Tiến sĩ đi lái taxi

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Tiến sĩ khoa học làm nghề lái taxi
Vị tiến sĩ ấy cho rằng có lẽ ông là tài xế taxi duy nhất trên thế giới có bằng tiến sĩ của Mỹ và nhiều công trình khoa học tại một viện nghiên cứu danh tiếng của Singapore.
Cai-Mingjie.jpg


Giáo sư, tiến sĩ Thái Minh Kiệt. Ảnh: The Straits Times.

Thái Minh Kiệt (Cai Mingjie) chào đời tại Trung Quốc trước khi nhập quốc tịch Singapore. Tờ The Straits Times cho biết, ông lấy bằng tiến sĩ sinh học phân tử tại Đại học Stanford (Mỹ) vào năm 1990. Trong hai năm tiếp theo Thái làm luận án sau tiến sĩ tại Đại học Washington dưới sự hướng dẫn của giáo sư Lee Hartwell - người từng đoạt giải Nobel y học vào năm 2001. Sau đó ông trở thành nhà nghiên cứu cao cấp trong lĩnh vực di truyền tế bào của Viện Sinh học phân tử và tế bào Singapore (IMCB). Viện này trực thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore (A*STAR).
Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho tới khi nhiều tài năng trẻ từ nước ngoài vào IMCB. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Thế rồi vào năm 2007, IMCB thông báo họ sẽ không gia hạn hợp đồng lao động với Thái Minh Kiệt khi nó hết hiệu lực vào tháng 5/2008.
Theo một phát ngôn viên của A*STAR, việc gia hạn hợp đồng với các nhà nghiên cứu của IMCB được xem xét bởi một hội đồng tư vấn khoa học. Hội đồng này đánh giá mọi chuyên gia theo một số tiêu chí, chẳng hạn như thời gian đào tạo tiến sĩ, khả năng nghiên cứu, những đóng góp trong quá trình làm việc. Với trường hợp của Thái, họ đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động do không đủ tiêu chuẩn để gia hạn.
“Ngay sau khi nhận được thông báo tôi đã cố gắng tìm kiếm công việc mới. Tôi nộp sơ yếu lý lịch và đơn xin việc tới nhiều nơi tại Singapore, trong đó có cả trường đại học, cơ quan chính phủ và công ty tư nhân", Thái kể.
Tuy nhiên, phần lớn những nơi ấy không trả lời. Một số nơi gọi Thái đến phỏng vấn, nhưng cuối cùng họ không nhận ông. Thế rồi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tràn tới Singapore, dập tắt hy vọng về khả năng tìm được việc làm của Thái.
“Tôi rơi vào một tình thế khó khăn. Thất nghiệp ở tuổi trung niên có lẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với một người đàn ông bình thường”, Thái kể.
Vì thế, vào tháng 11/2008, vị tiến sĩ quyết định trở thành tài xế taxi. Theo ông thì có lẽ đó là công việc duy nhất vẫn cần người ở Singapore trong thời buổi kinh tế suy thoái.
Sau khi lấy bằng lái taxi, Thái bắt đầu hành nghề từ đầu năm nay. Ông phải chi 77 SGD (gần 1 triệu VNĐ) mỗi ngày để thuê một chiếc Toyoto Crown từ công ty SMRT. Nếu trừ đi chi phí dành cho nhiên liệu, mỗi ngày Thái mang về nhà trung bình 30-50 SGD sau khi làm việc 12-15 tiếng đồng hồ.

taxi.jpg


Một entry trên nhật ký điện tử của tiến sĩ Thái Minh Kiệt. Ảnh: wordpress.com.
Khoản tiền đó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với mức lương mà Thái hưởng khi ông còn làm việc tại IMCB. Vị giáo sư thừa nhận khoản tiền đó không lớn, nhưng ông cảm thấy hạnh phúc hơn so với quãng thời gian làm ở viện. "Môi trường làm việc tại viện bị vấy bẩn bởi tình trạng “độc đoán, toan tính, bất tài và chèn ép lẫn nhau”.
“Nhiều người cho rằng sự chuyển đổi từ giáo sư sang tài xế taxi là bước thụt lùi trong cuộc sống, nhưng tôi nhìn nhận sự việc hoàn toàn khác. Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm nghề lái taxi so với hai năm cuối cùng làm giáo sư. Giờ đây tôi cảm thấy tiếc cho bản thân vì đã làm việc trong viện nghiên cứu ấy”, Thái nói.
Thái bắt đầu viết blog (nhật ký điện tử) từ ngày 6/4 để chia sẻ những trải nghiệm của ông trong việc đưa hành khách tới khắp nơi ở Singapore. Trong entry giới thiệu về blog ông viết: "Tôi buộc phải rời bỏ công việc nghiên cứu khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp bởi những lý do mà có lẽ chỉ có ở Singapore. Sau đó tôi không thể tìm được công việc mới. Vì thế tôi làm nghề lái taxi để kiếm sống. Giờ đây tôi viết những câu chuyện có thật về cuộc đời mình để làm cho công việc lái taxi trở nên đỡ nhàm chán. Tôi hy vọng các bạn sẽ thích những câu chuyện mà tôi kể".
Theo The Straits Times, sự chuyển đổi nghề nghiệp của Thái trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của cư dân mạng tại Singapore. Rất nhiều người đọc blog của tiến sĩ (http://taxidiary.blogspot.com) và một số người đã mời ông làm việc.

