Thế hệ Google không cần học thuộc lòng

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
Hehe mấy đứa lười học như mình đọc cái này thấy sướng ghê:cuchuoi::cuchuoi::cuchuoi:





Thế hệ Google không cần học thuộc lòng
Với sự phổ biến của công cụ tìm kiếm online cũng như việc người dùng luôn mang bên mình các thiết bị hỗ trợ truy cập web di động như laptop, iPhone, BlackBerry..., việc ghi nhớ số liệu lịch sử, địa lý là điều không còn cần thiết.
Theo Don Tapscott, tác giả cuốn sách bán chạy Wikinomics, chỉ bằng vài lần click chuột qua Google, Yahoo, Wikipedia và các thư viện trực tuyến khác, người sử dụng có thể tìm được nội dung mình cần bởi hầu hết các thông tin đang dần được "số hóa".
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
K1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image" align="right">Ảnh: Corbis.</td></tr></tbody></table> Phương pháp giáo dục hiệu quả là thầy cô cần hướng dẫn học trò tư duy sáng tạo, sao cho chúng có thể diễn giải, chuyển hóa và ứng dụng được các kiến thức chúng thu thập trên mạng. "Giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm tới Internet để giải đáp thắc mắc thay vì nhờ thầy cô, bố mẹ như trước", Tapscott phân tích. "Chúng vẫn nên học lịch sử để hiểu thế giới đã và đang biến chuyển như thế nào, nhưng không nhất thiết phải ghi nhớ chi tiết từng ngày tháng".
Tapscott khẳng định ông không hề phản đối việc học hỏi, mà chỉ cho rằng thế hệ mới (net gen) cần học cách lĩnh hội kiến thức theo cách mới, nhất là trong một thế giới liên tục thay đổi và thông tin được xử lý bằng tốc độ ánh sáng.
Ngoài ra, cách xử lý công việc của giới trẻ cũng khác cha ông, tức họ có thể thực hiện đa nhiệm (multitask) trên nhiều thiết bị như chat với vài người cùng lúc, trong khi vẫn đọc báo, nghe nhạc MP3...
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vốn kiến thức và kinh nghiệm của học sinh ngày nay chưa đủ để chúng tổng quát các dữ liệu sẵn có và biến thành "tri thức của mình". Nhưng một số trường học cũng bắt đầu triển khai phương pháp giáo dục độc lập hơn như cho phép học sinh được tự chọn tham gia các hoạt động và tập trung vào những môn chúng thích nhất.
Lê Nguyên (theo Telegraph)​
 
Nhưng Việt Nam mình vấn đề lí thuyết vẫn còn rất nặng anh ah.
Mấy hôm nay trường em các thầy cô giáo làm giáo án điện tử để hội giảng=>>Thế mới thấy học sinh nước ngoài sường như thế nào. Chính chúng em cũng rất muốn sáng tạo trong cách học và tiếp thu bài của mình nhưng thật khó khi mà lí thuyế còn quá nặng và vấn đề điểm giả vẫn đè nặng lên chúng em. Mong lắm nhưng có lẽ là phải vài thế hệ nữa anh ah.
Rồi còn vấn đề học thêm nữa chứ. Cứ cả ngày ở trường thì...tha hồ mà sáng tạo. Bản thân em ghét học thêm kinh khủng nhưng em cũng đã mài đũng quần ở các lớp học thêm đến hơn 1 năm. Và bây giờ thì em đã nghỉ tất cả các buổi học thêm mà ở nhà tự học.Và em tin là em vẫn sẽ đổ trường ĐH em thik. Như vậy có phải là tự lập trong cách học?:cuchuoi::cuchuoi::cuchuoi:
 
Hôh0, quả này cứ laptíp mà diệt:dance:
Nói thế thôi, lắm lúc học sinh sáng tạo hơn " teacher" họ lại cho một bài, ăn quả trứng tròn vo cho mà coi. Bảo là cãi cố, lắm chuyện........
Lưu ý rằng không phải nói tất cả ( tui mà không nói điều này á, cả diễn đàn lao vào cho no đòn, nhất là............:banbo::ah:)----:tutu:
 
KeKe, tự học được là tuyệt vời. Khi mình dạy học thì tất cả mọi trường hợp thì học sinh hay học viên đều được mở sách vở thoải mái.
 
KeKe, tự học được là tuyệt vời. Khi mình dạy học thì tất cả mọi trường hợp thì học sinh hay học viên đều được mở sách vở thoải mái.
Nói vậy thì viet23ht là giáo viên chính gốc rùi!
nói vậy thôi nhưng rõ ràng nếu tự học đc là một điều quá tốt, mình có thể chủ động trong mọi việc và bộ não có thể họat động hết công suất.
Bọn em cũng 1 lần viết chuyên đề và đc mở sách thoải mái nhưng như thế còn khủng khiếp hơn:D
 
dưng là kỉ nghuyeen số hóa thì cái gì cũng nhanh hơn và tiẹn hơn. nhưng mình cảm giác nếu cái gì cũng lợi dụng cái may tính thì ko hay cho lắm làm như thế thì đầu óc con người sẽ ko còn tính nhạy bén nữa.
các bạn chắc đã học về thuyết tiến hóa, mọi loài sinh vật đều thích nghi theo hướng thích nghi với ngoại cảnh nếu như con ngừoi cứ mãi dựa vào cái máy tính thì rùi sẽ có ngày con người bị đào thải :ah:
 
Nhưng Việt Nam mình vấn đề lí thuyết vẫn còn rất nặng anh ah.
Mấy hôm nay trường em các thầy cô giáo làm giáo án điện tử để hội giảng=>>Thế mới thấy học sinh nước ngoài sường như thế nào. Chính chúng em cũng rất muốn sáng tạo trong cách học và tiếp thu bài của mình nhưng thật khó khi mà lí thuyế còn quá nặng và vấn đề điểm giả vẫn đè nặng lên chúng em. Mong lắm nhưng có lẽ là phải vài thế hệ nữa anh ah.
Rồi còn vấn đề học thêm nữa chứ. Cứ cả ngày ở trường thì...tha hồ mà sáng tạo. Bản thân em ghét học thêm kinh khủng nhưng em cũng đã mài đũng quần ở các lớp học thêm đến hơn 1 năm. Và bây giờ thì em đã nghỉ tất cả các buổi học thêm mà ở nhà tự học.Và em tin là em vẫn sẽ đổ trường ĐH em thik. Như vậy có phải là tự lập trong cách học?:cuchuoi::cuchuoi::cuchuoi:
ko nên quá đề cao sáng tạo
ở trong xã hội chỉ cần vài người sáng tạo cho tốt còn những người còn lại làm theo cho tốt, cho đúng là dc rồi. Ai cũng đua nhau sáng tạo thì sẽ ko tôn trọng kq sáng tạ của người khác.
Thực ra sự sáng tạo bạn nói chỉ là sự dân chủ trogn cách tư duy thôi, Mỗi người có 1 cách tư duy riêng, nhà trường và thầy cô ko nên bắt hs tư duy theo 1 kiểu nhất định. nếu thầy có quan điểm dân chủ trong tư duy thì sẽ ko bắt hs học thêm mà để cho hs tự nguyện học thêm theo nhu cầu
 
dạ vâng và em hiểu quá rõ cái kiểu học thêm tự nguyện ấy. Thời đại này là nhà nhà học thêm,người người học thêm hay sao ấy.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top