Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen...
sao lại bảo là giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhỉ? bạn xem lại đi nhé ( nếu không thì định luật Hardy-weinberg cần gì điều kiện giao phối phối ngẫu nhiên) cái này cứ làm phép toán nhỏ là ra thôi.
Giao phối không ngẫu nhiên, như quần thể tự phối chẳng hạn, giả sử quần thể ban đầu là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa, cân bằng di truyền với p (A) = q (a) = 0,5. Cho quần thể tự phối qua 5 thế hệ (cho nó giống đề bài) thì có tỷ lệ KG: 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa, quần thể không đạt cân bằng di truyền nhưng p (A) vẫn = q (a) = 49,21875 + 1,5625/2 = 50 (%). Định luật Hardy Weinberg nghiệm đúng dựa trên tần số KH phải thỏa p^2 + 2pq + q^2 = 1 nên điều kiện ngẫu phối là cần thiết.
Theo tui thì cái cần xem xét ở đây là các con số 0,35 và 0,65 (sau 5 thế hệ) cho trong đề là tần số alen hay giá trị thích ứng.
1) Nếu là tần số alen thì yếu tố ngẫu nhiên là đúng vì giao phối ko ngẫu nhiên ko làm thay đổi tần số alen
2) Nếu là giá trị thích ứng thì cả hai câu đều đúng
Giao phối không ngẫu nhiên trong sách giáo khoa chỉ giới hạn ở hiện tượng tự phối thôi mà không tính đến giao phối có lựa chọn vì thực chất giao phối có lựa chọn vẫn làm thay đổi tần số allele
Đúng là ko ổn rồi ,nếu đã là chuột trong phòng thí nghiệm thì phiêu bạt di truyền là ko thể xảy ra nhưng ngay cả cái đề ra cũng mập mờ không rõ ràng nữa,tần số alen hay giá trị thích ứng mới nói đúng cho các con số đó?
Mình ngạc nhiên nếu sgk nâng cao 12 ghi điều này, các bạn khác xác nhận lại điều này giúp mình được không? Vì mình thấy như vậy vô lý, và mâu thuẫn với đoạn phân tích này.giao phối không ngẫu nhiên không thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen thôi, sgk nâng cao 12 có ghi đó, coi lại đi bạn.
Giao phối không ngẫu nhiên trong sách giáo khoa chỉ giới hạn ở hiện tượng tự phối thôi mà không tính đến giao phối có lựa chọn vì thực chất giao phối có lựa chọn vẫn làm thay đổi tần số allele
Đề thi HK2 của tỉnh có câu trắc nghiệm thế này:
Câu 15:Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. Cơ chế nào trong bốn cơ chế dưới đây gây nên tình trạng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Áp lực chọn lọc tự nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền)
D. Đột biến điểm
Sau đây cũng là một câu trắc nghiệm trong 1 đề thi khác:
Câu16. Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. Hai cơ chế nào sau đây gây nên tình trạng trên?
I. Đột biến điểm
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên (lạc dòng di truyền)
IV. Áp lực chọn lọc tự nhiên.
a. I và IV
b. II và IV
c. I và III
d. II và III
Câu 15 đáp án là C. Còn 16 đáp án là d. Vậy giải thích sao bây giờ? Có phải câu 15 có hai đáp án đúng không?
Mình thấy nhiều bạn không đồng ý với điều trên. Nhưng Hà Thanh Đạt nói đúng mà. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gen, không làm thay đổi tần số tương đối của các alen. (Xem lại sgk Sinh 12, nâng cao, trang 151, có câu hỏi "tại sao......" các bạn tự tìm nhé).Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen...
Mình ngạc nhiên nếu sgk nâng cao 12 ghi điều này, các bạn khác xác nhận lại điều này giúp mình được không? Vì mình thấy như vậy vô lý, và mâu thuẫn với đoạn phân tích này.
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tiến hóa vì:
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt. Cảm ơn mọi người trước nha
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tiến hóa vì:
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt. Cảm ơn mọi người trước nha