Vì sao chỉ sử dụng hệ gene của ty thể để phân tích, xác định nòi giống

quangsang00

Junior Member
Anh chị cho em hỏi: tại vì sao người ta chỉ sử dụng hệ gene của ty thể để phân tích, xác định nòi giống, chẳng hạn đối với Kí Sinh Trùng thì người ta chỉ sử dụng hệ gene ty thể, mà không sử dụng hệ gene khác ?
Em xin cám ơn các anh chị nhiều !
 
Có 1 vị tiến sĩ ở Việt Nam đã phân tích hệ gen ty thể của 54 dân tộc của Việt Nam nhưng chỉ mới xác định được hệ gen ty thể của 47 dân tộc. Trong 4r mình có bài nói về cái này đó ( Topic: Người Việt Nam ko có gen trội dấu dốt)
 
Cám ơn các anh chị nhiều ! Nhưng em vẫn chưa hiểu hệ gen của ty thể truyền theo dòng mẹ có lợi gì không ? Anh thanhphu có thể giải thích rỏ cho em vấn đề này :)được không ?
 
Có lợi và cũng có hại. Có ai bảo hệ gen ti thể là tốt đâu... Có điều nó chỉ đặc trưng vì tính di truyền chỉ từ mẹ sang con mà thôi.
Gen ti thể có nhiều ứng dụng. Thành tựu chủ yếu là dùng nhận dạng. Ví dụ khi xét nghiệm DNA của tội phạm còn sót lại trên hiện trường, người ta thu thập được 1 lượng tế bào nào đó... Nhưng số lượng tế bào này quá nhỏ, đồng thời do đặc thù, tỉ lệ DNA nhân không nhiều (ví dụ, trên hiện trường chỉ còn sót lại vài sợi tóc, 1 ít vảy da mà tên tội phạm trong lúc hành sự có bị... ngứa ... chẳng hạn...:sexy:.) Thế nên,:cool: xét nghiệm phân biệt DNA dựa trên hệ gen ty thể hiện nay được cho là chính xác, độ nhạy và đặc hiệu cao nhất!:mrgreen:
 
gen ti thể chỉ là thông số tham khảo khi phân biệt cá thể.

Gen ti thể ở dạng vòng nên '" rất bền vững"", lại di truyền theo "dòng mẹ" cùng với khả năng ổn định cao (chỉ xuất hiện đột biến điểm) nên được chọn lựa là một thông số để phân tích xác định nòi giống, nhất là những loài sinh sản vô tính.
"Thế nên,:cool: xét nghiệm phân biệt DNA dựa trên hệ gen ty thể hiện nay được cho là chính xác, độ nhạy và đặc hiệu cao nhất!" Cái này phải xem lại nhé: ví dụ gen ti thể ở tóc và ở máu của cùng một người có thể khác nhau :divien:
 
Thành tựu chủ yếu là dùng nhận dạng. Ví dụ khi xét nghiệm DNA của tội phạm còn sót lại trên hiện trường, người ta thu thập được 1 lượng tế bào nào đó... Nhưng số lượng tế bào này quá nhỏ, đồng thời do đặc thù, tỉ lệ DNA nhân không nhiều (ví dụ, trên hiện trường chỉ còn sót lại vài sợi tóc, 1 ít vảy da mà tên tội phạm trong lúc hành sự có bị... ngứa ... chẳng hạn...:sexy:.) Thế nên,:cool: xét nghiệm phân biệt DNA dựa trên hệ gen ty thể hiện nay được cho là chính xác, độ nhạy và đặc hiệu cao nhất!:mrgreen:
Cái này phải xem lại nha. Ví dụ ADN ti thể trong tóc có thể có "kiểu gen" khác ADN ti thể trong máu của cùng một người. Tần suất xuất hiện kiểu gen trùng lặp của ti thể khá cao, trong nhận dạng người nó chỉ được coi là một thông số tham khảo, nằm sau các thông số như đặc điểm riêng của cơ thể, nha đồ...
 
hehe, nghiên cứu của các bạn khá ấn tượng.
Tuy nhiên có nhiều loại hạt từ tính được sử dụng trong tách chiết và tinh sạch, không biết bạn dùng của hãng nào.
Thứ nữa là nghiên cứu mới có 10 gia đình, theo mình thì lượng mẫu đó chưa đủ lớn. Nếu làm nhiều mẫu hơn bạn sẽ thấy rõ xác suất trùng lặp sẽ thế nào ... và tại sao người ta không sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý.
Mà nhân tiện bạn có thể cho biết bạn tính xác suất như thế nào? Mình tính xác suất thì phải có tần suất xuất hiện của mỗi vị trí đột biến đã chứ, không biết bạn có tần suất xuất hiện đột biến trong quần thể người Việt ở đâu nhỉ???
 
