Lạm bàn về ôn thi hsg

âydf..quan trọng là lọt vào đội tuyển mới khó,,thi quốc gia thì dễ thui:ah::ah:
Tất nhiên, thi quốc gia thì dễ, nói thẳng là quá dễ, đạt được giải quốc gia mới thì mới là vấn đề khó :botay:.
 
Giới thiệu với mọi người đề thi di truyền chọn đội tuyển quốc gia của Đà Nẵng năm 2008-2009. Làm xong mình sẽ post đáp án lên sau:
ĐỀ :
Phần 5: DI TRUYỀN học
câu 1 : (1 điểm)
a) Làm thế nào để tách chiết các mARN ở sinh vật nhân chuẩn ra khỏi các loại ARN khác?
b) Trong tế bào sinh vật nhân chuẩn, trong từng giai đoạn chỉ có một số ít gen hoạt động. Làm thế nào để ARN - pol có thể nhận biết được gen nào cần phiên mã? Giải thích?
Câu 2 : (2 điểm)
a) Nêu và giải thích các nguyên tắc trong truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật khác nhau.
b) Một mARN tổng hợp nhân tạo chứa 80% Ađênin và 20% Uraxin, mARN này được sử dụng để tổng hợp prôtêin trong ống nghiệm. Các prôtêin được tổng hợp chứa axit amin izôlơxin gấp 4 lần tyrôxin và gấp 16 lần phênylalanin, còn lyzin gấp 16 lần tyrôxin. Hãy cho biết những bộ ba nào là đặc trưng cho từng loại axit amin đã nêu.

Câu 3: (2 điểm)
a) Nêu và giải thích những điểm khác nhau cơ bản về quá trình sao chép ADN, phiên mã, giải mã giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn ?
b) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định hoa trắng. Một cây hoa đỏ thụ phấn cho một cây hoa trắng thu được F1 có 102 cây hoa đỏ và 47 cây hoa trắng. Biết các cá thể sinh ra đều có bộ NST 2n, sống và phát triển như nhau, không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST.
Xét ở một trường hợp nhất định thì kết quả phép lai này có giá trị gì trong nghiên cứu di truyền ?

Câu 4:(2 điểm)
Cho hai cây lai nhau thu được F1 toàn thân cao, hoa đỏ, lá tròn. Lai phân tích F1 thu được F2 có tỉ lệ 6 thân cao, hoa đỏ, lá tròn : 3 thân thấp, hoa đỏ, lá tròn : 2 thân cao, hoa tím, lá tròn : 3 thân thấp, hoa đỏ, lá chẻ : 1 thân thấp, hoa tím, lá chẻ : 1 thân thấp, hoa tím, lá tròn.
Biết mỗi tính trạng do 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định.
Biện luận và xác định kiểu gen các cây F1 và P.

Câu 5: (2 điểm)
a) Ở một loài cây trồng thứ nhất, AA quy định lá xanh thẫm, Aa quy định lá xanh nhạt, aa quy định lá trắng, trong đó aa chết ở giai đoạn cây mầm trong hạt.
Một quần thể xuất phát của loài này có 3/5 số cây lá xanh thẫm. Cho quần thể này tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thu hoạch được về màu lá sẽ như thế nào?
b) Ở một loài cây trồng thứ hai, cho các cây quả tròn, đỏ giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó loại cây quả tròn, vàng có tỉ lệ khác loại cây quả dài, đỏ và loại cây quả dài, vàng chiếm 4% tổng số cây đời con. Biết mỗi tính trạng do 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định.
Hãy tính tỉ lệ loại cây quả tròn, đỏ đồng hợp và tỉ lệ loại cây quả tròn, đỏ dị hợp cả 2 cặp gen ở đời con trên.
Câu 6: (2 điểm)
a) Bằng cách nào các nhà chọn giống đã tạo ra được các dòng thuần chủng mong muốn ? Giải thích.
b) Nếu tách ADN của người ra khỏi tế bào rồi tách lấy một gen mã hóa prôtêin gắn vào plasmit, sau đó chuyển vào vi khuẩn E.côli. Prôtêin của gen đó có được tạo thành trong E.côli không ? Giải thích.

