Quần thể ...

Shizazen Kaira

Senior Member
Đây là câu 3 đề thi giữa học kì của sở GD&ĐT TP Cần Thơ
3. Thế nào là một quần thể sinh vật ? vd? Kể đặc trưng cơ bản của quần thể ? ở phần quần thể sinh vật thì theo sách giáo khoa và đề cương cô cho thì phần gần cuối là “các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới”. Em thì ghi hơi khác chút vì em không có khả năng nhớ quá rõ từng chữ do quá nhiều bài phải học : “các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo thành những thế hệ mới”, lúc phát bài về em nghỉ rằng không giao phối sao lại có thể sinh sản được? câu này em bị trừ 0,25 điểm.:chui:
có ai nói cho em biết được viết "giao phối " thay cho " sinh sản" có được không?:grin:
 
quần thể sinh vật là nhóm các cá thể cùng loài,cùng sống trong một khoảng không gian xác định,vào một thời điểm nhất định,có khả năng giao phối tạo ra đời con hữu thụ!
 
1/SGK 12 Nâng cao đầu trang 197 có câu:Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng,những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi,giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.
Anh không hiểu ý câu này cho lắm,mong anh/chị/bạn giúp đỡ và cho Anh 1 ví dụ cụ thể.
2/Các quần thể ốc cùng sống dưới đáy hồ thì có những mối quan hệ chặt chẽ gì với nhau và với môi trường?
P/s::rose:
 
Đây là câu 3 đề thi giữa học kì của sở GD&ĐT TP Cần Thơ
3. Thế nào là một quần thể sinh vật ? vd? Kể đặc trưng cơ bản của quần thể ? ở phần quần thể sinh vật thì theo sách giáo khoa và đề cương cô cho thì phần gần cuối là “các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới”. Em thì ghi hơi khác chút vì em không có khả năng nhớ quá rõ từng chữ do quá nhiều bài phải học : “các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo thành những thế hệ mới”, lúc phát bài về em nghỉ rằng không giao phối sao lại có thể sinh sản được? câu này em bị trừ 0,25 điểm.:chui:
có ai nói cho em biết được viết "giao phối " thay cho " sinh sản" có được không?:grin:
Có giao phối thì mới có sinh sản chứ:botay:.
Nhưng mà, em thấy đi thi thì chỉ có hai chữ "đáp án" thôi, đáp án là nhất, đáp án là phải giống như sách giáo khoa, không sai, không lệnh:botay:. Lần sau phải rút kinh nghiệm thôi ạ!
ôi "đáp án" nó làm khổ bao nhiêu người rồi===> khổ nhất là Lời của gió:cry:
 
Nhờ anh Nguyễn Trần Nhật Anh nhắc nhở, em mới nhớ ra, có trường hợp không cần giao phối vẫn sinh sản
Cá mập sinh sản không cần giao phối

Một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ cho thấy, những con cá mập cái có thể tự thụ tinh cho trứng và sinh con mà không cần giao phối với con đực.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận trên sau khi nghiên cứu một con cá mập con ở vườn thú Henry Doorly, bang Nebraska (Mỹ). Năm 2001, nó đã được một trong số 3 bà mẹ tiềm năng sinh ra mặc dù 3 cá mập mẹ không có liên hệ nào với con đực.
Trong vòng vài giờ sau khi sinh, con cá mập con đã bị giết chết bởi một con cá đuối gai độc. Các cuộc kiểm tra gen do nhóm chuyên gia từ Belfast (Ireland) Nebraska và Florida (Mỹ) phối hợp thực hiện đã chứng minh rằng, không hề có dấu vết của ADN của cha trong con cá mập con.
Các chuyên gia cá mập cho biết, đây là lần đầu tiên sinh sản đơn tính được phát hiện trong cá mập. Sinh sản đơn tính, hay còn gọi là “sinh sản đồng trinh” xảy ra khi trứng tự phát triển như phôi mà không cần tinh trùng của con đực. Hiện tượng này thường gặp trong một số loài côn trùng nhưng hiếm gặp ở cá, bò sát và chưa từng được phát hiện ở động vật có vú. Cho tới nay, cá mập vẫn chưa được coi là loài có khả năng sinh sản đơn tính.
Trường hợp sinh sản đơn tính của con cá mập con nói trên đã được biết đến rộng rãi vào năm 2001 nhưng với công nghệ chép hình ADN ưu việt mới, các nhà khoa học giờ đây mới hiểu rõ điều gì đã xảy ra.
Nhà sinh vật biển Paulo Prodohl thuộc đại học Queen (Ireland), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này thực sự gây ngạc nhiên vì ai cũng biết, tất cả những con cá mập đều sinh sản lưỡng tính bằng cách giao phối giữa con đực và con cái. Phôi lấy ADN từ cả bố và mẹ để phát triển hoàn chỉnh, giống như động vật có vú”.
Ông Prodohl nói thêm: “Chúng tôi đã nghi ngờ kết quả của chính mình và đã làm lại đến lần thứ 3 sử dụng công nghệ mới. Trong lần thứ 3 này, chúng tôi cũng xác định không hề có ADN từ một con cá mập cha nào”.
Các nhà khoa học khẳng định, đây là một phát hiện rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn cá mập. Trong tự nhiên, cá mập là mục tiêu săn bắt, khiến số lượng loài động vật này giảm nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
 
