Xác định gen nằm trên một Nst

Câu hỏi viết là 50cM. Nhưng trong sách có viết là: "1% hoán vị gen được gọi là 1 centimoocgan, cM". Vậy nếu có khác nhau là khác nhau chỗ nào hở cô?
 
Câu hỏi viết là 50cM. Nhưng trong sách có viết là: "1% hoán vị gen được gọi là 1 centimoocgan, cM". Vậy nếu có khác nhau là khác nhau chỗ nào hở cô?

Neu em tim thay o dau viet 50% thay vi 50cM trong cau hoi do thi co goi em bang thay. Neu em tu giai thich duoc tai sao trong cau hoi do phai la 50cM chu khong la 50% thi coi nhu em da tu tra li duoc cau hoi do. 40% so hoc sinh trong lop 12 Ha Noi - Amsterdam chuyen ly co day da tra loi duoc cau hoi nay. Chuc em nam moi hoc tap tot hon.
 
Neu em tim thay o dau viet 50% thay vi 50cM trong cau hoi do thi co goi em bang thay. Neu em tu giai thich duoc tai sao trong cau hoi do phai la 50cM chu khong la 50% thi coi nhu em da tu tra li duoc cau hoi do. 40% so hoc sinh trong lop 12 Ha Noi - Amsterdam chuyen ly co day da tra loi duoc cau hoi nay. Chuc em nam moi hoc tap tot hon.
cô thật là.......:wink:
 
Hic, chị (cô) Hoa nóng tính quá, chắc phải nghiêm vậy mới trị được bọn học sinh ngỗ nghịch. Hì hì.
Xem chừng nên mua 1 cuốn sách giải bài tập (hay là ra hiệu sách đọc trộm nhỉ) chứ các tài liệu đều nói 1cM tương đương với 1%. Hoặc tốt nhất là chị (cô) Hoa công bố đáp án để vấn đề được rõ ràng.
 
Ối jời ơi là jời các bác đang làm gì với câu hỏi sinh học phổ thông nhà cháu thế ạ? Các bác làm ơn nhớ hộ cho nhà cháu là câu hỏi này được sách giáo khoa đặt ra cho mọi học sinh lớp 12 trên toàn kuốc Việt Nam trả lời ạ, chứ không cho học sinh giỏi, sinh viên, hay các giảng viên đại học đâu ạ. Vậy thì cách trả lời của người viết sách là hay nhất fải không các bác. Có một bác hỏi là vâng thì dùng lai phân tích có thể chứng minh 2 gen này nằm trên 1 NST nhưng không chỉ ra allele nào đang ngủ cùng allele nào, kính thưa bác là bác đã lạc đề câu hỏi không hỏi cái đó ạ, bác làm ơn đọc lại đề bài cho nhà cháu nhờ vả tí ạ; còn câu hỏi thứ hai của nhà bác mới ngớ ngẩn làm sao chứ, trên thực tế không có tần số hoán vị gen bằng 50% thế mà bác bắt học sinh nhà cháu đi chứng minh cái phi thực tế đó thì nhà cháu đảm bảo bác sẽ bị học sinh cho vêu đầu lắm đó bác ơi.
Rồi có bác vĩ bản đồ di truyền 3 gen, bộ bác tưởng giáo viên phổ thông nhà cháu không học đến cái đó hả? chúng cháu dạy học sinh giỏi cái đó như lòng bàn tay, nhưng đây là câu hỏi cho mọi đối tượng học sinh, bác đùng đe doạ các em học sinh nhà chúng chau ạ.
Còn cái bác gì đó bảo là không nên suy luận sinh học dựa trên lí thuyết, chứng tỏ bác chẳng biết gì về sinh học cả, một lần nữa mời bác ra khỏi mục sinh học phổ thông kẻo làm cho các em học sinh nhà chúng cháu bị ô nhiễm ạ. kính mong bác làm ơn làm phúc, tết nhất đến nơi rồi ạ.
Thế thôi, tết nhất nhiều việc quá, chồng con rồi học sinh đến thăm tết mà chưa có hạt bí cho chúng cắn thì ngại, tạm thời chào các bác ạ.