Câu 7: (2 điểm)
a) Những bệnh ung thư do đột biến thường thuộc loại đột biến nào ? Tại sao người già dễ mắc bệnh ung thư hơn người trẻ tuổi ?
b) Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do gen lặn trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 tính trạng này.
- Xác suất họ sinh một đứa con trai đầu không bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu ?
- Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu ?
Đề này phát ra cả phòng thi há hốc mồm.:o
 
trả lời câu hỏi trước của bạn mốt tí :)! mình không học lớp chuyên, cũng không phải trường chuyên mà vẫn thi QG được đấy chứ. quan trọng là bạn yêu thích và cố gắng thôi:mrgreen:!
 
ậy, cái đề này nhiu tgian vậy?
trường mình giờ còn chưa chọn xong đội tuyển nữa, chưa thi loại.
cái trường chán, chậc, hoài hoài mới ôn có tí ti.
nhưng mấy bạn thấy có cuốn nào hay ko, cho tên đi, săn lùng ^^
 
nói dễ thì hơi quá,,nhưng đề này ko quá khó mà!!hì..mấy câu lí thuyết trong đề quốc gia vs chọn quốc tế..bài tập thì
câu 2b)tham khảo giáo khoa 12
câu 3b)chắc hẳn là cây đem giao pán có cả đông hợp và dị hợp,tỉ lệ 2:1 nhân lên 1cơ số min mà tổng hấn chia hết cho 4==>c0 2dị hợp và 1 đồng hợp(2:1=8:4)
và có gía trị chắc xác định tỉe lệ dòng thuần chủng so vs dị hợp rộng hơn chắc là nghiên cứu cấu trúc di truyền quần thể,xđ tàn ssố kiểu gen
câu4,chắc ko fải bàn:xét riêng rồi xét chung
câu 5
a)thì tỉ lệ dị hợp giảm 1/2,3thế hệ còn 1/8..lưu ý ko có lặn mà thôi
b)thì đơn giản rồi
câu 7,xác suất cụng ko khó..:)
 
Anh nói thật nhé nhóc Snow, em nên coi lai về cách làm bài đi. Nếu tỉnh em ra đề thi này la đề chọn đội tuyển quốc gia thi em rơt chắc vi nhưng cai em làm ko đúng tí nào hết. Nếu dễ thi a chả post lên đây đâu. Anh thách em lam dung bài 4 toán lai đấy, nếu xet ko mà thi thì họ đậu hết à. Câu 5a la dễ nhất mà em làm cung sai nốt. Phải tính lại cấu trúc di truyên cua quần thể sau mỗi thế hệ chứ họ cho aa chết để làm gì?:twisted: tính anh hơi nóng, e thông cảm.
 
-thứ nhất đây là diễn đàn..ko pải là phòng thi..nên ko ccần trình bày cụ thể,và còn nhiều ng muốn thử làm,,post bài lên làm j
-thứ 2 thì đã sửa là ko quá khó còn j
-thứ 3 bài 5 ấy thì chắc chắn tôi làm đúng,chắc anh ko hiểu tôi nói
-bài 4 ấy ko có j là khó,tôi làm đc..
 
Làm thì mới biết đúng hay sai.............:???:
cảm ơn đã nhắc nhở.,,nhưng tôi chắc chắn mình đúngmấy btập ali vs tôi ko có j là ko thể..tímh tôi cũng hơi nóng..bạn thông cảm
 
Bianh92 và Snow bẳng tuổi nhau mà.Bianh92 đã từng thi quốc gia và đạt giải cao nên mấy em năm nay có ý định thi HSG QG phải học tập Bianh92 đấy, làm bài cẩn thận vào, ẩu rồi nóng là mất điểm như chơi đấy.
 
