Việt Nam và phương hướng phát triển công nghệ sinh hoc

Ngô Vũ

Senior Member
Việt Nam và phương hướng phát triển công nghệ

Bioentrepreneur
Published online: 12 July 2004

Vietnam to refocus biotech
Jen Lin Liu Jen Lin Liu is a freelance writer based in Shanghai

Vietnamese biotech has historically been grounded in agriculture, but it will soon tackle drugs and related products. As the Vietnamese government prepares to release a detailed 15-year plan for national biotech development by the end of 2004, government officials expect the country's emphasis will shift to the production of pharmaceutical products, diagnostic tools and vaccines.

But the country needs more capital and human resources to truly stand out among its southeast Asian neighbors. Vietnamese biotech currently focuses on agriculture, animal husbandry and tropical organisms—research areas that were expanded this year with the establishment of five national biotech research centers, which will be completed by 2007.

The government has given each institute between $3 million and $3.5 million in seed money, says Binh Le Tran, the director of the Institute of Biotechnology (IBT) in Hanoi. The centers will use buildings and staff from existing institutes so that most of the money can pay for new equipment.

Salleh Ismael believes that Malaysia could serve as a better example than Singapore for Vietnam's biotech development. In addition to establishing the five centers, in late 2003 the government approved $400 million for biotech research for 2003–2010. Le Tran expects that the Vietnamese government's 15-year plan will increase federal investment in biotech by 15%. The IBT, which belongs to the National Center of Natural Science and Technology of Vietnam, functions as the country's central research center, coordinating biotech efforts within the country and with other southeast Asian nations. For example, the IBT is beginning a new collaborative project with Singapore and Indonesia in which the genetic makeup of Vietnam's 54 ethnic groups will be analyzed to help study diseases that are specific to Vietnamese. The institute also runs training courses for the nation's researchers in areas such as protein analysis and bioinformatics, which are also valuable for drug discovery.

But some significant obstacles stand in the way of Vietnam's biotech development, such as the lack of skilled human resources, according to Philippe Scholtes, the representative for the United Nations Industrial Development Organization in Hanoi. "Unlike in China or India, where you have a very strong pool of scientists that have worked overseas, the Vietnamese government has little interest in bringing back scientists who may have opposed the regime in the past," says Scholtes. He believes that the government should work harder to facilitate more international academic exchanges in biotechnology.

Le Tran says that Vietnam is at a point where "we need to catch up" to other fast-developing nations in biotech like Singapore and Thailand. Singapore is more attractive to invest in than Vietnam, says Jonathan Wang, the managing director of WI Harper, because "the Singapore government is pushing strong in the life sciences. We have not heard strong noise from other southeast Asian countries" like Vietnam.

Salleh Ismael, the CEO of Technology Park Malaysia Corporation in Kuala Lumpur, says that it is impossible to compare Vietnam to Singapore, because "Singapore is a rich man. They can afford to pay high costs to hire scientists."

Ismael believes that Malaysia, which is generally considered more advanced in biotech than Vietnam, could serve as a better example for Vietnam's biotech development. Like Vietnam, Malaysia is an agriculturally focused country, says Ismael, who is exploring the possibility of setting up a biodiversity center in Vietnam. "Vietnam is a dynamic country with 80 million people and huge growth," he says. "It is near China, which is a good potential market for Vietnam to export to. It also has a huge coastal area for marine biotechnology."

Although some disagree about whether Vietnam should stick to agbiotech research or move on to medicines, the country is at an interesting crossroad. Scientists in the country note that Vietnam already manufactures nine of ten essential vaccines for local vaccination programs, which reduces the need for imports. But given the "pressing need to raise the output of the agricultural sector," according to Scholtes, it may be wise for Vietnam to stay the course in agbiotech and leave other southeast Asian nations like Singapore to focus on medicines.
 
Tương lai của các nhà sinh học tương lai trong ngôi nhà sinh học này đã được dự báo và định hướng rỏ ràng theo bản tin tường thuật trên.

Việc chúng ta có trở thành nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình phát triển này đang là vấn đề cần thảo luận. Chúng ta tự đào tạo lấy nhân lực từ trong nước hay cần có một sự hợp tác quốc tế trên một hình thức nào để có đủ sức người trong việc phát triển sắp tới?