Khủng khiếp thế!, Bạn là giáo viên à? đáng buồn!. Học sinh thời nay hỗn xược biết nên trách ai
 
Hôm nay là mồng một Tết, tranh thủ lúc chồng con đi vắng, học sinh chưa đến thăm đợt mới xin được vào diễn đàn giải quyết phần còn lại của vấn đề.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
Lời đầu tiên kính chúc sức khoẻ và thành công tới tất cả các mem trên diễn đàn. Ngày đầu tiên mà đã nhận được một email của học sinh trao đổi về kiến thức, không có gì vui và tự hào bằng. Xin cảm ơn em đã tin tưởng gửi email tới cô. Vì đây là diễn đàn nên cô không trao đổi riêng và rất biết ơn nếu lần sau (giả sử có lần sau đó) em cứ post lên diễn đàn cùng nhau thảo luận không cần riêng tư. Sau đây tôi post nội dung email em học sinh gửi tôi cho mọi người cùng thảo luận (cô nghĩ một khi em nhắn vào box trên diễn đàn của cô có nghĩa là em không ngại khi công khai nội dung thư nên cô không cần hỏi ý kiến của em về việc công khai ở đây hay không):<o:p></o:p>
Em xin lỗi nếu làm phiền cô ngày đầu năm. Chuyện về câu hỏi đó khá dài, ban đầu là từ lớp bồi dưỡng HSG, thầy cũng cho câu hỏi đó - thầy lớn tuổi và dày kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng HSG, và thầy giải giống cô, lai phân tích và thấy tần số không bằng nhau => liên kết không hoàn toàn. Nhưng có điều em và các bạn trong đội tuyển vẫn thắc mắc, đó là nếu nói 2 gene cách nhau 50cM, tức là chắc chắn tần số hoán vị của nó phải là 50% (đó là suy nghĩ trước đây), => lai phân tích cũng đâu có khác gì?! Tuy nhiên tụi em chưa hỏi rõ ra mà đi tìm sách đọc thêm. Vì là đội tuyển nên tụi em "được" tham khảo Sách giáo viên, các thầy viết đáp án câu đó là xét thêm 1 gene giữa 2 gene trên, như cách em đã trình bày trên diễn đàn. Nhưng khi đọc bài của cô, em có suy nghĩ thế này, 2 gene có khoảng cách 50cM thì "chưa chắc" đã là hoán vị 50%, nên nếu lai phân tích vẫn sẽ thấy sự sai lệnh trong thế hệ lai. Còn nếu nói tần số hoán vị 50% thì chắc chắn tỷ lệ giao tử hoán vị cũng như giao tử bình thường là bằng nhau => không trả lời được. Thực ra là em luôn muốn tìm hiểu những điều đúng. Khi các thầy bồi dưỡng tụi em cũng có nói, có những điều trong SGK chưa đúng, như vụ gene của prokaryotae không có intron là không chính xác - khoa học đã tìm ra gene của vi khuẩn cũng chứa intron. Nhưng các thầy cũng nói, trong kỳ thi Quốc gia, sách giáo khoa là "luôn đúng". Nếu sách giáo viên viết như vậy, thì có lẽ là đã bị mâu thuẫn trong kiến thức rồi. Chắc cô có điều kiện gặp các thầy trên Bộ hơn em, nên cô giải thích cho em rõ tại sao lạ có sự sai lệch giữa hướng dẫn của SGV với thực tế được không ạ. Em cám ơn cô nhiều. Chúc cô năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công.<o:p></o:p>
***************<o:p></o:p>
Sau đây là nhận xét của riêng tôi:<o:p></o:p>
1. Thầy giáo của em đã nói điều không sai, cô tin thầy đó là người có kiến thức và có tư duy tốt.<o:p></o:p>
2. Có thể giải bằng cách xét 1 gen thứ 3, nhưng điều này cực kì không thực tế vì hiện tại ta vẫn còn đi tìm cách chứng minh 2 gen nằm trên 1 NST hay không mà giờ lại đi mò mẫm thêm 1 gen nưa để bắt nó nằm giữa 2 gen kia là vô cùng rắc rối. Nên nhớ rằng sinh hoc là khoa học thực nghiệm, nhiều con đường cùng có thể dẫn đến một chân lý nhưng con đường nào là thực tế nhất thì ta chọn. <o:p></o:p>
3. Mọi thông tin khoa học đều mang tính tương đối, nó chỉ đúng ở một thời điểm và nó sẽ được thay đổi khi khoa học phát triển. Nhưng cái gì được viết trong SGK thì chắc chắn nó phải đúng cho nhiều trường hợp, còn nó sẽ được thay đổi khi phát hiện ra nó sai trong một số trường hợp.<o:p></o:p>
4. Tóm lại, câu trả lời bằng lai phân tích là câu trả lời thông minh nhất. Nên nhớ rằng trong SGK các em học thì chỉ xét mô hình 2 allele, tức là 1 locus chỉ có 2 allele nhưng trong thực tiến 1 locus có thế mang vô cùng nhiều allele cho nên người có trí tuệ sẽ không bắt tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1 mà chỉ cần nói tỉ lệ các kiểu hình bằng nhau vì có biết bao nhiêu loại kiểu hình đối với các mô hình lý thuyết ứng với các gen có hơn 2 allele?.<o:p></o:p>
5. Một điều cần chú ý, 50cM không đồng nhất với 50% hoán vị gen, và ngay cả 500cM cũng không đồng nhất với 50% hoán vị gen. trên bản đồ di truyền 1% hoán vị gen = 1cM nhưng điều này chỉ có giá trị trong giới hạn hoán vị gen giao động từ 0% đến dưới 50%. Không có chân lí 1 + 1 = 2 trong rất nhiều nội dung sinh học, nguyên nhân là sinh vật học nó vận động theo các nguyên lý của sinh học chứ không phải toán học thuần tuý. Xin Hết. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
 
