Lê Đức Dũng
Senior Member
Du học sinh tự túc sẽ bị 'quản' chặt hơn
Cập nhật lúc 11:57, Thứ Năm, 10/12/2009 (GMT+7)
,
- Ngay sau khi Bộ GD - ĐT công bố dự thảo Quy chế quản lý công dân Việt Nam đào tạo ở nước ngoài, VietNamNet liên tục nhận được các thắc mắc về: đối tượng áp dụng; cơ chế đóng thuế đối với lưu học sinh (LHS)...
Chiều 8/12, VietNamNet tìm gặp Phó Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Trương Duy Phúc và nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Ngọc Hùng về tìm hiểu kỹ hơn về chủ trương này.
Ông Trương Duy Phúc (trái): "Một trong những điểm mới của quy chế là bằng của LHS du học tự túc sẽ được Bộ GD-ĐT công nhận". Ông Nguyễn Ngọc Hùng (phải): "Việc nộp thuế khi làm việc ở nước ngoài chỉ áp dụng đối với lưu học sinh du học bằng ngân sách nhà nước." Du học bằng ngân sách nhà nước mới phải đóng thuế
- Thưa ông, dự thảo Quy chế quản lý công dân Việt Nam đào tạo ở nước ngoài vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra có gì mới hơn quy định trước đây?
Ông Trương Duy Phúc: Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, bao gồm học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, người dự khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 90 ngày đến 1 năm (gọi chung là lưu học sinh); tổ chức,cá nhân làm công tác LHS ở trong và ngoài nước.
Như vậy, quy định này không loại trừ đối tượng du học diện tự túc. Hơn nữa, bằng của các LHS, đặc biệt là diện du học tự túc về sẽ được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận chứ không "bị" coi là bằng giả.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Quy định trước đây chỉ áp dụng quản lý đối với LHS du học bằng ngân sách nhà và học bổng song phương. Trong khi đó, đối tượng du học tự túc, theo báo cáo chưa đầy đủ thì đã gấp khoảng 10 lần diện học bổng ngân sách.
Điểm mới nữa được coi là đột phá trong quản lý là sẽ có số liệu thống kê chính xác về đối tượng du học tự túc.
Khi đã có thống kê, các đơn vị sẽ biết được nhu cầu để điều tiết trong việc cử cán bộ đi học. Đồng thời, xã hội cũng có định hướng để chọn ngành đi du học...
Tránh tình trạng hiện nay, không biết bố trí công việc thế nào cho khá nhiều LHS theo diện học bổng nhà nước. Vì không có thống kê nhân lực mảng thừa, mảng thiếu - ngành cần cán bộ thì không có, nhưng ngành thừa thì vẫn cử đi học gây lãng phí.
- Nhiều LHS băn khoăn về một số quy định như: phải báo cáo kết quả học tập; nộp thuế khi làm việc ở nước ngoài... Những quy định này áp dụng cho tất cả hay chỉ với đối tượng du học bằng ngân sách nhà nước?
Ông Trương Duy Phúc: Về báo cáo kết quả học tập, quy chế áp dụng cho tất cả đối tượng du học ở nước ngoài, kể cả LHS diện tự túc cũng phải gửi báo cáo định kỳ về Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT).
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Việc nộp thuế khi làm việc ở nước ngoài chỉ áp dụng đối với LHS du học bằng ngân sách nhà nước. Vì đối tượng này do Nhà nước cử đi và bỏ tiền cho học nên họ phải có trách nhiện đóng góp cho đất nước.
Tuy nhiên, mức đóng góp cụ thể như thế nào thì phải có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản.
Quản chặt hơn...
Có nhiều ý kiến cho rằng: trước đây công tác quản lý LHS ở nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ?
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Đúng như vậy. Quy định mới này có quy định trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan gồm Bộ GD-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính... Đồng thời, tăng cường hơn trách nhiệm phối hợp thông tin giữa các bộ, ngành và địa phương.
Việc có thống kê các đối tượng du học bằng ngân sách nhà nước, học bổng song phương và du học diện tự túc vừa để quản lý, vừa thể hiện Chính phủ có trách nhiệm đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.
- Với những LHS diện du học bằng ngân sách nhà nước không thực hiện theo cam kết hoặc vì một lý do bất khả kháng phải về nước giữa chừng... thì sẽ xử lý thế nào?
Ông Trương Duy Phúc:Hàng năm, các LHS và tổ chức quản lý liên quan có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện, quản lý và hoạt động khác... sẽ được xem xét đề nghị khen thưởng.
Với những LHS được cấp học bổng nhưng tự ý kéo dài thời gian học tập, nghiên cứu, mà không được Bộ GD-ĐT cho phép thì phải tự giải quyết các khoản chi phí tài chính phát sinh do kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu. Đồng thời, chịu hình thức xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
LHS nào bị đình chỉ học, cho về nước, phải thực hiện chế độ bồi hoàn theo quy định hiện hành...
Với LHS được cấp học bổng thì sau khi về nước phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước theo quy định hiện hành. Nếu không chấp hành sự điều động sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định.
LHS chưa tốt nghiệp về nước thuộc diện phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước, sẽ được giới thiệu về cơ quan cử đi đào tạo, về địa phương hoặc đi học tiếp ở trong nước hoặc nước ngoài.
