Xác định gen nằm trên một Nst

In genetics, a centimorgan (abbreviated cM) or map unit (m.u.) is a unit of recombinant frequency for measuring genetic linkage. It is often used to imply distance along a chromosome. The number of base-pairs it corresponds to varies widely across the genome (different regions of a chromosome have different propensities towards crossover), and is about 1 million base pairs in humans[1] [2]. The centimorgan is equal to a 1% chance that a marker at one genetic locus on a chromosome will be separated from a marker at a second locus due to crossing over in a single generation. Plasmodium falciparum has an average recombination distance of ~15 kb per centimorgan : markers separated by 15 kb of DNA (15,000 nucleotides) have a 1% chance of being separated by crossing over in a single generation. Note that non-syntenic genes are inherently unlinked, and cM distances have no meaning between them.
(Trích wikipedia)
Dịch nôm na là:
Trong di truyền học, 1 centimorgan(cM) hay 1 đơn vị bản đồ di truyền (m.u.) là đơn vị của tần số tái tổ hợp trong xác định mức độ liên kết di truyền. Nó được dùng để biểu thị khoảng cách dọc chiều dài NST. Số cặp Bazơ-Nitric mà mỗi cM tương đương là không đồng đều qua hệ gen (tức là khả năng xảy ra trao đổi chéo trên các đoạn khác nhau của cùng 1 NST là khác nhau), ở người là vào khoảng 1 triệu cặp Bazơ. 1 centimorgan bằng với 1% khả năng mà 1 marker (chất đánh dấu) tại 1 locus gen tách biệt với 1 marker tại 1 locus thứ 2 trên cùng 1 NST thông qua hiện tượng trao đổi chéo trong quá trình phân chia tế bào. Trùng sốt rét Plasmodium falciparum có khoảng cách tái tổ hợp trung bình vào khoảng 15kb (kilobase) mỗi centimorgan: các marker có khoảng cách trên DNA là 15kb (15000 Nu) có 1% khả năng bị tách biệt do sự trao đổi chéo trong phân chia tế bào. Lưu ý rằng các gen không đồng tuyến (non-syntenic gene) vốn đã không liên kết, và khoảng cách cM chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng.
 
ừm cảm ơn mọi ng đã nhiệt tình giúp đỡ. Em có 1 câu hỏi nữa muốn đặt ra là
bằng nh phép lai nào để biết 2 gen liên kết với nhau????
 
50cM chính là cái mốc để biết 2 gene trên 1 NST có liên kết hay không đó.

Về mặt lý thuyết tần số hoán vị của hai gen trên cùng một NST là nhỏ hơn 50%. Tuy nhiên vẫn rất nhiều tác giả cho rằng hai gen trên cùng một nhiễm sắc thể vẫn có thể có tần số hoán vị đạt đến 50% nếu khoảng cách giữa chúng rất xa. Mình xin trích nguyên văn một đoạn trong trang 125 của sách: Genetics: Principles and analysis (Daniel L. Hartl, Elizabeth W. Jones, 1998)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
Even genes in the same chromosome can undergo independent assortment (frequency of recombination equal to 50 percent) if they are sufficiently far apart. This implies the following principle: "Genes with recombination frequencies smaller than 50 percent are present in the same chromosome (linked). Two genes that undergo independent assortment, indicated by a recombination frequency equal to 50 percent, either are in nonhomologous chromosomes or are located far apart in a single chromosome".
Chính vì vậy mà mình thấy câu hỏi đầu topic này là rất có lý, tiếc rằng mình không giải quyết được. Mình thấy Hưng đọc rất nhiều sách vậy chịu khó tìm hiểu kỹ hơn nữa cho mọi người nhờ với.
 
