Việt Nam và phương hướng phát triển công nghệ sinh hoc

lonxon said:
Phải đeo khẩu trang khi đọc cái bài ở trên. Khó ngửi quá.
Hy vọng cậu không ám chỉ cả tớ, còn nếu thật thế thì cậu đừng trách tớ nghi ngờ hiểu biết của cậu về công nghệ. Mà cũng nói cho cậu rõ, tớ thiết kế dựa trên các công trình được công bố trên các tạp chí trên thế giới nên không sợ chất lượng nội nhé.
To Casper: những điều cậu nói về khoa học cơ bản và ứng dụng cộng nghệ không sai, chỉ có điều nghiên cứu khoa học của VN chưa đóng góp được mấy vào cái gọi là literature của nhân lọai cả.
 
Cứ trả lương cho tớ 2 tr/tháng, cho tớ 1 PC xịn, và vài chục nghìn mua phần mềm, thì cứ đều đặn 6 tháng tớ cho ra một quy trình công nghệ hòan chỉnh
6 tháng + luơng 2 triệu + PC xịn + phần mềm vài chục (tiền VN hay USD đây) = công nghệ (sinh học).

Thế này thì vài năm nữa ta sẽ xuất khẩu công nghệ cứ như xuất khẩu than
"Ngay cả ở một trường ĐH nổi tiếng ở bên Đức một số nhà toán học đang phải học sinh học cùng với sinh viên trong 5 năm mà chưa chắc đã có thể cho ra được một cái gì đó" (Theo Dr. sc Vũ Đình Hòa, ĐHSPHN). MÌnh không biết luận chứng của bạn như thế nào, có thể đưa ra để mọi người cùng xem với không?
Đọc bài này xong nhớ đến bài thơ

Đứng bên ni sông thấy bên tê sông
Đứng bên tê sông thấy bên ni sông

hai cau cuối đại ý là

Ra giữa dòng thì thấy cả hai bờ sông
Ngụp xuống nước thì kô thấy bên nào cả

được các nhà thơ thuộc trường phái lãng ... xẹt tôn là tuyệt phẩm.
Cái này thì anh lạc đề rồi, mặc dù anh nói đúng những gì mà tôi muốn nói, nhưng đáng tiếc là hơi thừa vì ai đọc mà chẳng nhận thấy điều đó. Tôi cũng chỉ thấy một người dùng từ "tuyệt phẩm" đó là anh.

Nếu anh muốn nói về những điều hơi thừa như thế này thì cứ mở một chủ đề mới ở box linh tinh ấy, tôi sẽ tham gia. Nhưng nếu những gì mà tôi nghĩ về anh là đúng thì anh sẽ chẳng lãng phí thời gian và chất xám quý báu của anh vào những chuyện như thế này nữa, và tôi cũng chẳng phải mất thời gian (cho dù là nó chẳng được quý giá như của anh).
 
Nếu anh muốn nói về những điều hơi thừa như thế này thì cứ mở một chủ đề mới ở box linh tinh ấy, tôi sẽ tham gia
anh không cần phải trả lời đâu, nói thêm những cái này ở đây nó rất lạc lõng (mặc dù tôi đang làm điều đó).
Phải đeo khẩu trang khi đọc cái bài ở trên. Khó ngửi quá
anh cũng đâu phải khổ vậy, chọn những chỗ thơm tho mà vào. Đấy là em nói thật lòng chứ không hề có ý gì khác.
 
Hi Khương, đừng quá khích động như vậy.

Tớ vào đây biết ai là A ai là B, đừng có lo, Chỉ là mấy hôm nay chạy nước rút để hòan thành công việc nên đi chọc phá thiên hạ cho vui. Giờ xong kết quả rồi, đang designe cái poster.

<dontcry>
Đoạn dưới nên post thành chủ đề riêng ở một box phù hợp hơn.
Nếu đang thảo luân một vân đề mà bị chen ngang sẽ rât khó cho mọi người.


