Tiến sĩ 'chân trong, chân ngoài': Thu nhập 800 - 1000USD/tháng

Dương Văn Cường

Administrator
Staff member
Hơi bị được của nó đấy nhỉ :chuan:

Ai thuê mình chạy máy PCR nào

Nhiều tiến sĩ (TS) tại phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (PTNTBG), ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, được tạo điều kiện "làm ngoài", thu nhập có thể đạt 800 - 1.000 USD/tháng...
Tiến sĩ "chân trong, chân ngoài"

ThS. Phan Kim Ngọc, trưởng phòng PTN TBG cho biết: các tiến sĩ (TS) đang làm việc tại phòng thí nghiệm trong biên chế hiện nay đều có mức thu nhập từ 800 -1000USD. Để đạt được mức thu nhập này, phòng thí nghiệm đã cho phép các TS được kí hợp đồng làm việc với các đơn vị bên ngoài.


images1685939_PTNtebaogoc_CMS.jpg

Làm việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Ảnh: Phòng thí nghiệm tế bào gốc)

Hiện tại, PTN TBG có 5 TS, trong đó có 3 TS thuộc biên chế nhà trường. Du học xong và về trường làm việc, cả ba TS này đều có “chương trình” làm riêng bên ngoài: kí hợp đồng với các công ty, đơn vị bên ngoài như: dược, thực phẩm, sinh học… Những TS này cho biết, công việc của họ là phụ trách mảng nghiên cứu và phát triển công ty, hoặc giải quyết các vấn đề kĩ thuật… gắn với chuyên môn của mình.

Nếu thu nhập tại trường của 3 TS này được tính gồm lương theo hệ số cơ bản (hệ số 3.3, tức khoảng 1 triệu 8 trăm đồng) cộng tiền hỗ trợ giảng dạy là 32 ngàn đồng/giờ, thì mức thu nhập bên ngoài họ được trả ở mức có thể gấp 10 lần hoặc hơn.

“Dĩ nhiên, khi không phải nghĩ tới chuyện ngày mai mình ăn gì, ở đâu thì đầu óc sẽ thoải mái hơn để theo đuổi sự nghiệp “khoa học” - một TS chia sẻ.

Tuy TS làm "chân trong, chân ngoài", nhưng với nội dung công việc và trách nhiệm làm việc trong phòng thí nghiệm, từ thực hiện các chương trình nghiên cứu của phòng, soạn giáo án giảng dạy, hướng dẫn SV, ThS đến lên phương pháp cho một hướng nghiên cứu…, đều được ông Ngọc nhận xét: “Họ làm rất tròn, đánh giá ở mức xuất sắc!”. “Tôi chỉ quản lý họ theo khối lượng và chất lượng công việc, không quản lý theo thời gian” - ông Ngọc cho biết.

Các nghiên cứu về tế bào gốc (TBG) như: “Tế bào gốc từ máu kinh nguyệt”, “Tạo động vật chuyển gen đầu tiên ở VN”, “Thu nhận và nuôi cấy TBG từ rãnh sinh dục thai chuột”, “Biệt hóa TBG chuột thành tế bào xương, mỡ và giống thần kinh”, “Tạo chuột mô hình bệnh lý tiểu đường từ TBG”, “Thu nhận TBG từ máu cuống rốn người”…, đều phát triển từ phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử (CNSHPT). Từ năm 2000 – 2008, PTN CNSHPT đã được đầu tư trang thiết bị khoảng 30 tỷ đồng. Tháng 2/2008, một bộ phận PTN CNSHPT (Lab.C) phát triển thành PTN TBG.

Với công nghệ tế bào gốc còn non trẻ, trên thế giới chỉ mới ra đời 10 năm, nên ThS Ngọc cho biết, mục tiêu quan trọng nhất của PTN TBG bây giờ là đào tạo con người! Sau đó là xây dựng cơ sở vật chất tốt, tiếp cận khoa học này ở mức cơ bản, rồi mới nghĩ đến việc đưa công nghệ vào nghiên cứu và ứng dụng.
Ông Ngọc chia sẻ quan điểm: “TS là thành quả của xã hội, thẩm thấu vào xã hội, tại sao lại một mình tôi trả tiền. Cả xã hội cần phải trả tiền vào. Như vậy sẽ không bỏ phí tài năng của họ”. Vì vậy ông đã tìm cách lôi kéo các công ty, tổ chức trả tiền cho TS của mình bằng cách: tạo điều kiện cho họ kí hợp đồng với người ta.