Về mặt lý thuyết tần số hoán vị của hai gen trên cùng một NST là nhỏ hơn 50%. Tuy nhiên vẫn rất nhiều tác giả cho rằng hai gen trên cùng một nhiễm sắc thể vẫn có thể có tần số hoán vị đạt đến 50% nếu khoảng cách giữa chúng rất xa. Mình xin trích nguyên văn một đoạn trong trang 125 của sách: Genetics: Principles and analysis (Daniel L. Hartl, Elizabeth W. Jones, 1998)<o:p></o:p>
Even genes in the same chromosome can undergo independent assortment (frequency of recombination equal to 50 percent) if they are sufficiently far apart. This implies the following principle: "Genes with recombination frequencies smaller than 50 percent are present in the same chromosome (linked). Two genes that undergo independent assortment, indicated by a recombination frequency equal to 50 percent, either are in nonhomologous chromosomes or are located far apart in a single chromosome".
Chính vì vậy mà mình thấy câu hỏi đầu topic này là rất có lý, tiếc rằng mình không giải quyết được. Mình thấy Hưng đọc rất nhiều sách vậy chịu khó tìm hiểu kỹ hơn nữa cho mọi người nhờ với.

1. Thật ra mình không có biết về mấy cái này, hồi phổ thông có học hành gì đâu. Thấy mọi người sôi nổi quá với lại đang rỗi nên đi tìm sách đọc và giải đáp thôi.

2. Về con số 50% thì vấn đề chỉ nằm ở khi bằng 50% sẽ thế nào. Chưa thấy nơi nào viết = 50% thì 2 gene liên kết cả nhưng 1 số sách viết = 50% thì 2 gene không liên kết.

3. Trong phần Thi trích dẫn nên đọc lại cẩn thận. Phân tích nhé

Even genes in the same chromosome can undergo independent assortment (frequency of recombination equal to 50 percent) if they are sufficiently far apart.

Ở đây theo tác giả khi = 50% =
independent assortment = genes in the same chromosome sufficiently far apart

Lại phải đi mò lại sách thì trong cuốn:
"The Gist of Genetics", Rowland H. Davis, Stephen G. Weller, Jones & Bartlett Publishers, 1998. Trang 31 họ viết:

Independent assortment is simultaneous segretion of alleles of two or more unlinked genes.

Như vậy có nên hiểu: "50% thì = independent assortment = far apart = unlinked genes" không?

Nếu thấy đúng thì câu sau dễ rồi "
Two genes that undergo independent assortment, indicated by a recombination frequency equal to 50 percent, either are in nonhomologous chromosomes or are located far apart in a single chromosome"

Tức là equal to 50% thì là unlinked genes. Vì vậy việc đổi câu hỏi như mình làm là đúng. Chờ các bạn tìm cách trả lời thôi.

@winny: không có phép lai nào cho phép biết 1 gene liên kết với nhau cả:eek:
 
Như vậy có nên hiểu: "50% thì = independent assortment = far apart = unlinked genes" không?
Chắc tùy tác giả mà quan niệm khác nhau, nhưng em nghĩ quan niệm thế này sẽ đúng với bản chất của từ "link" và "unlink" hơn.
Nếu quan niệm như trên thì 1 là đổi lại câu hỏi, 2 là thêm giả thiết mới trả lời được.
 
Các anh chị làm cho vấn đề sinh học phổ thông rắc rối quá đi. Sự thật nó chỉ đơn giản thế này thôi nhé: Câu hỏi là làm thế nào để chứng minh rằng 2 gen nằm trên 1 NST khi chúng cách xa nhau 50cM. Như bạn nào đó ở trên đã nói là khoảng cách giữa 2 gen trên 1 NSt có thể rất dài hơn so với con số 50cM vì một NST có thể mang hàng triệu gen chứ đâu phải 2 gen. Vấn đề ở câu hỏi này là nếu 2 gen đó cách nhau 50cM thì về lí thuyết tần số HVG giữa chúng sẽ là 50% nhưng một kiến thức lí thuyết được dạy trong các sách về di truyền và ngay cả sách phổ thông là khi các gen thuộc cùng 1 NSt thì chúng có xu hướng di truyền cùng nhau về 1 giao tử khi tế bào sinh dục tham gia giảm phân, cho nên về lý thuyêt có tần số HVG = 50% (điều này thể hiện trong công thức tính tần số hoán vị gen) nhưng trong các phép lai thực tiễn không ai gặp 50% hoán vị gen ở tẩt cả mọi cặp gen cho dù chúng có cách xa nhau đến hàng vạn cM trên 1 NST. Cách giải quyết câu hỏi này là dùng phép lai phân tích, nếu 2 gen đó mà nắm trên cùng 1 NST thì tỉ lệ các loại giao tử sinh ra sẽ không bao giờ bằng nhau và các giao tử liên kết luôn chiểm tỉ lệ cao hơn còn trong trường hợp 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau thì theo qui luật phân li độc lập Menden thì tỉ lệ các giao tử khác nhaulà bằng nhau. Từ tỉ lệ giao tử ta suy ra phân bố tỉ lệ kiểu hình. Cách giải quyết đơn giản vậy thôi, đây là lời giải đã được em tham khảo 1 trong số 5 thầy viết sách sinh học lớp 12 qua đợt tập huấn giáo viên mùa hè vừa rồi đó. Nếu câu hỏi là: làm thế nào để chứng minh 2 gen thuộc cùng 1 NST khi tần số hoán vị gen bằng 50% thì không có ai trả lời được và cúng chẳng có ai hâm đi hỏi câu phi thực tiễn đó cả.
Kính mong các anh chị và các bạn đọc SGK trước khi đọc sách ở cấp cao hơn.
 