Bạn à! Đây mới chỉ là 1 bài báo nhỏ thôi, là ý tưởng đầu tiên khi thực hiện đề tài, còn bản báo cáo chính thức thì số lượng mẫu nghiên cứu không phải chỉ 10 người đâu:mrgreen:. Tất nhiên đã nghiên cứu bao giờ người ta cũng đi từ nhỏ đến lớn. Mình up bản lớn không được nên up tạm bản này thôi. Mình đoán bạn chưa tham gia NCKH bao giờ ?
Đính chính. Giám định dựa vào gen ti thể có từ lâu rồi bạn ạ:mrgreen:. Bạn học pháp y chưa nhỉ?
 
Bạn à! Đây mới chỉ là 1 bài báo nhỏ thôi, là ý tưởng đầu tiên khi thực hiện đề tài, còn bản báo cáo chính thức thì số lượng mẫu nghiên cứu không phải chỉ 10 người đâu:mrgreen:. Tất nhiên đã nghiên cứu bao giờ người ta cũng đi từ nhỏ đến lớn. Mình up bản lớn không được nên up tạm bản này thôi. Mình đoán bạn chưa tham gia NCKH bao giờ ?
Đính chính. Giám định dựa vào gen ti thể có từ lâu rồi bạn ạ:mrgreen:. Bạn học pháp y chưa nhỉ?


Haha đúng rồi, bác viet23ht chưa làm bao giờ thì đứng có ý kiến lung tung. Bài báo tuyệt vời thế mà dám chê à.

Đùa vậy thôi chứ bạn ngoalong nên tự xem lại mình. Bác viet23ht góp ý rất đúng đấy. Không nên ai chê mình cái gì là dãy nảy lên rồi công kích cá nhân người ta.

Theo tôi bác viet23ht cả nể ai đó nên mới nói nghiên cứu khá ấn tượng, chứ:

1. Không biết cái file attached đấy là bài báo đã được đăng ở đâu, vì theo tôi thấy nó không có 1 chút ý nghĩa khoa học nào! Vì sao?

- Phương pháp dùng hạt từ để tách DNA nói chung và mtDNA nói riêng đã có từ lâu.

- Tách DNA ty thể từ chân tóc, đọc trình tự vùng siêu biến HVS1 và HVS2 cũng không có gì mới, ngay tại VN nhiều nhóm cũng đã làm thành công.

- Như bác viet23ht đã nói, nghiên cứu đa hình với số mẫu là 10 chẳng nói lên điều gì. Chưa kể, bạn ngoalong lại nói là bản báo cáo chính thức số mẫu nhiều hơn. Vậy chứng tỏ số mẫu nhỏ này là các bạn chọn lọc từ số mẫu lớn theo mục đích của mình chăng?

2. Cứ cho Việt Nam mình còn nghèo đói, chỉ đi áp dụng là tốt lắm rồi, thì bài này vẫn không đáng được gọi là bài báo vì mắc rất nhiều sai lầm nghiêm trọng trong trình bày và biện luận kết quả:

- Như bác viet23ht đã chỉ ra và bạn chưa trả lời thẳng vào câu hỏi:

Mà nhân tiện bạn có thể cho biết bạn tính xác suất như thế nào? Mình tính xác suất thì phải có tần suất xuất hiện của mỗi vị trí đột biến đã chứ, không biết bạn có tần suất xuất hiện đột biến trong quần thể người Việt ở đâu nhỉ???
- Trong phần đặt vấn đề có nêu ra các phương pháp tách chiết mtDNA khác [FONT=&quot]"không thể loại bỏ một số chất có trong thân tóc gây ức chế phản ứng PCR", [/FONT]vì vậy các tác giả chọn phương pháp dùng hạt từ. Như vậy theo đúng logic thì nghiên cứu này đúng ra sẽ phải so sánh phương pháp dùng hạt từ và các phương pháp tách mtDNA khác, từ đó mới rút ra phương pháp dùng hạt từ ưu việt. Tuy nhiên các tác giả đã không làm như vậy, phải chăng phần so sánh đó nằm trong báo cáo chính thức?

