xử lí môi trường nước bị ô nhiểm

Thành viên cũ

Senior Member
Ai biết kể tên gium tôi những thực vật có khả năng làm sạch môi trường nước?
xin cám ơn!nếu được thì nhắn giùm tôi sớm.
 
theo tôi được biết thì lau sậy là một(phragmites)
Ngổ dại là hai(quên tên)
bèo là ba
rau muống
mà nhiều quá
 
Thực vật có khả năng làm sạch nước

Bạn lên Yahoo hay Google,Altavista... search:"phytoremedation" hay một từ tương tự,sẽ có hàng loạt tài liệu, ảnh và bài liên quan cho bạn.Chúc thành công.Nếu bạn có thể nói rõ hơn loại nước thải nào thì tôi có thể tư vấn cho bạn cách xử lý và có thể loại cây để xử lý. Thực vật xử lý nước rất đa dạng bạn ạ.
 
Nếu bạn vừa làm qua đề tài này, cho tui hỏi 1 câu: Sự cân bằng N và P có ý nghĩa thế nào trong việc xử lý nước thải bằng thủy sinh vật?

Ý tui nói là nồng độ N và P trong nước thải rất khác biệt, khi đó P hay N sẽ quyết định hiệu xuất xử lý nước thải?


Thông thường thực vật thủy sinh sẽ hấp thu một trong 2 hợp chất N hoặc P ở mức rất cao còn hợp chất còn lại rất thầp. Chất nào (N hay P) được ưu ái hút cao và chất nào bị bỏ bê hút thấp? tại sao???
 
Theo em nghĩ thì trong nước thải, đặc biệt là nước thái sinh hoạt chảng han có chúa rất nhiều cá hợp chất hĩu cơ khó phân hủy như các hợp chất của ?protein. Để cho các loài thực vật làm sạch nước như tảo, bèo có thể sử dụng được những chất này thì chúng phải cần được phân giải thành các chất đơn giản dễ hấp thụ hơn, quá trình phan giải này có thể được thưc hiện bởi quần thể các vi sinh vật nước tồn tại xung quanh các loài thực vật thủy sinh này. Như vậy cơ chế làm sạch nước của các loại thực vật thủy sinh như bèo, các loại tảo là như thế nào,liệu các thực vật thủy sinh thực sự có khả năng làm sạch nước không hay chúng chỉ là một nhân tố giúp cho quá trình làm sạch nước nhờ các vi sinh vật ?
 
Xử lý trong môi trường tự nhiên hay nhân tạo? Bị 5 điểm môn này vì sai bài tập, trời ơi, sao cô không cho em thi lại. Đến giờ vẫn còn cay đây.

Xử lý nước nhân tạo: Tùy thuộc vào hàm lượng BOD, COD, hàm lượng kim loại, mức độ hữu cơ còn lại sau khi xử lý và một số chất khác tùy yêu cầu của sản xuất mà chọn các loại bùn sinh học cho phù hợp.

Cụ thể bùn sinh học, hay bùn hoạt tính có thể chứa các vi sinh vật: Aerobacter aerogenes, Pseudomonas putida, Pseudomonas stutzeri, Nitrosomonas vinogradski, Bacillus subtilis, Cellulomonas biozotera, Nitrobacter spec.

Nguyên sinh động vật: Ciliatae (trùng tơ), Flagellatae (trùng roi)...

Tùy thuộc vào dạng xử lý hiếu khí hay yếm khí mà có các bước xử lý cho phù hợp: Dùng bể điều hoà, bể aeroten, bể lắng, bể lọc ...

Nói chung là phải kết hợp xử lý cả vật lý, hóa học, và vi sinh vật.
 
Đấy là nước thải sinh hoạt ?
Vậy xử lí nước thải = EM thì sao?
và làm thế nào để xử lí được river black ? Cái này mới là thiết yếu nhỉ?
 
hic, river black nghĩa là gì vậy? Không lẽ chị định nhắc đến sông Tô Lịch. Ối cống còn kinh dị hơn sông Tô nhiều. Chán thật, 50 năm trước câu : Sông Tô nước chả trong ngần vẫn đúng mà bây giờ thì thành đen ngòm mất rồi.
Tại sao xử lý river black lại thiết yếu?

nước thải = EM nghĩa là gì vậy.

Nước nào chả thế, khác nhau về thành phần và nồng độ thôi mà! Xử lý đến đạt tiêu chuẩn thì thôi. Mỗi loại nước có vài chục tiêu chuẩn tùy bộ luật của mỗi nước, giở tiêu chuẩn ra mà xem để còn lách luật nhưng không đảm bảo lách đạn được đâu nhé !
 