-----------------------------------------------------------------------
Pubmed search cho thấy vị Ts này trong 6 năm qua chỉ có 9 bài báo trên các tạp chí làng nhàng. Trường hợp này dù có bằng cấp danh giá vẫn bị thải loại như thường.
Hy vọng VN có thể làm được như thế.
Ở VN như GS Tụy nói, người được cho là Đầu ngành thì thế giới chẳng ai biết tới. Người làm được việc thì chả bao giờ được báo chí nhắc tới.
Thật đáng buồn cái kiểu cò gỗ mổ cò thật. Một khi quyền lợi bị đụng chạm thì các vị chức sắc sẽ cố làm sao cho chính sách chậm thay đổi càng tốt.
 
Tiến sĩ khoa học làm nghề lái taxi
Vị tiến sĩ ấy cho rằng có lẽ ông là tài xế taxi duy nhất trên thế giới có bằng tiến sĩ của Mỹ và nhiều công trình khoa học tại một viện nghiên cứu danh tiếng của Singapore.
Cai-Mingjie.jpg


Giáo sư, tiến sĩ Thái Minh Kiệt. Ảnh: The Straits Times.

Thái Minh Kiệt (Cai Mingjie) chào đời tại Trung Quốc trước khi nhập quốc tịch Singapore. Tờ The Straits Times cho biết, ông lấy bằng tiến sĩ sinh học phân tử tại Đại học Stanford (Mỹ) vào năm 1990. Trong hai năm tiếp theo Thái làm luận án sau tiến sĩ tại Đại học Washington dưới sự hướng dẫn của giáo sư Lee Hartwell - người từng đoạt giải Nobel y học vào năm 2001. Sau đó ông trở thành nhà nghiên cứu cao cấp trong lĩnh vực di truyền tế bào của Viện Sinh học phân tử và tế bào Singapore (IMCB). Viện này trực thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore (A*STAR).
Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho tới khi nhiều tài năng trẻ từ nước ngoài vào IMCB. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Thế rồi vào năm 2007, IMCB thông báo họ sẽ không gia hạn hợp đồng lao động với Thái Minh Kiệt khi nó hết hiệu lực vào tháng 5/2008.
Theo một phát ngôn viên của A*STAR, việc gia hạn hợp đồng với các nhà nghiên cứu của IMCB được xem xét bởi một hội đồng tư vấn khoa học. Hội đồng này đánh giá mọi chuyên gia theo một số tiêu chí, chẳng hạn như thời gian đào tạo tiến sĩ, khả năng nghiên cứu, những đóng góp trong quá trình làm việc. Với trường hợp của Thái, họ đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động do không đủ tiêu chuẩn để gia hạn.
“Ngay sau khi nhận được thông báo tôi đã cố gắng tìm kiếm công việc mới. Tôi nộp sơ yếu lý lịch và đơn xin việc tới nhiều nơi tại Singapore, trong đó có cả trường đại học, cơ quan chính phủ và công ty tư nhân", Thái kể.
Tuy nhiên, phần lớn những nơi ấy không trả lời. Một số nơi gọi Thái đến phỏng vấn, nhưng cuối cùng họ không nhận ông. Thế rồi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tràn tới Singapore, dập tắt hy vọng về khả năng tìm được việc làm của Thái.
“Tôi rơi vào một tình thế khó khăn. Thất nghiệp ở tuổi trung niên có lẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với một người đàn ông bình thường”, Thái kể.
Vì thế, vào tháng 11/2008, vị tiến sĩ quyết định trở thành tài xế taxi. Theo ông thì có lẽ đó là công việc duy nhất vẫn cần người ở Singapore trong thời buổi kinh tế suy thoái.
Sau khi lấy bằng lái taxi, Thái bắt đầu hành nghề từ đầu năm nay. Ông phải chi 77 SGD (gần 1 triệu VNĐ) mỗi ngày để thuê một chiếc Toyoto Crown từ công ty SMRT. Nếu trừ đi chi phí dành cho nhiên liệu, mỗi ngày Thái mang về nhà trung bình 30-50 SGD sau khi làm việc 12-15 tiếng đồng hồ.

