khi đứng theo các nhóm khoảng 3 người thì sự yếu kém thể hiện khá rõ do đặc tính xuề xòa, không thích phối hợp với nhau.
Xin được hỏi ông câu cuối cùng, ông nghĩ ông còn đủ sức làm việc đến năm bao nhiêu tuổi?
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm việc đến lúc nào bị lẩn thẩn, không làm được nữa thì thôi.
Vâng. Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông mãi khoẻ và không bao giờ... lẩn thẩn.
1. Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt!
2. Khi đọc được gen của mỗi người rồi sẽ biết nó lỗi chỗ nào, tìm ra cái dị bản để chữa trị kịp thời!
3. Vậy theo ông, Việt Nam bao nhiêu năm nữa sẽ làm được?
Ước mơ thì nhiều, vấn đề là đầu tư thôi. Nhân lực của mình sẵn sàng để làm.
Ông có thể cho một con số cụ thể là bao nhiêu tiền để tôi dễ hình dung?
Chẳng nhiều. Vài chục triệu, trăm triệu đô là làm ngon lành.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=152901
“Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt"
Sau nhiều năm nghiên cứu về gen người, GS.TS Lê Trần Bình nguyên viện trưởng Viện công nghệ sinh học có một kết luận thú vị rằng: “Người Việt Nam không có gen trội giấu dốt".
ảnh minh họa Ông nói: "Đặc điểm hay giấu dốt là do môi trường. Điểm yếu chính của chúng ta là thiếu nghiêm túc, xuề xòa, làm gì cũng chỉ cố tròn vai và tránh va chạm”.
Ông đã có một số luận giải khá lạ về con người và xã hội.
Người Trung Quốc là từ Đông Nam Á lên
Ông công tác ở Viện Công nghệ sinh học đã lâu chưa?
Năm nay tôi đã 60 tuổi. Cũng chuẩn bị về hưu rồi. Nhìn lại đã có hơn 30 năm cống hiến cho ngành sinh học. Cả cuộc đời đã cùng các đồng nghiệp công bố hơn 260 công trình khoa học.
Điểm lại ông thấy mình có những đóng góp đáng kể gì?
Tôi đã đưa được công nghệ gen vào Việt Nam. Đưa Viện Công nghệ sinh học trở thành nơi đứng đầu Việt Nam về công nghệ này. Đã đọc gen ti thể người của 54 dân tộc anh em. Rồi lĩnh vực công nghệ giám định gen hài cốt liệt sĩ. Chỉ cần có 1 mẩu xương, 1 cái răng thì có thể biết đó là xương của ai. Chúng tôi đã làm hàng trăm trường hợp xác định hài cốt liệt sĩ...
Ông có thể nói rõ hơn về đọc gen ti thể người của 54 dân tộc anh em?
Công trình đó đã hoàn thành. Rất tiếc là chúng tôi chỉ lấy mẫu được 47 dân tộc do tìm được gen thuần chủng rất khó. Kết quả phân tích đó thực sự khá lý thú.
Tôi đang tò mò muốn biết xem sự lý thú đó là gì?
Có những thứ có thể công bố nhưng có những thứ không thể. Nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu đó và kết quả nghiên cứu gen người của thế giới, tôi có thể khẳng định, nhiều quan niệm trước đó bị đảo lộn. Trước đây quan niệm 3 trung tâm để biến vượn thành người là châu Phi, châu Âu và người vượn Bắc Kinh. Thực chất không phải vậy. Chỉ có 1 trung tâm duy nhất là châu Phi. Nhánh ngược lên phía trên là người da trắng. Nhóm thứ 2 vòng qua Ấn Độ, xuống Đông Nam Á và ngược lên Trung Quốc. Người Trung Quốc là từ Đông Nam Á lên.
Giới khoa học Trung Quốc có phản biện gì về vấn đề này không thưa ông?
Qua công nghệ gen người ta mới dám khẳng định điều đó. Hơn nữa, sự thuyết phục của khoa học là không thể chối cãi được. Tất nhiên không vì thế mà người ra đời sau là không tốt bằng trước.
Đó là bằng chứng của khảo cổ, văn hóa đã được khoa học chứng minh. Một cái nôi văn minh không đồng nghĩa là cái nôi về mặt sinh học.
Trăm triệu đô là làm ngon lành
GS.TS Lê Trần Bình từ năm 1993 là viện phó Viện Công nghệ sinh học. Từ năm 1998, ông làm viện trưởng 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
"Vài chục triệu đến trăm triệu đô Việt Nam không phải là không có. Chúng ta đã hội nhập. Vấn đề là đầu tư như thế nào? Tôi còn nhớ trước đây Việt Nam có thuê ông Alfred Riedle làm huấn luyện viên bóng đá. Lương của ông ta bằng lương khoán của Viện tôi cả năm. Số tiền lương của ông ấy bằng lương của 300 cán bộ Viện trong đó không biết bao nhiêu là giáo sư, tiến sĩ. Nếu đầu tư cho khoa học cũng như thế thì chắc chắn là tôi cũng làm được".