Giới thiệu tài liệu, cùng nhau suy ngẫm về vụ % và cM.
Tài liệu tiếng Việt
1. Di truyền học - Phạm Thành Hổ
2. Di truyền học tập 2, Phan Cự Nhân, Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh.
 

Em xin lỗi nếu làm phiền cô ngày đầu năm. Chuyện về câu hỏi đó khá dài, ban đầu là từ lớp bồi dưỡng HSG, thầy cũng cho câu hỏi đó - thầy lớn tuổi và dày kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng HSG, và thầy giải giống cô, lai phân tích và thấy tần số không bằng nhau => liên kết không hoàn toàn. Nhưng có điều em và các bạn trong đội tuyển vẫn thắc mắc, đó là nếu nói 2 gene cách nhau 50cM, tức là chắc chắn tần số hoán vị của nó phải là 50% (đó là suy nghĩ trước đây), => lai phân tích cũng đâu có khác gì?! Tuy nhiên tụi em chưa hỏi rõ ra mà đi tìm sách đọc thêm. Vì là đội tuyển nên tụi em "được" tham khảo Sách giáo viên, các thầy viết đáp án câu đó là xét thêm 1 gene giữa 2 gene trên, như cách em đã trình bày trên diễn đàn. Nhưng khi đọc bài của cô, em có suy nghĩ thế này, 2 gene có khoảng cách 50cM thì "chưa chắc" đã là hoán vị 50%, nên nếu lai phân tích vẫn sẽ thấy sự sai lệnh trong thế hệ lai. Còn nếu nói tần số hoán vị 50% thì chắc chắn tỷ lệ giao tử hoán vị cũng như giao tử bình thường là bằng nhau => không trả lời được. Thực ra là em luôn muốn tìm hiểu những điều đúng. Khi các thầy bồi dưỡng tụi em cũng có nói, có những điều trong SGK chưa đúng, như vụ gene của prokaryotae không có intron là không chính xác - khoa học đã tìm ra gene của vi khuẩn cũng chứa intron. Nhưng các thầy cũng nói, trong kỳ thi Quốc gia, sách giáo khoa là "luôn đúng". Nếu sách giáo viên viết như vậy, thì có lẽ là đã bị mâu thuẫn trong kiến thức rồi. Chắc cô có điều kiện gặp các thầy trên Bộ hơn em, nên cô giải thích cho em rõ tại sao lạ có sự sai lệch giữa hướng dẫn của SGV với thực tế được không ạ. Em cám ơn cô nhiều. Chúc cô năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công.<o:p></o:p>
***************<o:p></o:p>
Sau đây là nhận xét của riêng tôi:<o:p></o:p>
1. Thầy giáo của em đã nói điều không sai, cô tin thầy đó là người có kiến thức và có tư duy tốt.<o:p></o:p>
2. Có thể giải bằng cách xét 1 gen thứ 3, nhưng điều này cực kì không thực tế vì hiện tại ta vẫn còn đi tìm cách chứng minh 2 gen nằm trên 1 NST hay không mà giờ lại đi mò mẫm thêm 1 gen nưa để bắt nó nằm giữa 2 gen kia là vô cùng rắc rối. Nên nhớ rằng sinh hoc là khoa học thực nghiệm, nhiều con đường cùng có thể dẫn đến một chân lý nhưng con đường nào là thực tế nhất thì ta chọn. <o:p></o:p>
3. Mọi thông tin khoa học đều mang tính tương đối, nó chỉ đúng ở một thời điểm và nó sẽ được thay đổi khi khoa học phát triển. Nhưng cái gì được viết trong SGK thì chắc chắn nó phải đúng cho nhiều trường hợp, còn nó sẽ được thay đổi khi phát hiện ra nó sai trong một số trường hợp.<o:p></o:p>
4. Tóm lại, câu trả lời bằng lai phân tích là câu trả lời thông minh nhất. Nên nhớ rằng trong SGK các em học thì chỉ xét mô hình 2 allele, tức là 1 locus chỉ có 2 allele nhưng trong thực tiến 1 locus có thế mang vô cùng nhiều allele cho nên người có trí tuệ sẽ không bắt tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1 mà chỉ cần nói tỉ lệ các kiểu hình bằng nhau vì có biết bao nhiêu loại kiểu hình đối với các mô hình lý thuyết ứng với các gen có hơn 2 allele?.<o:p></o:p>
5. Một điều cần chú ý, 50cM không đồng nhất với 50% hoán vị gen, và ngay cả 500cM cũng không đồng nhất với 50% hoán vị gen. trên bản đồ di truyền 1% hoán vị gen = 1cM nhưng điều này chỉ có giá trị trong giới hạn hoán vị gen giao động từ 0% đến dưới 50%. Không có chân lí 1 + 1 = 2 trong rất nhiều nội dung sinh học, nguyên nhân là sinh vật học nó vận động theo các nguyên lý của sinh học chứ không phải toán học thuần tuý. Xin Hết. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>