Chúng ta có tin tưởng vào những dự báo ở trên không căn cứ vào tình hình đào tạo hiện nay?

Chúng ta có chấp nhận lời khuyên từ một nhà quan sát chuyên nghiệp ở đọan cuối của bài viết?

Tương lai sáng sủa của chúng ta đang nằm trong tầm tay của ta hay trong những quyết định sáng suốt của chính phủ lãnh đạo?
 
Trong diễn đàn còn có các bạn sinh viên năm thứ nhất, thứ 2 và cả các em học sinh trung học nữa, thành ra những bài viết bằng tiếng Anh có thể hơi khó đối với các bạn ấy.

Tôi tranh thủ cuối giờ làm việc dịch một phần bài viết, chưa kịp dịch hết vì muộn quá rồi.

Bioentrepreneur
Published online: 12 July 2004

Việt Nam định hướng lại ngành Công nghệ Sinh học.
Jen Lin Liu Jen Lin Liu is a freelance writer based in Shanghai

Ngành Công nghệ sinh học Việt Nam từ trước tới nay vẫn được đặt trên nền tảng nông nghiệp, nhưng sắp tới sẽ bước vào lĩnh vực thuốc men cũng như các sản phẩm tương tự khác. Trong khi chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị công bố một kế hoạch 15 năm chi tiết cho sự phát triển ngành công nghệ sinh học quốc gia vào cuối năm 2004, các quan chức chính phủ dự đoán những mũi nhọn của đất nước sẽ chuyển dịch sang lĩnh vực sản xuất các sản phẩm Y - dược, các công cụ chẩn đoán và vaccine.

Tuy nhiên Việt Nam cần nhiều vốn cũng như nhân lực hơn để thực sự có vị thế trong khu vực ASIAN. Công nghệ Sinh học Việt Nam hiện đang tập trung vào Nông nghiệp, Chăn nuôi và các sinh vật nhiệt đới – những llĩnh vực nghiên cứu đã được mở rộng trong năm nay cùng với việc thiết lập 5 trung tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học. Chương trình này sẽ kết thúc vào năm 2007.

Chính phủ đã đầu tư cho mỗi viện từ 3 đến 3.5 triệu USD, GS. Lê Trần Bình - Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học cho biết. Các cụm phòng thí nghiệm trọng điểm này sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện đang có, do vậy phần lớn số tiền sẽ được dùng để mua các thiết bị mới.

Salleh Ismael tin tưởng rằng so với Singapore thì Malaysia có thể làm một ví dụ tốt hơn đối với sự phát triển Công nghệ Sinh học Việt Nam. Cùng với việc thiết lập 5 cụm phòng thí nghiệm trọng điểm, cuối năm 2003 chính phủ đã chấp thuận 400 USD cho các nghiên cứu Công nghệ Sinh học giai đoạn 2003 – 2010. GS. Lê Trần Bình cho rằng kế hoạch 15 năm của Chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường sự đầu tư vào Công nghệ Sinh học 15%. Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – có chức năng là trung tâm nghiên cứu của cả nước, đang hợp tác với các cơ sở Công nghệ sinh học khác trong nước và với các quốc gia ASIAN láng giềng. Một ví dụ là IBT đang bắt đầu một dự án hợp tác với Singapore và Indonesia trong đó nhân tố di truyền tạo nên 54 dân tộc sẽ được phân tích nhằm trợ giúp các nghiên cứu về những loại bệnh thường gặp ở người Việt. IBT cũng tổ chức các khóa đào tạo cho các nghiên cứu viên trong nước về những lĩnh vực như Phân tích protein và Tin sinh học - cũng là những lĩnh vực có giá trị đối với việc nghiên cứu thuốc.

Tuy nhiên, theo Philippe Scholtes - Đại diện của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc - vẫn còn một số vật cản trên con đường phát triển Công nghệ sinh học Việt Nam ví dụ như thiếu lực lượng có kỹ năng cao.[...]. Philippe cho rằng chính phủ Việt Nam nên tích cực hơn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho những trao đổi - hợp tác quốc tế trong Công nghệ sinh học.

Dịch đến đây tôi thấy hơi bất ổn vì có một câu trong bài liên quan đến chính trị.