Xem ra rắc rối nhỉ. Nói chung kiến thức chỉ nên phân biệt đúng sai chứ không nên phân ra là kiến thức phổ thông hay đại học. Hôm nay bỗng dưng được 1 em học sinh xinh đẹp hỏi về cái vụ này mình bối rối quá. Đơn vị cM này người ta phát minh ra trong khi làm thực nghiệm. Giờ lại nói là chỉ xét trên lý thuyết thì lại càng bối rối. Làm ơn nhớ hộ một điều, học sinh học đa phần là học thuộc, nhưng đây là bộ môn thực nghiệm, không nên suy luận trên lý thuyết.

Về cái vụ cM này dám chắc chẳng mấy người hiểu rõ nó. Nhân tiện hôm nay nghỉ ở nhà không đi nhậu lục lọi tài liệu, hic nhưng toàn bằng tiếng Anh, có ai chịu khó tóm gọn lại rồi dịch ra tiếng Việt hộ với. Xin đấy.

1. Làm thế nào để xác định hai gene có liên kết hay không. Mời đọc ở đây
http://www.madsci.org/posts/archives/2000-01/948229727.Ge.r.html

Lịch sử của đơn vị cM:
While working as an undergraduate student in Thomas Morgan's lab, Alfred Sturtevant realized that the linkages his boss had been cataloguing could be rearranged to form a "linkage map" giving the positions of the genes along a chromosome. To make the map, Sturtevant defined the distance between two genes that would recombine once in every hundred matings (i.e. a 1% recombination frequency) as a centiMorgan (cM), now more commonly referred to as a genetic map unit (m.u.).

Ý nghĩa thực sự của cM:
So here's how it works. Say we have three traits that are linked, and after several hundred matings (this doesn't work well for large mammals) we determine that: in 2% of the matings, A separated from B; in 1% of the matings, A separated from C; and in 3% of the matings, B separated from C. From these we can convert to map units and say that A - B is 2cM, A - C is 1cM, and B - C is 3cM, or:

---C----(1cM)----A---------(2cM)----------B---
along the chromosome.


2. Đơn vị cM có tuyến tính không, nói cách khác C cách A 1cM, A cách B 2cM vậy C có cách B 3 cM không. Không tuyệt đối đúng. Lý do mời đọc ở đây
http://www.ucl.ac.uk/~ucbhjow/b241/answers.html


These are the data from an experiment by Sturtevant (Morgan's graduate student).
<center><table border="1" cellspacing="1"> <tbody><tr><td valign="middle">
gene 1​
</td> <td valign="middle">
gene 2​
</td> <td valign="middle">
recombination frequency​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
yellow (y)
</td> <td valign="middle">
white (w)​
</td> <td valign="middle">
0.010​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
yellow​
</td> <td valign="middle">
vermilion (v)​
</td> <td valign="middle">
0.322​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
white​
</td> <td valign="middle">
vermilion​
</td> <td valign="middle">
0.297​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
vermilion​
</td> <td valign="middle">
miniature (m)​
</td> <td valign="middle">
0.030​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
white​
</td> <td valign="middle">
miniature​
</td> <td valign="middle">
0.337​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
white​
</td> <td valign="middle">
rudimentary (r)​
</td> <td valign="middle">
0.452​
</td> </tr> <tr><td valign="middle">
vermilion​
</td> <td valign="middle">
rudimentary​
</td> <td valign="middle">
0.269​
</td> </tr> </tbody></table> </center>
dros_x.gif

