Nguyễn Thế huỳnh
Senior Member
Một họ cá tuế mới được phát hiện được gọi là cá ma cà rồng dường như đã phải mất tới 30 triệu năm để tái phát triển những chiếc răng nanh bên ngoài sau khi chúng đã mất đi những chiếc răng trông giống như răng ma cà rồng trong giai đoạn tiến hóa trước đây của chúng.
Phát hiện về loài cá nước ngọt bé xíu này tiết lộ nhiều thông tin hơn về con đường tái phát triển của các cấu trúc đã mất, cũng như cách thức mà tiến hóa khiến một số loài trưởng thành sớm hơn. Các nhà khoa học đặt tên cho loài cá mới là cá ma ca rồng Danionella dracula bởi chúng có những cấu trúc giống như răng nanh lớn ở hàm.
Ralf Britz – chuyên gia nghiên cứu các loài cá tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London, Anh Quốc – cho biết: “Nó là một trong những loài động vật có xương sống khác thường nhất từng được phát hiện trong vòng vài thập kỷ trở lại đây”.
Britz phát hiện ra con cá này ở một dòng suối phía bắc Myanmar trong chuyến đi thu thập. Nó trong suốt và có lẽ dài chưa đầy 1 inch, nó là một trong những loài cá và động vật xương sống bé nhỏ nhất.
Hình ảnh chiếc đầu của loài cá giống cá chép có tên Danionella dracula. Không giống 3700 loài khác cùng nhóm, con đực có những cấu trúc giống răng (như trên hình đã được nhuộm màu). (Ảnh: Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London)
Tất cả 3.700 loài cá khác thuộc nhóm Cypriniform đã tiêu biến răng từ cách đây 50 triệu năm. Xét về mặt sinh học, những chiếc răng mọc lại của cá D. dracula thực chất chính là xương hàm phát triển quá mạnh chứ không phải là răng hàm.
Tuy nhiên con đực và con cái lại không giống nhau. Chỉ có con đực mới có khuôn mặt tua tủa răng nanh chĩa ra. Con đực cũng có vây chậu lớn hơn, lỗ hậu môn chuyển về phía trước còn lỗ sinh dục lại nằm ở giữa hai cái vây chậu.
Con đực dùng những chiếc nanh của nó để chiến đấu giữ gìn lãnh thổ, chúng đâm vào nhau và cắn lẫn nhau. Phần hàm dưới của chúng có thể mở rộng, tạo thành góc 45-60 độ so với trục chính của cơ thể.
Con đực thuộc họ cá Danionella dracula có những chiếc răng giống như ma cà rồng. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London)
Cá D. dracula cũng rất nổi bật bởi nó có sự phát triển sinh lý rất sớm. Chúng trưởng thành ở giai đoạn sớm hơn nhiều, bộ xương của chúng thiếu trên 40 xương so với họ hành cá ngựa vằn của chúng.
Britz giải thích: “Xương của chúng phần lớn giống như cá ở giai đoạn ấu trùng”.
Con cá ma ca rồng D. dracula không hề đơn độc bởi các loài cá Danionella và các loài cá họ hàng khác cũng có đặc điểm bất thường này. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng đó là sự cắt cụt mang tính phát triển đồng thời họ cũng tranh luận về ý nghĩa của cụm từ theo góc độ tiến hóa.
Britz nhấn mạnh rằng: “Ai đó có thể tranh cãi rằng sự cắt cụt mang tính phát triển thực tế là ngõ cụt. Nhưng tôi lại nghĩ rằng hiện tượng đó giải phóng cơ thể khỏi sự kìm hãm đồng thời mang đến những khả năng phát triển theo hướng mới, thay thể hình dạng cơ thể một cách đáng kể”.
G2V Star (Theo LiveScience)