Bonus: người cao huyết áp hog nên ăn mặn.Và người thường cũng hog ăn mặn.
theo em được biết thì những người ăn nhạt sẽ giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch , phải ko
 
Đúng rồi, ngoài ra ăn mặn cò làm tăng nguy cơ bị một số bệnh nữa đấy.Ví dụ như bệnh dạ dày này,...
Vì thế chúng ta nên ăn nhạt, ăn nhiều rau quả theo quan điểm nhà Phật nhé.Tuy nhiên ăn chay thường hay thiếu Zn nên cần bổ sung thêm Zn từ thịt, bông mã đề, viên Zn nữa.
 
Giới thiệu với mọi người đề thi di truyền chọn đội tuyển quốc gia của Đà Nẵng năm 2008-2009. Làm xong mình sẽ post đáp án lên sau:
ĐỀ :
Phần 5: DI TRUYỀN học
câu 1 : (1 điểm)
a) Làm thế nào để tách chiết các mARN ở sinh vật nhân chuẩn ra khỏi các loại ARN khác?
b) Trong tế bào sinh vật nhân chuẩn, trong từng giai đoạn chỉ có một số ít gen hoạt động. Làm thế nào để ARN - pol có thể nhận biết được gen nào cần phiên mã? Giải thích?
Câu 2 : (2 điểm)
a) Nêu và giải thích các nguyên tắc trong truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật khác nhau.
b) Một mARN tổng hợp nhân tạo chứa 80% Ađênin và 20% Uraxin, mARN này được sử dụng để tổng hợp prôtêin trong ống nghiệm. Các prôtêin được tổng hợp chứa axit amin izôlơxin gấp 4 lần tyrôxin và gấp 16 lần phênylalanin, còn lyzin gấp 16 lần tyrôxin. Hãy cho biết những bộ ba nào là đặc trưng cho từng loại axit amin đã nêu.

Câu 3: (2 điểm)
a) Nêu và giải thích những điểm khác nhau cơ bản về quá trình sao chép ADN, phiên mã, giải mã giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn ?
b) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định hoa trắng. Một cây hoa đỏ thụ phấn cho một cây hoa trắng thu được F1 có 102 cây hoa đỏ và 47 cây hoa trắng. Biết các cá thể sinh ra đều có bộ NST 2n, sống và phát triển như nhau, không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST.
Xét ở một trường hợp nhất định thì kết quả phép lai này có giá trị gì trong nghiên cứu di truyền ?

Câu 4:(2 điểm)
Cho hai cây lai nhau thu được F1 toàn thân cao, hoa đỏ, lá tròn. Lai phân tích F1 thu được F2 có tỉ lệ 6 thân cao, hoa đỏ, lá tròn : 3 thân thấp, hoa đỏ, lá tròn : 2 thân cao, hoa tím, lá tròn : 3 thân thấp, hoa đỏ, lá chẻ : 1 thân thấp, hoa tím, lá chẻ : 1 thân thấp, hoa tím, lá tròn.
Biết mỗi tính trạng do 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định.
Biện luận và xác định kiểu gen các cây F1 và P.

Câu 5: (2 điểm)
a) Ở một loài cây trồng thứ nhất, AA quy định lá xanh thẫm, Aa quy định lá xanh nhạt, aa quy định lá trắng, trong đó aa chết ở giai đoạn cây mầm trong hạt.
Một quần thể xuất phát của loài này có 3/5 số cây lá xanh thẫm. Cho quần thể này tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thu hoạch được về màu lá sẽ như thế nào?
b) Ở một loài cây trồng thứ hai, cho các cây quả tròn, đỏ giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó loại cây quả tròn, vàng có tỉ lệ khác loại cây quả dài, đỏ và loại cây quả dài, vàng chiếm 4% tổng số cây đời con. Biết mỗi tính trạng do 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định.
Hãy tính tỉ lệ loại cây quả tròn, đỏ đồng hợp và tỉ lệ loại cây quả tròn, đỏ dị hợp cả 2 cặp gen ở đời con trên.
Câu 6: (2 điểm)
a) Bằng cách nào các nhà chọn giống đã tạo ra được các dòng thuần chủng mong muốn ? Giải thích.
b) Nếu tách ADN của người ra khỏi tế bào rồi tách lấy một gen mã hóa prôtêin gắn vào plasmit, sau đó chuyển vào vi khuẩn E.côli. Prôtêin của gen đó có được tạo thành trong E.côli không ? Giải thích.

