Tiến Hóa

đáp án không ổn tí nào cả
theo mình thì chỉ là do GIAO PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN thôi.
vì dữ kiện đề bài cho là một quần thể chuột phòng thí nghiệm
thì sao lại có lạc dòng di truyền hay phiêu bạt di truyền gì chứ?
còn 2 đáp án đột biến và áp lực chọn lọc tự nhiên thì không đúng rồi ( vì số thế hệ ít thế sao đột biến ác vậy, và 2 alen có cùng giá trị thích ứng)
còn nếu nói là Các yếu tố ngẫu nhiên thì quả thật là quá rộng, và đúng (và đáp án ko mở ngoặc thì quá đúng)
 
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen...

sao lại bảo là giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhỉ? bạn xem lại đi nhé ( nếu không thì định luật Hardy-weinberg cần gì điều kiện giao phối phối ngẫu nhiên) cái này cứ làm phép toán nhỏ là ra thôi.
 
sao lại bảo là giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhỉ? bạn xem lại đi nhé ( nếu không thì định luật Hardy-weinberg cần gì điều kiện giao phối phối ngẫu nhiên) cái này cứ làm phép toán nhỏ là ra thôi.

Giao phối không ngẫu nhiên, như quần thể tự phối chẳng hạn, giả sử quần thể ban đầu là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa, cân bằng di truyền với p (A) = q (a) = 0,5. Cho quần thể tự phối qua 5 thế hệ (cho nó giống đề bài) thì có tỷ lệ KG: 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa, quần thể không đạt cân bằng di truyền nhưng p (A) vẫn = q (a) = 49,21875 + 1,5625/2 = 50 (%). Định luật Hardy Weinberg nghiệm đúng dựa trên tần số KH phải thỏa p^2 + 2pq + q^2 = 1 nên điều kiện ngẫu phối là cần thiết.
 
Giao phối không ngẫu nhiên, như quần thể tự phối chẳng hạn, giả sử quần thể ban đầu là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa, cân bằng di truyền với p (A) = q (a) = 0,5. Cho quần thể tự phối qua 5 thế hệ (cho nó giống đề bài) thì có tỷ lệ KG: 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa, quần thể không đạt cân bằng di truyền nhưng p (A) vẫn = q (a) = 49,21875 + 1,5625/2 = 50 (%). Định luật Hardy Weinberg nghiệm đúng dựa trên tần số KH phải thỏa p^2 + 2pq + q^2 = 1 nên điều kiện ngẫu phối là cần thiết.


cái này mình nghĩ đề bài đang nói đến QT giao phối (tức là không nói đến quần thể ngẫu phối ) và trong QT giao phối thì lại có giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
 
Theo tui thì cái cần xem xét ở đây là các con số 0,35 và 0,65 (sau 5 thế hệ) cho trong đề là tần số alen hay giá trị thích ứng.
1) Nếu là tần số alen thì yếu tố ngẫu nhiên là đúng vì giao phối ko ngẫu nhiên ko làm thay đổi tần số alen
2) Nếu là giá trị thích ứng thì cả hai câu đều đúng


thực ra họ đã nói 2 alen này có cùng giá trị thích ứng rồi mà. (tức là 2 alen có sức sống tương đương nhau không có hiện tượng như gây chết).
nhưng cái yếu tố ngẫu nhiên là đúng hơn đấy và có lẽ nó bao trùm nhiều điều kiện mà có thể làm thay đổi tần số alen.
còn cái vấn đề giao phối không ngẫu nhiên thì nó làm thay đổi tần số alen đấy. mình đã nói ở trên rồi. đó là chúng ta chia ra
1. tự phối
2. giao phối, trong giao phối chia ra
2.1 giao phối ngẫu nhiên
2.2 giao phối không ngẫu nhiên. ( và bài toán đang xét đáp án này mà. và cái này có làm thay đổi tần số alen)
 
giao phối không ngẫu nhiên không thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen thôi, sgk nâng cao 12 có ghi đó, coi lại đi bạn.
 