“Các TS ở phòng TN phải có từ 800-1000USD mới làm việc được, họ cần đủ tiền để sống, truy cập, mua tài liệu, giao tiếp... Tôi đào ra đâu 800 USD!” - ThS Ngọc nói.

Không là "Tiến sĩ giấy"

Về các TS kí hợp đồng với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc trong phòng thí nghiệm, ThS Ngọc nói: "Họ đưa được xã hội vào trường, đây là điều ít người làm được. Đấy mới chính là mục tiêu của đào tạo. Thứ hai là đưa được nhà trường ra xã hội”.

Ông đưa ra ví dụ: làm bên ngoài, mình sẽ có được thông tin, quy trình kĩ thuật mà TS mình đem về phòng thí nghiệm (tất nhiên không vi phạm bí mật của công ty). Đồng thời TS của mình cũng có thể kéo cán bộ trẻ và SV qua đó thực hiện chương trình của họ...

Hài lòng với công việc hiện nay, các TS trong PTN TBG cho biết: khi đi làm bên ngoài, họ sẽ biết được nhu cầu thực tế của xã hội đang cần là gì. Hơn nữa, có thể những kiến thức và kinh nghiệm thu được khi đi làm công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và giảng dạy ở trường (mà không thể học hay đọc được ở bất kí một cuốn sách hay bài giảng nào).

Tuy nhiên, không phải là không có bất lợi. Các TS ở đây nhìn nhận: chắc chắn là không thể hoàn thành tốt công việc ở cả hai nơi như bản thân mình đòi hỏi được, nhất là khi ở cả hai nơi họ đều là người khá quan trọng. Một thiệt thòi khác nữa là thời gian, vì “suốt ngày bù đầu với công việc thì thời gian riêng tư cũng sẽ ít đi, cuộc sống cũng bị ảnh hưởng đáng kể” như lời tâm sự của một TS trẻ.

Giải thích lý do tại sao chọn việc cho TS phòng mình làm việc bên ngoài làm một trong những cách để phát triển TS, ThS Ngọc lạc quan: “tôi quan niệm tuổi trẻ là tuổi khát vọng và cống hiến, vì vậy hãy cứ tạo điều kiện cho họ luôn khát vọng và muốn cống hiến. Điều đó có nghĩa là họ trẻ mãi, không bao giờ già!”.

PGS TS Trần Linh Thước (Ảnh: L.Quỳnh)
PGS TS Trần Linh Thước, Phó Hiệu trưởng ĐH KHTN TP.HCM: Ở trường, cán bộ giảng dạy không bị quản lý theo thời gian. Anh đạt chuẩn giờ dạy, nghiên cứu, và hoàn thành các nhiệm vụ khác do bộ môn giao, coi như hoàn thành nhiệm vụ. Nhà trường cũng khuyến khích cán bộ trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài để tăng thêm thu nhập với điều kiện thu nhập trong trường hiện nay chưa đảm bảo. Nhưng bản thân tôi thì không khuyến khích lắm. Tôi nghĩ rằng anh có thể tham gia làm, hợp tác với các chương trình, công ty bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cái tinh túy nhất phải là của đơn vị mình.

Ông Trần Phong Dũng, trưởng phòng tổ chức hành chính, ĐH KHTN TP.HCM: Đúng là thu nhập cán bộ, giảng viên trong trường hiện nay còn thấp. Nhiều cán bộ trẻ làm ở trường có khi chưa đầy 2 triệu đồng/tháng. Vì vậy, từ trước đến giờ, không chỉ PTN TBG mà ở các khoa khác như Công nghệ Thông tin, Điện tử Viễn thông… đều có và khuyến khích cán bộ, giảng viên của mình kí hợp đồng hợp tác làm việc với bên ngoài, thường là những công việc gắn liền hoặc liên quan đến chuyên môn. Điều này vừa nhằm nâng cao thu nhập, vừa hỗ trợ cho họ có điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn hơn. Làm vậy là không sai luật, và đặc biệt là giữ được cán bộ giỏi. Nói chung đó cũng là một hình thức đào tạo cán bộ.


  • Lê Quỳnh
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top