Được sự cho phép của TS Nguyễn Thái Sơn, tôi trích đăng một số thảo luận của TS Sơn về học thuyết Darwin tại diễn đàn Bio-vn.
Khám phá của Darwin đã xây dựng một nền tảng khoa học rất lớn lao về nguồn gốc của con người và sinh vật. Dù gene chưa được biết đến trong thời đại Darwin, nhưng ông đã xây dựng học thuyết trên yếu tố di truyền rất cao và hữu hiệu. Chúng ta có thể nói chính học thuyết Darwin đã nập nên nền tảng của sinh học hiện đại, và theo nghĩa đó, các nhà sinh học ngày nay đã đi sau Darwin khoảng 1 thế kỳ rưỡi!
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, học thuyết Darwin đang có những thử thách lớn lao vì những thiếu sót và có thể là sai lạc. Rất nhiều diễn tiến và thành quả khoa học ngày nay cho thấy cơ chế thay đổi gene giới hạn và từng phần (genetic drip) để thích hợp (adoptation) với môi trường không cần thiết. Hiện khoa học có thể tạo những giống rất mới từ khả năng thay đổi phần lớn bộ gene, và sinh vật vẫn có khả năng thích ứng và tồn tại. Ngay trong thiên nhiên, một số sinh vật có phôi thai (embryo) chỉ được tạo từ trứng. Đây thuộc loại sinh sản parthenogenesis, và so với phần lớn sinh vật cần tinh trùng để thụ thai thì đây là một khác biệt gene lớn lao, những hệ sinh lý của các sinh vật parthogenesis vẫn rất gần với sinh vật khác. Nếu theo cơ chế gene drip và adoptation của Darwin thì diễn tiến parthogenesis cần hàng triệu năm hoặc thậm chí hơn nữa để tồn tại và thích ứng! Hiện nay một số tế bào gốc được lấy ra từ bào thai pathogenesis và tiên đoán sẽ có ứng dụng trị liệu cho con người.
Diễn tiến đột biến của gene theo Darwin là diễn tiến liên tục và một chiều. Tuy nhiên ngày nay các nghiên cứu cho thấy các protein khi đựơc hoàn thành có khả năng chi phối đột biến của gene. Có nghĩa là các protein khi đạt được độ ổn định nhất, chúng sẽ giảm hay làm ngừng đột biến gene. Thêm vào đó, quan niệm của Darwin cho rằng sinh vật là hợp chất của mọi loài (gene pool) rất khó chứng minh và thực ra cũng không có gì mới lạ về quan niệm vì chúng ta đều biết sinh vật có đơn vị chung là tế bào và chi tiết hơn là các gene.
Về khía cạnh xã hội, trong các học thuyết khoa học có lẽ học thuyết Darwin có ảnh hưởng về tín ngưỡng và triết lý nhân sinh sâu đậm nhất. Darwin đã rất đúng và mang lại ánh sáng cho chúng ta về nguồn gốc sinh học của con người. Tuy nhiên, hiện có một số nhận xét cho rằng học thuyết Darwin đã đánh đổ những tín ngưỡng và tôn giáo thì tôi e rằng đây là một kết luận hời hợt và thiếu sót. Tiến hóa gene và di truyềnd đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của sinh học và sự sống, nhưng học thuyết Darwin không thể dùng để giải thích những sinh hoạt liên hệ đến tinh thần và tín ngưỡng của nhân loại.
Chúng ta đều đồng ý với Darwin rằng con người không thể được tạo ra từ đất cát hoặc trên trời rơi xuống! Tuy vậy tế bào có khả năng sống, nhưng con người có khả năng tin. Họ tin rằng cha mẹ yêu thương họ hơn những người hàng xóm (dù cùng một hệ gene); họ tin rằng có linh hồn trong sự sống; người có tôn giáo hay theo một chủ thuyết thì tin vào tín điều, quy luật của nó; người không có tôn giáo thì tin vào chính họ. Đó đều là đức tin và chúng ta cần nhận biết có sự khác biệt và khoảng cách lớn lao giữa thuyết tiến hóa của Darwin và các giá trị tinh thần của con người.
Tóm lại con người là một tập thể vật chất và tinh thần. Cả hai có tương quan, nhưng cả hai cũng rất khác biệt. Học thuyết Darwin chỉ nên được cọi như một nền tảng khoa học để giải nghĩa nguồn gốc sinh học của con người và sinh vật, chứ không phải giải nghĩa hay để xây dựng những nền tảng tinh thần của nhân loại.