Đơn giản là, một người mẹ mang bầu, nhưng vì một lý do nào đó, cái thai bị chết:cry: (tội nghiệp) có giao phối nhưng không có sinh sản!
đấy chỉ là một ít trường hợp chứ không phải đa số.
Có giao phối thì nhất định sẽ có khả năng sinh sản.
Em muốn hỏi là em dùng từ "giao phối" thay cho " sinh sản" được không.
đây là bài KT1tiết học kì 2 lớp 9
 
Nhờ anh Nguyễn Trần Nhật Anh nhắc nhở, em mới nhớ ra, có trường hợp không cần giao phối vẫn sinh sản
Cá mập sinh sản không cần giao phối

Một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ cho thấy, những con cá mập cái có thể tự thụ tinh cho trứng và sinh con mà không cần giao phối với con đực.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận trên sau khi nghiên cứu một con cá mập con ở vườn thú Henry Doorly, bang Nebraska (Mỹ). Năm 2001, nó đã được một trong số 3 bà mẹ tiềm năng sinh ra mặc dù 3 cá mập mẹ không có liên hệ nào với con đực.
Trong vòng vài giờ sau khi sinh, con cá mập con đã bị giết chết bởi một con cá đuối gai độc. Các cuộc kiểm tra gen do nhóm chuyên gia từ Belfast (Ireland) Nebraska và Florida (Mỹ) phối hợp thực hiện đã chứng minh rằng, không hề có dấu vết của ADN của cha trong con cá mập con.
Các chuyên gia cá mập cho biết, đây là lần đầu tiên sinh sản đơn tính được phát hiện trong cá mập. Sinh sản đơn tính, hay còn gọi là “sinh sản đồng trinh” xảy ra khi trứng tự phát triển như phôi mà không cần tinh trùng của con đực. Hiện tượng này thường gặp trong một số loài côn trùng nhưng hiếm gặp ở cá, bò sát và chưa từng được phát hiện ở động vật có vú. Cho tới nay, cá mập vẫn chưa được coi là loài có khả năng sinh sản đơn tính.
Trường hợp sinh sản đơn tính của con cá mập con nói trên đã được biết đến rộng rãi vào năm 2001 nhưng với công nghệ chép hình ADN ưu việt mới, các nhà khoa học giờ đây mới hiểu rõ điều gì đã xảy ra.
Nhà sinh vật biển Paulo Prodohl thuộc đại học Queen (Ireland), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này thực sự gây ngạc nhiên vì ai cũng biết, tất cả những con cá mập đều sinh sản lưỡng tính bằng cách giao phối giữa con đực và con cái. Phôi lấy ADN từ cả bố và mẹ để phát triển hoàn chỉnh, giống như động vật có vú”.
Ông Prodohl nói thêm: “Chúng tôi đã nghi ngờ kết quả của chính mình và đã làm lại đến lần thứ 3 sử dụng công nghệ mới. Trong lần thứ 3 này, chúng tôi cũng xác định không hề có ADN từ một con cá mập cha nào”.
Các nhà khoa học khẳng định, đây là một phát hiện rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn cá mập. Trong tự nhiên, cá mập là mục tiêu săn bắt, khiến số lượng loài động vật này giảm nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
thế thì từ " giao phối" của em không hẳn là đúng hoàn toàn, nhưng cũng không sai hoàn toàn, vì cá mập dù sao cũng là thiểu số có khả năng sinh con mà không cần giao phối.
Vậy bài của em ít ra cũng tạm chấp nhận chứ tại sao lại cho thể trừ điểm như thế được chứ?
 
thế thì từ " giao phối" của em không hẳn là đúng hoàn toàn, nhưng cũng không sai hoàn toàn, vì cá mập dù sao cũng là thiểu số có khả năng sinh con mà không cần giao phối.
Vậy bài của em ít ra cũng tạm chấp nhận chứ tại sao lại cho thể trừ điểm như thế được chứ?
Việc chấm điểm của thầy cô giáo Anh không dám bàn đến,vì câu hỏi đang nhắc đến quần thể nên Anh chỉ muốn hỏi em rằng có "quần thể cá mập cái" không:)
 