Site này chỉ thảo luận các vấn đề khoa học và là một site phi chính trị. Nếu các bạn tiếp thấy bài viêt trên có những điểm về mặt chuyên môn cần phải thảo luận thêm thì có thể tiếp tục. Những bài viết có liên hệ tới chính trị sẽ bị xoá và thread này sẽ bị khoá ngay lập tức.

Mong các bạn hiểu cho.
 
Khiếp cậu khéo lo thế, các em í chưa đủ trình để tham gia món này đâu. Mà cậu dịch văn của người ta chứ chính chị chính em gì.
 
Các em học sinh cấp 3 và sinh viên mới cũng có nhiều người có kiến thức rất tốt bạn à. Hồi tôi ở cái tuổi đó còn ham mê đọc sách, chứ bây giờ thì ...

Hơn nữa nếu các bạn ấy chưa "đủ trình" để thảo luận chuyện này thì lại càng phải dịch ra để giúp họ dễ tìm hiểu vấn đề hơn, phải vậy không.

Tuy chúng ta không trực tiếp viết ra những bài liên quan đến chính trị, nhưng chỉ cần trên site có những bài, dù là sưu tầm, liên quan đến vấn đề này thì cũng trở thành một site "CÓ MANG NỘI DUNG CHÍNH TRỊ". Một lần nữa mong các bạn hiểu cho Ban quản trị chúng tôi.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tôi thực sự bất ngờ khi biết rằng ngành Công nghệ sinh học nước nhà được dự tính sẽ chuyển hướng sang lĩnh vực dược phẩm. Từ trước tới nay chúng ta vẫn chỉ dựa trên những cái được coi là thế mạnh của thiên nhiên Việt Nam và ngành nông nghiệp lâu đời, còn chuyện sản xuất các chế phẩm Y - Dược thì là thế mạnh của các quốc gia phát triển hơn.

Về những công cụ chẩn đoán thì tôi biết có một số công cụ dựa trên các thí nghiệm Sinh học phân tử và Miễn dịch để làm chuyện này. PCR, ELISA là những ví dụ. Chúng ta đã làm được những công cụ chẩn đoán và việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất chúng là điều cần thiết.
 
dontcry said:
Tôi thực sự bất ngờ khi biết rằng ngành Công nghệ sinh học nước nhà được dự tính sẽ chuyển hướng sang lĩnh vực dược phẩm. Từ trước tới nay chúng ta vẫn chỉ dựa trên những cái được coi là thế mạnh của thiên nhiên Việt Nam và ngành nông nghiệp lâu đời, còn chuyện sản xuất các chế phẩm Y - Dược thì là thế mạnh của các quốc gia phát triển hơn.

Về những công cụ chẩn đoán thì tôi biết có một số công cụ dựa trên các thí nghiệm Sinh học phân tử và Miễn dịch để làm chuyện này. PCR, ELISA là những ví dụ. Chúng ta đã làm được những công cụ chẩn đoán và việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất chúng là điều cần thiết.


Thật ra bài báo gốc E viết chưa đầy đủ, chứ kô sai; phần y dược thì nằm trong cái gọi là CNSH protein trị liệu; hướng mạnh mà Tp HCM sẽ đầu tư làm.
 
Chẳng riêng gì TP HCM, cái gọi là CNSH ứng dụng trong y dược lúc nào chẳng hiện diện trong mọi báo cáo về phát triển CNSH, từ trung ương đến địa phương.

Thiếu vốn, nhân lực hạn chế, đụng đâu cũng gặp các bằng phát minh của bọn tư bản làm rào cản, thời gian thực hiện dài từ lúc bắt tay nghiên cứu đến khi hòan tất mọi thủ tục cho sản phẩm phải mất đến hàng chục năm ... rất nhiều khó khăn thách thức. Nhưng bù lại đây là lĩnh vực béo bở nhất của CNSH, nếu làm được thì VN sẽ cất cánh như rồng.
 