LHS chưa tốt nghiệp về nước sau khi đã hoàn thành được tối thiểu 1/3 khoá học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài vì lý do sức khoẻ và những lý do chính đáng khác, có xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nếu có nhu cầu sẽ được các cơ sở giáo dục xem xét và tiếp nhận học tiếp...
- Xin cảm ơn!
Cập nhật lúc 11:57, Thứ Năm, 10/12/2009 (GMT+7)
,
Chiều 8/12, VietNamNet tìm gặp Phó Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Trương Duy Phúc và nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Ngọc Hùng về tìm hiểu kỹ hơn về chủ trương này.
- Thưa ông, dự thảo Quy chế quản lý công dân Việt Nam đào tạo ở nước ngoài vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra có gì mới hơn quy định trước đây?
Ông Trương Duy Phúc: Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, bao gồm học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, người dự khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 90 ngày đến 1 năm (gọi chung là lưu học sinh); tổ chức,cá nhân làm công tác LHS ở trong và ngoài nước.
Như vậy, quy định này không loại trừ đối tượng du học diện tự túc. Hơn nữa, bằng của các LHS, đặc biệt là diện du học tự túc về sẽ được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận chứ không "bị" coi là bằng giả.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Quy định trước đây chỉ áp dụng quản lý đối với LHS du học bằng ngân sách nhà và học bổng song phương. Trong khi đó, đối tượng du học tự túc, theo báo cáo chưa đầy đủ thì đã gấp khoảng 10 lần diện học bổng ngân sách.
Điểm mới nữa được coi là đột phá trong quản lý là sẽ có số liệu thống kê chính xác về đối tượng du học tự túc.
Khi đã có thống kê, các đơn vị sẽ biết được nhu cầu để điều tiết trong việc cử cán bộ đi học. Đồng thời, xã hội cũng có định hướng để chọn ngành đi du học...
Tránh tình trạng hiện nay, không biết bố trí công việc thế nào cho khá nhiều LHS theo diện học bổng nhà nước. Vì không có thống kê nhân lực mảng thừa, mảng thiếu - ngành cần cán bộ thì không có, nhưng ngành thừa thì vẫn cử đi học gây lãng phí.
- Nhiều LHS băn khoăn về một số quy định như: phải báo cáo kết quả học tập; nộp thuế khi làm việc ở nước ngoài... Những quy định này áp dụng cho tất cả hay chỉ với đối tượng du học bằng ngân sách nhà nước?
Ông Trương Duy Phúc: Về báo cáo kết quả học tập, quy chế áp dụng cho tất cả đối tượng du học ở nước ngoài, kể cả LHS diện tự túc cũng phải gửi báo cáo định kỳ về Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT).
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Việc nộp thuế khi làm việc ở nước ngoài chỉ áp dụng đối với LHS du học bằng ngân sách nhà nước. Vì đối tượng này do Nhà nước cử đi và bỏ tiền cho học nên họ phải có trách nhiện đóng góp cho đất nước.
Tuy nhiên, mức đóng góp cụ thể như thế nào thì phải có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản.
Quản chặt hơn...
Có nhiều ý kiến cho rằng: trước đây công tác quản lý LHS ở nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ?
Ông Nguyễn Ngọc Hùng: Đúng như vậy. Quy định mới này có quy định trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan gồm Bộ GD-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính... Đồng thời, tăng cường hơn trách nhiệm phối hợp thông tin giữa các bộ, ngành và địa phương.
Việc có thống kê các đối tượng du học bằng ngân sách nhà nước, học bổng song phương và du học diện tự túc vừa để quản lý, vừa thể hiện Chính phủ có trách nhiệm đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.
- Với những LHS diện du học bằng ngân sách nhà nước không thực hiện theo cam kết hoặc vì một lý do bất khả kháng phải về nước giữa chừng... thì sẽ xử lý thế nào?
Ông Trương Duy Phúc:Hàng năm, các LHS và tổ chức quản lý liên quan có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện, quản lý và hoạt động khác... sẽ được xem xét đề nghị khen thưởng.
Với những LHS được cấp học bổng nhưng tự ý kéo dài thời gian học tập, nghiên cứu, mà không được Bộ GD-ĐT cho phép thì phải tự giải quyết các khoản chi phí tài chính phát sinh do kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu. Đồng thời, chịu hình thức xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
LHS nào bị đình chỉ học, cho về nước, phải thực hiện chế độ bồi hoàn theo quy định hiện hành...
Với LHS được cấp học bổng thì sau khi về nước phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước theo quy định hiện hành. Nếu không chấp hành sự điều động sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định.
LHS chưa tốt nghiệp về nước thuộc diện phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước, sẽ được giới thiệu về cơ quan cử đi đào tạo, về địa phương hoặc đi học tiếp ở trong nước hoặc nước ngoài.
LHS chưa tốt nghiệp về nước sau khi đã hoàn thành được tối thiểu 1/3 khoá học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài vì lý do sức khoẻ và những lý do chính đáng khác, có xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nếu có nhu cầu sẽ được các cơ sở giáo dục xem xét và tiếp nhận học tiếp...
- Xin cảm ơn!
- Kiều Oanh (thực hiện)