- Trong phần kết quả dễ dàng nhận thấy:

+ bảng 1 trình bày kết quả tách mtDNA từ 14 mẫu (không hề thấy đề cập 14 mẫu này là những mẫu gì!!!)

+ hình 1 trình bày kết quả PCR từ có 6 mẫu (cũng không thấy đề cập 6 mẫu này là những mẫu gì)

+ hình 3 dùng 1 loạt các ký hiệu b1406, c1406... không ai hiểu đó là những gì

+ hình 4 lại thấy các bà từ 1-6 và Sang, Lê!!! cũng không ai hiểu đó là ai.

+ bảng 2 lại trình bày kết quả từ 8 gia đình với các ký hiệu GĐ1, 2...8 (là tôi đoán vậy vì không hề có chú thích những từ viết tắt).

+ bảng 3 và 4 lại thấy xuất hiện TTS, TTA, THX mà tới đây tôi chịu không thể suy luận được đó là viết tắt của cái gì. Như vậy thì với GD1-8 và TTS, TTA, THX (tôi cho đó là ký hiệu của gia đình dựa theo bố trí bảng biểu và tiêu đề bảng) thì là 11 gia đình, không hiểu sao phần giới thiệu lại nói 10 gia đình?

Nói tóm lại file bạn post lên vi phạm nghiêm trọng tất cả những tiêu chí để có thể coi đó là một báo cáo khoa học. Đó là chưa nói đến lỗi chính tả, văn phong, hàm lượng dữ liệu, và phần Summary bằng tiếng Anh rất nhiều lỗi....
 
Khờ khờ, chú Hưng phân tích kĩ quá

hehe, đấy chỉ là hỏi xem tác giả bài báo có kết quả thế nào thôi. Chứ mình mà chấm bài này thì :mrgreen::???::???::???::mrgreen:
 
Có danh sách kèm theo chứ. Đây là đề tài cấp ... sinh viên, tất nhiên có sai sót chuyên môn.
Mình chỉ muốn nhấn mạnh là trong khoa học hình sự thì đây là ứng dụng hay dùng.
 
Có danh sách kèm theo chứ. Đây là đề tài cấp ... sinh viên, tất nhiên có sai sót chuyên môn.
Mình chỉ muốn nhấn mạnh là trong khoa học hình sự thì đây là ứng dụng hay dùng.
Hơ hơ, thế mà giờ mình mới biết đây là ứng dụng hay dùng trong khoa học hình sự.
Một số nước như singapore, thậm chí úc còn ko dùng, thế thì ứng dụng hay dùng này được sử dụng ở đâu ???:???:
 
Nếu bạn có 1 sợi tóc của tội phạm thì bạn có dám vứt bỏ nó đi vì " không thấy singapore thậm chí úc ...ứng dụng gì" không?
 
Bạn NgoaLong nên đọc cuốn the sevend daughter of Eve: bảy người con gái của Eva (có bán ngoài tiệm sách)
Không phải khi nào cũng dùng bộ gene ti thể để xác định di truyền dòng mẹ được (theo tôi nhớ đọc ở một chỗ nào đó). Trong một số trường hợp người ta thấy ti thể có ở cả tinh trùng.
 
Mình muốn hỏi một số câu:

1. Cách thức bạn tìm kiếm tài liệu tham khảo thế nào ?
2. Bạn là first author ?
3. Cách thức bạn sử dụng phần mềm xử lí số liệu ?
4. Bạn viết file .doc này ?
5. Những công việc nối tiếp từ file .doc này ?(y)

Nếu ko tiện trả lời bạn pm cho mình nhé.
 
Bạn có thể tham khảo. Giải nhất hội nghị SVNCKH năm vừa rồi của học viện mình
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat...ien-dai-phuc-vu-kham-pha-toi-ac/10846811/301/
Bài báo này giải nhất àhh. Đây có phải bản gốc của bài báo đó không hay là bạn viết lại. Nếu là bản gốc thì.....:hoanho:. Mình không bàn đến nội dung học thuật của bài báo...Nhìn sơ qua thì thấy lỗi chính tả nhiều, thuật ngữ không đồng bộ (lúc thì mtDNA, lúc thì mtADN...), chú thích bảng biểu lộn xộn... Phần phân tích số liệu chỉ thấy nhắc đến các phần mềm phân tích kết quả giải trình tự mà không thấy các phương pháp phân tích ý nghĩa thống kê của số liệu? Phần kết luận không khớp với tiêu đề cho lắm và chưa thấy được ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với các phương pháp khác (Hình như không so sánh?)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top