The distances are given in cM from the furthest left gene, yellow, by adding together consecutive intervals. Note that the interval between widely spaced markers (e.g. w to r, 45.2cM) is less than the sum of the intervals within it (56.6cM). This is because in cross involving widely spaced genes there is opportunity for double recombination - which puts the genes back into the parental combination and thus reduces the apparent recombination frequency. This also has the effect that some distances (for instance from y to r), by being the sum of several smaller intervals, amount to greater than 50cM on the map even though when we measure any distance in a cross it cannot exceed 50cM.

3. Vì sao có những trường hợp lớn hơn 50 cM
Mời đón đọc tại đây
http://ocw.mit.edu/NR/rdonlyres/Bio...4D-8F6A-4BF9-8CD2-0233410C444B/0/lecture6.pdf

If the measured distance in a cross is statistically indistinguishable from 50 cM then we say that the genes are unlinked. But this doesn’t mean that distances greater than 50 cM can not be obtained. By adding intervals, longer distances that are meaningful can be obtained. For example, if all the intervals between linked genes in the human genome are added together the total length of the genome (in males) is 2,500 cM.

Xin hết.
 
Đón đọc topic từ đầu tới giờ, vẫn chưa thấy thỏa mãn được câu trả lời nào. Theo em, vấn đề là ở chỗ, nếu chỉ xét 1 tế bào, trong tế bào đó có gene cùng nằm trên 1 NST có khoảng cách là 50cM, tức là tần số hoán vị = 50%, thí dụ KG AB//ab sẽ cho 4 loại giao tử AB = ab = Ab = aB = 25%, khi lai phân tích sẽ cho tỷ lệ KH là 1:1:1:1. Đồng thời nếu nó là phân ly độc lập thì lai phân tích tỷ lệ KH vẫn là 1:1:1:1. Vậy cùng tỷ lệ KH, cùng tỷ lệ giao tử, làm sao biết nó là liên kết hay phân ly??? Theo em thì cấn phải xét thêm 1 gene nữa nằm giữa A và B, ta xét ts hoán vị giữa A và B, ts hoán vị giữa B và C, nếu 2 ts đó cộng lại đúng bằng 50% thì ta có thể kết luận được A và B là liên kết.
 
Xem ra rắc rối nhỉ. Nói chung kiến thức chỉ nên phân biệt đúng sai chứ không nên phân ra là kiến thức phổ thông hay đại học. Hôm nay bỗng dưng được 1 em học sinh xinh đẹp hỏi về cái vụ này mình bối rối quá. Đơn vị cM này người ta phát minh ra trong khi làm thực nghiệm. Giờ lại nói là chỉ xét trên lý thuyết thì lại càng bối rối. Làm ơn nhớ hộ một điều, học sinh học đa phần là học thuộc, nhưng đây là bộ môn thực nghiệm, không nên suy luận trên lý thuyết.

Về cái vụ cM này dám chắc chẳng mấy người hiểu rõ nó. Nhân tiện hôm nay nghỉ ở nhà không đi nhậu lục lọi tài liệu, hic nhưng toàn bằng tiếng Anh, có ai chịu khó tóm gọn lại rồi dịch ra tiếng Việt hộ với. Xin đấy.

1. Làm thế nào để xác định hai gene có liên kết hay không. Mời đọc ở đây
http://www.madsci.org/posts/archives/2000-01/948229727.Ge.r.html

Lịch sử của đơn vị cM:
While working as an undergraduate student in Thomas Morgan's lab, Alfred Sturtevant realized that the linkages his boss had been cataloguing could be rearranged to form a "linkage map" giving the positions of the genes along a chromosome. To make the map, Sturtevant defined the distance between two genes that would recombine once in every hundred matings (i.e. a 1% recombination frequency) as a centiMorgan (cM), now more commonly referred to as a genetic map unit (m.u.).