Em đồng ý với ý kiến của anh Hưng. Nước ô nhiễm chưa chắc đã là nước độc .
Còn xử lí nước thải bằng TV thì cũng có cái lợi và cái hại của nó thôi. Cái hại thì bạn Hoàng đã nói, nhưng cái lợi cũng thấy rõ : Rễ làm, rẻ, tận dụng, ít nhiều cũng ..phủ xanh(hehe)...

@Minh: river black là sông Tô Lịch chứ còn ở đâu nữa hả bạn? ?Còn nói ?việc xử lí sông TL có là thiết yếu hay ko thì còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của lãnh đạo và người dân. TL là 1 sông ?khá dài và "lượn lờ" ngay trong nội thành HN, vậy nhưng mà có mấy ai dám "di dạo" dọc theo sông TL ko? Cứ nói "thủ đô xanh, sạch, đẹp" nhưng mà ..., có lần tôi đưa 1 người bạn người Pháp đi chơi ở HN, ái ngại khi bạn hỏi ?về "cái cống khổng lồ" của HN. hik
 
Sử dụng cái gì mà chả được, miễn là nước nó sạch đến đạt tiêu chuẩn sao cho chi phí xử lý là tối thiểu nhưng không gây độc hoặc phát sinh các chất khác ảnh hưởng đến sinh vật là được rồi. Quan tâm chi nó là thực vật, động vật, hay vi sinh vật, hay tác nhân vật lý, hóa học làm gì. Mệt người.

Đúng như anh Hưng nói, có rất nhiều loại ô nhiễm. Mỗi loại có cách xử lý khác nhau với đặc thù riêng, với tỉ lệ phối trộn và yêu cầu riêng, làm gì có cái gì vạn năng xử lý được hết. Nhưng đừng quên tự nhiên nhé! Có thể dùng cánh đồng lọc để xử lý nước, các loại hồ tự nhiên... Ví dụ Tràn dầu gây thảm họa sinh thái, hay ô nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử đi chăng nữa ... ?thì sau một thời gian nào đó bà mẹ vĩ đại là quả đất của chúng ta cũng trả lại sự yên ổn ban đầu thôi! Chỉ có điều nhanh hay lâu thôi, mà hậu quả thì con người và sinh vật khác lãnh đủ nên người ta mới phải sùng sục lên như thế.
 
Mình là sinh viên, đây là thảo luận cơ mà, thảo luận là để đưa ra giải pháp thông minh, hiệu quả ?và tiết kiệm nhất còn nó là ý tưởng của ai đi chăng nữa thì cũng không quan trọng, miễn là công việc trôi chảy, giải quyết được vấn đề, ai sai có quan trọng đâu, mà người sai thì càng tốt cho họ vì họ sẽ tự rút ra kinh nghiệm để không mắc phải lần sau nữa.

Mình chỉ muốn nhắc rằng khi làm việc thì đừng câu nệ loại sinh vật tôi ghét vì trông nó bẩn bẩn, nhìn ghê ghê, hay nó tạo ra cái gì khó chịu, ảnh hưởng hay đơn giản vì tôi không thích nó. Bây giờ làm gì cũng phải gắn nó với hiệu quả thực tế, theo mình nghĩ chúng ta có lẽ thêm tư duy kinh tế vào học tập và nghiên cứu khoa học ?trừ một số việc mà các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản thì phải đầu tư cho dù có tốn kém cũng phải chấp nhận thôi, vì không họ làm thì ai làm nổi bây giờ.

Xử lý môi trường phải xử lý kết hợp từng công đoạn, từng quá trình: vật lý, hóa học, sinh học (sinh học là chủ yếu, là chìa khóa đối với người làm sinh học) dùng nó điều khiển đến đạt hiệu quả thì thôi, chứ độc tôn một phương pháp hay cho rằng chỉ có cái này là nhất là số 1 dùng cho mọi trường hợp thì hiệu quả không cao mà cũng không đạt kết quả tốt nữa.
 
Tiện đây bạn nào có thể chỉ ra các loại ô nhiễm đối với môi trường nước và các phương pháp xử lý không nhỉ?

Phương pháp nào đang thịnh hành hiện nay?
 