Xin lỗi ko biết user này có phải là giáo viên trường Ams phải k? Từ khi cái 4rum này cho đăng ký nick lung tung thì tôi đã chẳng còn hứng bàn luận với ai cả. Đầu năm tôi muốn sử dụng những điều mà tôi biết để trả lời các câu hỏi của topic quá dài này mà câu trả lời như chẳng thấy đâu. Lưu ý tôi ko bảo đảm câu trả lời này làm hài lòng GV của bạn đâu nhưng tôi tin tôi trả lời đúng.

1. Làm thế nào để xác định 2/n gene nằm cùng trên 1 NST
2. Tần số hoán vị gene có lớn hơn 50% được k?
3. Khoảng cách 2 gene lớn hơn 50cM được k?

Câu 1: Bây giờ có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi 1. Cái cách mà mọi người bàn luận ở trên là cách di truyền cổ điển nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào quần thể lai phân tích. Cách này nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian phát triển quần thể rồi typing kiểu gene. Có các cách đơn giản hơn sử dụng PCR hoặc lai phân tử DNA.

Nói tập trung vào cách di truyền cổ điển. Khi có 1 quần thể lai phân tích giữa cá thể dị hợp tử của 2 gene A và B với cá thể đồng hợp tử lặn thì hoàn toàn có thể "ước chừng" khoảng cách "tương đối" giữa 2 gene này trên 1 NST hay khẳng định có nằm trên cùng 1 NST hay k. Cách phân tích thì nhiều bạn đã nói ở trên. Khoảng cách tương đối tính bằng cM trong khi khoảng cách tuyệt đối sau khi sequencing toàn bộ NST là bp.

Câu 2: Không thể tồn tại 1 quần thể lại phân tích nào (ABab x aabb) mà tính ra tần số hoán vị gene là bằng hoặc lớn hơn 50%. Đầu tiên là nếu 2 gene đã thuộc 1 NST thì ko có chuyện nó tạo ra được 1 quần thể lai mà số giao tử thể mang hoán vị gene chiếm hơn 50% tổng số giao tử thể. Xét lại cơ sở tế bào học của quá trình giảm phân thì sẽ thấy cặp NST tương đồng được nhân đôi tạo thành cặp NST kém rồi tiếp hợp và có khả năng xảy ra trao đổi chéo xảy ra sau quá trình này. Dù bạn có thể tưởng tượng quá trình đứt gãy và nội lại có thể phức tạp và lằng nhằng đến thế nào thì kết quả của nó cũng chỉ là 2 trường hợp: 1 là 4 loại AB, ab, Ab, aB với tỉ lệ bằng nhau (trong 1 sự kiện giảm phân) => có hoán vị gene; 2 là AB và ab. Giả sử tất cả quá trình giảm phân nào cũng bị trao đổi chéo thì AB và ab cũng đã chiếm đến 50% rồi.

Trong thực tế nếu có 2 gene nằm ở 2 đầu NST thì với 1 quần thể lai phân tích đủ lớn thì tần số hoán vị gene đo được luôn nhỏ hơn 50%. Vì thực sự ko thể có 1 NST nào linh động và yếu ớt đến mức hoán vị gene thường xuyên cả. Nhưng sẽ có thể ở 1 quần thể nhỏ thì bạn gặp được con số đặc biệt này. Nên nếu phân tích thấy tỷ lệ giao tử 50% thì đã có thể kết luận được là phân ly độc lập sau khi tăng gấp đôi quần thể hoặc xét quần thể thế hệ sau. Nếu muốn thì cũng có thể xét đến gene thứ 3 đã biết là nằm cùng NST với 1 trong 2 gene cần phân tích. Nếu gene 3 phân lý độc lập với gene còn lại thì coi như là 2 gene nằm trên NST khác nhau.