Chiều qua uống cafe, ăn phở với 1 NCS người Việt tại Đức, anh ta nói là đang cần 1 người đã tốt nghiệp (ngành Tin học cũng được, Hóa càng tốt), biết lập trình, công việc cần làm là viết 1 chương trình để để liên kết Visual Bacis và Excel với nhau để phục vụ cho 1 đề tài về Hóa- Tin học lý thuyết. Mọi hướng dẫn sẽ liên hệ qua email.Thời hạn họp đồng là 3-6 tháng, lương mỗi tháng khỏang 900.000 ngàn đổ lại.

Nếu Khương biết ai có tài có đức thì giúp giới thiệu.

Thân
 
Xin mọi người hạ hỏa cái ạ !!!

Thiết nghĩ để cho diễn đàn ngày càng vững mạnh thì mỗi cá nhân cần có tinh thần xây dựng. Thành phần vào đây rất đa dạng, từ học sinh phổ thông, SV đại học, cao học, NCS hay sau tiến sĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hóa sinh, vi sinh, SHPT, sinh thái ... mỗi người một chuyên môn, một trình độ. Cái sự học nó mênh mông lắm, có ai dám vỗ ngực đâu. Học hỏi được ở nhau là quý rồi. Vậy hãy bớt đi những lời miệt thị. Châm chọc nhau một tý cho vui thì cũng tốt nhưng chớ nên quá đà.

"Ngay cả ở một trường ĐH nổi tiếng ở bên Đức một số nhà toán học đang phải học sinh học cùng với sinh viên trong 5 năm mà chưa chắc đã có thể cho ra được một cái gì đó" (Theo Dr. sc Vũ Đình Hòa, ĐHSPHN). MÌnh không biết luận chứng của bạn như thế nào, có thể đưa ra để mọi người cùng xem với không?

Ý tớ không phải nói về Bioinformatics. Cái tớ muốn nói là sự kết hợp giữa công nghệ và sinh học, để cho nó thành CNSH í mà. Ví dụ như thế này nhé, tớ làm R&D của một công ty dược-CNSH. Xếp của tớ mới đi dự một hội thảo, thấy có báo cáo về một peptide antibiotics mới, người ta mới tìm được ở một lọai thực vật và đã chuyển gene vào VSV, pichia pastori chẳng hạn. Xếp bảo tớ thiết kế công nghệ. Thế là tớ phải chạy sang phòng nghiên cứu thị trường, hỏi xem tình hình thị trường của sản phẩm cùng lọai như thế nào, khả năng đầu tư của công ra sao ... rồi cùng quyết định quy mô.
Sau khi có đủ thông tin tớ bắt tay vào thiết kế. Khâu đầu là giống và lên men. Mấy thằng bạn cùng phòng chuyên về microbiology bảo là cái con pichia pastori công ty có, chuyển gene cũng dễ. Mà nếu không sẵn thì bọn nó sẽ đặt mua, vài chục đô một ống í mà. Bọn nó cũng cho tớ biết luôn về môi trường, điều kiện nuôi cấy. Như thế cơ bản là xong phần bioreactor, công việc còn lại của tớ phải làm là tính tóan một tý, nhất là phần điều khiển nồng độ methanol sao cho con pastori nó tạo ra thật nhiều antibiotics.
Phần tiếp theo là thiết kế phần downstream. Phần này cũng hóc búa, lại khá quan trọng vì thông thường chi phí cho phần downstream chiếm đến 80% chi phí sản xuất. Nhưng đó là trường hợp thông thường, chứ còn đối với nhưng sản phẩm như thế này giá bán có thể trên trời nên tạm thời tớ có thể thở phào vì chưa cần optimise nhiều lắm.
Kết quả simulation phần lên men cho tớ biết rằng trong fermentation broth có khỏang 60g/l biomass, 10 g/l proteins, trong đó 50% là cái peptide của tớ, những thành phần còn lại là chất dinh dưỡng và khóang. Tớ tuy mới ra trường nhưng cái phần biochemistry và tinh chế protein học từ 3-4 năm trước giờ quên sạch. Thế là phải chạy hỏi thằng bạn cùng phòng chuyên về biochemistry. Nhờ nó cố vấn vài phát, thế là ra được các unit operation cần thiết: cation exchange, hydrophobic và affinity chromatography. Nó còn cố vấn cho là để tăng hiệu suất của công đọan đầu thì nên gắn thêm một đọan peptide ngắn nữa, sau phần hydrophobic thì cắt cái này đi, dễ làm lắm đừng lo. Thế là một lần nữa công việc của tớ lại trở nên đơn giản. Tớ chỉ phải tính tóan kích cỡ thiết bị, lượng các dung môi cần dùng, các thông số khác ... sau đó simulate cả quá trình, thế là xong.
Phần còn lại là mấy quả tính tóan hiệu quả kinh tế, làm bằng excel cũng được. Thằng em tớ học kinh tế năm thứ nhất, mấy hôm trước cứ lẵng nhẵng theo tớ xin tiền rủ bạn gái đi chơi. Thế là tớ cho nó tọai nguyện bằng cách giao cho nó làm luôn phần còn lại.