Việc chấm điểm của thầy cô giáo Anh không dám bàn đến,vì câu hỏi đang nhắc đến quần thể nên Anh chỉ muốn hỏi em rằng có "quần thể cá mập cái" không:)
đối với quần thể giao phối vấn đề là SINH SẢN mới là cái quan trọng nhất để duy trì quần thể giao phối. đó là cái cốt lõi nên => cô giáo trừ điểm là đúng.
không ai gọi QUẦN THỂ CÁ MẬP CÁI cả
các bạn nên xem lại BÀI BÁO đi nhé ở đây có ai nói là con cá mập cái tự thụ tinh cho trứng của nó đâu( con cá mập này KHÔNG TỰ THỤ TINH, CŨNG CHẲNG GIAO PHỐI). hiện tượng trinh sản thì có nhiều dạng, ở đây ( với con cá mập này) thì có hiện tượng nhân đôi bộ nhiễm sắc thể đơn bội nên => từ trứng đơn bội phát triển thành phôi lưỡng bội và thành cá mập con.
 
đấy chỉ là một ít trường hợp chứ không phải đa số.
Có giao phối thì nhất định sẽ có khả năng sinh sản.
Xin lỗi nhưng hình như hai ý kiến này của bạn "đá" nhau thì phải.
Nếu không phải vậy, mong bạn nói rõ thêm!(y)
 
Xin lỗi nhưng hình như hai ý kiến này của bạn "đá" nhau thì phải.
Nếu không phải vậy, mong bạn nói rõ thêm!(y)
Ý mình đơn giản là vấn đề không giao phối nhưng vẫn sinh sản được là rất ít gặp.
Còn bình thường thì nếu là có giao phối thì chắc chắn phải có khả năng sinh sản.
(y)
 
Việc chấm điểm của thầy cô giáo Anh không dám bàn đến,vì câu hỏi đang nhắc đến quần thể nên Anh chỉ muốn hỏi em rằng có "quần thể cá mập cái" không:)
Cái này em không biết nữa, nhưng bình thường thì chắc không ai gọi là "quần thể cá mập cái" đâu nhỉ. Điều này chắc cũng hên xui.:cry:
 
đối với quần thể giao phối vấn đề là SINH SẢN mới là cái quan trọng nhất để duy trì quần thể giao phối. đó là cái cốt lõi nên => cô giáo trừ điểm là đúng.

Khoan đã, dù sao thì từ " giao phối " cũng đâu phải sai hoàn toàn đúng không? tuy rằng không chính xác lắm, nhưng cũng không đến nỗi sai hoàn toàn mà?!
:sad:
 
Khoan đã, dù sao thì từ " giao phối " cũng đâu phải sai hoàn toàn đúng không? tuy rằng không chính xác lắm, nhưng cũng không đến nỗi sai hoàn toàn mà?!
:sad:
Mình còn bị trừ 0,5 điểm vì từ "thích nghi" trong sách bằng từ "thích ứng" nữa là:botay:
Không cần thắc mắc nhiều làm gì, biết thế lần sau đừng có dùng từ giao phối nữa là được
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời mà bạn :oops:
 
*Thứ nhất, không phải bất cứ quần thể nào cũng là giao phối, nếu xét ở thực vật, có rất nhiều thực vật sinh sản vô tính, nên bạn dùng từ giao phối là đã bỏ qua sinh sản vô tính, ví dụ như bèo trong ao vẫn là một quần thể nhưng đó không phải là giao phối.
* Còn câu của bạn Anh nêu ra lúc đầu, " trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau... cơ thể phản ứng khác với tác động như nhau của một nhân tố" , mình nghĩ đó là chuyện bình thường, lấy ví dụ là cây còn non thì sẽ có giới hạn sinh thái thấp hơn do cơ thể chưa có cấu tạo hoàn thiện, ngược lại cây trưởng thành sẽ có giới hạn sinh thái cao hơn, hoặc cũng lấy ví dụ là cây non khi được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thì sẽ phát triển rất nhanh ngược lại cây đã già thì cho dù có cung cấp đầy đủ thì tốc độ phát triển sẽ không bao giờ cao như trước hoặc lấy thêm một ví dụ nữa là trẻ em thì sợ ma mà người lớn thì không sợ.
 
Àh, hiểu rồi, cám ơn nhé Phoenix202, ít ra thì nói như bạn thì mình còn hiểu được mình sai ở đâu để mà còn nhớ, chứ cô giáo thì giải thích chả hiểu mô tê gì cả, học vẹt đối phó không thôi, thật là làm cho tư duy lặng mất tiu hết.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top