Câu 3: Khi nào thì thấy khoảng cách của 2 gene lớn hơn 50cM? Đó là khi xác định vị trí của gene theo lý thuyết dựa trên vị trí của nó với một gene thứ 3 mà ngta ko có điều kiện xét 3 gene cùng 1 lúc trong 1 quần thể phân tích. Khi đó sau khi xác định vị trí tương đối của 3 gene (ví dụ gene C xét thêm nằm giữa A và B) thì khoảng cách di truyền có thể áng chừng bằng phép cộng và kết quả của nó có thể vượt quá 50cM. Nhưng nếu xét A và B trong 1 quần thể thì ko có kết quả như vậy. Nhưng vì để phát triển 1 quần thể mất nhiều thời gian và chẳng ai hứng thú nghiên cứu 2 gene nằm quá xa nhau. Vì thực tế ngta thích tìm các gene/marker liên kết chặt với 1 kiểu hình nào đó để làm vật chỉ thị còn để xác định vị trí thì chỉ cần tính tương đối thôi vì dù sao đi nữa cM cũng chỉ là tương đối. Muốn quy đổi tuyết đối thì chỉ có cách giải mã toàn bộ NST hoặc thiết lập physical map.

Chúc mọi ng năm mới vui vẻ học hành tấn tới,
 
Xin lỗi ko biết user này có phải là giáo viên trường Ams phải k? Từ khi cái 4rum này cho đăng ký nick lung tung thì tôi đã chẳng còn hứng bàn luận với ai cả. Đầu năm tôi muốn sử dụng những điều mà tôi biết để trả lời các câu hỏi của topic quá dài này mà câu trả lời như chẳng thấy đâu. Lưu ý tôi ko bảo đảm câu trả lời này làm hài lòng GV của bạn đâu nhưng tôi tin tôi trả lời đúng.

1. Làm thế nào để xác định 2/n gene nằm cùng trên 1 NST
2. Tần số hoán vị gene có lớn hơn 50% được k?
3. Khoảng cách 2 gene lớn hơn 50cM được k?

Câu 1: Bây giờ có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi 1. Cái cách mà mọi người bàn luận ở trên là cách di truyền cổ điển nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào quần thể lai phân tích. Cách này nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian phát triển quần thể rồi typing kiểu gene. Có các cách đơn giản hơn sử dụng PCR hoặc lai phân tử DNA.

Nói tập trung vào cách di truyền cổ điển. Khi có 1 quần thể lai phân tích giữa cá thể dị hợp tử của 2 gene A và B với cá thể đồng hợp tử lặn thì hoàn toàn có thể "ước chừng" khoảng cách "tương đối" giữa 2 gene này trên 1 NST hay khẳng định có nằm trên cùng 1 NST hay k. Cách phân tích thì nhiều bạn đã nói ở trên. Khoảng cách tương đối tính bằng cM trong khi khoảng cách tuyệt đối sau khi sequencing toàn bộ NST là bp.

Câu 2: Không thể tồn tại 1 quần thể lại phân tích nào (ABab x aabb) mà tính ra tần số hoán vị gene là bằng hoặc lớn hơn 50%. Đầu tiên là nếu 2 gene đã thuộc 1 NST thì ko có chuyện nó tạo ra được 1 quần thể lai mà số giao tử thể mang hoán vị gene chiếm hơn 50% tổng số giao tử thể. Xét lại cơ sở tế bào học của quá trình giảm phân thì sẽ thấy cặp NST tương đồng được nhân đôi tạo thành cặp NST kém rồi tiếp hợp và có khả năng xảy ra trao đổi chéo xảy ra sau quá trình này. Dù bạn có thể tưởng tượng quá trình đứt gãy và nội lại có thể phức tạp và lằng nhằng đến thế nào thì kết quả của nó cũng chỉ là 2 trường hợp: 1 là 4 loại AB, ab, Ab, aB với tỉ lệ bằng nhau (trong 1 sự kiện giảm phân) => có hoán vị gene; 2 là AB và ab. Giả sử tất cả quá trình giảm phân nào cũng bị trao đổi chéo thì AB và ab cũng đã chiếm đến 50% rồi.