Câu 7: (2 điểm)
a) Những bệnh ung thư do đột biến thường thuộc loại đột biến nào ? Tại sao người già dễ mắc bệnh ung thư hơn người trẻ tuổi ?
b) Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do gen lặn trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 tính trạng này.
- Xác suất họ sinh một đứa con trai đầu không bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu ?
- Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu ?
Đề này phát ra cả phòng thi há hốc mồm.:o

Mình quan tâm đến đáp án câu 1, 6, 7, bạn có thể post đáp án của mấy câu này lên được không?
 
Đáp án chính thức của đề.............:hoanho:
Câu 1 :
a) Dựa vào sự khác biệt về cấu trúc của mARN với các loại ARN khác mà chúng ta có thể tách chiết chúng. mARN có đuôi poli A nên người cần cho hỗn hợp các loại ARN chạy qua cột chứa poli T đính trên giá. Như vậy, các loại mARN có đuôi poliA sẽ bị giữ lại còn các loại ARN khác sẽ đi qua.
b) ARN-pol tự mình không thể nhận biết được gen nào cần phiên mã. ARN pol luôn chạy dọc theo phân tử ADN và nó chỉ liên kết cới prômoto của gen cần phiên mã khi có protein đặc hiệu là các yếu tố phiên mã bám vào promoto của gen. ARN pol kết hợp với các yếu tố phiên mã tạo nên phức hợp phiên mã thì gen đó mới được phiên mã.

Câu 2 :
a)- Nguyên tắc bổ sung : trong nhân đôi là A-T, G-X, trong phiên mã và dịch mã là A-U, G-X. Phổ biến ở tất cả các loài sinh vật, đảm bảo tính chính xác và đặc trưng của TTDT trong từng loài.
- Nguyên tắc bán bảo toàn : mỗi mạch ADN mẹ làm khuôn để tổng hợp mạch mới. Đảm bảo sinh nhanh các phân tử ADN giống nhau, không có ở một số virut ADN mạch đơn.
- Nguyên tắc ngược chiều : mạch ADN mới ngược chiều với mạch khuôn khi nhân đôi, mARN ngược chiều với mạch mã gốc của gen khi sao mã, đối mã trên tARN ngược chiều với côđon trên mARN khi dịch mã. Do tính phân cực trong mỗi mạch và sự liên kết mạch kép.
- nguyên tắc khuôn mẫu : nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã đều phải có mạch làm khuôn. Đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm enzim, năng lượng và thời gian.
b) Các bộ ba đặc trưng cho từng loại axit amin :
- Trong mARN có tỉ lệ A = 4/5 và U = 1/5
Tỉ lệ các loại bộ ba trong mARN là :
Loại AAA = (4/5)3 = 64/125
Loại 1A+2U (AUU, UAU, UUA) = 4/5 x (1/5)2 = 4/125
Loại 2A+1U (AAU, AUA, UAA) = (4/5)2 x 1/5 = 16/125
Loại UUU = (1/5)3 = 1/125
- Gọi a là số phênylalanin thì số tyrôxin, số izôlơxin, số lyzin lần lượt là 4a, 16a, 64a.
Đối chiếu với tỉ lệ các loại bộ ba trên mARN thì
AAA mã hóa cho axit amin lyzin
2A,1U mã hóa cho axit amin izôlơxin
1A,2U mã hóa cho axit amin tyrôxin
UUU mã hóa cho axit amin phenylalanin
Câu 3 :
a) Những điểm khác nhau cơ bản :
- Thời gian và tốc độ : nhân sơ có thời gian và tốc độ sao chép ADN, phiên mã và giải mã nhanh hơn. Do nhân sơ có 1 ADN nhỏ, ít nu, không có màng nhân, không có gen phân mảnh, chỉ có ribôxôm tự do, phiên mã 1 lúc cho nhiều gen và dịch mã đồng thời, có đời sống ngắn. Còn nhân chuẩn thì ngược lại.
- Khởi điểm sao chép : nhân sơ chỉ có 1 khởi điểm sao chép còn nhân thực có nhiều khởi điểm sao chép. Do nhân thực ADN nhiều và lớn còn nhân sơ chỉ có 1 ADN nhỏ.
- Men và prôtêin tham gia : ở nhân sơ có ít các loại men tham gia hơn. Nhân thực nhiều men và một số prôtêin đặc thù tham gia như prôtêin histôn để cuộn xoắn ADN sau nhân đôi...
b) Giá trị của phép lai trong nghiên cứu di truyên :
- F1 có cây hoa trắng có kiểu gen aa nên cây hoa đỏ đem lai mang gen dị hợp. Nếu cây này là dòng lưỡng bội kiểu gen Aa thì thế hệ lai phải có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1. Nhưng kết quả lai cho cho tỉ lệ 2 : 1 chứng tỏ đã có thể có các hạt phấn bất thụ do mang NST dạng lệch bội n+1. Như vậy cây hoa đỏ thuộc dạng đột biến lệch bội thể 3 nhiễm 2n+1 mang gen quy định màu hoa kiểu gen AAa.
P : AAa x aa
GP : 2A : 1a : (1AA : 2Aa bất thụ) a
F1 KG : 2Aa : 1aa
KH : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
- Kết quả phép lai này giúp xác định vị trí gen quy định một tính trạng nào đó nằm trên cặp NST nào của loài. Dùng kính hiển vi quan sát tiêu bản tế bào của cá thể đem lai, nếu cặp NST nào có 3 nhiễm thì gen quy định tính trạng quan tâm ở trên cặp NST đó.