Em đang rất quan tâm về vấn đề này !! nhưng giờ mới thấy mọi người bàn tán xôi nổi thế này ( bùn dể sợ )

[/quote]Tiện đây bạn nào có thể chỉ ra các loại ô nhiễm đối với môi trường nước và các phương pháp xử lý không nhỉ?
Em không biết nhiều nhưng cũng xin nói 1 ít !!
Nuớc dùng hiện nay được dùng cho 3 mục đích ( gần như là chính ) : sinh hoạt, công nghiệp, và cho sản xuất nông nghiệp.
Chính vì thế nên người ta chia ra làm 3 nguồn ô nhiễm. Ngoài ra còn có thể dựa vào các bản chất của các chất gây ra ô nhiễm mà chia ra như : ô nhiễm sinh học , ô nhiễm hóa học , ô nhiễm lý học.
Và các phương pháp xử lý thì chia ra 2 hướng là : tự làm sạch và làm sạch nhân tạo.
To anh Hoàng :
Khả năng tự làm sạch thì chắc ai cũng biết !!
Và đồng thời đây cũng là vấn đề em quan tâm khi ta sử dụng thực vật để xử lý thì luôn chia ra 2 vấn đề như anh Hoàng đã nói ở trên là có mặt hạn chế của nó ... nhưng bù lại nếu suy nghĩ ..xa hơn 1 tí ( theo em ) thì nếu như chúng ta có thể làm trên 1 quy mô lớn { Dùng các loại thực vật lâu năm .... hay có khả năng thu hoạch về gỗ .... v..v.. ( nhưng tránh vấn đề thực phẩm đi thì sao ?? ) }
Đương nhiên khi đưa ra vấn đề này .. em đã xét trên thời gian mà thực vật đó phát triển đến khi có khả năng xử lý .. !! Nhưng nếu như em đã nói .. đặt vấn đề ko phải là ngay bay giờ mà là tăng khả năng .. tự xử lý của nuớc thì có thể sẽ hay hơn chăng ?? Vừa có thể giúp môi truờng (nói chung) tự làm sạch vừa có thể tạo điều kiện " xanh, sạch, đẹp cho các khu công nghiệp chẳng hạn :p
 
Phương pháp nào đang thịnh hành hiện nay?

Phuơng pháp bàn riêng từng cái 1 thì có lẽ ko đuợc sử dụng nhiều mà đa phần là kết hợp các phương pháp xử lý với nhau !! chứ ko thể nói hóa thì nhanh hơn lý , sinh hay sinh thì ... phù hợp với thời đại hơn đuợc .. mà phải biết phối hợp để tạo đuợc điều kiện xử lý tốt nhất !!

Tùy vào mỗi loại nuớc ô nhiễm ( cấp độ khác nhau ) mà có những cách xử lý khác nhau . Nhưng hiện nay có lẽ đuợc sử dụng nhiều theo em là các phuơng pháp xử lý dùng VSV ( yếm khí ) vì xét đi xét lại thì hiệu quả là cao nhât {đương nhiên đã qua các giai đoạn xử lý hóa,lý (có thể sau khi xử lý bằng VSV mới cho qua xử lý bằng Hóa , Lý )} đồng thời có thể xử lý nuớc bi ô nhiễm nặng hơn các loại khác !!
Còn cụ thể là xử dụng các thiết bị như ..aroten .. UASB .. hay UASB cải tiến ..v..v. Và các loại VSV nào thì tùy vào loại nuớc thải mà có biện pháp xử lý cụ thể !
 
Không phải cứ nhất nhất không có biện pháp xử lý tốt nhất.

Mà cần xét theo loại nước thải, có loại kết hợp được cả lý - hóa - sinh, có loại chỉ hóa - lý. Cần xét cả khả năng kinh tế và công nghệ để chọn biện pháp phù hợp. Trong các biện pháp phối hợp sẽ có khâu chủ đạo hay ưu thế.

Ý kiến cho rằng phuơng pháp xử lý dùng VSV (yếm khí ) được sử dụng nhiều nhất có lẽ hơi chủ quan. Còn hiệu quả cao nhất thì bạn phải xem đối tượng xử lý là gì?

Aeroten là xử lý bằng bùn hoạt tính - hiếu khí.

Xử lý sinh học điều kiện nhân tạo gồm hiếu khí (bùn hoạt tính, lọc sinh học), kị khí (bể kị khí truyền thống, UASB, UASB cải tiến, lọc kị khí); điều kiện tự nhiên gồm hồ hiếu khí, kị khí và tùy nghi.

Xử lý sinh học ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị, nước thải sản xuất chế biến nông phẩm còn nước thải công nghiệp thì hơi khó đến không thể đâu bạn ạ.

Xử lý độ cứng bằng vi sinh vật tôi cũng chưa thấy bao giờ. Về lý thuyết có thể được nhưng rất hạn chế. Thông thường độ cứng được xử lý bằng phương pháp hóa học cho hiệu quả cao.