Trong thực tế nếu có 2 gene nằm ở 2 đầu NST thì với 1 quần thể lai phân tích đủ lớn thì tần số hoán vị gene đo được luôn nhỏ hơn 50%. Vì thực sự ko thể có 1 NST nào linh động và yếu ớt đến mức hoán vị gene thường xuyên cả. Nhưng sẽ có thể ở 1 quần thể nhỏ thì bạn gặp được con số đặc biệt này. Nên nếu phân tích thấy tỷ lệ giao tử 50% thì đã có thể kết luận được là phân ly độc lập sau khi tăng gấp đôi quần thể hoặc xét quần thể thế hệ sau. Nếu muốn thì cũng có thể xét đến gene thứ 3 đã biết là nằm cùng NST với 1 trong 2 gene cần phân tích. Nếu gene 3 phân lý độc lập với gene còn lại thì coi như là 2 gene nằm trên NST khác nhau.

Câu 3: Khi nào thì thấy khoảng cách của 2 gene lớn hơn 50cM? Đó là khi xác định vị trí của gene theo lý thuyết dựa trên vị trí của nó với một gene thứ 3 mà ngta ko có điều kiện xét 3 gene cùng 1 lúc trong 1 quần thể phân tích. Khi đó sau khi xác định vị trí tương đối của 3 gene (ví dụ gene C xét thêm nằm giữa A và B) thì khoảng cách di truyền có thể áng chừng bằng phép cộng và kết quả của nó có thể vượt quá 50cM. Nhưng nếu xét A và B trong 1 quần thể thì ko có kết quả như vậy. Nhưng vì để phát triển 1 quần thể mất nhiều thời gian và chẳng ai hứng thú nghiên cứu 2 gene nằm quá xa nhau. Vì thực tế ngta thích tìm các gene/marker liên kết chặt với 1 kiểu hình nào đó để làm vật chỉ thị còn để xác định vị trí thì chỉ cần tính tương đối thôi vì dù sao đi nữa cM cũng chỉ là tương đối. Muốn quy đổi tuyết đối thì chỉ có cách giải mã toàn bộ NST hoặc thiết lập physical map.

Chúc mọi ng năm mới vui vẻ học hành tấn tới,

Đọc mờ hết cả mắt bở cả hơi tai mới thấy điều cần tìm. Bài viết trên không có gì mới so với các thảo luận trước đó. Cái mới là nói về kỹ thuật giải trình tự để trả lời 2/n gene có thuộc 1 NST hay không, nhưng nếu người ra câu hỏi mà mong muốn học sinh trả lời bằng kỹ thuật giải trình tự thì chắc chắn đối tượng được hỏi sẽ là anh công nhân trong công ty cong nghệ sinh học chứ không phải là học sinh khá giỏi hay trình độ từ đại học trở lên.
Cái nữa là các giải thích về cơ chế hoán vị gen, cái này học sinh học trong SGK rồi mà, vấn đề là giải quyết câu hỏi chứ không mất thời gian giải thích cơ chế mà ai cũng biết.
Tóm lại: câu hỏi ban đầu được đưa ra trong topic này thì câu trả lời hay nhất là dùng lai phân tích, không có cái nào hay hơn và trí tuệ hơn.
 
Đọc mờ hết cả mắt bở cả hơi tai mới thấy điều cần tìm. Bài viết trên không có gì mới so với các thảo luận trước đó. Cái mới là nói về kỹ thuật giải trình tự để trả lời 2/n gene có thuộc 1 NST hay không, nhưng nếu người ra câu hỏi mà mong muốn học sinh trả lời bằng kỹ thuật giải trình tự thì chắc chắn đối tượng được hỏi sẽ là anh công nhân trong công ty cong nghệ sinh học chứ không phải là học sinh khá giỏi hay trình độ từ đại học trở lên.
Cái nữa là các giải thích về cơ chế hoán vị gen, cái này học sinh học trong SGK rồi mà, vấn đề là giải quyết câu hỏi chứ không mất thời gian giải thích cơ chế mà ai cũng biết.
Tóm lại: câu hỏi ban đầu được đưa ra trong topic này thì câu trả lời hay nhất là dùng lai phân tích, không có cái nào hay hơn và trí tuệ hơn.

Mục đích bài viết của tôi ko fai là đem ra một cái gì mới lạ mà là cố gắng có 1 câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi mà em học sinh nào đó đưa ra.

Việc bạn bảo câu trả lời hay nhất là dùng lai phân tích thì chắc bạn ko đọc kỹ bài của tôi. Đáp án đó chỉ là để cho những giáo viên thích được HS trả lời đúng ý mình thôi. Nếu thực tiễn đặt ra bài toán đó thì bây giờ ít người lại xây dựng quần thể phân tích tốn kém thời gian và công sức như vậy nữa bạn ah. Đọc trình tự ko phải là giải pháp tối ưu và hiện đại ở trường hợp này đâu vì đa số những bài toán thực tiễn là đối với genome thực vật có kích thước lớn. Hiện giờ công sức của nhà khoa học thế giới mới chỉ đóng góp vào được hệ gene của lúa và sorghum. Brachypodium (1 cây trong họ grass) sắp ra trong năm nay. Barley đang được lên kế hoạch và có lẽ sẽ phải chờ ít nhất là 2011 còn wheat với bộ gene khổng lồ thì còn phải lâu hơn nhiều.