Câu 4 :
- F1 toàn thân cao, hoa đỏ, lá tròn mà F2 có thân thấp, hoa tím, lá chẻ nên thân cao, hoa đỏ, lá tròn là trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa tím, lá chẻ.
Quy ước : A thân cao, a thân thấp
B hoa đỏ, b hoa tím
D tròn, d lá chẻ
- Xét sự di truyền của tính trạng thân cây :
F2 có thân cao : thân thấp = 1 : 1 => F1 : Aa x aa
- Xét sự di truyền của tính trạng màu hoa :
F2 có hoa đỏ : hoa tím = 3 : 1 => F1 có KG không đồng nhất
=> F1 : BB x bb và Bb x bb
- Xét sự di truyền của tính trạng dạng lá :
F2 có lá tròn : lá chẻ = 3 : 1 => F1 có KG không đồng nhất
=> F1 : DD x dd và Dd x dd
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trang thân cây và màu hoa :
F2 có tỉ lệ phân tính KH = 3 : 3 : 1 : 1 = (1 : 1)(3 : 1) chứng tỏ 2 tính trạng này di tuyyền độc lập nhau, có gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
=> F1 : AaBB x aabb và AaBb x aabb
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng thân cây và dạng lá :
F2 có tỉ lệ phân tính KH = 2 : 1 : 1 ≠ (1 : 1)(3 : 1) của 2 tính trạng di truyền độc lập nên 2 tính trạng này di truyền liên kết nhau, có gen nằm trên 1 cặp NST.
F2 có 4 kiểu tổ hợp mà F1 có AD/aD x ad/ad cho 2 kiểu tổ hợp, do đó phép lai còn lại Aa,Dd x ad/ad cho 2 kiểu tổ hợp nên liên kết hoàn toàn. F2 có cây thấp, lá chẻ KG ad/ad nên F1 có KG AD/ad.
- Như vậy F1 cả 3 tính trạng đem lai có KG :
AD/aD,BB ; AD/aD,Bb ; AD/ad,BB ; AD/ad, Bb
=> P : AD/AD,BB x aD/ad,Bb hay AD/AD,Bb x aD/ad,BB
(Học sinh có thể biện luận theo cách khác)

