Người Việt đầu tiên nhân bản vô tính" đã ra đi

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
"Người Việt đầu tiên nhân bản vô tính" đã ra đi18:30' 22/06/2009 (GMT+7)
vietnamnet.gif
- Sau buổi lên lớp với đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế, trưa 20/6, GS.TS Nguyễn Mộng Hùng (
Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã ra đi đột ngột, thọ 67 tuổi.

GS.TS Nguyễn Mộng Hùng công tác tại Bộ môn Tế bào, Mô phôi và Lý sinh, Khoa Sinh học của trường, ở chuyên ngành Tế bào mô phôi.
images1814108_MongHung.jpg

TS Nguyễn Mộng Hùng nhận giấy chứng nhận chức danh GS năm 2005 (người đứng cạnh Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm). Ảnh: HA

Năm 2005, ông và các cộng sự tuyên bố đã tách và nhân nuôi tế bào gốc phôi chuột và sử dụng các tế bào gốc này để cứu sống chuột chiếu xạ liều gây chết. Thành công này mở ra triển vọng trong việc chữa trị nhiều căn bệnh ở người bằng tế bào gốc tại Việt Nam.
Trước khi có thành công trên, GS Hùng được biết tới như "người Việt Nam đầu tiên nhân bản vô tính" cá chạch thành công vào năm 1977, trước thời điểm Ian Wilmut cho ra đời chú cừu Dolly 20 năm.
Hướng khoa học hoặc đề tài khoa học chủ yếu đã nghiên cứu của GS Hùng tập trung vào các nội dung: Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nóng ẩm lên sinh lý sinh sản chuột; sản xuất chế phẩm có hoạt tính sinh học: Huyết thanh ngựa chửa; tạo dòng vô tính ở cá xương; mẫu sinh ở cá; điều khiển giới tính động vật và công nghệ tế bào gốc động vật.

Ông từng nhận các huy chương vì sự nghiệp Thuỷ sản, Giáo dục, Khoa học Công nghệ và các bằng khen của Bộ GD-ĐT với vai trò huấn luyện và dẫn đoàn học sinh Việt Nam đi thi Olympic quốc tế sinh học.
Lễ viếng tổ chức từ 7h ngày 24/6, lễ truy điệu lúc 9h tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 
"Người Việt đầu tiên nhân bản vô tính" đã ra đi18:30' 22/06/2009 (GMT+7)
vietnamnet.gif
- Sau buổi lên lớp với đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế, trưa 20/6, GS.TS Nguyễn Mộng Hùng (
Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã ra đi đột ngột, thọ 67 tuổi.

GS.TS Nguyễn Mộng Hùng công tác tại Bộ môn Tế bào, Mô phôi và Lý sinh, Khoa Sinh học của trường, ở chuyên ngành Tế bào mô phôi.
images1814108_MongHung.jpg

TS Nguyễn Mộng Hùng nhận giấy chứng nhận chức danh GS năm 2005 (người đứng cạnh Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm). Ảnh: HA

Năm 2005, ông và các cộng sự tuyên bố đã tách và nhân nuôi tế bào gốc phôi chuột và sử dụng các tế bào gốc này để cứu sống chuột chiếu xạ liều gây chết. Thành công này mở ra triển vọng trong việc chữa trị nhiều căn bệnh ở người bằng tế bào gốc tại Việt Nam.
Trước khi có thành công trên, GS Hùng được biết tới như "người Việt Nam đầu tiên nhân bản vô tính" cá chạch thành công vào năm 1977, trước thời điểm Ian Wilmut cho ra đời chú cừu Dolly 20 năm.
Hướng khoa học hoặc đề tài khoa học chủ yếu đã nghiên cứu của GS Hùng tập trung vào các nội dung: Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nóng ẩm lên sinh lý sinh sản chuột; sản xuất chế phẩm có hoạt tính sinh học: Huyết thanh ngựa chửa; tạo dòng vô tính ở cá xương; mẫu sinh ở cá; điều khiển giới tính động vật và công nghệ tế bào gốc động vật.

Ông từng nhận các huy chươngvì sự nghiệp Thuỷ sản, Giáo dục, Khoa học Công nghệ và các bằng khen của Bộ GD-ĐT với vai trò huấn luyện và dẫn đoàn học sinh Việt Nam đi thi Olympic quốc tế sinh học.
Lễ viếng tổ chức từ 7h ngày 24/6, lễ truy điệu lúc 9h tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Xin chia buon cung gia dinh Thay va nhung hoc tro cua Thay
 
Cám ơn thầy vì những cống hiến cho nền sinh học nước nhà, đặc biệt là với cuốn Sinh học( Philip- Chilton) với học sinh phổ thông.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top