Tôi không ngờ cái bản tin gốc tiếng Anh mà lại nhạy cảm chính trị như thế. Thấy bạn mod dontcry sợ hãi đến nổi chẳng dám dịch ra nó giống như đang coi phim tới chổ bạo lực thì vội vã bịt mắt lại. Nhân tiện phải cám ơn bạn đã cất công dịch bài này cho các bạn khác (cũng như bịt mắt những bạn đó để "bảo vệ"). Nếu bạn chưa có đủ trình độ hay vẫn không muốn đối diện với một trong những thực tế của cuộc sống thì tôi cũng không trách làm chi, chỉ thấy đáng tiếc. Tôi xin nói thế này: Cái câu bình luận "nhạy cảm" đó của ông Scholtes nào đó chưa hẳn đã chính xác. Đó chỉ là ý kiến riêng của ổng. Qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhà nước VN luôn kêu gọi sự đóng góp của các chuyên gia gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Đương nhiên là những người có thiện chí muốn giúp đở quê hương. Còn việc có thành công hay không là con đường hai chiều, tôi sẽ không tiếp tục bàn ở đây. Scholtes hoàn toàn đúng khi so sánh việc sử dụng nhân lực giữa VN và các nước mạnh (về CNSH) trong khu vực như Singapore, Ấn và Tàu.

Bài học ở đây là, để cùng nhau xây dựng, phát triển và bảo vệ một ngành khoa học, chúng ta không những phải hoàn thiện khả năng chuyên môn nhưng còn phải cùng nhau xây dựng một tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho lĩnh vực của mình. Quyền lợi cho lĩnh vực chuyên môn ở đây chỉ có được dưới một chính sách ưu đãi của nhà nước. Một chính sách ưu đãi chỉ có được khi nhà sinh học VN thay đổi được cái nhìn của nhà quản lý và dân chúng về hình ảnh ngành nghề của mình trong xã hội. Xã hội VN thường kính nể những người có học thức cao nhưng chỉ dừng tới đó. Những người này được hình dung là những con mọt sách, ăn nói khó hiểu, thụ động và luôn luôn rút lui vào phòng kín say mê với những thí nghiệm cao siêu của họ. Nếu mà được nhìn qua một lăng kính như vậy, thì khi cần ủng hộ tài chính để làm một việc gì đó, việc thuyết phục trở nên không dể dàng chút nào.

Những gì nói ở trên có lẽ còn xa vời cho những bạn SV đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng sẽ thiết thực cho các bạn đã ra trường, đang học cao thêm và mới bắt đầu vào con đường làm khoa học. Những ý kiến này chỉ khêu gợi ra những vấn đề khá lý thú khác trên bước đường cống hiến của các bạn cho sinh học VN, ngoài những kỹ năng chuyên môn mà bạn trao đổi hàng ngày.

Dontcry viết: "Tuy chúng ta không trực tiếp viết ra những bài liên quan đến chính trị, nhưng chỉ cần trên site có những bài, dù là sưu tầm, liên quan đến vấn đề này thì cũng trở thành một site "CÓ MANG NỘI DUNG CHÍNH TRỊ". Một lần nữa mong các bạn hiểu cho Ban quản trị chúng tôi."

Câu trã lời của tôi: Bạn là một cá nhân có giáo dục cao, có khả năng tư duy khoa học chính xác, có lòng yêu nước chân chính, bạn nên dùng những đức tính quí báo này để đóng góp và xây dựng cái tập thể bạn đang đứng trong đó ngày càng tốt hơn bằng những suy nghĩ trung thực và độc lập của mình. Nếu hoàn cảnh khách quan buộc bạn phải nhắm mắt bên phải và bịt tai bên trái thì tôi hoàn toàn thông cảm với bạn, chỉ e rằng việc phát huy hết tài năng của bạn sẽ không được trọn vẹn.
---------------------
Thật ra ý chính của bài báo mà tôi đã giới thiệu đề cập đến những chuẩn bị cần thiết của giới sinh học VN khi chi tiết của chương trình phát triển CNSH cho 15 năm tới của nhà nước sẽ chính thức công bố vào cuối năm nay. Nếu trong trang web này đa số bạn đọc là sinh viên học sinh có sở thích về sinh học thì hiểu biết về những dự án của nhà nước trong tương lai sẽ giúp bạn có sự quyết định trong việc chọn ngành nghề sau này. Còn những bạn có khả năng phân tích cao hơn, việc quan sát tìm hiểu những nhu cầu trong nước, so sánh thế mạnh yếu của VN so với các nước trong khu vực trong việc sản xuất sản phẩm CNSH, và kết luận của bạn về những mũi nhọn nên tập trung khai thác sẽ là một đề tài nghiên cứu thiết thực nhất. Những kiến thức này sẽ giúp bạn chuẩn bị trong việc đầu tư học hỏi thêm chuyên môn liên quan đến những ngành nghề được ưu tiên phát triển. Cụ thể những vấn để đáng được thảo luận là:

1. VN đã có những công ty hay những đề tài nghiên cứu trong trường học chuyên về phân tích thị trường CNSH VN? Nếu có, kết quả họ tìm ra có thỏa mản với bạn không. Nếu không, đó là một nhu cầu. Bạn có tính thành lập một công ty như vậy không hay xin làm một đề tài như vậy không nếu bạn làm việc trong trường học? Nếu bạn thành công, bạn có thể trả lương cho chính mình qua việc tư vấn trở lại cho nhà nước hoặc những đề tài tương tự cái mà đang rất cần những số liệu tìm được của bạn.

2. Bạn Shortgun đã đề cập đến vấn đề bằng phát minh, rất là quan trọng khi sản phẩm VN muốn đem ra ngoài. VN đã có bao nhiêu văn phòng làm việc này? Nhu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ có được nhận thức đúng đắn? và những bước bồi dưỡng chuyên môn đang được tiến hành như thế nào nếu bạn là một nhà sinh học muốn tham gia đóng góp trong lĩnh vực này?

Còn nhiều thứ khác về CNSH trị liệu như lonxon chỉ ra, và nhiều nhu cầu khác trong xã hội có thể không kể ra hết ở đây. Tuy chúng ta có nhiều câu hỏi hơn trả lời ở đây, nhất là rất thiếu những chỉ số về nghiên cứu thị trường do đó thảo luận sẽ rất hạn chế. Tôi mong chúng ta nhìn thấy được những nhu cầu phát triển này và có thể bắt tay vào làm cho chúng trở thành hiện thực.
 
Tôi không ngờ cái bản tin gốc tiếng Anh mà lại nhạy cảm chính trị như thế. Thấy bạn mod dontcry sợ hãi đến nổi chẳng dám dịch ra nó giống như đang coi phim tới chổ bạo lực thì vội vã bịt mắt lại. Nhân tiện phải cám ơn bạn đã cất công dịch bài này cho các bạn khác (cũng như bịt mắt những bạn đó để "bảo vệ"). Nếu bạn chưa có đủ trình độ hay vẫn không muốn đối diện với một trong những thực tế của cuộc sống thì tôi cũng không trách làm chi, chỉ thấy đáng tiếc.
Nếu cái bản tin gốc tiếng Anh thực sự nhạy cảm thì nó đã bị xóa rồi bạn à. Vì đây là một vân đề hay (chỉ có 1 câu trong bài được coi là nhạy cảm) nên thread mới được giữ lại để tiếp tục bàn luân.

Tôi không hề có ý định bịt mắt ai cả, đơn giản là chưa đủ thời gian dịch toàn bộ. Cái câu nhạy cảm đó vân còn nguyên ở bài viết gốc tiếng Anh, cho nên mọi người có thể biết được câu đó. Tính khách quan của thông tin vân còn nguyên.

Mục tiêu của chúng tôi là giữ vững được site này làm nơi trao đổi, học tâp cho mọi người.

Như tôi đã nói 2 lân trong thread này và đây là lân thứ 3: Các bạn hãy hiểu cho chúng tôi. Hãy đọc lại cái câu mà tôi cho rằng "nhạy cảm".

Cảm ơn những phân tích giá trị của các bạn! Đây là chủ đề rât bổ ích đối với tôi.
 
Cám ơn anh Túchâu, hí hí chắc là anh, vì có mấy chị nào có lời văn vừa cứng cỏi vừa mềm mại như rứa.

Tôi, nổi tiếng như cái nick của tôi là lộn xộn, cũng cho rằng giữa chính trị và khoa học tưởng chừn chẳng ăn nhập gì nhau nhưng thực tế lại có quan hệ gắn bó hữu cơ rất chặt. Dĩ nhiên tôi chả có time mà viết ra điều đó.