Thông thường đầu tiên với một loài chưa biết gì thì người ta phải làm cytogenetics để biết loài đó có bao nhiêu NST, đặt tên đánh số, quy ước cánh tay dài và ngắn. Sau đó thì tìm cách đặt lên đó các genetic marker như là đánh dấu vị trí trên NST. Khi đó bài toán thực tiễn thường là cây (loài) này có 1 tính trạng đáng quan tâm và ngta sẽ xác định tính trạng này là đơn gene hay là QTL. Sau đó thì tìm cách genotyping các gene này và xác định khoảng cách di truyền của nó với các vị trí của marker đã biết từ trước. Sau đó là tìm cách thiết kế những genetic marker mới với mục tiêu là càng gần với gene quan tâm càng tốt. Marker này sẽ được sử dụng thẳng vào nông nghiệp gọi là marker assisted breading. Trong khi đó marker sẽ cũng sẽ có thể giúp các nhà khoa học đi tiếp trong việc xác định xem gene tác nhân đó là gì? quy định protein nào? vai trò ra làm sao? cái đó gọi là map-based cloning. Còn toàn bộ bản đồ vị trí các marker và khoảng cách giữa chúng gọi là genetic map.

Còn nếu để đọc trình tự cả một NST thì đầu tiên ngta phải xây dựng genomic library (BAC hoặc YAC). Sau đó phải fingerprinting để thiết lập cái gọi là physical map. Từ đây thì người ta mới chọn ra những BAC clone nào cần phải đọc trình tự.

Trên đó là những kiến thức "mới lạ" nếu bạn muốn biết thêm. Tôi nghĩ là sách GK của mình chưa có điều này. Theo tôi thì một GV (hoặc thậm chí là GS) thì đừng ngại nói với HS / SV mình là "xin lỗi em, điều này tôi cũng chưa được rõ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thảo luận sau nhé." Và đặc biệt đừng nói với HS các câu đại loại "đây là 1 vấn đề rất phức tạp mà tôi có nói ra đây các bạn cũng ko hiểu được đâu" Bởi vì theo tôi ko có 1 kiến thức nào mà ngôn từ ko thể diễn giải ra được. Năm mới thì xin mở lòng để bản thân trưởng thành thêm 1 tuổi mới.

Trên đời này nếu mà cái gì cũng biết rõ ràng thì đã ko cần đến những nhà khoa học ngồi trong phòng thí nghiệm để làm gì cả.

Giờ tôi nói cho bạn biết cách thực nghiệm mà tôi gợi ý nếu ai đó muốn hỏi gene A và B có nằm trên 1 NST ở loài ít được nghiên cứu. Đầu tiên bạn phải biết những đoạn nhất định đặc trưng của gene A và B hoặc chí ít là marker liên kết chặt với 2 gene quan tâm. Sau đó tách riêng DNA của NST quan tâm này ra khỏi bộ gene hoặc tách rời các NST trong bộ gene ra nếu ko biết trước NST có khả năng mà gene. Sau đó thì dùng các DNA này là khuôn chạy phản ứng PCR đặc hiệu cho gene/ marker quan tâm. Câu trả lời sẽ có trong khoảng 1 tháng với mức chi phí chấp nhận được hơn là việc chờ đợi cây lúa trổ bông để xây dựng quần thể lai phân tích.
 
Để lấy lại không khí vui vẻ và cũng như giải trí mấy ngày Tết, mời tất cả mọi người cùng thử sức với bài toán mới.

"Hãy sử dụng google/internet (hoặc tất cả khả năng khác) để cho biết gene quy định màu mắt và gene quy định màu tóc ở người có nằm trên cùng 1 NST hay không?".

Have fun!

PS. Bạn nào ko thể trả lời được câu hỏi thì ấn vào nút Cám ơn (thanks) của post này trước khi chạy khỏi topic.
 