Ô nhiễm nước là 1 vấn đề nổi bật về môi trường, xử lý nước ô nhiễm cũng là một chủ đề lớn, cần những trao đổi có hệ thống hơn!
 
Không phải cứ nhất nhất không có biện pháp xử lý tốt nhất.

Mà cần xét theo loại nước thải, có loại kết hợp được cả lý - hóa - sinh, có loại chỉ hóa - lý. Cần xét cả khả năng kinh tế và công nghệ để chọn biện pháp phù hợp. Trong các biện pháp phối hợp sẽ có khâu chủ đạo hay ưu thế.

Nói như vậy liệu có mâu thuẫn nhau không thế anh Hoàng !! Tùy vào điều kiện mà đưa ra những phuơng án khác nhau ===> Không có 1 phuơng án chung cho tất cả ( Xét trên nhiều mặt thì là thế anh nhỉ )

Xử lý sinh học ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị, nước thải sản xuất chế biến nông phẩm còn nước thải công nghiệp thì hơi khó đến không thể đâu bạn ạ

Theo em thấy thì trong công nghiệp họ vẫn xử dụng biện pháp sinh học để giải quyết vấn đề !! Tuy chưa thật sự đạt hiệu quả tốt nhất ( vì phần nhiều là do phần đầu tư chưa thật sự đúng ) !! Và đương nhiên trong công nghiệp nếu muốn xử lý bằng VSV thì chắc cần phải qua xử lý Hóa ,lý truớc ( Theo em nghĩ là vậy , đa phần vì nồng độ các chất trong đó :p )
Còn theo anh Hoàng nếu không xử dụng phuơng pháp VSV thì anh sẽ dùng biện pháp gì ??

Còn về phần độ cứng của nuớc theo em đuợc biết đến nay thì hình như người ta ?chỉ xử lý bằng hóa học thì phải chứ ... chưa thấy nói có VSV xử lý dụ này :p
 
:lol: ?:?: ?:?: Các bạn ơi cho mình hỏi vài câu nè:
-Mình nghe nói rất nhiều về việc trồng cây thủy sinh để lọc sạch nguồn nước .Mình nghe nói chủ yếu là hút các ion kim loại nặng có trong nước ,phải hông dzậy và tại sao nó co khả năng đó ?(đặc điểm cấu tạo nào giúp nó có khả năng đó)
-Làm sao để biết cây thủy sinh nào hấp thụ nhiều ion kim loại hơn và thường để loc nước thì người ta dùng cây gì. Có ?phải chỉ có cây thủy sinh mới có khả năng đó ?
-Có phải ở tất cả môi trường nào thì cây thủy sinh cũng có thể lọc nước không, kể cả ở những nơi nước rất bị ô nhiễm ???
? ? ? ? ? ? ? Cám ơn các bạn nhiều nha!!!!!!!!!!!!!! :roll:
 
Em chào các bác. Các bác nói mãi mà em chưa hình dung ra có bao nhiêu loại ô nhiễm nước thải à. Có bác nào có thời gian thì ngồi gõ cho em một cái list về các loại ô nhiễm nước thải và các tác nhân ảnh hưởng tới môi trường của nó đi.
Sau đó rồi anh em mình nói chuyện tiếp.
 
Về chuyện cây trồng có khả năng hấp thụ kim loại và đặc biệt là kim loại nặng thì mình có thể khẳng định với Kim Long rằng cây trồng nào cũng có đặc điểm đó.
?Mức độ là bao nhiêu thì bạn có thể hình dung thế này: cây xanh đặc biệt là cây dại càng có sức sống khỏe thì khả năng hấp thụ và đồng hóa kim loại của nó càng cao.
?Các thầy bên Khoa Đất môi trường của trường mình không phải đi kiếm đâu xa mà cứ đi tìm các cây dại mọc đầy ruộng về làm thí nghiệm kim loại nặng trong đất thôi bạn ạ.
?Lí do là chính kim loại nặng cũng là các nguyên tố vi lượng đối với chúng nên chúng cứ lấy và dùng thôi.
?Nhưng có một vấn đề là nồng độ kim loại bao nhiêu thì cây chịu được mà không chết. Chuyện này mình có thể loạn ngôn một chút. Các kim loại nặng toàn là bọn hay kết tủa nên trong đất không phải tất cả lượng kim loại đều ở dạng ion hoạt động mà bị keo đất hút dính khá chặt và kết tủa cùng các ion âm khác nên hầu hết cây trông đều chịu được và đối với cây dại thì chịu càng khỏe vì chúng có bộ gen cực kì ngon lành cho chuyện thích nghi ba cái vụ môi trường khắc nghiệt.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top