Bản lĩnh 1 nhà khoa học bao gồm cả bản lĩnh chính trị chứ đâu phải bản lĩnh chuyên môn chung chung.

Không mạng dạn đối diện với sự thật chính là không mạnh dạn đối diện với chính bản thân minh.
 
Theo tớ thì nhận định đó chỉ xuất phát từ một cá nhân, lại không phải là người Việt nên việc chưa phản ánh đúng vấn đề cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Còn nếu VN muốn định hướng phát triển CNSH theo hướng chung của thế giới thì có lẽ việc đầu tiên phải làm là thay đổi cơ chế quản lý KH. Phải làm cho chất lượng nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc tế. Tớ thì chẳng biêt thế nào, nhưng theo lời của một chị bạn làm ở một viện nghiên cứu ở HN thì phần lớn thời gian và kinh phí dành cho những việc ngòai khoa học: thủ tục chỗ này chỗ kia, xin hóa đơn, ...
 
Nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi từ cái gốc rễ của nó, mà theo mình thì cái gốc rễ ở đây chính là cái suy nghĩ của chúng ta về việc làm khoa học.
Bản lĩnh 1 nhà khoa học bao gồm cả bản lĩnh chính trị chứ đâu phải bản lĩnh chuyên môn chung chung.

Không mạng dạn đối diện với sự thật chính là không mạnh dạn đối diện với chính bản thân minh
Có mấy người trong chúng ta đã dám đối diện với chính bản thân mình chưa, với những cái mà mình nghĩ so với những cái mà mình làm :mrgreen:
Sinh học cũng như bất cứ một khoa học nào khác, nó cần sự trung thực, nhưng cái đó thì tôi thấy yếu quá. Bạn có thể trung thực trong suy nghĩ của bạn, nhưng nghĩ một đằng thì lại làm một nẻo, nhưng mà cũng chẳng thể khác được :mrgreen:
Theo tớ thì nhận định đó chỉ xuất phát từ một cá nhân, lại không phải là người Việt nên việc chưa phản ánh đúng vấn đề
Mình nghĩ cái quý giá nhất của bọn tây chính là cái tính thực dụng của chúng nó, tất cả đều phải xuất phát từ thực tế. Trời đất, chắc là tớ phải xem lại mình cái đã :mrgreen:
 
Tôi rất đồng ý với dontcry là những gì thuộc về chính trị thì chúng ta miễn bàn ở đây.

Theo tôi, Việt Nam không hề thiếu những công ty hay những đề tài nghiên cứu trong trường học chuyên về phân tích thị trường CNSH Việt Nam. Bằng chứng là bất cứ một công ty nào muốn đứng vững trong thị trường đều phải nghiên cứu phân tích về thị trường đó, thị trường CNSH Việt Nam cũng không ngoại lệ. Còn ở cấp Nhà nước thì lại càng có các đề tài phân tích thị trường CNSH lớn hơn, nếu không Nhà nước làm sao có thể đề ra các chính sách phát triển CNSH ở mức độ vĩ mô. Vấn đề là những số liệu này không dễ có được, số liệu phân tích từ các công ty thì họ chả dại gì công bố ra cho các bác hướng theo. Còn ở cấp Nhà nước thì những số liệu ấy chỉ xuống đến một cấp nào đó, khó mà lấy được.
Vì vậy tôi chả biết kết quả họ tìm ra có thoả mãn với tôi không.

Còn về nhu cầu sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thì ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề nóng hổi. Ngày càng có nhiều công ty chuyển giao công nghệ được thành lập. Có cả chợ công nghệ, nơi chuyên mua bán, trao đổi các công nghệ trên internet nữa cơ à. Ở đây này: http://www.techmartvietnam.com.vn/
Tôi hiện giờ chả có sản phẩm nào để đăng ký sở hữu trí tuệ mà đã tính đến cái này rồi à.


Thật ra không chỉ trong ngành CNSH mà còn rất nhiều ngành khác, nếu muốn nâng cao hiệu quả, muốn phát triển mạnh hơn, muốn… thì cứ việc tăng lương cho cán bộ. Nếu nâng được mức lương thật cao thì các vấn đề tiêu cực khác chỉ là chuyện nhỏ.
 