Khám phá của Darwin đã xây dựng một nền tảng khoa học rất lớn lao về nguồn gốc của con người và sinh vật. Dù gene chưa được biết đến trong thời đại Darwin, nhưng ông đã xây dựng học thuyết trên yếu tố di truyền rất cao và hữu hiệu. Chúng ta có thể nói chính học thuyết Darwin đã nập nên nền tảng của sinh học hiện đại, và theo nghĩa đó, các nhà sinh học ngày nay đã đi sau Darwin khoảng 1 thế kỳ rưỡi!
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, học thuyết Darwin đang có những thử thách lớn lao vì những thiếu sót và có thể là sai lạc. Rất nhiều diễn tiến và thành quả khoa học ngày nay cho thấy cơ chế thay đổi gene giới hạn và từng phần (genetic drip) để thích hợp (adoptation) với môi trường không cần thiết. Hiện khoa học có thể tạo những giống rất mới từ khả năng thay đổi phần lớn bộ gene, và sinh vật vẫn có khả năng thích ứng và tồn tại. Ngay trong thiên nhiên, một số sinh vật có phôi thai (embryo) chỉ được tạo từ trứng. Đây thuộc loại sinh sản parthenogenesis, và so với phần lớn sinh vật cần tinh trùng để thụ thai thì đây là một khác biệt gene lớn lao, những hệ sinh lý của các sinh vật parthogenesis vẫn rất gần với sinh vật khác. Nếu theo cơ chế gene drip và adoptation của Darwin thì diễn tiến parthogenesis cần hàng triệu năm hoặc thậm chí hơn nữa để tồn tại và thích ứng! Hiện nay một số tế bào gốc được lấy ra từ bào thai pathogenesis và tiên đoán sẽ có ứng dụng trị liệu cho con người.
Diễn tiến đột biến của gene theo Darwin là diễn tiến liên tục và một chiều. Tuy nhiên ngày nay các nghiên cứu cho thấy các protein khi đựơc hoàn thành có khả năng chi phối đột biến của gene. Có nghĩa là các protein khi đạt được độ ổn định nhất, chúng sẽ giảm hay làm ngừng đột biến gene. Thêm vào đó, quan niệm của Darwin cho rằng sinh vật là hợp chất của mọi loài (gene pool) rất khó chứng minh và thực ra cũng không có gì mới lạ về quan niệm vì chúng ta đều biết sinh vật có đơn vị chung là tế bào và chi tiết hơn là các gene.
Về khía cạnh xã hội, trong các học thuyết khoa học có lẽ học thuyết Darwin có ảnh hưởng về tín ngưỡng và triết lý nhân sinh sâu đậm nhất. Darwin đã rất đúng và mang lại ánh sáng cho chúng ta về nguồn gốc sinh học của con người. Tuy nhiên, hiện có một số nhận xét cho rằng học thuyết Darwin đã đánh đổ những tín ngưỡng và tôn giáo thì tôi e rằng đây là một kết luận hời hợt và thiếu sót. Tiến hóa gene và di truyềnd đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của sinh học và sự sống, nhưng học thuyết Darwin không thể dùng để giải thích những sinh hoạt liên hệ đến tinh thần và tín ngưỡng của nhân loại.
Chúng ta đều đồng ý với Darwin rằng con người không thể được tạo ra từ đất cát hoặc trên trời rơi xuống! Tuy vậy tế bào có khả năng sống, nhưng con người có khả năng tin. Họ tin rằng cha mẹ yêu thương họ hơn những người hàng xóm (dù cùng một hệ gene); họ tin rằng có linh hồn trong sự sống; người có tôn giáo hay theo một chủ thuyết thì tin vào tín điều, quy luật của nó; người không có tôn giáo thì tin vào chính họ. Đó đều là đức tin và chúng ta cần nhận biết có sự khác biệt và khoảng cách lớn lao giữa thuyết tiến hóa của Darwin và các giá trị tinh thần của con người.
Tóm lại con người là một tập thể vật chất và tinh thần. Cả hai có tương quan, nhưng cả hai cũng rất khác biệt. Học thuyết Darwin chỉ nên được cọi như một nền tảng khoa học để giải nghĩa nguồn gốc sinh học của con người và sinh vật, chứ không phải giải nghĩa hay để xây dựng những nền tảng tinh thần của nhân loại.