Câu 5 :
a) Tỉ lệ KG và KH thu hoạch được :
- Do aa chết ở cây mầm trong hạt nên trong quần thể không có dòng cây aa.
=> Quần thể xuất phát có cấu trúc di truyền là P : 0,6AA : 0,4Aa
- Khi thế hệ P tự thụ phấn sinh ra F1 gồm 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa, trong đó aa chết nên F1 có cấu trúc di truyền gồm 0,78AA : 0,22Aa
- F1 tự thụ phấn sinh F2, rồi F2 tự thụ phấn sinh F3, cách tính tương tự trên.
- F3 có tỉ lệ KG là 0,938AA : 0,062Aa
KH là 93,8% cây lá xanh thẫm : 6,2% cây lá xanh nhạt
(Học sinh có thể làm tròn 0,94AA : 0,06aa)
b) Tỉ lệ các kiểu gen:
- Các cây bố mẹ đều quả tròn, đỏ mà đời con có 4% quả dài, vàng nên quả tròn, đỏ > quả dài, vàng.
Quy ước : A quả tròn, a quả dài; B quả đỏ, b quả vàng.
=> Thế hệ bố mẹ có mang 2 cặp gen dị hợp Aa,Bb
- Đời con có 4% quả dài, vàng (aa,bb) mà tỉ lệ 2 kiểu hình tròn, vàng (A-bb) và dài, đỏ (aaB-) khác nhau nên 2 tính trạng này không tuân theo quy luật di truyền hoán vị gen, đồng thời các cây tròn, đỏ đem giao phấn không mang toàn 2 cặp gen dị hợp trên 2 cặp NST khác nhau (vì ở 2 trường hợp này đời con đều có tỉ lệ 2 KH đó luôn bằng nhau). Như vậy đây là sự di truyền của quần thể ngẫu phối có KG không đồng nhất của 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
(Học sinh có thể biện luận theo cách khác).
- Do giao phấn ngẫu nhiên nên thế hệ con đạt trạng thái cân bằng ở cả 2 tính trạng.
=> 4% aabb = 0,04 aabb = 0,2 ab x 0,2 ab
=> 0,2 ab = 0,5 a x 0,4 b = 0,4 a x 0,5 b
=> pA = qa = 0,5 thì pB = 0,6; qb = 0,4 (hay ngược lại).
- Đời con có AABB = (0,5)2 x (0,6)2 = 0,09
AaBb = 2 (0,5 x 0,5) x 2(0,6 x 0,4) = 0,24

Câu 6 :
a) Cách tạo dòng thuần chủng:
- Cho tự thụ phấn hay giao phối cận huyết các dòng có mang các gen mong muốn. Do qua các thế hệ liên tiếp các dòng dị hợp giảm dần và các dòng đồng hợp tăng dần với nhiều dòng đồng hợp khác nhau.
- Nuôi cấy hạt phấn đơn bội rồi chọn lọc và đa bội hóa thành các dòng lưỡng bội. Do từng NST trong hạt phấn tự nhân đôi thành từng cặp NST tương đồng nên mang các cặp gen đều đồng hợp.
- Lai giữa 2 loài khác nhau rồi đa bội hóa con lai thành thể song nhị bội, trên từng cặp NST mang toàn các cặp gen đồng hợp của cả hai loài đã đem lai sau khi nhân đôi.
b) Chuyển gen người vào E.côli:
- Nếu là gen không phân mảnh thì gen đó có thể điều khiển tổng hợp được prôtêin trong vi khuẩn E.côli.
- Nếu là gen phân mảnh thì có thể không tổng hợp được hoặc tổng hợp ra prôtêin khác với prôtêin do gen đó mã hóa. Vì trong vi khuẩn E.côli không có hệ enzim cắt bỏ các đoạn intrôn.