Nghe các vĩ nhân nói chuyện cứ y như mấy cán bộ cấp ... phường, cấp xã phát biểu. Đọc thì thấy rổn rảng, kêu leng keng chứ nội dung chẳng có gì. Chịu khó 1 chút, đọc thêm nhiều báo chí và suy nghĩ thấu đáo hơn khi bàn chuyện vĩ mô. Đây tham khảo 1 bài này nè

http://www.vnn.vn/khoahoc/trongnuoc/2004/08/230242/

Có nằm mơ, mới thấy công nghiệp công nghệ sinh học!
13:04' 25/08/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - TP.HCM tốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học (CNSH) nhưng sản phẩm cụ thể vẫn chưa thấy rõ. Trong khi đó, Công ty tư nhân CNSH Nam Khoa chỉ đầu tư hơn chục tỷ đồng đã có sản phẩm bán rộng rãi trên thị trường. GS TS Phạm Văn Biên, viện trưởng Viện Nông nghiệp miền Nam đã so sánh như trên tại buổi báo cáo chuyên đề về cơ chế triển khai ứng dụng sản phẩm CNSH của TP.HCM hôm 24/8.
 
VietNamNet) - TP.HCM tốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học (CNSH) nhưng sản phẩm cụ thể vẫn chưa thấy rõ. Trong khi đó, Công ty tư nhân CNSH Nam Khoa chỉ đầu tư hơn chục tỷ đồng đã có sản phẩm bán rộng rãi trên thị trường. GS TS Phạm Văn Biên, viện trưởng Viện Nông nghiệp miền Nam đã so sánh như trên tại buổi báo cáo chuyên đề về cơ chế triển khai ứng dụng sản phẩm CNSH của TP.HCM hôm 24/8.
cái này mình cũng mới đọc, nhưng theo mình nghĩ thì đó chẳng phải chỉ là tình trạng riêng của VN, mà ngay cả trong chuyện giải mã bộ gen người thì "hình như" cũng vậy.
Nghe các vĩ nhân nói chuyện cứ y như mấy cán bộ cấp ... phường, cấp xã phát biểu. Đọc thì thấy rổn rảng, kêu leng keng chứ nội dung chẳng có gì.
Uh, các vĩ nhân nhà mình chưa có ai là trưởng thôn đâu, cấp xã nghe to tát quá :mrgreen:
 
Theo tớ cứ tạm chia CNSH ra thành 3 lĩnh vực nhỏ hơn như sau:
- medicine and pharmaceutical biotechnlogy
- agro-food biotechnlogy
- industrial biotechnology

Ở lĩnh vực thứ nhất VN mới mon men nhảy vào, có vài sản phẩm vaccine. Có lẽ những sp này còn chưa vươn ra tầm thế giới vì thủ tục xin giấy chứng nhận của FDA (cơ quan quản lý thực phẩm dược phẩm Mỹ), hoặc các cơ quan tương đương của châu Âu và Nhật Bản rất phức tạp.

Ở lĩnh vực thứ hai VN đã có nhiều tiến bộ rất đáng trân trọng, tuy nhiên trình độ vẫn kém mức trung bình của thế giới vài chục năm.

Ở lĩnh vực thứ ba thì hầu như VN chưa có gì. Trong lĩnh vực này CNSH được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm ở quy mô công nghiệp như nguyên nhiên liệu, hóa chất, hóa chất tinh khiết ...

Theo tớ những đọan nhận xét như thế này khá mơ hồ
(VietNamNet) - TP.HCM tốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học (CNSH) nhưng sản phẩm cụ thể vẫn chưa thấy rõ. Trong khi đó, Công ty tư nhân CNSH Nam Khoa chỉ đầu tư hơn chục tỷ đồng đã có sản phẩm bán rộng rãi trên thị trường. GS TS Phạm Văn Biên, viện trưởng Viện Nông nghiệp miền Nam đã so sánh như trên tại buổi báo cáo chuyên đề về cơ chế triển khai ứng dụng sản phẩm CNSH của TP.HCM hôm 24/8.
Vấn đề ở đây là không hiểu quả ở khâu nào, nghiên cứu hay triển khai ? Nếu không hiệu quả ở khâu triển khai thì phải thay đổi cơ chế làm việc. Còn nếu không hiệu quả ở khâu nghiên cứu thì phải xem lại, vì theo tớ thì hầu như đề tài nào được duyệt thì cũng thành công. Còn phàn nàn là không có sản phẩm cụ thể thì cứ xem lại xem bao nhiêu phần trăm đề tài là nghiên cứu ứng dụng, rồi truy ra sao không có sản phẩm mà vẫn được duyệt. Chuyện làm ăn của công ty với chuyện nghiên cứu khoa học thật khó so sánh.