Ý nghĩa thực sự của cM:
So here's how it works. Say we have three traits that are linked, and after several hundred matings (this doesn't work well for large mammals) we determine that: in 2% of the matings, A separated from B; in 1% of the matings, A separated from C; and in 3% of the matings, B separated from C. From these we can convert to map units and say that A - B is 2cM, A - C is 1cM, and B - C is 3cM, or:

---C----(1cM)----A---------(2cM)----------B---
along the chromosome.


2. Đơn vị cM có tuyến tính không, nói cách khác C cách A 1cM, A cách B 2cM vậy C có cách B 3 cM không. Không tuyệt đối đúng. Lý do mời đọc ở đây
http://www.ucl.ac.uk/~ucbhjow/b241/answers.html


These are the data from an experiment by Sturtevant (Morgan's graduate student).

<CENTER><TABLE cellSpacing=1 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=center>
gene 1​


</TD><TD vAlign=center>
gene 2​


</TD><TD vAlign=center>
recombination frequency​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
yellow (y)


</TD><TD vAlign=center>
white (w)​


</TD><TD vAlign=center>
0.010​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
yellow​


</TD><TD vAlign=center>
vermilion (v)​


</TD><TD vAlign=center>
0.322​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
white​


</TD><TD vAlign=center>
vermilion​


</TD><TD vAlign=center>
0.297​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
vermilion​


</TD><TD vAlign=center>
miniature (m)​


</TD><TD vAlign=center>
0.030​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
white​


</TD><TD vAlign=center>
miniature​


</TD><TD vAlign=center>
0.337​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
white​


</TD><TD vAlign=center>
rudimentary (r)​


</TD><TD vAlign=center>
0.452​


</TD></TR><TR><TD vAlign=center>
vermilion​


</TD><TD vAlign=center>
rudimentary​


</TD><TD vAlign=center>
0.269​


</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
dros_x.gif

The distances are given in cM from the furthest left gene, yellow, by adding together consecutive intervals. Note that the interval between widely spaced markers (e.g. w to r, 45.2cM) is less than the sum of the intervals within it (56.6cM). This is because in cross involving widely spaced genes there is opportunity for double recombination - which puts the genes back into the parental combination and thus reduces the apparent recombination frequency. This also has the effect that some distances (for instance from y to r), by being the sum of several smaller intervals, amount to greater than 50cM on the map even though when we measure any distance in a cross it cannot exceed 50cM.

3. Vì sao có những trường hợp lớn hơn 50 cM
Mời đón đọc tại đây
http://ocw.mit.edu/NR/rdonlyres/Bio...4D-8F6A-4BF9-8CD2-0233410C444B/0/lecture6.pdf

If the measured distance in a cross is statistically indistinguishable from 50 cM then we say that the genes are unlinked. But this doesn’t mean that distances greater than 50 cM can not be obtained. By adding intervals, longer distances that are meaningful can be obtained. For example, if all the intervals between linked genes in the human genome are added together the total length of the genome (in males) is 2,500 cM.

Xin hết.

Ô hô ô hô cái ông anh này hay thiệt đó, không biết gì về sinh học phổ thông thì ngậm miệng dựa cột mà nghe người ta giảng cho mà học, sao cứ tỏ vẻ biết hết thế? Từ cấp 2 bọn em đã dạy cho học sinh biết rằng sinh học là khoa học thực nghiệm, nhưng mọi thực nghiệm đều dựa trên các mô hình lý thuyết. Nghe anh nói em đoán anh chưa hiểu cái chữ lý thuyết ở đây, đề nghị anh thi lại bằng cấp 3. Còn cái lịch sử Morgan với liên kết và hoán vị gen bọn em dạy học sinh cấp 3 rồi, có gì là to tát đâu. Morgan nhận Nobel vì phát hiện ra gen trên NST anh đã đọc chưa ạ mà to mồm chỉ bảo người khác ạ? Mong anh ra các topic vui đùa để các emhocj sinh học tập cái chuẩn, cái chính xác cho em nhờ ạ.
 