theo mình thì cả đề bài và đáp án đều không chính xác. theo đề bài thì: quần thể chuột là ở trong phòng thí nghiệm nên các yếu tố như chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên( lạc dòng di truyền) là không tác động. còn giao phối không ngẫu nhiên thì không làm thay đổi tần số alen. Vậy chỉ có đáp án là do đột biến xảy ra là hợp lý nhất. Tuy nhiên, áp lực của đột biến là nhỏ nên 5 thế hệ (như đề bài ra) là quá ngắn. Vì vậy đề bài nên thay đổi số thế hệ sẽ chính xác hơn và đáp án là do nguyên nhân đột biến
 
Theo mình đáp án đúng là "giao phối không ngẫu nhiên" vì nó làm thay đổi tần số alen của quần thể. Còn về đáp án "Các yếu tố ngẫu nhiên" mình hơi băn khoăn vì đây là điều kiện trong phòng thì nghiệm:???:. Còn CLTN dĩ nhiên là không phải trong trường hợp này do các kiểu gen đều có giá trị thích nghi giống nhau.
 
Giao phối không ngẫu nhiên trong sách giáo khoa chỉ giới hạn ở hiện tượng tự phối thôi mà không tính đến giao phối có lựa chọn vì thực chất giao phối có lựa chọn vẫn làm thay đổi tần số allele

Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu : tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống ( giao phối gần) và giao phối có chọn lọc. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử
 
Theo như cô giáo dạy mình thì " Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố trực tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể".
Còn theo như trong sách mình đọc "Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử mà vẫn không làm thay đổi tần sô alen." (Giáo trình tiến hóa - PGS.TS Nguyễn Xuân Viết).
Không hiểu đâu là đúng nữa:botay:
Nhưng theo quan điểm cá nhân mình thì mình đồng ý với ý kiến của bạn thanhphu:mrgreen:
 
Đúng là ko ổn rồi ,nếu đã là chuột trong phòng thí nghiệm thì phiêu bạt di truyền là ko thể xảy ra nhưng ngay cả cái đề ra cũng mập mờ không rõ ràng nữa,tần số alen hay giá trị thích ứng mới nói đúng cho các con số đó?
 
Đúng là ko ổn rồi ,nếu đã là chuột trong phòng thí nghiệm thì phiêu bạt di truyền là ko thể xảy ra nhưng ngay cả cái đề ra cũng mập mờ không rõ ràng nữa,tần số alen hay giá trị thích ứng mới nói đúng cho các con số đó?

Các bạn hiểu phiêu bạt di truyền là như thế nào? Mình thấy đáp án nhưng vậy là hoàn toàn hợp lý rồi đấy. Về giao phối không ngẫu nhiên mọi người đều đồng ý, còn về đáp án còn lại mọi người có thể tham khảo thêm ở đây.
 
giao phối không ngẫu nhiên không thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen thôi, sgk nâng cao 12 có ghi đó, coi lại đi bạn.
Mình ngạc nhiên nếu sgk nâng cao 12 ghi điều này, các bạn khác xác nhận lại điều này giúp mình được không? Vì mình thấy như vậy vô lý, và mâu thuẫn với đoạn phân tích này.
 
Giao phối không ngẫu nhiên trong sách giáo khoa chỉ giới hạn ở hiện tượng tự phối thôi mà không tính đến giao phối có lựa chọn vì thực chất giao phối có lựa chọn vẫn làm thay đổi tần số allele

:???:Nghĩ mãi không biết tại sao lại có sự giới hạn hết sức vô lý như thế? Giải thích giúp mình với các bạn?
 
Đề thi HK2 của tỉnh có câu trắc nghiệm thế này:
Câu 15:Tần số của hai alen đồng trộicùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. Cơ chế nào trong bốn cơ chế dưới đây gây nên tình trạng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Áp lực chọn lọc tự nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền)
D. Đột biến điểm
Sau đây cũng là một câu trắc nghiệm trong 1 đề thi khác:
Câu16. Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. Hai cơ chế nào sau đây gây nên tình trạng trên?