Đấy cơ bản là như thế, trong quá trình làm thì cũng có vài trục trặc nhỏ, phải tư duy một tý.

Ô nhưng mà tớ lạc đề quá rồi, xin mọi người quay lại bàn về phát triển CNSH VN cái nhỉ.
 
Khâm phục, khâm phục, bác shortgun ơi, nếu bác có thời gian thì mở một cái topic về Matlab đi. Mathcad thì tôi có biết rồi, nhưng hồi truớc tìm hiểu về Matlab mà... chả hiểu gì. Đến hỏi mấy thằng bạn học điều khiển tự động thì nó giảng cho một thôi một hồi ù cả tai, thế mà vẫn phải mang nó đi nhậu.

Thế nhé, coi như bác giúp tôi học hỏi, cụ thể là ứng dụng của Matlab trong các quá trình lên men.
 
nếu bác có thời gian thì mở một cái topic về Matlab đi
Nếu có mở thì lập thành topic mới nhé

cụ thể là ứng dụng của Matlab trong các quá trình lên men.
Cái này cũng vậy, lập thành chủ đề mới. Viết trong chủ đề này thì hay đến mấy tui cũng xóa đó 8)


Mời các bạn tiếp tục thảo luận về: Việt Nam và phương hướng phát triển công nghệ sinh hoc
Không đi lạc đề nhé. Thanks
 
To Doncry:

- Rất tiếc cậu đã khóa chủ đề "vài lời của ban quản trị". Hơi vội vàng. Những tranh luận trong khoa học hoặc liên quan đến khoa học đều rất tốt, nên khuyến khích. Có thể cậu chưa quen với điều đó, vì theo những gì tớ biết thì các buổi xét duyệt đề tài khoa học trong nước thường kết thúc với những lời đánh giá "khá, giỏi", thậm chí "xuất sắc", và những tiếng vỗ tay lốp đốp. Nhưng thôi, nếu cậu đã không muốn tranh luận nữa thì tớ cũng chẳng "lắm mồm" làm gì, chắc chắn tớ không có gì để "giật mình" trước bài viết của cậu.

- Về bài công nghệ E, tớ đủ trình độ để đánh giá bài viết của tớ. Không phải vì mục đích rèn luyện, vì nếu thế tớ đã viết bằng tiếng Anh. Tớ viết cho VUI và cho sinhhocvietnam. Thôi, xem như tớ nợ shvn vậy. Thay vì bàn luận bài đó, xin cậu và mọi người cứ bàn luận bài của tớ trong topic này. Tớ bảo đảm sẽ có nhiều điều cũng hay ho đấy. Đó cũng chính là lý do tớ post bài này ở đây mà không tạo một topic mới.
 
hey, đừng như vậy chứ shortgun, calm down

nếu shortgun=aigu thì anh bạn hơi lém lỉnh

nếu shortgun khác aigu thì nói nhỏ cho biết, shortgun nên post bài enzyme lên cho mọi người học hửi, à không,học hỏi

aigu là đại gia về ezyme đấy, chưa kể đó là người có điểm TOIEC cao nhất VN đấy, báo Tuổi Trẻ có đăng đấy nhé, đúng kô aigu ?

có gì sẽ chấm mút chút đỉnh.
 
he he, chuyện lạ rồi đây, nóng tính "number one" lại đi khuyên người khác calm down :oops:

Tớ 100% không phải là aigu, nhưng tớ, cậu và aigu cũng không phải là chỗ xa lạ. Tớ không biết aigu là đại gia về enzyme, nhưng nếu điều đó là sự thật thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tớ có biết một tý về enzyme, không dám tự nhận mình là đại gia. Nhưng công nghệ enzyme mênh mông lắm, có thể những cái tớ viết sẽ làm aigu ngạc nhiên, chuyện bình thường trong khoa học ấy mà. Tuy nhiên tớ đã nói tớ không post là tớ không post, "khoa học không thể dễ dãi", xin dẫn lời doncry. Và tớ tự xem mình nợ shvn một món gì đó. Có thể là bài đó trong tương lai sau khi đã chỉnh sửa và bổ sung, hoặc có thể là cái khác.