Quay lại câu hỏi ban đầu là xem 2 gene có nằm trên cùng một NST hay không. Nếu lai phân tích cho ra bốn kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1, và biết là 2 gene cùng nằm trên 1 NST (tức biết chắc là có hiện tượng hoán vị) thì vẫn không biết được allele nào nằm với allele nào.
Ab/aB x ab/ab và AB/ab x ab/ab.
Câu hỏi đặt ra là với tần số hoán vị 50% có biết các gene cùng nằm trên một NST không?
Trả lời là bằng phép lai thì không thể.
Tái bút: Nguyễn Phương Hoa (hay Hòa) gì đấy là em gái Nguyễn Xuân Hưng. Đúng là anh em một nhà có khác :dance:
 
Xin lỗi các em học sinh phổ thông có đôi lời. E hèm, trước hết vừa nhận ý kiến góp ý nên xin tuyên bố hôm nay tôi chưa đi nhậu, không say, viết ra không với mục đích giã rượu e hèm.

Ô hô ô hô cái ông anh này hay thiệt đó, không biết gì về sinh học phổ thông thì ngậm miệng dựa cột mà nghe người ta giảng cho mà học, sao cứ tỏ vẻ biết hết thế?

Đoạn nào tôi tỏ vẻ biết hết vậy, chỗ tôi không biết thì tôi nói là không biết, có cần dẫn chứng không? Đồng bào Nhật tức khí xông ra ghê gớm quá:mrgreen:. Với lại chưa thấy ai đứng ra giảng nên mới phải ti toe nhảy vào à. Bạn giảng giúp để tôi dựa cột nghe được không?

Từ cấp 2 bọn em đã dạy cho học sinh biết rằng sinh học là khoa học thực nghiệm, nhưng mọi thực nghiệm đều dựa trên các mô hình lý thuyết.

Có cần tôi kể cho nghe rất nhiều khám phá đột biến chẳng dựa gì trên mô hình lý thuyết mà là trong thực nghiệm đột nhiên xảy ra nên mới tìm lý thuyết cho nó không? Dùng từ mọi ở đây là sai rồi. Tỉnh táo lại chút đi.

Tiện xem lại cũng xin lỗi các bạn luôn, ý tôi là "không nên chỉ suy luận dựa trên lý thuyết". Chắc tại say quá nên chữ chỉ nó bốc hơi mất tiêu làm bạn Hoa nóng này. Một số nhóm đăng nature vì tình cờ sinh viên của họ làm ngược lại lời thày dạy (thày bảo theo lý thuyết không thể thế được, không phải mất công làm thực nghiệm theo hướng đó) và khám phá ra điều mới.


Nghe anh nói em đoán anh chưa hiểu cái chữ lý thuyết ở đây, đề nghị anh thi lại bằng cấp 3.

Hihi dại gì, thi lại có mà trượt à.

Còn cái lịch sử Morgan với liên kết và hoán vị gen bọn em dạy học sinh cấp 3 rồi, có gì là to tát đâu. Morgan nhận Nobel vì phát hiện ra gen trên NST anh đã đọc chưa ạ mà to mồm chỉ bảo người khác ạ?

Ơ hay bạn có đi nhậu không, tui có nói mấy cái trên to tát lúc nào? Có lẽ cũng chỉ có bạn nghĩ là mình đang nhận sự chỉ bảo của tôi nên viết vậy chứ tôi không nghĩ có ai khác nghĩ thế.

Mà tôi viết ra và bạn đọc chứ không phải tôi đọc cho bạn chép nên từ "to mồm" ở đây dùng sai rồi.

Mong anh ra các topic vui đùa để các emhocj sinh học tập cái chuẩn, cái chính xác cho em nhờ ạ.

Vậy những cái tôi trích dẫn là không chuẩn, không chính xác à? Sai chỗ nào thì kính mong bạn chỉ ra giúp chứ đừng nói chung chung vậy. Hơn nữa bạn không phải học sinh nên không có tư cách nói tôi ra chỗ khác. Chứ các em học sinh đuổi là tôi xê ra ngay.

