Số liệu thống kê từ viêm sang ung thư có thể xem ở cột cuối cùng, còn nguyên nhân ở cột thứ 3 bảng 1 của bài viết đầu tiên.
Vì không phải ai cũng phát triển ung thư từ những chứng viêm nên nguyên nhân gây ra ung thư từ viêm phải là tập hợp tất cả các rủi ro xảy ra để tạo điều kiện cho ung thư phát triển. Các rủi ro này, như đã được đề cập trước đây, bao gồm loại vsv, hóa chất kích thích, cường độ và thời gian tồn động của chúng trong cơ thể (những cái này có thể đề phòng được bằng cách giảm thiểu tiếp xúc), và tính chất đa dạng di truyền (polymorphism) của từng cá nhân. Ít nhất trong tầm kiến thức của tui, tui chưa từng được nghe ai đã làm qua thống kê về nguyên nhân nào sẽ khiến viêm sẽ trở thành ung thư, cũng dể hiểu tại sao chưa có, vì quá phức tạp do các nguyên nhân này tương tác với nhau. Một nguyên nhân khiến tui có nhiều quan tâm là tính đa dạng di truyền của từng cơ thể. Tức là tại sao có nhiều người có phản ứng viêm rất bình thường những một người khác lại phản ứng mãnh liệt với cùng một chất kích thích và có người lại không được may mắn tiến triển đến ung thư. Sự phát triển của ngành genomics giành cho chẩn đoán khả năng chống bệnh, hay dể phát bệnh của từng bệnh nhân tùy theo bộ gene của người đó sẽ là hướng đi bắt buột trong tương lai.
Vì viêm là một triệu chứng đã được mô tả từ rất lâu và rất nhiều trong sách vở nên tui đã không có ý ôn lại. Chỉ tóm tắt ngắn gọn ở các bước sau:
1. Khi một mô bị tổn thương, các tế bào địa phương sẽ tiết ra các chất để báo động, bao gồm TNF.
2. TNF và các chất khác sẽ kích thích sản xuất các chemokine, là những phân tử dẩn đường cho các bạch cầu. Các chemokine sẽ được rãi trên các thành mạch máu lân cận.
3. Các bạch cầu đi tuần trong mạch máu nhận ra các tín hiệu chemokine này, nó sẽ đi chậm lại rồi chui qua khỏi thành mạch máu để di chuyển tới vùng bị thương theo dấu vết của chemokine được rãi dọc lối đi.
4. Đến chổ bị thương, sau khi nhận diện đối phương gây xâm lấn là ai (vi khuẩn, virut, hóa chất...) bạch cầu sẽ tùy cơ lấy vũ khí thích hợp nhất cho từng loại.
5. Một trong những chất bạch cầu tiết ra đầu tiên là các cytokine giúp cho nó sinh sôi nhanh chóng để có đủ binh lực chống đở lại, thí dụ vi khuẩn cũng đang sinh sôi.
6. Các quá trình sửa chữa lại vùng mô bị tổn thương cũng bắt đầu như kích thích tế bào sinh trưỡng để thay thế các tế bào đã chết.
7. Việc sửa chữa, sinh sôi, thu hút thêm bạch cầu mới bằng cách mở thêm mạch máu mới là một tương tác hai chiều: càng có nhiều bạch cầu càng có nhiều cytokine tiết ra từ bạch cầu, càng có nhiều tế bào biểu mô (hay tế bào địa phương bị thương) được kích thích sinh trưỡng và những tế bào mới này tiếp tục thu hút thêm các bạch cầu mới khác đến.
8. Quá trình chấm dứt phản ứng di chuyền thúc đẩy nhau này cũng bắt đầu được kích hoạt khi số lượng vsv hay hóa chất ngoại lai bắt đầu suy giảm. Quá trình này là bộ máy apoptosis.
Tui có thể tiếp tục như thế này cho nhiều chục trang nữa nhưng tạm dừng ở đây. Nguyên nhân gây ra ung thư từ những phản ứng trên được chú ý nhiều nhất là ở giai đoạn sinh trưởng tột bật của tế bào bạch cầu và tế bào địa phương và bộ máy apoptosis của 2 loại tế bào này. Những sai sót trong 2 quá trình này đều có thể dẩn đến ung thư.
PS: Trước hứng thú của các bạn về chủ đề này cũng như là hoạt động của bộ máy miễn dịch nói chung, tui sẽ lấy nó làm đề tài cho các buổi thảo luận sắp tới. Để khơi mào, tui xin giới thiệu một hình họa về sự di chuyển của tế bào miễn dịch tới chổ bị thương và sẽ bàn về các cơ chế trong quá trình này ở lần sau.
đoạn film flash dưới đây từ link này:
http://www.bloodjournal.org/cgi/content/full/2004-12-4726/DC1