Mà nói thật cho ra sản phẩm mới cũng chẳng phải là cái gì đó ghê ghớm lắm. Cứ trả lương cho tớ 2 tr/tháng, cho tớ 1 PC xịn, và vài chục nghìn mua phần mềm, thì cứ đều đặn 6 tháng tớ cho ra một quy trình công nghệ hòan chỉnh. Nếu có bác nào cộng tác phần thị trường thì tớ cho ra luôn luận chứng kinh tế kỹ thuật.
 
Đọc bài này xong nhớ đến bài thơ

Đứng bên ni sông thấy bên tê sông
Đứng bên tê sông thấy bên ni sông

hai cau cuối đại ý là

Ra giữa dòng thì thấy cả hai bờ sông
Ngụp xuống nước thì kô thấy bên nào cả

được các nhà thơ thuộc trường phái lãng ... xẹt tôn là tuyệt phẩm.

Tôi không biết vĩ nhân shortgun này là thực hay ảo. Đến cái bước sóng của DNA mà ông ta còn nhớ kô được, còn théc méc là tại sao nó nằm tuốt trong tế bào mà nó hấp thu; ấy vậy mà ông shortgun nhà ta đòi đẻ công nghệ sòn sòn 1 cái/6 tháng. Thảo nào CNSH VN không tòan là hưu với vượn mới lạ.

Giống như mấy nhà "phá học" bảo rằng:

- ôi, làm bionfomatics có gì khó đâu; cho nó cái PC xịn chừng 20 triệu, còn phần mềm hả ra cửa hàng 10 ngàn 1 CD thiếu gì.

nay lại thêm 1 nhà nữa

6 tháng + luơng 2 triệu + PC xịn + phần mềm vài chục (tiền VN hay USD đây) = công nghệ (sinh học).

Thế này thì vài năm nữa ta sẽ xuất khẩu công nghệ cứ như xuất khẩu than í.
 
Giống như mấy nhà "phá học" bảo rằng:

- ôi, làm bionfomatics có gì khó đâu; cho nó cái PC xịn chừng 20 triệu, còn phần mềm hả ra cửa hàng 10 ngàn 1 CD thiếu gì.

nay lại thêm 1 nhà nữa

6 tháng + luơng 2 triệu + PC xịn + phần mềm vài chục (tiền VN hay USD đây) = công nghệ (sinh học).

Thế này thì vài năm nữa ta sẽ xuất khẩu công nghệ cứ như xuất khẩu than í.

À mấy cái như matlab hay mathcad thì 10000 VND/cái, xài được rồi. Còn mấy phần mềm như Aspen hay super pro designer thì tớ xài đồ bẻ khóa. Giống như xài ebook í mà. Nói chung với thời gian và nỗ lực như thế thì có thể cho ra được một công nghệ. Mức lương khởi điểm 2 tr/tháng là Ok với tớ. Cậu có biết từ một thiết kế như thế này đến khi sp có mặt trên thị trường còn bao nhiêu bước nữa không (tớ muốn nói đến cách làm bài bản chứ không phải kiểu đánh du kích nhé) ? Mà cậu có hiểu biết gì về công nghệ không hay từ bé tới giờ mới chỉ cầm ống nghiệm thôi ?
 
Không thể so sánh tiền đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và triển khai công nghệ được. Nếu không có nghiên cứu cơ bản thì lấy đâu ra công nghệ cho các công ty triển khai để với số tiền vài hơn chục tỷ đồng mà ra hàng loạt sản phẩm. Hơn nữa sản phẩm ra được thị trường nhưng sản phẩm đó tốt hay không, có được thị trường chấp nhận không lại là chuyện khác.
So sánh như vậy tức là khi thấy cái ngọn mọc lên thì chặt đứt phăng phần gốc, sau đó cái cây thế nào chả nói cũng biết, câu so sánh của GS TS quả là khập khiễng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top