I. Đột biến điểm
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên (lạc dòng di truyền)
IV. Áp lực chọn lọc tự nhiên.

a. I và IV
b. II và IV
c. I và III
d. II và III
Câu 15 đáp án là C. Còn 16 đáp án là d. Vậy giải thích sao bây giờ? Có phải câu 15 có hai đáp án đúng không?
:???:

Câu 15:
Vì 2 alen đồng trội và có cùng giá trị thích ứng nên nguyên nhân sự thay đổi không thể là áp lực chọn lọc tự nhiên.
Vì sau 5 thế hệ - một thời gian ngắn nên nguyên nhân đột biến cũng không phù hợp.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen.
Đáp án C là đúng. Quần thể này nhỏ nên càng dễ thay đổi tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên.(sgk Sinh 12 nâng cao, trang 156, dòng 6)
Câu 16:
Lý luận tương tự thì đáp án D là đúng. Ở đây mình nghĩ nên hiểu đề ra theo hướng: Sự thay đổi tần số alen do phối hợp 2 nguyên nhân.

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen...
Mình thấy nhiều bạn không đồng ý với điều trên. Nhưng Hà Thanh Đạt nói đúng mà. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gen, không làm thay đổi tần số tương đối của các alen. (Xem lại sgk Sinh 12, nâng cao, trang 151, có câu hỏi "tại sao......" các bạn tự tìm nhé).

Mình ngạc nhiên nếu sgk nâng cao 12 ghi điều này, các bạn khác xác nhận lại điều này giúp mình được không? Vì mình thấy như vậy vô lý, và mâu thuẫn với đoạn phân tích này.

Mình đã đọc tài liệu của bạn. Tài liệu làm rất cẩn thận, có đầu tư. Cảm ơn bạn. Nhưng mình đọc đi đọc lại mà không thấy nó đề cập đến tần số alen trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
Mình học sinh không giỏi, không giải thích được vấn đề này. nhưng vì thi đại học nên cứ học theo sgk thôi.
 
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tiến hóa vì:
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.:botay:
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt.:please: Cảm ơn mọi người trước nha (y)
 
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tiến hóa vì:
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.:botay:
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt.:please: Cảm ơn mọi người trước nha (y)

Cái phần in đậm trong đề bài cứ như thể là một khẳng định vậy, nhưng như mình đọc thấy ở đây tác giả nước ngoài người ta cũng chỉ giám viết là có lẽ mà thôi. Ngoài ra, như mình được biết thì ngày nay người ta cũng đang đặt câu hỏi liệu con người có tiếp tục tiến hóa nữa hay không và người ta cũng tìm thấy bằng chứng về việc khủng long ngừng tiến hóa một thời gian dài trước khi bị tuyệt chủng. Đem cái điều còn tranh luận vào khẳng định trong đề bài của câu hỏi thuộc chương trình phổ thông như vậy không hợp lý.
 
Sẵn topic nói về tiến hóa, mình muốn hỏi mọi người 1 câu:
Quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tiến hóa :
A. Nhằm thích nghi với điều kiện sống.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
C. Điều kiện sống luôn luôn thay đổi nên quần thể sinh vật luôn luôn tiến hóa để tồn tại
D. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu D, mình nghĩ chắc không đúng rồi. Còn 3 câu còn lại thì chịu.:botay:
Bạn nào trả lời có dẫn tài liệu thì tốt.:please: Cảm ơn mọi người trước nha (y)

Tiến hóa không xảy ra khi các điều kiện của cân bằng Hardy Weinberg được thỏa mãn (tài liệu tham khảo ở đây bạn). Nhưng thường thì khó mà thỏa mãn được tất cả những điều kiện này, nên có lẽ tiến hóa luôn xảy ra. Các đáp án được đưa ra trong câu hỏi vô cùng "ngộ nghĩnh" ở chỗ: Không có đáp án nào đúng cả!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top