Thôi không lạc đề nữa, vào chuyện chính nhé. Tôi thì không biết gì về mấy cái phép lai, có bác Lương nói không thể dùng phép lai để trả lời câu hỏi. Bạn nói giải bài này dùng phép lai phân tích. Mong bạn giảng cụ thể hơn nữa để tôi có dịp dựa cột mà nghe.

Thân ái,
 
Có cần tôi kể cho nghe rất nhiều khám phá đột biến chẳng dựa gì trên mô hình lý thuyết mà là trong thực nghiệm đột nhiên xảy ra nên mới tìm lý thuyết cho nó không? Dùng từ mọi ở đây là sai rồi.

Đâu phải Sinh học cái nào cũng hypothesis based đâu bạn. Mendel và Morgan hình như đều làm thí nghiệm kiểu discovery-based đấy chứ. Vả lại bây giờ với công cụ máy tính và các thiết bị high throughput, chả cần phải có giả thuyết gì cũng tìm ra khối cái mới. Ví dụ đem hai thằng genome của vài con vi khuẩn ra align với nhau có khi cũng lòi được vài công trình khoa học ấy chứ.

Một điều thú vị là, nếu bạn bảo thằng Tây nó khẳng định bất kỳ một vấn đề nào, dù có khi từ sách giáo khoa lớp 1, bọn Tây sẽ trả lời là "not quite sure". Thực tế là chúng ta biết ít hơn ta tưởng. Có điều văn hóa Khổng Lão nó thích kiểu "đinh đóng cột" nên anh em nhà mình hơi bị nhiễm cái này rồi. Để khi nào ra mắt bạn đọc bản dịch "A history of nearly everything" thì bạn sẽ biết ta biết đến bao nhiêu ở mọi lĩnh vực, mọi ngành.:socool:
 
topic hot quá :D
bài này thầy có giải cho bọn em rùi,phải thông qua 1 gene thứ 3 nằm giữa 2 gene đó thì ta mới nói chắc chắn là 2 gene đó cách nhau bao nhiêu cM
 
Ô hô ô hô cái ông anh này hay thiệt đó, không biết gì về sinh học phổ thông thì ngậm miệng dựa cột mà nghe người ta giảng cho mà học, sao cứ tỏ vẻ biết hết thế? Từ cấp 2 bọn em đã dạy cho học sinh biết rằng sinh học là khoa học thực nghiệm, nhưng mọi thực nghiệm đều dựa trên các mô hình lý thuyết. Nghe anh nói em đoán anh chưa hiểu cái chữ lý thuyết ở đây, đề nghị anh thi lại bằng cấp 3. Còn cái lịch sử Morgan với liên kết và hoán vị gen bọn em dạy học sinh cấp 3 rồi, có gì là to tát đâu. Morgan nhận Nobel vì phát hiện ra gen trên NST anh đã đọc chưa ạ mà to mồm chỉ bảo người khác ạ? Mong anh ra các topic vui đùa để các emhocj sinh học tập cái chuẩn, cái chính xác cho em nhờ ạ.
Trong topic có thể thảo luận các vấn đề liên quan mà chị (hay anh nhỉ). Em thấy dù không trả lời trực tiếp cho câu hỏi nhưng trong đó cũng có nhiều kiến thức đáng để học mà :mrgreen:
 
Vậy cùng tỷ lệ KH, cùng tỷ lệ giao tử, làm sao biết nó là liên kết hay phân ly??? Theo em thì cấn phải xét thêm 1 gene nữa nằm giữa A và B, ta xét ts hoán vị giữa A và B, ts hoán vị giữa B và C, nếu 2 ts đó cộng lại đúng bằng 50% thì ta có thể kết luận được A và B là liên kết.

