Lê Đức Dũng
Senior Member
Các bạn có nghĩ rằng ở trong một phòng nghiên cứu một năm chỉ nhận được 28 triệu đồng đủ để trang trải kinh phí điện nước, lương thì nhận theo lương Nhà nước. (Lệnh Hồ Xung)
> Cần có chế tài đối với các nhà khoa học trì trệ
Người gửi: Lệnh Hồ Xung
Tôi đã trải qua 5 năm nghiên cứu ở một Viện khoa học và 2 năm ở tổ chức giáo dục. Ngay khi mới rời khỏi ghế nhà trường, tôi chọn công việc nghiên cứu. Tôi hy vọng những kiến thức mình có, những nỗ lực nghiên cứu của mình sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội. Nhưng thực tế nghiên cứu chúng ta còn lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới.
Các bạn có nghĩ rằng ở trong một phòng nghiên cứu một năm chỉ nhận được 28 triệu đồng đủ để trang trải kinh phí điện nước, lương thì nhận theo lương Nhà nước. Bạn có biết rằng phương tiện nghiên cứu của chúng tôi chỉ có Internet mà chúng tôi sử dụng ké của một đơn vị công nghệ thông tin trong Viện. Trong trường hợp vậy thì kết quả khoa học công nghệ làm sao có chất lượng và hiệu quả?
Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực nhiều rủi ro và đòi hỏi nhiều công sức. Có nghiên cứu mất cả chục năm mà không có kết quả. Mà ngay cả khi có kết quả thì sử dụng không được, không được thị trường chấp nhận... Rất nhiều rủi ro. Nếu ta có biện pháp chế tài thì làm sao các nhà khoa học có thể sống được, hơn nữa, sự đầu tư của Nhà nước có nhiều gì mà phải ra chế tài.
Hiện nay các đơn vị chủ quản (tức là đơn vị điều khiển ngân sách đầu tư vào KHCN) sử dụng đánh giá không đúng thực tế và hiệu quả. Đó là khâu trung gian trong chuỗi mắt xích đầu tư KHCN. Chỉ cần siết chặt khâu này, hiệu quả KHCN sẽ tăng lên đáng kể.
Siết chặt bằng cách nào? Siết chặt bằng cách có hệ thống đánh giá tính hiệu quả của công tác nghiên cứu KHCN liên quan đến các thông số đánh giá Phòng thí nghiệm, đội ngũ nghiên cứu, kết quả KHCN.... và cuối cùng là biện pháp kiểm tra tính hiệu quả. Hiện nay, Nhà nước ta đang có tình trạng các khâu kiểm tra, đánh giá không được trong sạch cho nên các khâu khác trong chuỗi mắt xích của quản lý Nhà nước bị méo mó và chứa nhiều sai phạm.
Các ý kiến này của tôi được đưa khi tôi rời khỏi các vị trí nghiên cứu và đào tạo. Sau nhiều năm cống hiến, tôi cảm thấy rằng những nghiên cứu và nỗ lực của mình không được đánh giá đúng và tôn trọng.
Ý kiến của bạn?
hic , đâu khổ một rổ "tình yêu" nghề.... một cánh én khó mà làm nên mùa xuân...
> Cần có chế tài đối với các nhà khoa học trì trệ
Người gửi: Lệnh Hồ Xung
Tôi đã trải qua 5 năm nghiên cứu ở một Viện khoa học và 2 năm ở tổ chức giáo dục. Ngay khi mới rời khỏi ghế nhà trường, tôi chọn công việc nghiên cứu. Tôi hy vọng những kiến thức mình có, những nỗ lực nghiên cứu của mình sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội. Nhưng thực tế nghiên cứu chúng ta còn lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới.
Các bạn có nghĩ rằng ở trong một phòng nghiên cứu một năm chỉ nhận được 28 triệu đồng đủ để trang trải kinh phí điện nước, lương thì nhận theo lương Nhà nước. Bạn có biết rằng phương tiện nghiên cứu của chúng tôi chỉ có Internet mà chúng tôi sử dụng ké của một đơn vị công nghệ thông tin trong Viện. Trong trường hợp vậy thì kết quả khoa học công nghệ làm sao có chất lượng và hiệu quả?
Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực nhiều rủi ro và đòi hỏi nhiều công sức. Có nghiên cứu mất cả chục năm mà không có kết quả. Mà ngay cả khi có kết quả thì sử dụng không được, không được thị trường chấp nhận... Rất nhiều rủi ro. Nếu ta có biện pháp chế tài thì làm sao các nhà khoa học có thể sống được, hơn nữa, sự đầu tư của Nhà nước có nhiều gì mà phải ra chế tài.
Hiện nay các đơn vị chủ quản (tức là đơn vị điều khiển ngân sách đầu tư vào KHCN) sử dụng đánh giá không đúng thực tế và hiệu quả. Đó là khâu trung gian trong chuỗi mắt xích đầu tư KHCN. Chỉ cần siết chặt khâu này, hiệu quả KHCN sẽ tăng lên đáng kể.
Siết chặt bằng cách nào? Siết chặt bằng cách có hệ thống đánh giá tính hiệu quả của công tác nghiên cứu KHCN liên quan đến các thông số đánh giá Phòng thí nghiệm, đội ngũ nghiên cứu, kết quả KHCN.... và cuối cùng là biện pháp kiểm tra tính hiệu quả. Hiện nay, Nhà nước ta đang có tình trạng các khâu kiểm tra, đánh giá không được trong sạch cho nên các khâu khác trong chuỗi mắt xích của quản lý Nhà nước bị méo mó và chứa nhiều sai phạm.
Các ý kiến này của tôi được đưa khi tôi rời khỏi các vị trí nghiên cứu và đào tạo. Sau nhiều năm cống hiến, tôi cảm thấy rằng những nghiên cứu và nỗ lực của mình không được đánh giá đúng và tôn trọng.
Ý kiến của bạn?
hic , đâu khổ một rổ "tình yêu" nghề.... một cánh én khó mà làm nên mùa xuân...