Quay lại chủ đề này, thực ra bài viết CNSH ứng dụng trong dược phẩm của tớ mang tính ứng dụng rất cao, tuy giá trị học thuật thấp và lại viết theo kiểu chát chít. Tớ viết bài này xem như đã móc ruột ra chơi rồi đó. Thế mà mấy cô cậu trong nhóm phát triển chẳng biết gì để bàn luận cả, đáng buồn thay :(
 
Chết, phải chú thích một tý không mọi người lại hiểu lầm: người miền nam nói móc ruột ra chơi là chơi hết mình đó, chứ không phải là tự sát đâu :lol:
 
Xin phép ban quản trị diễn đàn aigu có vài lời tý:

Lâu nay bận viết luận án không đọc kỹ bài trên này, ai dè có người gọi tên mình ra mà giờ mới biết, cho aigu xin lỗi về sự chậm trễ này.

Shortgun đã tự trả lời câu hỏi của lonxon rồi nên aigu không lăn tăn nữa. Hiên nay điểm tơeic cao nhất do người Việt đạt được đã là 970 rồi lonxon à. Lonxon phong cho aigu là đại gia về enzyme khi nào thế? GS của mình bôn ba 10 năm ở Mỹ, làm việc ở HQ hơn 20 năm đều về enzyme mà cũng chưa nghe thấy ai bảo ông ý là đại gia, ông ý cũng chẳng nhận xằng thế bao giờ.

Aigu chỉ mong muốn các bạn một điều là khi chia sẻ học hỏi lẫn nhau nên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau cho dù người nghe có nhỏ tuổi hơn mình có ít kinh nghiệm hơn mình và có nói sai đi chăng nữa. Cũng không nên cho rằng diễn dàn là nơi ảo không ai biết ai để làm càn, trái đất tròn và nhỏ lắm trong cái thời đại toàn cầu hóa này. Chẳng mấy mà chúng ta đối diện với nhau. Ví dụ như lonxon ở đây, tôi đọc một số bài gần đây tôi biết ngay là ai dĩ nhiên cái "ai" tôi biết cũng chỉ là con người tôi chưa bao giờ gặp mặt nhưng con người đó tôi đã thấy trên vietbiotech ngày trước rồi tôi cũng thấy khi gần đây tôi vào box sinh học của ttvnol. Tôi tin là chúng ta sẽ có lần gặp nhau hoặc vô tình hoặc cố ý.

Theo tôi hiểu, những bạn lập ra diễn đàn này nhằm tạo nên một điểm giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm/kiến thức và cuối cùng là giúp đỡ lẫn nhau. Tôi tin là họ không có ý định làm cái trang này để cho ai đó show off hay là gì gì đó.

Tôi cũng có cái tính hơi nóng trong giao tiếp, có những cái đơn giản mà cộng sự của tôi ko biết hoặc làm sai là tôi rất cáu, thậm chí tôi chỉ bảo cho họ trong trang thái cáu lắm. Tuy nhiên trên diễn dàn, mọi lời nói gió thổi mãi chẳng bay (trừ khi admin xóa hoặc có người hack) nên theo tôi "một vài bạn" nên xem lại cách diễn đạt của mình, dù rằng bạn dạy người ta đó, nhưng thái độ đã đúng mực chưa?

Mình chẳng muốn nói dài vì biết là lạc đề, nếu admin tiện thì cắt bài này thành chủ đề riêng nhé. Mình hy vọng những bạn sinh hoạt trên diễn đàn này sẽ trở thành những người bạn của nhau, bạn online và nếu có thể thì là bạn offline.

Thân mến.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top