1. Tôi không nhận xét bài viết của bạn là không có gì mới là (novel) mà tôi nhận xét là nó không có tí chất gì để đọc vì nó không khác gì so với những mem khác của diễn đàn đã nói ở các post trước. Một học sinh với IQ trung bình cũng có thể tự summarize tất cá những ý chính trong bài viết đó nếu nhìn vào các thảo luận của các mem trước.
2. Mấy kiến thức mà bạn gọi là mới này giáo viên chúng tôi đọc hàng ngày vì chúng tôi phải luyện đội tuyển thi Quốc tế, còn nếu muốn biết rõ về từng nội dung kiến thức và cách tiến hành thí nghiệm thì chúng tôi sẽ tiếp cận các chuyên gia đầu ngành trên thế giới chứ không cần hỏi người mới tập tọe bước vào ngành.
3. Tôi đàh phải remind bạn một lần nữa nhé: đây là câu hỏi trong SGK 12, người giáo viên nào cũng mong muốn học sinh của mình vận dụng các kiến tức của qui luật lai để giải quyết vấn đề. Tại sao kiến thức qui luật di truyền lai thuần thúy mà không phải là các kỹ nghệ ? bởi các qui luật lai là các kiến thức cơ bản của di truyền học, nếu bạn còn nhớ thì dường như ứng với mỗi qui luật di truyền đó là cả 1 giải Nobel hoặc một mốc đột phá trong lịch sử khoa học di truyền học, chúng tôi dạy học sinh là muốn dạy cái GỐC của vấn đề chứ không dạy cái NGỌN, cái NGỌN chính là các kỹ thuật, phải có cái gốc thì mới có ý tưởng và dùng các kỹ thuật để triển khai ý tưởng. Bạn thử hình dung nhé, hoc sinh cấp 3 thì sao biết genome sequencing, DNA library, vvv và chúng tôi cũng không cần dạy cái đó cho học sinh PT mặc dù chúng tôi thừa khả năng dạy vì đó chỉ là cái ngọn, khi đi vào nghiên cứu học sinh sẽ tiếp cận được nó.
4. Một điều nữa tôi muốn nhấn mạnh đó là bạn hãy đặt mình vào vai trò 1 học sinh cấp 3 và đang cần trả lời câu hỏi này thì bạn sẽ hiểu được người GV cần học trò trả lời thế nào. Và nếu học sinh có cách trả lời hay hơn và có lý hơn cúng tôi hoan nghênh cả 2 tay và có cái chân nào sẽ hoan nghênh cả luôn. Có những câu hỏi trong các giáo trình sinh học mà người học trình độ cao sẽ thấy câu trả lời là điên vì nó không phù hợp thực tiễn nhà nghiên cứu nhưng cần phải hiểu cái tư duy sau xa cùa người viết sách là muốn người đọc giải quyết vấn đề bằng cách vậ dụng kiến thức lý thuyết vừa được học để làm cơ sở tư duy; cái đó nhà sư phạm và nhà nghiên cứu khác nhau đó bạn ạ.
 
Để lấy lại không khí vui vẻ và cũng như giải trí mấy ngày Tết, mời tất cả mọi người cùng thử sức với bài toán mới.

"Hãy sử dụng google/internet (hoặc tất cả khả năng khác) để cho biết gene quy định màu mắt và gene quy định màu tóc ở người có nằm trên cùng 1 NST hay không?".

.
Theo em đựoc biết thì gen quy định màu mắt nằm trên nst giới tính còn gen quy định màu tóc nằm trên nst thường. Vậy thì không thể nằm trên cùng 1 nst được:o
 
Để lấy lại không khí vui vẻ và cũng như giải trí mấy ngày Tết, mời tất cả mọi người cùng thử sức với bài toán mới.

"Hãy sử dụng google/internet (hoặc tất cả khả năng khác) để cho biết gene quy định màu mắt và gene quy định màu tóc ở người có nằm trên cùng 1 NST hay không?".

Have fun!

PS. Bạn nào ko thể trả lời được câu hỏi thì ấn vào nút Cám ơn (thanks) của post này trước khi chạy khỏi topic.

Câu hỏ này chúng tôi dạy học sinh lớp 9 rồi, nó chỉ thuần túy kiểm tra khả năng đọc hiểu chứ không được dùng để đánh giá khả năng tư duy đâu bạn. Chơi câu hỏi thông minh mới có nhiều cái để tranh luận và học được nhiêu.
 
Theo em đựoc biết thì gen quy định màu mắt nằm trên nst giới tính còn gen quy định màu tóc nằm trên nst thường. Vậy thì không thể nằm trên cùng 1 nst được:o
Nhắc đến màu tóc và màu mắt! Có mấy câu xin hỏi luôn:
- Có trường hợp nào mà người ta một lúc mang hai màu mắt "đen" và "nâu" không? nếu có thì đây có phải trường hợp phổ biến không? Cơ chế để xuất hiện 2 màu mắt trên cùng một cơ thể là gì?:???::???::???:(y)
- Có ai biết thứ tự trội lặn của các alen quy định màu tóc không? Chắc màu tóc phải do nhiều alen quy định vì có hơn hai màu tóc cơ mà?:???::???::???:(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top