Bạn phải xét cả tần số giữa A và B; tần số giữa B và C; tần số giữa A và C mới đủ kết luận. Nếu bạn chỉ xét tần số giữa A và B; giữa B và C, tổng là 50 thì sẽ có 2 trường hợp. (chỉ là ví dụ ts giưa AB là 20 cộng với ts giữa BC là 30 là 50)


A--------------------B------------------------------C<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
20 m.u 30 m.u<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Hoặc<o:p></o:p>

30 m.u<o:p></o:p>
B--------------------A----------C<o:p></o:p>
20 m.u<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
Ối jời ơi là jời các bác đang làm gì với câu hỏi sinh học phổ thông nhà cháu thế ạ? Các bác làm ơn nhớ hộ cho nhà cháu là câu hỏi này được sách giáo khoa đặt ra cho mọi học sinh lớp 12 trên toàn kuốc Việt Nam trả lời ạ, chứ không cho học sinh giỏi, sinh viên, hay các giảng viên đại học đâu ạ. Vậy thì cách trả lời của người viết sách là hay nhất fải không các bác. Có một bác hỏi là vâng thì dùng lai phân tích có thể chứng minh 2 gen này nằm trên 1 NST nhưng không chỉ ra allele nào đang ngủ cùng allele nào, kính thưa bác là bác đã lạc đề câu hỏi không hỏi cái đó ạ, bác làm ơn đọc lại đề bài cho nhà cháu nhờ vả tí ạ; còn câu hỏi thứ hai của nhà bác mới ngớ ngẩn làm sao chứ, trên thực tế không có tần số hoán vị gen bằng 50% thế mà bác bắt học sinh nhà cháu đi chứng minh cái phi thực tế đó thì nhà cháu đảm bảo bác sẽ bị học sinh cho vêu đầu lắm đó bác ơi.
Rồi có bác vĩ bản đồ di truyền 3 gen, bộ bác tưởng giáo viên phổ thông nhà cháu không học đến cái đó hả? chúng cháu dạy học sinh giỏi cái đó như lòng bàn tay, nhưng đây là câu hỏi cho mọi đối tượng học sinh, bác đùng đe doạ các em học sinh nhà chúng chau ạ.
Còn cái bác gì đó bảo là không nên suy luận sinh học dựa trên lí thuyết, chứng tỏ bác chẳng biết gì về sinh học cả, một lần nữa mời bác ra khỏi mục sinh học phổ thông kẻo làm cho các em học sinh nhà chúng cháu bị ô nhiễm ạ. kính mong bác làm ơn làm phúc, tết nhất đến nơi rồi ạ.
Thế thôi, tết nhất nhiều việc quá, chồng con rồi học sinh đến thăm tết mà chưa có hạt bí cho chúng cắn thì ngại, tạm thời chào các bác ạ.
 
Nếu câu hỏi là: làm thế nào để chứng minh 2 gen thuộc cùng 1 NST khi tần số hoán vị gen bằng 50% thì không có ai trả lời được và cúng chẳng có ai hâm đi hỏi câu phi thực tiễn đó cả.
Kính mong các anh chị và các bạn đọc SGK trước khi đọc sách ở cấp cao hơn.
Thưa cô, em cũng là học sinh phổ thông chứ không phải sinh viên hay nghiên cứu sinh gì cả. Nếu như cô nói câu hỏi đó là "phi thực tiễn" thì tại sao nó lại được đặt trong Sách giáo khoa Sinh học 12 Bộ cơ bản, phần câu hỏi và bài tập cuối bài trong bài 11: "Liên kết gen và hoán vị gen", lại còn có dấu sao nữa chứ (câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi). Sách giáo khoa là Pháp lệnh, vậy chẳng lẽ đưa cho người "bị hâm" viết, như cô nói sao?
 
Thưa cô, em cũng là học sinh phổ thông chứ không phải sinh viên hay nghiên cứu sinh gì cả. Nếu như cô nói câu hỏi đó là "phi thực tiễn" thì tại sao nó lại được đặt trong Sách giáo khoa Sinh học 12 Bộ cơ bản, phần câu hỏi và bài tập cuối bài trong bài 11: "Liên kết gen và hoán vị gen", lại còn có dấu sao nữa chứ (câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi). Sách giáo khoa là Pháp lệnh, vậy chẳng lẽ đưa cho người "bị hâm" viết, như cô nói sao?
Moi em doc lai 50cM hay 50% ? Do la 2 cai khac nhau lam day nhe
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top