Gian lận khoa học phổ biến hơn chúng ta tưởng

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
KHOA HỌC
Thứ hai, 8/6/2009, 09:00 GMT+7
Gian lận khoa học phổ biến hơn chúng ta tưởng
Việc các nhà khoa học công bố nghiên cứu không có thật và làm giả dữ liệu xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với dự đoán của dư luận.
Hwang-Woo-Suk.jpg

Hwang Woo-shuk, cựu giáo sư Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), đã làm giả dữ liệu trong nghiên cứu tế bào gốc. Ảnh: AFP.

Tạp chí Public Library of Science (Mỹ) vừa đăng một báo cáo về tình trạng gian lận trong cộng đồng khoa học. Báo cáo là kết quả tổng hợp của 21 cuộc khảo sát được thực hiện trên toàn thế giới từ năm 1986 tới 2005.
Theo đó chỉ có khoảng 2% nhà khoa học thừa nhận họ từng giả mạo, làm sai lệch hoặc thay đổi kết quả nghiên cứu để đạt được mục đích mong muốn. Nhưng có tới 34% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ từng không thể đưa ra bằng chứng về những nghiên cứu khoa học do chính họ thực hiện. 14% biết chắc đồng nghiệp giả mạo, bóp méo và thay đổi dữ liệu khoa học. Tỷ lệ nhà khoa học nghi ngờ đồng nghiệp công bố những nghiên cứu “không bình thường” lên tới 72%.
Báo cáo giúp dư luận hình dung bức tranh toàn cảnh về tình trạng gian dối trong khoa học. Y học là lĩnh vực có nhiều gian dối khoa học nhất. Theo các chuyên gia, thực trạng này cho thấy sự hấp dẫn của lợi nhuận có thể khiến nhiều nhà khoa học cố tình làm sai để đạt được kết quả có lợi cho họ.
Daniele Fanelli, một nhà khoa học của Đại học Edinburgh (Anh), là tác giả của báo cáo. Ông tin rằng những trường hợp đình đám như vụ tiến sĩ Hwang Woo-Suk của Hàn Quốc – người đã làm giả dữ liệu về nghiên cứu tế bào gốc của người vào năm 2005 – phổ biến hơn nhiều so với dự đoán của dư luận.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những vụ gian lận trong khoa học mà chúng ta đã phát hiện chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Có rất nhiều vụ sẽ không bao giờ bị lôi ra ánh sáng”, ông kết luận.

trich http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/06/3BA0FE1D/
 
Hehe cái này đúng quá à, có nhiều loại gian dối trong khoa học lắm, có những loại tinh vi như kiểu làm thống kê với 100 mẫu nhưng loại bớt những mẫu lệch chuẩn quá xa để được số liệu đẹp, không lặp lại được thí nghiệm nhưng cố tình viết là lặp lại vài lần..... thì con số phải lên đến 90% ý. Về y sinh lại càng dễ vì có những nghiên cứu hầu như không thể lặp lại được do lượng mẫu ít ỏi có thể thu nhận.

Túm lại hiện giờ đa phần làm khoa học để kiếm tiền thì chuyện gian dối sao tránh được.
 
Thử tưởng tượng ta có một giả thuyết rất đẹp, nhưng data mãi không support...ai mà chẳng bị gian dối cám dỗ chứ :)
 
Thử tưởng tượng ta có một giả thuyết rất đẹp, nhưng data mãi không support...ai mà chẳng bị gian dối cám dỗ chứ :)

Chưa ăn thua, giả thuyết đẹp, 1 chuỗi thí nghiệm đều ủng hộ, chỉ còn 1 cái cuối cùng thôi lại làm mãi không ra, hoặc hơn nữa là kết quả phập phù hehe, lúc này mới là cám dỗ chứ....
 
Có thể 90% đấy. Cứ xem tạp chí "lá cải" chiếm bao nhiêu % trong số các tạp chí có ISSN. Xem cái list IF, cỡ từ 0.01 đến 1 phải có tầm cả "nghìn" tạp chí chứ chẳng chơi :mrgreen:
Nếu mà nói về tạp chí IF cao thì sạn cũng khá nhiều. Nhiều bài chúng nó đưa lên trong journal club bị các GS bĩu môi bảo thế mà cũng lên được tạp chí đấy. Có thể xem cái "bĩu môi" này là "nghi ngờ đồng nghiệp công bố những nghiên cứu “không bình thường” lên tới 72%".
Tất nhiên là "cười người hôm trước hôm sau người cười" thôi chứ chả ai "holier than thou" cả. Coi như là một thuộc tính của làm khoa học. Trong vô vàn cái lãng phí chỉ cần 1 cái được là đã paid-off lắm rồi.
Ẹc. Chết, nói kiểu này các bác ở VN lại vin vào để làm "pha học" thì chết...
 
Nói 90% là còn nhẹ ý chứ. Trong số bao nhiêu GS chỉ có ít bác không vì áp lực công bố, grant.... mà không có ý định gian lận. Trong số những bác GS không định gian lận này lại có rất ít bác mà PostDoc của bác ý không gian lận. Trong số rất ít các Postdoc không có ý định gian lận này thì lại chỉ có 1 số ít hướng dẫn bọn PhD không gian lận.

