Chủ đề thứ nhất: Tổng quan về các học thuyết tiến hóa

Kimuvo

Senior Member
Tổng quan về các học thuyết tiến hóa
Chủ đề này cũng nhằm trả lời câu hỏi "Phân biệt các học thuyết tiến hoá" của bạn " Nguyvunam" post trong mục sinh học 12- tiến hóa
*Thuyết tiến hóa về căn bản có thể chia làm 2 thuyết dựa theo lịch sử ra đời và tính chất của học thuyết đó là thuyết cổ điển và thuyết hiện đại. Từ đó lại chia ra
- Thuyết cổ điển bao gồm:
+ Các tư tưởng tiến hóa trước Lamac (xem ở dưới)
+ Thuyết La mac
+ Thuyết Darwin
- Thuyết hiện đại bao gồm:
+ Thuyết tiến hóa tổng hợp giai đoạn 1930-1950
+ Thuyết tiến hóa thời kỳ hậu tổng hợp (sau 1950)
+ Thuyết trung tính về tiến hóa phân tử của Kimura
+ Quan niệm mới nhất về tiến hóa ( 2011)
* Xen giữa thời kỳ thuyết cổ điển Darwin và thuyết hiện đại gồm có một số thuyết khác như thuyết tân Darwin (Neo-Darwinism) được đề xuất bởi Romanes vào năm 1895, Tân Lamark ( Neo- Lamarkism) vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
I) Thuyết cổ điển
1) Các tư tưởng tiến hóa trước Lamac (Jean-Baptiste Lamarck) gồm có, thuyết thần tạo luận, tiên thành luận, mục đính luận, thuyết thang sinh vật và thuyết biến hình luận. Đặc điểm hạn chế chung của các thuyết này là xem xét quá trình tiến hóa trên một số ít đối tượng cụ thể, ở một vài khía cạnh cụ thể nào đó. Bên cạnh đó, nội dung của các thuyết này hoặc là dựa trên quan niệm duy tâm, hoặc là duy vật máy móc, siêu hình. Dó đó, nhìn chung các thuyết này chỉ dừng lại ở tư tương, chưa được xây dựng thành một hệ thống các quan niệm có trật tự lôgic, có cơ sở thực tiễn và phương pháp luận
2) Nâng lên một tầm cao mới đó chính là 2 học thuyết tiến hóa cổ điển nổi tiếng của Lamac và Đác uyn (Charles Darwin)
a) Thuyết Lamac là thuyết tiến hóa đầu tiên được xây dựng một cách hệ thống về quá trình tiến hóa của sinh giới bao gồm nguyên nhân, cơ chế tiến hóa và cả chiều hướng tiến hóa của sinh vật. Thuyết này đề cập đến 2 nguyên nhân tiến hóa đó là :
- Nguyên nhân bên trong đó chính là khuynh hướng tiệm tiến của sinh vật, có nghĩa là mỗi sinh vật theo tự nhiên đều có khuynh hướng tự nỗ lực vươn lên nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện bản thân sao cho phù hợp với những biến đổi của ngoại cảnh và nguyên nhân bên ngoài
- Nguyên nhân bên ngoài chính là tác động của ngoại cảnh và sự biến đổi của tập quán. Tuy nhiên hạn chế của thuyết La mac cũng chính là tuyệt đối hóa vai trò của ngoại cảnh mà quên đi bản chất của sự đang dạng sinh vật được quyết định bởi nhân tố di truyền nội tại ở mỗi sinh vật, điều này có lẽ là do hạn chế của khoa học đương thời.
- Về cơ chế và chiều hướng tiến hóa các bạn xem giáo trình tiến hóa của GS. Trần Bá Hoành
- Theo La mac sinh vật có thể truyền lại đặc tính của mình thu được trong đời sống của cá thể cho thế hệ sau thong quá cơ chế gọi là “ Sự di truyền các tính trạng thu được” (the inheritance of acquired characteristics). Quan niệm sai lầm này xuất phát từ việc ông quá đề cao vai trò của ngoại cảnh đến mức tất cả những gì mà sinh vật thu được do tương tác với ngoại cảnh đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sinh vật đó, thậm chí còn truyền được cho thế hệ sau. Phát triển quan niệm sai lầm và thực nghiệm hóa nó sau này đó chính nhà di truyền học nông nghiệp người Liên Xô (Trofim Denisovich Lysenko, 1898-1976)
* Những cống hiến của thuyết La mac
- Chứng minh sinh giới, kể cả loài người là sản phẩm của quá trình tiến hoá liên tục từ đơn giản đến phức tạp. Mọi biến đổi của sinh giới đều diễn ra theo quy luật tự nhiên không chịu ảnh hưởng của các yếu tố duy tâm.
- Nêu được vai trò của ngoại cảnh đối với đời sống của sinh vật
- Sau khi thuyết Lamac được đề xuất có một số phiên bản sửa đổi của thuyết này dưới cái tên là Thuyết Lac mac tâm lý và Thuyết La mac cơ giới

+ Về khái niệm sự di truyền của các tính trạng thu được, sau này nó được phân tính và mở rộng bởi Mayr, theo ông sự di truyền của các tính trạng thu được mà La mac đề xuất có thể được gọi là “di truyền mềm” (Soft inheritance) còn kiểu di truyền học hiện đại ngày nay là “di truyền cứng” (Hard inheritance). Các nhà di truyền học hiện đại ngày này xem xét kiểu di truyền mềm ở một khía cạnh khác gọi là “epigenetic modifications of DNA”. Đây là lĩnh vực mới hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn thú vị
b) Thuyết Tiến hóa Darwin
- Là một lý thuyết hoàn chỉnh về sự tiến hóa của sinh vật bắt đầu từ những chứng cứ thực tế mà ông thu được trong suốt chuyến hành trình trên con tàu Beagle cùng với lối tư duy, phân tính khoa học chính xác. Hệ thống học thuyết được xây từ những quan sát thực tiễn để rút ra quy luật và từ đó phát triển thành học thuyết
- Thuyết Darwin đề cập 3 vấn đề là
+ Sự phát sinh biến dị và sự di truyền các biến dị là cơ sở, giải thích sự phân hoá đa dạng trong một loài,
+ Coi chọn lọc tự nhiên là nhân tố chủ yếu tác động lên các biến dị qua đó giữ lại các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại kết quả là sự sống sót và phát triển ưu thế của những dạng thích nhất
+ Sự phân ly dấu hiệu và sự cách ly dẫn tới hình thành loài mới.
- Đây là thuyết tiến hóa cổ điển thành công nhất và nó cũng chính là nền tảng căn bản cho thuyết tiến hóa tổng hợp sau này
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top