taxi.jpg


Một entry trên nhật ký điện tử của tiến sĩ Thái Minh Kiệt. Ảnh: wordpress.com.
Khoản tiền đó chỉ bằng một phần rất nhỏ so với mức lương mà Thái hưởng khi ông còn làm việc tại IMCB. Vị giáo sư thừa nhận khoản tiền đó không lớn, nhưng ông cảm thấy hạnh phúc hơn so với quãng thời gian làm ở viện. "Môi trường làm việc tại viện bị vấy bẩn bởi tình trạng “độc đoán, toan tính, bất tài và chèn ép lẫn nhau”.
“Nhiều người cho rằng sự chuyển đổi từ giáo sư sang tài xế taxi là bước thụt lùi trong cuộc sống, nhưng tôi nhìn nhận sự việc hoàn toàn khác. Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm nghề lái taxi so với hai năm cuối cùng làm giáo sư. Giờ đây tôi cảm thấy tiếc cho bản thân vì đã làm việc trong viện nghiên cứu ấy”, Thái nói.
Thái bắt đầu viết blog (nhật ký điện tử) từ ngày 6/4 để chia sẻ những trải nghiệm của ông trong việc đưa hành khách tới khắp nơi ở Singapore. Trong entry giới thiệu về blog ông viết: "Tôi buộc phải rời bỏ công việc nghiên cứu khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp bởi những lý do mà có lẽ chỉ có ở Singapore. Sau đó tôi không thể tìm được công việc mới. Vì thế tôi làm nghề lái taxi để kiếm sống. Giờ đây tôi viết những câu chuyện có thật về cuộc đời mình để làm cho công việc lái taxi trở nên đỡ nhàm chán. Tôi hy vọng các bạn sẽ thích những câu chuyện mà tôi kể".
Theo The Straits Times, sự chuyển đổi nghề nghiệp của Thái trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của cư dân mạng tại Singapore. Rất nhiều người đọc blog của tiến sĩ (http://taxidiary.blogspot.com) và một số người đã mời ông làm việc.

-----------------------------------------------------------------------
Pubmed search cho thấy vị Ts này trong 6 năm qua chỉ có 9 bài báo trên các tạp chí làng nhàng. Trường hợp này dù có bằng cấp danh giá vẫn bị thải loại như thường.
Hy vọng VN có thể làm được như thế.
Ở VN như GS Tụy nói, người được cho là Đầu ngành thì thế giới chẳng ai biết tới. Người làm được việc thì chả bao giờ được báo chí nhắc tới.
Thật đáng buồn cái kiểu cò gỗ mổ cò thật. Một khi quyền lợi bị đụng chạm thì các vị chức sắc sẽ cố làm sao cho chính sách chậm thay đổi càng tốt.
Chỗ mình có mấy ông GS có khá nhiều bài, nhưng hai ba năm gần đây không có bài cao điểm mấy, nên không xin được dự án mới, Lab tự giải thể, một số tiến sĩ đi làm Lab Tech o lab khác không thấy họ chê công việc mới . Việt nam muốn khoa học phát triển chắc cũng cần mạnh tay như vậy.
 
9 bài / 6 năm cũng không phải tệ lắm. Lạ ở đây là không thấy bài nào trong giai đoạn ông ý làm PhD và postdoc. Supervisor là GS được giải Nobel cơ mà :D.

Em nghĩ chắc là IMCB kỳ vọng cao hơn, hoặc GS này xin được những dự án hoành tráng nhưng không trả được đầu ra.
 
Vấn đề là ở chỗ ông này về có thể là trưởng một lab nào đó ở trung tâm Sinh học hàng đầu Singapore. Trong 6 năm chỉ với 9 bài làng nhàng, có lẽ ông ấy bị bay chức trưởng lab. Còn vấn đề ở lại chỗ đó thì với người Trung Quốc coi trọng mặt mũi, khả năng là ông ấy không thể hạ mình làm lính của một xếp mới nào đó, nên đi lái taxi cho thanh cao để được dịp "chửi đời".
Bằng cấp PhD và postdoc nhiều khi cũng chỉ tô vẽ thêm cho đẹp để làm hồ sơ GS. Quan trọng là khi đã dựng lab thì phải có đầu ra tốt. Xem ra có thể ông này chọn sai thầy và sai hướng (Nobel laureate thường là tịt ngòi vì hội chứng sau Nobel và yeast là một lĩnh vực mà gần như không còn gì nhiều để nghiên cứu trong những năm gần đây).
 
chỗ tui cũng có ông sắp phải rời ghế vì cái tội...không chịu lớn. 12 năm mà vẫn chưa thành Prof., nên năm tới bác ấy phải ra đi nhường ghế cho người khác !!!
 
Va chạm xã hội vẫn hay hơn chứ nhỉ?Suốt ngày giam mình trong lab và nghiên cứu proton, notron hay gì đó nữa thật là nhàm chán.
Nên các trường ĐH ở VN như FTU,AOF,BAV hay NEU đang ngày càng thu hút nhiều TS vào.Sau này SV sẽ trở thành những người năng động trong XH mà.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top