câu 7 :
a) Bệnh ung thư :
- Bệnh ung thư thường thuộc loại đột biến tế bào xôma, có thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST làm mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.
- Người già dễ mắc bệnh ung thư hơn người trẻ do:
+ Người già hệ miễn dịch yếu hơn người trẻ nên khó phát hiện và tiêu diệt tế bào lạ xuất hiện sinh ra từ đột biến.
+ Do các tế bào đã lão hóa, các loại enzim sửa sai ở người già hoạt động kém hơn người trẻ nên không sửa chữa kịp thời các đột biến xảy ra trong tế bào.
+ Tế bào ở người già đã phân chia quá nhiều lần so với người trẻ nên tần số đột biến xảy ra lớn hơn.
+ Do thời gian sống lâu nên người già tích lũy nhiều chất có khả năng gây ung thư trong cơ thể.
b) Xác suất sinh con :
- Xác suất sinh con trai đầu bình thường cả 2 tính trạng = 3/4 x 3/4 x 1/2 = 9/32
- Xác suất sinh 2 con : 1 bị 1 trong 2 bệnh, còn 1 bị cả 2 bệnh = (2 x 3/4 x 1/4) x (1/4 x 1/4) x 2 = 3/64
 
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định hoa trắng. Một cây hoa đỏ thụ phấn cho một cây hoa trắng thu được F1 có 102 cây hoa đỏ và 47 cây hoa trắng. Biết các cá thể sinh ra đều có bộ NST 2n, sống và phát triển như nhau, không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST.
Xét ở một trường hợp nhất định thì kết quả phép lai này có giá trị gì trong nghiên cứu di truyền ?

chỉ có câu 3 đọc hơi nhầm đề."một cây""!!!:mygod:
 
Còn đây là đề thi chọn đội tuyển của trường em, không khó lắm nhưng cũng móp 1 cái nắp bút:oops:
Câu 1: (2 điểm)
Khi nuôi E.coli trong môi trường có đường glucose không có đường lactose thì enzim B_galactosidase trong vi khuẩn rất thấp. Nhưng khi thiếu đường glucose mà có lactose thì enzim này tăng rất nhanh sau vài phút. Qua sự hiểu biết về mô hình operon trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở vi sinh vật trước nhân:
a. Hãy giải thích hiện tượng trên về mặt cơ chế di truyền.
b. Trong quá trình hoạt động trên, đường lactose được gọi là chất j?
c. Nếu trong môi trường có lactose mà ko xuất hiện enzim B_galactosidase thì giải thích như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)
- Interferon là gì?
- Đặc điểm sinh học và sự hình thành interferon

Câu 3: (2 điểm)
Hô hấp tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào? Diễn ra ở đâu? Sản phẩm mỗi giai đoạn.

Câu 4: (2 điểm)
Thực vật đồng hóa Nitrat, NH3 như thế nào?

Câu 5: (2 điểm)
Khi tế bào nhu mô sinh dưỡng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần 1 tỉ lệ đặc biệt của 2 loại Phytohoocmon nào? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng.

Câu 6: (2 điểm)
Tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật

Câu 7: (4 điểm)
Lai 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen, mỗi gen/1 SNT thường. Tại vùng sinh sản ở cá thể đực xét 4 tế bào A, B, C, D phân chia liên tiếp nhiều đợt hình thành các tế bào sinh dục sơ khai, sau đó tất cả đều qua vùng sinh trưởng và tới vùng chín để hình thành giao tử.
Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A sinh ra bằng tích số của các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và B sinh ra.
Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đôi số giao tử có nguồn gốc từ A.
Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ tế bào A.
Tất cả đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả . Tính ra mỗi kiểu tổ hợp giao tử đã thu được 6 hợp tử.
Nếu thời gian phân chia tại vùng sinh sản của các tế bào A, B, C, D bằng nhau thì tốc độ phân chia của mỗi tế bào nhanh kém nhau (?!) bao nhiêu lần?

Câu 8: (cũng 4 điểm)
Ở 1 loài thực vật, lai 2 cặp tính trạng Đỏ Tròn là trội hoàn toàn so với Vàng Dài.
F1 tự thụ phấn --> F2 gồm có 3000 cây với 4 kiểu hình trong đó Vàng Dài là 480 cây
a. Giải thích quy luật di truyền? Viết sơ đồ lai P--> F2; số lượng cây trong mỗi kiểu hình ở F2
b. Nếu 1 gen/1NST. Thế hệ F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình như thế nào ?

P/S: Cấm sử dụng tài liệu dưới mọi hình thức :nhannho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top