Thôi. Tôi không muốn hỏi về những vấn đề vĩ mô nữa. Tôi muốn hỏi nhỏ, hỏi vi mô một tí. Có bao giờ ông lấy gen của mình ra để xét nghiệm không?
Làm cái điều đó chẳng để làm gì cả.
Sao lại không làm gì. Nếu là tôi tôi sẽ tò mò muốn biết gen của mình có ưu điểm gì không hay có điểm yếu gì cần phải tránh?
Cái đó mình chưa làm được. Mới là đang phấn đấu để đạt được. Nhưng đúng là giám định gen sẽ giúp chẩn đoán trước bệnh tật, nhất là những bệnh về ung thư.
Việt Nam đã làm được điều đó chưa?
Có một số cái mình đang bước đầu tiếp cận. Giờ mình có đặt ra tham vọng là thế giới làm được thì mình cũng làm được. Nhưng làm ở mức độ nào thì còn phải xem xét. Hơn nữa cũng cần phải xem mức độ đầu tư của Nhà nước dành cho nó như thế nào. Để làm được, Singapore có đã đầu tư hàng trăm triệu đô la. Khi đọc được gen của mỗi người rồi sẽ biết nó lỗi chỗ nào, tìm ra cái dị bản để chữa trị kịp thời.
Vậy theo ông, Việt Nam bao nhiêu năm nữa sẽ làm được?
Ước mơ thì nhiều, vấn đề là đầu tư thôi. Nhân lực của mình sẵn sàng để làm.
Ông có thể cho một con số cụ thể là bao nhiêu tiền để tôi dễ hình dung?
Chẳng nhiều. Vài chục triệu, trăm triệu đô là làm ngon lành.
Nói qua thì cũng phải nói lại. Có bao giờ ông đi tìm lý giải về việc vì sao người ta đầu tư cho thể thao mà lại không đầu tư cho khoa học?
Đó là câu hỏi hay. Người ta đầu tư cho thương mại. Từ thương mại ra tiền, thể thao ra huy chương. Nhưng đầu tư giáo dục và khoa học chỉ ra con người vô hình. Phải chờ thời gian mới có hiệu quả.
Những vị lãnh đạo có thể ra sân đá bóng xem đội Việt Nam thi đấu là bình thường. Nhưng tôi không bao giờ thấy các ông ấy ngồi tham dự hội nghị khoa học.
Vì sao vậy?
Ở Singapore hàng năm, tất cả các đầu ngành như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ... đều mời những diễn giả giỏi nhất, mở lớp tập huấn mùa hè cho cấp thứ trưởng, bộ trưởng đến thủ tướng đến lắng nghe.
Mỗi một lĩnh vực trình bày hỏi và thảo luận như học sinh ngồi trên lớp. Khóa học này không có bằng cấp chứng chỉ gì nhưng nâng cao trình độ, thì đất nước mới có sự quyết đoán và kịp với thiên hạ. Còn ở mình thì...
Người Việt không có gen trội giấu dốt
Đặc điểm giấu dốt là môi trường, môi trường làm người ta như thế. Hệ thống tạo nên môi trường không cởi mở. Đã là thầy thì không được nói là mình sai với học trò. Tại sao chúng ta lại không chọn ra được người tài mà chỉ chọn ra được người tròn? Đó là do cơ chế chọn. Từ dưới lên trên theo cái nguyên tắc đó.
Vậy theo ông điểm yếu của người Việt Nam là gì?
Là thiếu nghiêm túc, xuề xòa. Cái đó do điều kiện lịch sử quyết định. Mình bị chiến tranh, bị đô hộ lâu quá. Những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua thì có thể vượt qua nó rất đơn giản bằng cách bông lơn, văn nghệ hóa nó đi. Nói dân dã là tếu táo thế nào cũng được. Lâu ngày nó thành phương châm sống. Nhưng trong cuộc sống hiện đại đòi hỏi trách nhiệm và sự chính xác thì tính cách này không còn phù hợp.
Nhưng chính ông cũng là người Việt Nam?
Cái tính đó tôi cũng có. Nhưng có một vấn đề là nếu đứng riêng rẽ ra thì người Việt Nam không kém người bất cứ nước nào. Tuy nhiên, khi đứng theo các nhóm khoảng 3 người thì sự yếu kém thể hiện khá rõ do đặc tính xuề xòa, không thích phối hợp với nhau.
Xin được hỏi ông câu cuối cùng, ông nghĩ ông còn đủ sức làm việc đến năm bao nhiêu tuổi?
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm việc đến lúc nào bị lẩn thẩn, không làm được nữa thì thôi.
Vâng. Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông mãi khoẻ và không bao giờ... lẩn thẩn.