Năm 2008 Office of Research Integrity có làm cái survey đăng trên nature (Repairing research integrity, Vol 453, 19 June 2008) cho thấy trong số 201 trường hợp nghi gian lận do 164 đồng chí phát hiện ra thì 21,9% là do GS hay senior scientist, 13,9% do PGS hay scientist, 24,9% do PostDoc, 14,4% do PhD (Hehe bọn này mới chập chững chưa biết gian lận mấy).

Mà có khi các em sinh viên cũng chưa nhận thức được thế nào là gian lận. Nature Vol 435, 9 June 2005 trong bài Scientists behaving badly có liệt kê ra tới 16 hình thức gian lận, nên đọc để tránh.
 
trong này có những ai từng gian lận rồi nào? chắc cũng là 90% ??!!! từ bịa số liệu giả để nạp bài, chỉnh cho chuẩn số liệu để nhìn cho ngon, ăp cắp số liệu của người khác, copy bài người khác..v.v.:banbo:
về cái chỉnh cho chuẩn số liệu là mình...làm rùi ! phải đến mấy lần, mấy mấy đứa tây cũng máu vụ này lắm. tập thói quen từ bé !!:twisted::sexy:
 
thôi, pó tay cho mấy ông kia lun, mong mí anh mí bác trên này đừng có làm thế là được rồi.:)
 
Ừ nhỉ, tự nhiên thắc mắc các anh các bác bậc PhD trở lên trong này thuộc về 90% trên hay là 10% ngoại lệ??
Riêng em thấy con số 90% các bác nêu lên vẫn cứ là phóng đại!
 
Càng dấn thân vào khoa học càng thấy nó...lãng xẹt. Làm khoa học = xuất bản báo. Mình thấy GS mình hóa ra cũng rất...chuối. Ví dụ 1 công trình thì đăng tới 3 báo. Cái làm kém đăng báo Hàn, cái làm khá đăng Springer/Elsevier. Nếu mà chịu khó dài hơi gộp khoảng 3-4 bài làng nhàng này biết đâu có ngày mơ tưởng đến Cell chẳng hạn.:)
Bạn mình có một đống số liệu, nếu mà ngồi làm báo chắc cũng được 2-3 bài. Nhưng xếp chưa bảo viết thì cứ để đấy, vì làm cái mà chả sợ bị scoop hay mất tính thời sự thì cần gì vội publish. Mà cũng chẳng có tham vọng publish báo cao luôn :hum:
 
Càng dấn thân vào khoa học càng thấy nó...lãng xẹt. Làm khoa học = xuất bản báo. Mình thấy GS mình hóa ra cũng rất...chuối. Ví dụ 1 công trình thì đăng tới 3 báo. Cái làm kém đăng báo Hàn, cái làm khá đăng Springer/Elsevier. Nếu mà chịu khó dài hơi gộp khoảng 3-4 bài làng nhàng này biết đâu có ngày mơ tưởng đến Cell chẳng hạn.:)
Bạn mình có một đống số liệu, nếu mà ngồi làm báo chắc cũng được 2-3 bài. Nhưng xếp chưa bảo viết thì cứ để đấy, vì làm cái mà chả sợ bị scoop hay mất tính thời sự thì cần gì vội publish. Mà cũng chẳng có tham vọng publish báo cao luôn :hum:

Thời buổi kinh tế, cái gì cũng được "quy ra thóc" mà anh :D
 
Càng dấn thân vào khoa học càng thấy nó...lãng xẹt. Làm khoa học = xuất bản báo. Mình thấy GS mình hóa ra cũng rất...chuối. Ví dụ 1 công trình thì đăng tới 3 báo. Cái làm kém đăng báo Hàn, cái làm khá đăng Springer/Elsevier. Nếu mà chịu khó dài hơi gộp khoảng 3-4 bài làng nhàng này biết đâu có ngày mơ tưởng đến Cell chẳng hạn.:)
Bạn mình có một đống số liệu, nếu mà ngồi làm báo chắc cũng được 2-3 bài. Nhưng xếp chưa bảo viết thì cứ để đấy, vì làm cái mà chả sợ bị scoop hay mất tính thời sự thì cần gì vội publish. Mà cũng chẳng có tham vọng publish báo cao luôn :hum:

Dạo này thấy bác Lương hay để ý tình hình thời sự nên đoán có vấn đề. Ai dè có vấn đề thật. Nói chung chẳng ai toàn vẹn cả đâu bác ơi, cố gắng tự thích hợp hoàn cảnh thôi ạ.
 
Không biết giấc mơ khoa học của các bác có phải thuần túy ta chỉ phải vắt tay lên trán mà làm việc của ta thôi, mọi thứ liên quan đến "chính trị" khác không cần bận tâm, báo cao báo thấp báo gì cũng được?? Thực ra muốn thì vẫn làm thế được chứ, dễ là đằng khác? Chỉ có điều lúc những thằng "chăm" làm chính trị hơn nó đạp lên đầu mình thì không được kêu nhé.
Không có cạnh tranh không có phát triển mà. Mà cạnh tranh khoa học là mức độ thấp nhất rồi, các bác cứ than là gian lận với dối trá chứ em chả thấy công việc nào ít gian lận hơn cả. Các việc khác chúng nó oánh nhau hộc máu ra ấy chứ gian lận đã là cái gì. Danh tiếng không phải lúc nào cũng đúng nhưng danh tiếng cũng không ở trên trời rơi xuống, cho nên rốt cuộc đấu tranh vẫn là quan trọng :mrgreen::mrgreen:




(Mọi người thông cảm em lên thớt đến nơi rồi nên giờ đang hoảng loạn nói nhảm!)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top